Tin Thế Giới
Trung Cộng Tập Trận Chung Quanh Đài Loan
Tin từ thông tấn nhà nước cho biết, Trung Cộng đã cho diễn ra cuộc tập trận trên biển và trên không xung quanh đảo quốc Đài Loan. Quân đội Trung Cộng đã tiến hành “tuần tra sẵn sàng chiến đấu” trên vùng biển và vùng trời xung quanh hòn đảo Đài Loan, mà Trung Cộng thường xuyên tuyên bố là lãnh thổ của mình.

Trong một tuyên bố, Bộ Chỉ Huy Nhà Hát Phía Đông Của Quân Đội Trung Cộng cho biết các cuộc tập trận đã diễn ra trong những ngày gần đây và là “một hành động cần thiết” chống lại cái gọi là “sự thông đồng giữa Mỹ và Đài Loan”.
Tuyên bố nói rằng, “Gần đây, Hoa Kỳ thường xuyên có những hành động về vấn đề Đài Loan, nói một đằng làm một nẻo, xúi giục Đài Loan đòi tự trị. Điều này sẽ đẩy Đài Loan vào tình thế nguy hiểm”.
Đài Loan đã báo cáo cuộc tấn công lớn nhất của máy bay Trung Cộng bay vào Vùng Nhận Dạng Phòng Không (ADIZ) của Đài Loan kể từ tháng Giêng, với 30 máy bay, hầu hết là máy bay chiến đấu, đi vào phía tây nam của ADIZ. Sự việc diễn ra khi bà Tammy Duckworth, một Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, đang viếng thăm đảo quốc này.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, ông Zhao Lijian phát biểu trong bưởi họp báo, nói rằng, Bắc Kinh đã “lời phát biểu long trọng” với Hoa Kỳ về chuyến thăm của bà, nói rằng, “Chúng tôi kêu gọi các chính trị gia Hoa Kỳ hãy nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc và ngay lập tức ngừng trao đổi chính thức với Đài Loan dưới mọi hình thức và không gửi bất cứ một tín hiệu nào nói chuyện thúc giục ‘Đài Loan độc lập’. Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”.
Phát ngôn viên của Văn Phòng Các Vấn Đề Đài Loan thuộc Quốc Vụ Viện, một cơ quan của Bắc Kinh, bà Zhu Fenglian cũng cảnh báo trong một cuộc họp báo rằng, việc Mỹ “dung túng cho các hoạt động ly khai của Đài Loan, là “rất nguy hiểm”.
Đài Loan đã từng tuyên bố độc lập có tên chính thức là Trung Hoa Dân Quốc (ROC), nằm cách bờ biển Trung Quốc đại lục khoảng 161 km (100 dặm). Những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc chạy đến hòn đảo này sau khi thất bại trong cuộc nội chiến với những người cộng sản, và người cộng sản đã thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) ở Bắc Kinh.
Trung Hoa Dân Quốc tiếp tục tuyên bố đại diện cho toàn bộ Trung Quốc và thậm chí có một ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho đến năm 1971 khi hầu hết các quốc gia, kể cả Mỹ, bắt đầu chuyển đổi công nhận ngoại giao cho Bắc Kinh thay vì Đài Bắc.
Kể từ đó, Hoa Kỳ, theo Đạo luật Quan Hệ Đài Loan, được giao nhiệm vụ “gìn giữ và thúc đẩy các mối liên hệ thương mại, văn hóa và các mối liên hệ khác, sâu rộng, gần gũi và thân thiện giữa người dân Hoa Kỳ và người dân Đài Loan”. Đồng thời, Washington cũng có quan điểm mơ hồ về “Một Trung Quốc”.
Đối với Bắc Kinh, “Một Trung Quốc” là cái cớ để tuyên bố Đài Loan là một tỉnh của đại lục Trung Cộng và không phải là một quốc gia độc lập. Tuy nhiên, đối với Hoa Kỳ, địa vị của Đài Loan vẫn chưa được xác định rõ ràng.
