Tin Hoa Kỳ và Thế Giới

Dân Biểu AOC Phản Đối Phán Quyết Toà Tối Cao

Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez ở New York chỉ tích mạnh mẽ nghị sĩ Lindsey Graham (đảng Cộng Hoà) South Carolina sau khi nghe ông Graham tuyên bố phe tả tấn công vào nền dân chủ của Hoa Kỳ. Ông Graham phổ biết trên mạng Twitter rằng, “Có một cuộc tấn công vào nền dân chủ của Hoa Kỳ do phe tả chứ không phải cánh hữu. Chúng tôi đã mất 50 năm để lật ngược án lệ Roe vs Wade. Chúng tôi đã làm việc chăm chỉ, giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử và đưa những người quá khích ra tòa. Năm ngày sau khi Tối Cao Pháp Viện phán quyết về luật phá thai thì đảng Dân Chủ làm loạn, muốn phá tung Thượng Viện!”

dân biểu AOC

Ocasio-Cortez trả lời ông Graham rằng: “Ông nói nghe không yên. Nỗ lực của các ông tước quyền phụ nữ và người đồng tính là một vết nhơ trên đất nước này. Tôi không cần biết ông ‘làm việc bao lâu’ để chiếm quyền kiểm soát người khác. Đó là quyền cá nhân, không phải của các ông. Chúng tôi sẽ không tuân thủ”.

Các đảng viên Dân Chủ đã gây náo động về phán quyết của Tối Cao Pháp Viện về luật phá thai, nhưng thật ra, Tối Cao Pháp Viện trả lại quyền quyết định cho mỗi tiểu bang. Tiểu bang sẽ làm luật phá thai cho mỗi tiểu bang, chứ không bị phụ thuộc vào luật của liên bang. Ông Graham nói thêm, “Hiến pháp không cấm công dân của mỗi tiểu bang quy định hoặc cấm phá thai. Liên bang trả lại quyền đó cho các dân biểu, là những người do dân chọn lựa; họ sẽ thay mặt người dân để làm luật”.

Những đảng viên Dân Chủ đòi phá thai, cho rằng, ngày phán quyết của Toà Án Tối Cao là “ngày đen tối”. Trong khi những người ủng hộ sự sống thì vui mừng. Họ cho rằng, sẽ có hàng triệu sinh mạng trẻ em được cứu sống.


Các Công ty Rời Tiểu Bang Xanh Tìm Về Tiểu Bang Đỏ

Tin tức gần đây cho thấy, có một “làn sóng đỏ” chính trị trong cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới, do các công ty đua nhau rời các tiểu bang màu xanh đến lập nghiệp ở các tiểu bang màu đỏ. Tiểu bang màu xanh là do đảng Dân Chủ lãnh đạo và tiểu bang màu đỏ do đảng Cộng Hoà lãnh đạo. Màu đỏ mang tinh thần bảo thủ, trong khi màu xanh thì tự xưng là cấp tiến theo tinh thần xã hội chủ nghĩa.

biểu tượng của đảng Cộng Hoà

Người ta cho rằng nước Mỹ đang bị chia rẽ chính trị, dường như tự phân chia thành các tiểu bang thịnh vượng có nền kinh tế tăng trưởng so với các tiểu bang suy giảm kinh niên. Các tiểu bang do đảng Dân Chủ điều hành thì tin rằng chính sách phá thai của họ là một yếu tố thu hút các công ty đến làm ăn. Nhiều tiểu bang khác thì có khuynh hướng ngược lại.

Hồi tháng Sáu, Caterpillar và Citadel, đã tuyên bố rời khỏi Illinois vì có nhiều quy định ràng buộc và thuế cao. Tesla, Hewlett Packard, Oracle, và Remington nằm trong số hàng trăm công ty rời khỏi California, Illinois, New York, và New Jersey để đến những nơi thân thiện với doanh nghiệp như Texas, Florida, Arizona, và Tennessee.

