Tin Thế Giới.

Tổng thống Ukraine có cuộc điện thoại đầu tiên với Chủ tịch Trung Cộng (BBC).

Tổng thống Volodymr Zelensky cho biết ông đã có một cuộc gọi điện thoại “dài và có ý nghĩa” với Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, trong lần liên lạc đầu tiên của họ kể từ khi Nga tiến hành cuộc chiến tại Ukraine.

Tổng thống Volodymr Zelensky

Ông viết trên Twitter rằng ông tin rằng cuộc điện đàm, cùng với việc bổ nhiệm một đại sứ tại Bắc Kinh, sẽ “tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển quan hệ song phương của chúng ta”.

Trung Cộng xác nhận đã có cuộc gọi, và nói thêm Bắc Kinh “luôn đứng về phía hòa bình”.

Cho đến nay, Bắc Kinh đã tìm cách thể hiện quan điểm trung lập đối với cuộc xâm lược của Nga.

Nhưng họ chưa bao giờ lên án cuộc xâm lược. Hồi tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có chuyến thăm cấp nhà nước hai ngày tới Nga.

Ông Tập đã gọi Tổng thống Vladimir Putin là “người bạn thân mến”, đề xuất một kế hoạch hòa bình 12 điểm mơ hồ và khẳng định rằng Trung Cộng đứng về phía lẽ phải của lịch sử. Tuy nhiên, ông không cam kết cung cấp vũ khí cho Nga.

Trong vài ngày sau chuyến thăm, Tổng thống Zelensky đã mời nhà lãnh đạo Trung Cộng đến thăm Kyiv để có các cuộc thảo luận, và lưu ý rằng họ đã có liên lạc trước khi cuộc chiến toàn diện nổ ra, hồi tháng 2/2022, nhưng kể từ đó tới nay đã không hề có liên hệ gì.


Thượng đỉnh Mỹ-Nam Hàn mở ra tại Washington (RFI)

Tổng thống Yoon Suk Yeol và tổng thống Joe Biden sẽ họp thượng đỉnh tại Nhà Trắng hôm nay, 26/04/2023, trong khuôn khổ chuyến thăm của lãnh đạo Nam Hàn nhằm tăng cường liên minh với Hoa Kỳ.

Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của tổng thống Yoon Suk Yeol đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập liên minh Nam Hàn – Mỹ và là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đầu tiên của một tổng thống Nam Hàn từ 12 năm qua. Tổng thống Yoon Suk Yeol cũng là lãnh đạo ngoại quốc thứ hai mở chuyến viếng thăm cấp nhà nước dưới thời chính quyền Joe Biden sau tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Theo hãng tin AFP, trong cuộc hội đàm hôm nay, hai vị tổng thống Mỹ Hàn sẽ bàn tăng cường hợp tác song phương, đặc biệt là về mặt quân sự, trước mối đe dọa hạt nhân và tên lửa. Theo lời cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, tổng thống Joe Biden sẽ cố trấn an tổng thống Yoon Suk Yeol là Mỹ sẽ thực hiện cam kết “răn đe mở rộng” để ngăn ngừa một cuộc tấn công hạt nhân nhắm vào đồng minh Nam Hàn. Lời trấn an này cũng nhằm gởi tới người dân Nam Hàn, mà đa số nay muốn nước họ phải được trang bị vũ khí nguyên tử để đối phó Bắc Triều Tiên.

Dù không hề được loan báo công khai, một trong những trọng tâm của thượng đỉnh Mỹ-Nam Hàn ngày 26/04/2023, đặc biệt về phía Mỹ, là làm sao siết chặt liên minh Seoul-Washington để đối phó với thế lực ngày càng mạnh của Trung Cộng.

Nhân chuyến viếng thăm của tổng thống Yoon Suk Yeol, Washington cũng sẽ thúc giục Seoul hỗ trợ thêm cho Ukraina bằng cách cung cấp vũ khí và đạn dược cho Kiev. Cho tới nay, Nam Hàn vẫn theo đúng chủ trương không cung cấp vũ khí cho một nước đang có chiến tranh. Nhưng thứ năm tuần trước, văn phòng tổng thống Yoon Suk Yeol tuyên bố là nếu Nga tấn công vào thường dân ở Ukraina, Seoul có thể xét lại chính sách này.