Chính Phủ Biden Thành Lập Văn Phòng Công Lý Môi Trường
Hôm 31/05, Bộ Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Sinh (HHS) đã cho ra mắt Văn Phòng Công Lý Môi Trường, cơ quan mới nhất trong một loạt các chính sách và các tổ chức quan liêu tập trung vào công lý môi trường, phân biệt chủng tộc về môi trường, công bằng và các mối quan tâm liên quan của chính phủ Biden.
Bà Rachel Levine, phụ tá bộ trưởng Y Tế, phát biểu trong một thông cáo báo chí về văn phòng mới này, “Hàng triệu người dân ở Hoa Kỳ có nguy cơ sức khỏe kém vì họ sống, làm việc, vui chơi, học tập và phát triển trong hoặc gần các khu vực ô nhiễm quá mức và các mối nguy hiểm khác về môi trường. Văn phòng Công Lý Môi Trường là một giải pháp, để chính phủ can thiệp vào phúc lợi và phẩm chất cuộc sống của người dân”.
Cũng trong thông cáo báo chí này, ông Xavier Becerra, Bộ trưởng HHS, nói: “Sự thật là nhiều cộng đồng trên toàn quốc — đặc biệt là các cộng đồng thu nhập thấp và cộng đồng da màu — tiếp tục chịu gánh nặng ô nhiễm do phát triển công nghiệp, các quyết định sử dụng đất kém, giao thông vận tải, và các hành lang thương mại”.
Văn phòng mới sẽ thuộc thẩm quyền của Văn phòng Biến Đổi Khí Hậu Và Công Bằng Y Tế của HHS, cũng do chính phủ Biden thành lập thông qua Sắc lệnh 14008. Sắc lệnh này đề cập đến thuật ngữ “công lý môi trường” 24 lần, làm nền tảng cho các cơ quan chính phủ mới trong tương lai, mang “sứ mạng giải phóng chính trị, thương mại, kinh tế và văn hoá”.
Điều đáng chú ý là, chính phủ Biden cũng thành lập nhiều cơ quan mang nhiệm vụ theo dõi công lý môi trường thuộc Bộ Tư Pháp, và chịu sự điều động của Tòa Bạch Ốc. Các văn phòng này đang tác động lên sự phân biệt chủng tộc và kêu gọi giải phóng nô lệ, mặc dù chế độ nô lệ đã chấm dứt từ lâu.
Ông Michael Sussmann Được Trắng Án

Câu chuyện Russiagate bắt đầu hồi đầu năm 2016 là một kế hoạch của chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của bà Hillary Clinton nhằm vu khống đối thủ của bà, là ông Donald Trump, là một đặc vụ của Điện Kremlin. Kế hoạch của bà Clinton bao gồm hai mũi nhọn: hồ sơ nguỵ tào của cựu điệp viên người Anh Christopher Steele và dữ kiện giả mạo về Alfa-Bank của luật sư vận động tranh cử của bà Clinton, ông Michael Sussmann.
Trong khi cuộc điều tra Russiagate của Biện lý Đặc biệt John Durham, vốn tập trung vào hai mũi nhọn đó, hiện đang rơi vào tình thế rất nguy hiểm với việc ông Sussmann được tuyên trắng án, thì rất ít người chú ý đến cách thức mà FBI sử dụng kế hoạch của bà Hillary Clinton để gây áp lực lên ông Trump.
Các tài liệu được công bố tại phiên xét xử ông Sussmann bổ túc ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy kế hoạch của bà Clinton dần dần cho thấy có liên kết với kế hoạch riêng của cấp lãnh đạo FBI. Khởi đầu là một chiến dịch bôi nhọ chính trị do một ứng cử viên chính trị thực hiện, kế hoạch này đã được cơ quan an ninh của quốc gia phối hợp nhằm không chỉ gây tổn hại cho một vị tổng thống đương nhiệm, mà còn tìm cách loại bỏ chức vị của ông.