Các công ty dời địa điểm để mở rộng kỹ nghệ bao gồm sản xuất, tài chính, truyền thông, kỹ nghệ nặng, xe hơi, và vũ khí. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Texas, ông Glen Hamer nói rằng, “Có một cuộc di cư vĩ đại đang diễn ra và theo tôi nó sẽ tăng nhanh hơn nữa. Khi Caterpillars và Elon Musks di chuyển, đó là một lời quảng bá cho toàn quốc và toàn thế giới rằng, có cái gì đó rất lớn đang chuyển động. Và nó sẽ tăng rất nhanh”.

Một cuộc thăm dò năm 2022 với 700 CEO, kết quả là các tiểu bang thu hút nhiều nhất cho các doanh nghiệp là Texas, Florida, Tennessee, Arizona, và North Carolina. Các tiểu bang tệ nhất là California, New York, Illinois, New Jersey, và Washington.

Ngay cả những công ty như Apple, tuy không chuyển trụ sở chính đến Texas, nhưng đã chọn thành lập một cơ sở lớn thứ nhì ở các tiểu bang Texas, do đảng Cộng Hoà điều hành. Amazon đã chọn Houston, Texas là một trong những trung tâm chính của họ. Ford, Volkswagen, và Nissan đã chọn Tennessee làm địa điểm cho các cơ sở sản xuất mới. Các công ty về kỹ nghệ súng đạn cũng đang tìm đường di chuyển về phương Nam, để tránh các tiểu bang màu xanh với nhiều điều kiện ràng buộc rất khó khăn.


Đoàn Người Nhập Cư Bất Hợp Pháp Rất Lớn Đang Đổ Về Hoa Kỳ

Một đoàn lữ hành khổng lồ bao gồm những thanh niên trai trẻ đã rời thành phố Tapachula, Mexico từ rất sớm hôm thứ Sáu và đang trên đường tiến đến biên giới ở phía nam Hoa Kỳ. Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ trong tuần này, với sự giúp đỡ của các thẩm phán Roberts và Kavanaugh, đã lật ngược chính sách ‘Giữ Lại ở Mexico’ của Tổng thống Trump. Và đó là tín hiệu tạo nên làn sóng người đổ vào Hoa Kỳ.

Trước đây, khi còn là Tổng thống, ông Trump đã ký sắc lệnh buộc những người di cư vượt biên giới phía Nam, những người xin tị nạn thì phải được giữ lại ở Mexico cho đến khi được Tòa Án Hoa Kỳ xem xét. Đến nay, chính sách đó đã bị đảo lộn, gây nên một làn sóng mới những người di cư đến Hoa Kỳ không biết tên tuổi và xuất xứ, vì họ cho rằng biên giới đã mở cửa.

Có khoảng 4,000 người hiện đang trên đường tiến đến biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ và xâm nhập Hoa Kỳ. Còn có nhiều đoàn khác sẽ lên đường trong những ngày tới. Những người này chắc chắn sẽ được tài trợ bởi tiền đóng thuế của người dân Hoa Kỳ. Tin tức cho biết những người này phần lớn đến từ các nước Venezuela và Cuba. Trong số này cũng có các trẻ em còn rất nhỏ, còn ngồi trong xe đẩy cùng đi bộ với những người lớn tiến về biên giới.


Biden Mở Cơ Hội Khai Thác Dầu Ngoài Khơi Ở Vịnh Mexico

Chính quyền Biden hôm thứ Sáu đã công bố kế hoạch 5 năm, chặn lại tất cả các vụ khoan dầu ngoài khơi ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Đồng thời, chính quyền này lại cho phép khoan dầu ở Vịnh Mexico và bờ biển phía nam của tiểu bang Alaska. Kế hoạch được đưa ra chỉ mới phác thảo, có thể cho phép 11 cuộc đấu thầu khai thác trong vòng 5 năm tới.