Hôm qua, trong ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm cấp nhà nước ở Hoa Kỳ, cùng với phó tổng thống Kamala Harris, tổng thống Yoon Suk Yeol đã đến thăm trung tâm chuyến bay không gian Goddard của Cơ quan không gian Mỹ NASA, nằm ở ngoại ô Washington.

Tổng thống Nam Hàn cũng đã đặt vòng hoa trên mộ chiến sĩ vô danh ở nghĩa trang quốc gia Arlington, trước khi cùng với tổng thống Joe Biden đến viếng đài tưởng niệm các cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Một dấu hiệu cho thấy quan hệ về văn hóa giữa hai nước ngày càng chặt chẽ, đó là công ty Netflix của Mỹ hôm qua thông báo đầu tư 2,5 tỷ đôla trong bốn năm vào các phim sản xuất ở Nam Hàn.


Úc mở rộng phạm vi răn đe quân sự đề phòng xung đột từ “mối đe dọa Trung Cộng” (RFI)

Lần đầu tiên kể từ Thế Chiến II, Úc tiến hành cải tổ sâu rộng quân đội để răn đe mọi ý đồ sử dụng vũ lực ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và đối phó với Trung Cộng, mà Canberra coi là « mối đe dọa cho trật tự thế giới ». Ngày 24/04/2023, chính quyền của thủ tướng Anthony Albanese thông báo tăng thêm 19 tỉ đô la Úc cho quốc phòng trong vòng 4 năm tới và giới thiệu học thuyết quân sự mới tập trung vào hai hướng : dự báo và răn đe.

Trung Cộng bị chỉ đích danh là « mối đe dọa cho trật tự thế giới »

Dù trước đó, nhiều quan chức chính phủ, trong đó có ngoại trưởng Penny Wong, khuyến cáo nên tránh làm phật lòng Trung Cộng – đối tác thương mại chính, nhưng bản báo cáo của bộ Quốc Phòng đã ưu tiên vấn đề an ninh khi chỉ đích danh Bắc Kinh. Trung Cộng bị coi là « mối đe dọa cho trật tự thế giới ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, với những tham vọng chủ quyền ở Biển Đông, tác động tiêu cực đến lợi ích quốc gia của Úc ». Bắc Kinh bị cáo buộc gia tăng năng lực quân sự « một cách thiếu minh bạch và không trấn an được vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương về những ý đồ chiến lược của Trung Cộng ».

Điểm thay đổi đầu tiên của chiến lược quốc phòng mới của Úc tập trung vào tăng năng lực cảnh báo. Quân đội Úc không thể tiếp tục giữ thế thụ động như từ những năm 1945 khi chỉ đề phòng mọi cuộc tấn công lãnh thổ từ các nước tầm trung trong vùng, như Indonesia, và theo giả thuyết mọi cuộc tấn công cần đi kèm với cảnh báo 10 giờ. Trong khi thực tế hiện tại cho thấy các quốc gia có thể « triển khai sức mạnh chiến đấu » thông qua các cuộc tấn công vào các tuyến đường tiếp tế và chiến tranh mạng. « Kỉ nguyên tên lửa » trong chiến tranh hiện đại cũng đã giảm đáng kể lợi thế địa lý của Úc.

Alice Nason, nhà nghiên cứu cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ của Đại học Sydney, được nhật báo Pháp Le Figaro trích dẫn ngày 24/04, nhận định học thuyết mới của Úc « thông qua một định nghĩa rộng hơn về lợi ích quốc gia của Úc khi mở rộng đến toàn bộ vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương », đồng thời bảo đảm rằng « để bảo vệ những lợi ích đó, Úc phải có những phương tiện duy trì sự cân bằng quyền lực ở trong vùng và hành động ngoài khuôn khổ lãnh thổ và môi trường trực tiếp ».