Bao nhiêu bằng chứng được trưng ra cho thấy kế hoạch tranh cử của bà Clinton bất chính, và hành vi tồi tệ của FBI có liên kết với nhau, nhưng cuối cùng luật sư Sussmann không bị kết tội khai man, đã được bồi thẩm tha bổng. Chánh án khu vực là người do cựu tổng thống Obama bổ nhiệm. Bồi thẩm gồm đa số là những người cấp tiến thiên tả thì kết quả tha bổng luật sư Sussmann không làm ai ngạc nhiên.
Không ai trong cơ quan FBI bị buộc bất cứ tội gì.
Bộ Phim ‘Trường Xuân’ Nhận Được Giải Thưởng Điện Ảnh
Bản tin viết theo tài liệu của báo The Epoch Times.
Sau lần ra mắt đầu tiên ở Bắc Mỹ tại Đại Hội Điện Ảnh Hot Docs 2022 vào đầu tháng Năm, bộ phim tài liệu hoạt hoạ “Trường Xuân” của nhà sản xuất phim Jason Loftus đã nhận được cả hai danh hiệu cao quý nhất.
Được lãnh hai giải thưởng trong lần công chiếu thế giới tại Đại Hội Phim Tài Liệu Thessaloniki vào tháng 3, thành công và ảnh hưởng của bộ phim đối với khán giả là một minh chứng cho thấy quyết tâm của Loftus trong việc tiếp tục sản xuất phim dù gặp phải những lời uy hiếp và đe dọa từ nhà cầm quyền Trung Cộng.

Buổi công chiếu ra mắt tại Hoa Kỳ diễn ra tại Đại Hội Điện Ảnh Nhân Quyền New York vào ngày 23/5 và ngày 24/5 – đồng thời phát trực tuyến từ ngày 20 đến 27/5, cũng như các buổi trình chiếu tại 5 đại hội điện ảnh khác trên toàn nước Mỹ trong bốn tuần lễ sau đó.
Phim tài liệu hoạt hoạ “Trường Xuân,” đã nhận được cả hai giải thưởng do khán giả bình chọn tại Đại Hội Điện Ảnh Hot Docs và Rogers dành cho Phim hay nhất của Canada vào ngày 8/5, cùng với phim tài liệu điều tra năm 2020 “Ask No question” của ông Loftus.
Đây hóa ra là một cái gai đối với Trung Cộng. Cả hai bộ phim đều đi sâu vào chủ đề đàn áp tín ngưỡng ở Trung Quốc, cụ thể là Pháp Luân Công, một môn thực hành thiền định được bắt nguồn từ tín ngưỡng của Trung Hoa cổ xưa; bao gồm những giá trị căn bản là: Chân, Thiện, Nhẫn.
Ông Loftus tiết lộ rằng, trong khi ông đang thực hiện hai phim cùng lúc, nhà cầm quyền Trung Cộng đã gọi đến để cảnh báo với ông rằng họ biết rõ những gì ông đang làm.
Ông Loftus là nhà sản xuất phim từng đoạt Giải thưởng Peabody và bốn lần được đề cử Giải thưởng Màn ảnh Canada.
Loftus làm chủ công ty Lofty Sky Entertainment. Lofty Sky Pictures chuyên sản xuất phim truyện, chương trình truyền hình, trò chơi và ứng dụng. “Trường Xuân” là bộ phim tài liệu thứ hai của ông với tư cách là nhà sản xuất kiêm đạo diễn.
“Ask No Question” là bộ phim tài liệu đầu tay của đạo diễn Loftus, là cuộc điều tra về một âm mưu của nhà cầm quyền Trung Cộng, trong đó có vụ tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn được dàn dựng vào năm 2001 nhằm đổ lỗi cho Pháp Luân Công và biện minh cho cuộc đàn áp đức tin. Bộ phim nêu bật ảnh hưởng chết người của truyền thông dưới sự cai trị độc tài của cộng sản.