Ông Biden đã tuyên bố đình chỉ tất cả các hoạt động khoan mới trên các vùng đất và vùng biển của liên bang. Nhưng ý niệm đó đã gặp những thách thức pháp lý từ các tiểu bang do đảng Cộng Hoà lãnh đạo.

Từ khi các cuộc khai thác dầu phiến đá bị chính quyền Biden đóng cửa, khiến cho hàng triệu người thất nghiệp và giá xăng dầu ở Hoa Kỳ gia tăng. Chính quyền Biden bắt đầu cho khai thác dầu ở thềm lục địa với hy vọng hạ giá xăng dầu và khí đốt. Tuy nhiên, phong trào bảo vệ thiên nhiên và chống ô nhiễm môi trường cho rằng, các cuộc khai thác mới sẽ ô nhiễm nhiều hơn gấp bội.

Bộ trưởng Nội Vụ, bà Deb Haaland nói rằng, “Ngay từ ngày đầu tiên nhậm chức, ông Biden đã cam kết sẽ chuyển sang nền kinh tế năng lượng sạch. Hôm nay, chúng tôi xin ý kiến của dân chúng Hoa Kỳ xem việc khai thác dầu ở ngoài khơi có bảo đảm cho sự trong sạch của môi trường hay không?”.

Theo kinh nghiệm của những người theo dõi sự ô nhiễm môi trường thì việc khai thác dầu trong thềm lục địa có rủi ro rất cao cho việc bảo vệ môi trường. Trong quá khứ, có rất nhiều lần, máy khoan hay ống dẫn dầu bị bể, khiến cho nước biển, rong rêu, san hô,… bị ô nhiễm trầm trọng, tốn rất nhiều thì giờ, tiền bạc và công sức để làm sạch và cứu nguy các loài sinh vật trong biển. Và đó là nguyên do đưa đến việc khai thác dầu phiến đá. Và nay, chính quyền Biden đi lại viết xe cũ là khai thác dầu ở ngoài khơi Vịnh Mễ Tây Cơ và phía nam bờ biển Alaska.


85% Người Lớn Ở Mỹ Cho Rằng Hoa Kỳ Đang Đi Chệch Hướng Dưới Thời Joe Biden

Thông tấn xã AP cho biết, trong một thăm dò mới đây cho rằng, phần lớn người lớn ở Hoa Kỳ tin rằng, đất nước này đang đi chệch hướng. Điều lạ lùng là cuộc thăm dò này dành cho các đảng viên của đảng Dân Chủ. Khoảng 85% những người được hỏi đều cho rằng, họ không tin tưởng đường lối của chính quyền Biden.

Trong những ngày đầu nhậm chức, chính quyền Biden đã gặp phải sự ngờ vực của các đảng viên Dân Chủ. Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều người hơn bày tỏ sự thất vọng vào chính phủ vì nền kinh tế ngày càng suy thoái.

Theo một cuộc khảo sát mới từ Trung Tâm Nghiên Cứu Các Vấn Đề Công Cộng của Associated Press-NORC, cho thấy, 85% người trưởng thành ở Mỹ nói rằng đất nước đang đi sai hướng; 79% mô tả nền kinh tế là nghèo nàn.

Sự khám phá mới cho thấy kết quả, sau khi chính ông Biden kêu gọi cử tri bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 sắp tới. Trong lúc tình hình an ninh tồi tệ, kinh tế suy thoái, lạm phát gia tăng, giá cả xăng dầu và thực phẩm lên cao,… ông Biden kêu gọi cử tri tiếp tục bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ là một hành động bị cho là khôi hài và kết quả họ cho đảng của ông đang đi chệch hướng.

Theo dữ liệu có sẵn gần đây nhất, chi phí hàng tiêu dùng trung bình đã tăng 8,6%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 1981. Xăng dầu thì tăng 48,7%, giá vé máy bay tăng gần 40%, khi hàng triệu người trên khắp đất nước đang cảm thấy đau đớn khi đến trạm xăng, không biết còn tăng đến bao giờ mới chấm dứt.