Úc ưu tiên phát triển năng lực tấn công tầm xa

Do đó, Úc sẽ ưu tiên củng cố lực lượng hải quân, trong đó có dự án tầu ngầm hạt nhân với liên minh AUKUS, nâng cấp các căn cứ quân sự ở phía bắc lãnh thổ, thay vì tập trung vào bộ binh, cũng như trang bị khả năng tấn công tầm xa từ đất liền và trên không. Việc tăng cường khả năng răn đe được thủ tướng Anthony Albanese giải thích trong buổi giới thiệu chiến lược mới là Úc « phải xây dựng và tăng cường an ninh bằng cách định hình tương lai thay vì chờ tương lai định hình chúng ta ».

Theo chuyên gia Malcolm Davis, thuộc Viện Chính sách Chiến lược Úc – ASPI, đây là một « bước đi đúng hướng » vì « chúng ta không thể bằng lòng nấp sau chiếc ô của Mỹ. Chúng ta muốn vừa có khả năng bảo đảm cho chính quốc phòng của mình, vừa đóng vai trò quan trọng hơn trong liên minh với Mỹ, cũng như với Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ và một số nước ASEAN ».


Mỹ sẽ làm những gì cần thiết để bảo vệ an ninh của Nam Hàn trước đe dọa Bắc Triều Tiên (RFI)

Nhân chuyến công du Mỹ của tổng thống Nam Hàn nhằm siết chặt quan hệ an ninh song phương, hôm 24/04/2023, phát ngôn viên John Kirby Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ khẳng định Hoa Kỳ sẽ nỗ lực để bảo vệ đồng minh châu Á chủ chốt đối phó với các đe dọa từ Bắc Triều Tiên.

Trả lời họp báo, phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ khẳng định: ‘‘Cam kết của chúng tôi, nghĩa vụ bảo vệ của chúng tôi đối với Nam Hàn là kiên định, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm những gì cần để thực thi cam kết này’’. Phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ một lần nữa kêu gọi chế độ Bắc Triều Tiên lời ‘‘đàm phán về phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên’’. Ông John Kirby thừa nhận Bình Nhưỡng ‘‘đã không chấp nhận đề nghị này, và trong khi chờ đợi chúng tôi phải bảo đảm là liên minh (Mỹ – Hàn) có đủ năng lực sẵn sàng bảo vệ các lợi ích chung’’.

Kể từ đầu năm ngoái, Bắc Triều Tiên đã bắn thử gần 100 tên lửa, và sẵn sàng cho một vụ thử hạt nhân thứ bảy ‘‘vào bất cứ lúc nào’’, theo một số giới chức Mỹ, Hàn. Theo Nhà Trắng, ‘‘các biện pháp răn đe mở rộng’’ sẽ là nội dung chính của thượng đỉnh ngày mai giữa tổng thống Mỹ Joe Biden và tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol.

Theo hãng tin Nam Hàn Yonhap, phát ngôn viên John Kirby cũng nhắc đến đe dọa với Nam Hàn từ Bắc Triều Tiên gia tăng, khi nhấn mạnh là việc chuyển giao các vũ khí mới đến Bắc Triều Tiên sẽ không có lợi cho bất cứ bên nào. Hôm 18/04, cựu tổng thống Nga Dimtri Medvedev đã bắn tiếng đe dọa Nam Hàn, Matxcơva có thể chuyển giao cho Bắc Triều Tiên nhiều vũ khí tân tiến, nếu Nam Hàn cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina. Tuy nhiên, theo phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ, hiện tại không có dấu hiệu gì cho thấy Bình Nhưỡng và Matxcơva siết chặt quan hệ về quân sự.


Đài Loan chuẩn bị tập trận thường niên chống Trung Cộng phong tỏa (RFI)

Đài Loan ngày 26/04/2023 thông báo chuẩn bị đợt tập trận thường niên mang tên nhằm đối phó với mối đe dọa tấn công thường trực từ Trung Cộng. 