Bộ phim tài liệu tiếp theo là “Trường Xuân”, đi sâu hơn vào chủ đề kiểm duyệt của nhà cầm quyền độc tài; và phương tiện truyền thông là phương tiện tốt để tìm kiếm tự do. Bộ phim hoạt hoạ kể về câu chuyện có thật của một nhóm học viên Pháp Luân Công đã cướp sóng truyền hình nhà nước Trung Cộng vào năm 2002 để chuyển tải lời phản luận nhằm bác bỏ sự phỉ báng của Trung Cộng nhắm vào đức tin của họ. Một câu chuyện gây xúc động và truyền cảm hứng về những khó khăn và quyết tâm bảo vệ tự do tín ngưỡng trước cuộc đàn áp bạo lực chết người do Trung Cộng tiến hành.
Tin Việt Nam
Apple Chuyển Sản Xuất Ipad Từ Trung Quốc Sang Việt Nam
Công ty Apple của Mỹ vừa yêu cầu các nhà cung cấp chuyển sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam giữa lúc Trung Cộng đang phục hồi sau các đợt phong tỏa vì COVID-19.

Hãng tin Nikkei Asia của Nhật hôm 1/6 loan báo rằng công ty Apple đang chuyển một số hoạt động sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hãng tin này khẳng định đây là “lần đầu tiên” Apple thực hiện quyết định này.
Vào năm 2020, Apple đã yêu cầu Foxconn chuyển hoạt động sản xuất iPad và MacBook Pro từ Trung Quốc sang Việt Nam. Một bản tin của Nikkei từ tháng 1/2021 cho biết Apple đang có kế hoạch chuyển một con số đáng kể iPad được sản xuất ở Trung Quốc sang nước láng giềng phía nam.
Bản tin khi ấy cho biết rằng việc chuyển sản xuất của Apple có thể xảy ra vào giữa năm 2021. Nikkei Asia nói rằng sự gia tăng ca nhiễm COVID-19 vào năm 2021 đã làm trì hoãn kế hoạch này của Apple.
Theo trang AppleInsider, các biện pháp zero COVID của Trung Quốc đã có hiệu quả, nhưng sự gián đoạn do đóng cửa hàng loạt các nhà máy vẫn đang tiếp diễn, với hơn một các nhà cung ứng cho Apple, xung quanh khu vực Thượng Hải bị ảnh hưởng.
Theo Nikkei Asia, bên cạnh kế hoạch chuyển sản xuất hiện tại, Apple đã làm việc với công ty BYD của Trung Quốc để xây dựng dây chuyền sản xuất iPad tại Việt Nam. Công ty này dự định sẽ sớm đi vào hoạt động, nhưng ban đầu có thể chỉ sản xuất một số lượng nhỏ iPad.
Việt Nam Và Ấn Độ Thảo Luận Tăng Cường Hợp Tác
Giữa những căng thẳng đang diễn ra giữa Hà Nội và Bắc Kinh về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, Việt Nam và Ấn Độ hôm 30/5 tổ chức vòng hội thảo chính trị và đồng ý cùng khám phá những cơ hội mới trong quan hệ đối tác nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và an ninh quốc gia của nhau.
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, ông Arindam Bagchi cho biết, “Các cuộc thảo luận bàn về các vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu cùng được quan tâm giữa hai Đối tác Chiến lược Toàn diện”.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố rằng, hai bên đã thảo luận sâu rộng về các cách thức nhằm tăng cường hợp tác hơn nữa và phía Ấn Độ tái khẳng định rằng, Ấn Độ xem Việt Nam là đối tác quan trọng trong Chính sách Hành Động Hướng Đông của New Delhi và tầm nhìn Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Bộ Ngoai Giao Ấn Độ cho biết thêm, những vấn đề toàn cầu và khu vực được quan tâm chung đã được đề cập đến tại vòng tham vấn, đặc biệt trong bối cảnh tác động toàn cầu của đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine, giữa lúc cả hai cùng khám phá những cơ hội hợp tác mới nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế của nhau và của từng quốc gia. Hai bên đã bày tỏ hài lòng trong việc phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và đa phương, đồng thời cũng dồng ý tăng cường hợp tác song phương phù hợp với Sáng kiến Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Triển vọng của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm đạt được an ninh, thịnh vượng và tăng trưởng chung cho tất cả các thành viên trong khu vực.