Thủ Tướng Vương Quốc Anh, Ông Boris Johnson Yêu Cầu Trung Cộng Giữ Lời Hứa

Nhân ngày 1/7 đánh dấu 25 năm ngày Anh Quốc trao trả Hồng Kông về Trung Quốc, Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson cáo buộc Trung Cộng không tuân thủ cam kết “một quốc gia, hai chế độ”. Ông nhấn mạnh rằng Vương Quốc Anh “sẽ không bỏ rơi Hồng Kông” và sẽ làm mọi thứ để đòi Bắc Kinh giữ lời hứa.

Một ngày trước đó, Hội Nghị Thượng Đỉnh G7 lại đề cập đến Hồng Kông trong thông cáo chung, yêu cầu Trung Cộng giữ lời cam kết đã ghi trong Tuyên Bố Chung đã được ký kết giữa Trung Cộng và Anh Quốc, tôn trọng các quyền tự do của người dân Hồng Kông.

Trong khi đó, khi đến thăm Hồng Kông, chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu trong ngày 1/7, rằng “bảo vệ và duy trì chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia” mới là nguyên tắc tối cao của Trung Cộng và không hề nhắc đến lời cam kết trong Tuyên Bố Chung, tôn trọng “một quốc gia, hai chế độ”.

Trong bản cuối tuần trên đài phát thanh quốc tế RFI, chương trình tiếng Đức, Thủ Tướng Anh, ông Boris Johnson nhắc lại lời của vị Thống Đốc cuối cùng của Hồng Kông, ông Chris Patten đã nói cách đây 25 năm, rằng ngày 1/7 nên là “một ngày khắp nơi cùng vui mừng, chứ không phải là ngày của đau thương”. Nhưng trên thực tế, kể từ ngày bị trả về cho Trung Cộng, người dân Hồng Kông phải sống trong đau khổ từng ngày. Kể từ năm 2019, khi phong trào “chống dẫn độ” nổ ra, Vương Quốc Anh cảm thấy sự bất an sẽ xảy đến cho người dân Hồng Kông. Chính quyền Anh Quốc cho lập chương trình ra đi dành cho những ai có giấy phép nhập cảnh Anh Quốc và được trở thành công dân Anh Quốc. Kết quả có 120 ngàn người Hồng Kông và gia đình được định cư tại Anh Quốc. 

Nhân ngày kỷ niệm 25 năm Hồng Kông trở về với Trung Cộng, Thủ Tướng Johnson nói: “Chúng ta không thể tránh né một thực tế rằng: Bắc Kinh đã giữ lời hứa”. Ông Johnson nhấn mạnh rằng, Hồng Kông phải do người dân Hồng Kông quản lý và lãnh đạo bằng tiếng cười chứ không phải bằng những nỗi buồn. Ông hứa sẽ vận động thế giới áp lực Trung Cộng phải tuân thủ nghĩa vụ đã cam kết.

Trong một dịp phát biểu trước báo chí vào ngày 30/6, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, ông Blinken nói rằng, Trung Cộng không giữ đúng lời cam kết tôn trọng “một quốc gia hai chế độ” như đã ký trong bản Tuyên Bố Chung 25 năm trước. Ông chỉ trích Luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông do Trung Cộng áp đặt lên Hồng Kông đã làm xói mòn quyền tự trị và quyền tự do của người Hồng Kông. Ông cũng kêu gọi thế giới hãy áp lực Trung Cộng tôn trọng các quyền căn bản của người dân Hồng Kông.


Đầu Tư Ngoại Quốc Bỏ Trung Quốc Ra Đi

Các nhà đầu tư ngoại quốc bắt đầu bán ra các trái phiếu Trung Quốc trong tháng Năm và tháng Sáu. Chính sách tiền tệ khác biệt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như sự suy yếu căn bản của nền kinh tế, đã khiến các nhà đầu tư ngoại quốc ngày càng bỏ Trung Quốc ra đi.