Theo bộ Quốc Phòng Đài Loan, cuộc tập trận mang tên « Hán Quang – Han Kuang » được chia thành hai giai đọa : Cuộc thao diễn mùa xuân bắt đầu vào tháng 5/2023 là những bài luyện tập trên máy tính đối phó với « nhiều hành động xâm chiếm đảo của kẻ thù có thể xảy ra » và một cuộc tập trận bắn đạn thật trong tháng 7/2023. 

TT Đài Loan Thái Anh Văn

Trả lời giới báo chí, thiếu tướng Lâm Văn Hoàng (Lin Wen Huang) được AFP trích dẫn, cho biết kịch bản tập trận năm nay được dựa trên « những mối đe dọa xâm lược Đài Loan hiện tại và các cuộc tập trận quân sự gần đây » của Trung Cộng, nghĩa là có tính đến yếu tố tầu sân bay Sơn Đông mà quân đội Trung Cộng đã sử dụng trong đợt tập trận mô phỏng tấn công có chủ đích và phong tỏa Đài Loan trong tháng này.  

Cũng theo viên tướng này, cuộc tập trận trong tháng 7, kéo dài 5 ngày, giúp tăng cường khả năng của Đài Loan đánh chặn các hạm đội hải quân và tầu đổ bộ của Trung Cộng, thực hành « liên hợp chống phong tỏa trên các tuyến đường thủy chính bên ngoài nhằm duy trì an ninh các tuyến vận tải biển và chống phong tỏa của kẻ thù. » 

Đầu tháng Tư vừa qua, Trung Cộng tiến hành một cuộc tập trận lớn chưa từng có để phản đối tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn có cuộc gặp chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy tại California, Hoa Kỳ.

Trong một bài diễn văn tối hôm qua, ngoại trưởng Anh Quốc James Cleverly kêu gọi duy trì nguyên trạng tại eo biển Đài Loan, đồng thời cảnh báo nếu chiến tranh xảy ra thì « đó không chỉ là một thảm họa nhân mạng, mà cuộc chiến này sẽ tiêu hủy đến 2.600 tỷ đô la thương mại toàn cầu ». 

Hôm nay, phát ngôn viên Văn phòng Sự vụ Đài Loan, bà Chu Phượng Liên (Zhu Fenglian) đã phản đối Hoa Kỳ và Đài Loan tiếp tục hợp tác quân sự và quốc phòng trước các nguồn tin cho rằng Washington đang gởi sĩ quan đến giúp đào tạo các đối tác Đài Loan và một phái đoàn nhà thầu quốc phòng sẽ đến thăm đảo vào tuần tới.  


Tổng thống Mỹ thông báo chính thức ra tranh cử năm 2024 (RFI)

Hôm 25/04/2023, tổng thống Mỹ Joe Biden, năm nay 80 tuổi, thông báo ra tranh cử năm 2024. Nước Mỹ có nhiều khả năng lại chứng kiến cuộc đối đầu giữa Joe Biden và Donald Trump. 

Trên mạng xã hội Twitter, ông Biden viết : « Tôi tái tranh cử », đồng thời khẳng định : « Chúng ta hãy hoàn thành công việc », khi nhấn mạnh đến cuộc đấu tranh đang diễn ra mà theo ông là cho tự do và nền dân chủ. 

Theo AFP, điểm bất lợi chính của ứng viên thuộc đảng Dân Chủ , đó là tuổi tác. Bởi vì, chưa bao giờ người dân Mỹ bầu chọn một vị tổng thống cao tuổi đến như thế, và cũng chưa bao giờ có một ứng viên đề nghị người dân trao cho ông giữ chìa khóa Nhà Trắng đến tận 86 tuổi. 

Ngoài ra còn có vấn đề sức khỏe. Nếu như các cuộc kiểm tra năm 2021 và 2023 khẳng định ông Biden có sức khỏe tốt, những lần phát biểu nhầm lẫn khiến phe đối lập không khỏi ngờ vực về đầu óc nhạy bén của nguyên thủ Mỹ. 