Việt – Nga Tổng Kết 30 Năm Hợp Tác Ướp và Bảo Vệ Xác Của Hồ Chí Minh
Việt Nam và Nga vừa tổ chức hội nghị tổng kết 30 năm hợp tác trong việc ướp xác chết của Hồ Chí Minh – được thông tấn xã Việt cộng mô tả là “biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam và Liên bang Nga” – vào ngày 30/5 tại Moscow.

Phát biểu tại hội nghị, do Ban Quản lý Lăng Hồ Chí Minh phối hợp với Toà Đại Sứ Việt Cộng tại Liên bang Nga và Viện Nghiên Cứu Khoa Học Dược Liệu Và Tinh Dầu, do Liên bang Nga tổ chức, Đại sứ Đặng Minh Khôi nhấn mạnh về mối liên hệ ngoại giao “gần gũi, bền vững” giữa hai nước như “những người bạn thủy chung”. Ông ghi nhận sự hỗ trợ của các chuyên gia Nga đối với Việt Nam trong nhiều lãnh vực, trong đó có việc “hợp tác bảo vệ tuyệt đối xác chết của Hồ Chí Minh”.
Việt Nam và Nga đã ký kết thoả thuận hợp tác trực tiếp giữa Ban Quản lý Lăng Hồ Chí Minh và Viện VILAR trong việc ướp và giữ xác chết của lãnh tụ Đảng Cộng sản từ năm 1992 và hiện đang thực hiện thỏa thuận giao kèo cho giai đoạn 2021-2025.
Thông tấn xã Việt Cộng tường thuật, trích lời phát biểu của đại sứ Đặng Minh Khôi phát biểu tại hội nghị, “Hợp tác trong hơn 50 năm qua giữa hai nước trong lãnh vực này là hết sức thành công. Chuyên gia Liên Xô trước đây và các bạn Nga ngày nay đã dành tất cả những tấm lòng, tình cảm đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tình cảm yêu mến đối với đất nước, con người và dân tộc Việt Nam, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn thách thức”.
Giám đốc VILAR, Viện sĩ Nikolai Sidelnikov cho biết, trong những năm qua, Viện đã phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý Lăng thành lập Hội đồng khoa học y tế Việt-Nga cấp quốc gia để đánh giá tình trạng xác của Hồ Chí Minh. Năm 2019, hội đồng gồm các chuyên gia Việt Nam và Nga đã đánh giá rằng, xác HCM vẫn còn tốt, không có thay đổi nào về số liệu so với số liệu khám nghiệm được ghi nhận trong các lần đánh giá trước.
Viện này cho biết thêm rằng thời gian qua đã cử hơn 200 lượt chuyên gia sang công tác tại Ban Quản lý Lăng. Ngược lại, Viện cũng tiếp nhận hơn 100 lượt cán bộ của Ban Quản lý Lăng sang thăm học tập, nghiên cứu khoa học, đào tạo ngắn hạn theo chuyên đề.
Tại hội nghị, Việt Nam đã trao huân chương cho các cá nhân và tập thể đóng góp trong việc giữ gìn xác của Hồ Chí Minh không bị hư. Việc ướp xác Hồ Chí Minh vốn là một “quyết định tuyệt mật” của Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã có chuẩn bị từ năm 1967, vào lúc sức khỏe của Hồ Chí Minh có dấu hiệu giảm sút, có thể sắp đến ngày qua đời.(VOA)