Cuộc ra đi chưa đến độ ào ào hơn 10 năm trước. Các nhà đầu tư ngoại quốc cho rằng Trung Quốc không còn hấp dẫn sau khi điều chỉnh sự rủi ro so với các thị trường đang phát triển. Trái phiếu bằng đồng tiền nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục bị giảm giá, căn cứ theo số liệu chính thức từ Công ty TNHH Lưu Ký & Thanh Toán Trung Ương Trung Quốc.

Số lượng tiền chảy ra cũng đã ảnh hưởng tới đồng Nhân Dân Tệ, đến mức thấp nhất trong gần hai năm. Kể từ tháng Sáu năm ngoái, đồng Nhân Dân Tệ đã mất giá 3.5% so với đồng Đô-La Mỹ. Trong 10 năm qua, Trung Cộng đã thu hút các nhà đầu tư ngoại quốc bằng cách mở cửa thị trường tài chính rất lớn cho các nhà đầu tư ngoại quốc. Biện pháp này một phần để bù đắp dòng tiền chảy ra ngoài; do các công ty và thân nhân cán bộ Trung Cộng đã gửi tiền ra ngoại quốc để mua đất đai hoặc đầu tư kinh doanh.

Trong quá khứ, các nhà đầu tư ngoại quốc đã nhiều lần cứu nguy kinh tế Trung Cộng bằng cách đầu tư mặc cho Trung Cộng vẫn đàn áp nhân quyền. Nhưng mọi thứ đã nhanh chóng thay đổi. Các nhà đầu tư ngoại quốc đang bỏ đi rất nhiều và không có sự tiếc nuối.

Nền kinh tế Trung Quốc, bị ảnh hưởng bởi sự ngừng hoạt động do COVID, đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, các nhà đầu tư ngoại quốc không tin rằng nền kinh tế sẽ phục hồi sau khi các lệnh phong toả COVID chấm dứt. Hết thành phố này đến thành phố khác, nạn dịch bệnh vẫn còn hoành hành ở các thành phố lớn. Giống như Bắc Kinh và Thượng Hải, mới đây Macao và Thẩm Quyến bắt đầu phải hạn chế hoạt động, có thể đi đến tê liệt.

Báo Financial Times phúc trình rằng, tổng doanh thu các sòng bài ở Ma Cao trong tháng Năm là 413 triệu Đô-La, giảm 90% so với thời kỳ trước khi có đại dịch.


Hoa Kỳ Tăng Cường Viện Trợ Cho Ukraine

Tin từ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm 1/7 cho biết Mỹ sẽ chi thêm 820 triệu Đô La, bao gồm hai hệ thống hoả tiễn đất-đối-không NASAMS loại tân tiến và 150,000 viên đạn pháo binh cơ động HIMARS, loại 150mm; 4 radar phản pháo.

NASAMS là hệ thống hoả tiễn phòng không tầm ngắn và trung do Kongsberg Defense & Aerospace và Raytheon (Na Uy) chế tạo. Hệ thống bảo vệ chống máy bay không người lái, máy bay trực thăng, hoả tiễn hành trình, các loại oanh tạc cơ khác.

Phiên bản NASAMS 3 mới nhất được quân đội Na Uy đưa vào sử dụng từ năm 2019. Ưu điểm của hệ thống này là có thể sử dụng nhiều hoả tiễn phòng không khác nhau của Mỹ hoặc của các đồng minh Âu Châu. Mỗi dàn phóng có 6 ống phóng hoả tiễn, được trang bị trên xe để dễ di chuyển.

Theo thông tấn CNN, tầm bắn tối đa của hoả tiễn phòng không NASAMS vào khoảng 160km. Và binh sĩ Ukraine sẽ được huấn luyện cấp tốc để sử dụng vũ khí mới này.

Cho tới thời điểm này, chính quyền Hoa Kỳ kẻ tử khi Joe Biden nhậm chức, đã cam kết hỗ trợ an ninh khoảng 7,6 tỷ USD cho Ukraine. Theo Ngũ Giác Đài, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc với các đồng minh để cung cấp cho Ukraine vũ khí, nâng cao khả năng chiến đấu của Ukraine. Đặc biệt, việc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cộng tác với Na Uy để cung cấp hệ thống hoả tiễn phòng không hiện đại sẽ giúp Ukraine chống lại các cuộc không kích của Nga.


Bài liên quan:
  • Tin Cuối Tuần (23-24-Sept-2023)  
  • Bồi Thẩm Đoàn Quận Fulton Muốn Truy Tố Nghị Sĩ Lindsey Graham
  • Vấn Đề Quan Trọng Nhất Trong Lịch Sử Giáo Dục
  • Tối Cao Pháp Viện Tạm Thời Tiếp Tục Cho Phép Chính Phủ TT Biden Kiểm Duyệt
  • Tòa Bạch Ốc Chào Đón Ông Zelensky Trong Khi Quốc Hội Không Muốn Viện Trợ Cho Ukraine
  • Trung Cộng Xây Dựng Nhà Máy Điện Mặt Trời Gần Căn Cứ Quân Sự Của Hoa Kỳ ở Nhật Bản
  • Tổng thống Assad Của Syria Đến Thăm Trung Cộng Tìm Cách Thoát Khỏi Sự Cô Lập Ngoại Giao
  • Trận Động Đất Cấp 6 Làm Rung Chuyển New Zealand
  • Moscow Nói Kyiv Đang Mất Dần Các Đồng Minh
  • Tin Cuối Tuần (16-17-Sept-2023)   
  • Bộ Trưởng Tư Pháp Texas Ken Paxton được tuyên trắng án về 16 điều khoản đàn hặc
  • Biện Lý Đặc Biệt Jack Smith Yêu Cầu Hạn Chế Thông Tin Đối Với Ông Trump
  • Ông Robert F. Kennedy Jr. Khao Khát Đảng Của Mình Trở Lại Như Xưa
  • Theo Ước Tính Mới, An Sinh Xã Hội Hoa Kỳ Sẽ Tăng Vào Năm 2024
  • Các Nhà Lập Pháp Kêu Gọi Đối Đầu Với Cuộc Đàn Áp Xuyên Quốc Gia Của Trung Cộng
  • Chính Phủ Biden Ngăn Chặn Tham Vọng Kỹ Nghệ Cao Của Trung Cộng
  • Trung Cộng Lợi Dụng Hoa Kiều Để Phục Vụ Đảng Cộng sản
  • Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng, Cư Dân Mạng Bình Luận ‘Ai Sẽ Là Người Tiếp Theo?’
  • Hoa Kỳ Có thể Lập Thêm Các Căn Cứ Quân Sự Khác Ở Philippines
  • Cựu Bộ Trưởng Giáo Dục Pháp Cho Rằng, Bác Sĩ Trung Cộng Tham Gia Thu Hoạch Nội Tạng
  • Tin Cuối Tuần (09-10-Sept-2023)  
  • Tổng thống Trump Sẽ Không Tranh Luận Cho Đến Khi Các Đối Thủ đảng Cộng Được Nâng Lên Đồng Hạng
  • Những Điều Kiện Để Các Ứng Cử Viên Tham Gia Cuộc Tranh Luận Sơ Bộ Thứ Hai Của Đảng Cộng Hòa
  • Cựu TT Trump Kêu Gọi Các Đại Công Ty Dược Phẩm Công Bố Tất Cả Dữ kiện Về Tác Dụng Phụ Của Vaccine
  • Chính Phủ TT Biden Hủy Bỏ Bảy Hợp Đồng Khai Thác Dầu Khí Được Phê Chuẩn Dưới Thời Ông Trump
  • Ông Hunter Biden Có Thể Bị Truy Tố Trọng Tội Về Tàng Trữ Súng
  • Tình Trạng Đóng Băng Kỹ nghệ Giữa Hoa Kỳ Và Trung Cộng Khiến Các Nhà Đầu Tư Lo Lắng
  • Nhiều Công Ty Mỹ Nói Rằng Trung Quốc Đã Trở Thành Nơi Khó Đầu Tư
  • Công Ty Trung Cộng Đứng Sau Nhà Máy Xe Điện Michigan Thúc Đẩy Tuyên Truyền Cộng Sản
  • Luật Phản Gián Mới Của ĐCSTQ Biến Người Dân Trung Quốc Thành Gián Điệp
  • Thiếu Tướng Trung Cộng Phơi Bày Nội Tình Viên chức Trung Cộng Làm Gián Điệp
  • Tập Cận Bình Vắng Mặt Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 Dấy Lên Nhiều Suy Đoán
  • Tin Cuối Tuần (02-03-Sept-2023)  
  • Tối Cao Pháp Viện Bị Công Chúng Giám Sát
  • Thống Đốc Iowa Phản Đối Các Quy Định Mới Về COVID
  • Phát giác 1,000 Email Giữa Các Công Ty Có Liên Quan Đến Ông Hunter Biden Và Phó TT Joe Biden
  • Đã Đến Lúc Cấm Xe Điện?
  • GOP Yêu Cầu DOJ Cung Cấp Các Tài Liệu Từ Cuộc Điều Tra Hunter Biden
  • Thống Đốc Georgia Bác Bỏ Phiên Họp Đặc Biệt Để Truất Phế Biện Lý Quận Fulton
  • Hoa Kỳ Phê Chuẩn Gói Viện Trợ Quân Sự Đầu Tiên Cho Đài Loan
  • Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Rời Trung Quốc Sau Các Cuộc Đàm Phán ‘Hiệu Quả’
  • Trung Cộng Đã Thâm Nhập Sâu Rộng Vào Các Thể Của Hoa Kỳ
  • Căng Thẳng Giữa Trung Cộng Và Ấn Độ Leo Thang
  • Nga, Bắc Hàn Tổ Chức Các Cuộc Đàm Phán Bí Mật Về Vũ Khí
  • Tin Cuối Tuần (26-27-August-2023)
  • Bức Ảnh Chụp Nhận Dạng Của Cựu TT Trump Trở Thành Lời Kêu Gọi Tập Hợp
  • Cuộc Tranh Luận Của 8 Ứng Cử Viên GOP Hôm 23/08
  • Ông Trump Bỏ Qua Cuộc Tranh Luận Của đảng Cộng Hòa Nhưng Tỷ Lệ Ủng Hộ Không Giảm
  • 19 Bị Cáo Trong Vụ Án Bầu Cử Ở Georgia Theo Đạo Luật Rico Đã Ra Trình Diện
  • Ông Trump Trở Lại Twitter Với Một Thông Điệp Đầy Thách Thức
  • Các Ngân Hàng Quốc Doanh Của Trung Cộng Giải Ngân Dự Trữ Đồng Đô La Mỹ
  • Trung Cộng Tìm Cách Che Đậy Nền Kinh Tế Đang Khủng Hoảng
  • Ông Tập Cận Bình Bất Ngờ Không Đoc Diễn Văn Ở BRICS
  • Nhà Hoạt Động Nhân Quyền Lái Mô Tô Nước Vượt 300km Đường Biển Đào Thoát Sang Nam Hàn
  • Luật Chống Gián Điệp Mới Của Bắc Kinh Khiến Người Nhật Ở Trung Cộng Lo Ngại
  • Sự Thâm Nhập Của Trung Cộng Vào Các Trường Đại Học Hoa Kỳ
  • Khủng Hoảng Kinh Tế Có Thể
  • Hệ Thống Hỏa Tiễn Của Hoa Kỳ-Nhật Bản Đánh Chặn Vũ Khí Siêu Thanh