Tuy nhiên, AFP cũng nhìn nhận, Joe Biden thể hiện một sức bền bỉ phi thường, vẫn dấn thân giải quyết các cuộc khủng hoảng quốc tế và thực hiện những cải cách lớn.  

Trước khả năng đối đầu Donald Trump, cựu địch thủ, ông Biden trông cậy nhiều vào các thành tích kinh tế và việc làm nhờ vào những sáng kiến để tái công nghiệp hóa đất nước, thu hút đầu tư công nghệ tiên tiến, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng hay đổi mới các cơ sở hạ tầng v.v… 

Tổng thống Biden tin rằng ông vẫn có thể một lần nữa đánh bại đối thủ Donald Trump. 

AFP nêu câu hỏi : Cơ may nào cho Joe Biden, nếu ông phải đối mặt với một nam hay nữ đối thủ trẻ tuổi hơn ? Bởi vì ngoài Donald Trump, trong cuộc cuộc tranh cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa, còn có thống đốc bang Florida Ron DeSantis, 44 tuổi, đại diện cho cánh hữu cứng rắn và bà Nikki Haley, cựu đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc, kêu gọi một « thế hệ lãnh đạo mới ». 


Cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Hãy tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Nam Hàn (VOA)

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton nói hôm thứ Ba 25/4 rằng Hoa Kỳ nên tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Nam Hàn để gửi một thông điệp rõ ràng tới Triều Tiên và xoa dịu những người ngày càng lớn tiếng kêu gọi Nam Hàn tự chế tạo bom hạt nhân.

Ông Bolton đưa ra phát biểu kể trên vào lúc Tổng thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol đang ở Washington để họp thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, trong đó, họ dự kiến sẽ thảo luận về các cách thức để cải thiện niềm tin vào khả năng răn đe mở rộng của Hoa Kỳ – là chiếc ô hạt nhân của Mỹ bảo vệ các đồng minh của mình.

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton

Vào lúc Triều Tiên gấp rút hoàn thiện khả năng tấn công Hoa Kỳ bằng tên lửa hạt nhân, ông Yoon phải đối mặt với các câu hỏi về việc Nam Hàn phải lệ thuộc vào Hoa Kỳ về an ninh, với một số thành viên cấp cao trong đảng của ông Yoon kêu gọi Seoul thúc đẩy các chương trình hạt nhân của riêng mình.

Ông Bolton cho rằng việc tái bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ sẽ giúp trấn an người dân Nam Hàn, đồng thời gửi lời cảnh báo tới Bình Nhưỡng.

“Đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật trở lại bán đảo sẽ là bằng chứng rõ ràng về sự kiên quyết và quyết tâm của chúng ta trong việc ngăn chặn Triều Tiên”, ông nói với Reuters bên lề một diễn đàn do Viện Nghiên cứu Chính sách Asan tổ chức tại Seoul.

Tái triển khai vũ khí chiến thuật không ngăn cản Nam Hàn xây dựng năng lực hạt nhân của chính mình, nhưng việc tái triển khai có thể cho chúng ta thời gian để suy nghĩ xem liệu chúng ta có thực sự muốn làm điều đó hay không“, ông nói thêm.

Hoa Kỳ đã triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Nam Hàn hồi năm 1958 và rút các vũ khí đó đi vào năm 1991. Kể từ đó, họ tuyên bố sẽ sử dụng mọi khả năng của mình để bảo vệ nước đồng minh châu Á chủ chốt của mình.

Ông Bolton cho biết những hoài nghi của Nam Hàn về khả năng răn đe mở rộng của Mỹ là “hoàn toàn chính đáng” nhưng nếu Nam Hàn quyết định chế tạo vũ khí hạt nhân của riêng mình, điều đó sẽ làm suy yếu cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu và gây ra một cuộc chạy đua hạt nhân trong khu vực.

Thay vào đó, Seoul, Washington và Tokyo có thể xem xét xây dựng một cơ chế tham vấn hạt nhân ba bên tương tự như Nhóm hoạch định hạt nhân của NATO, hoặc khởi xướng một nhóm “phòng vệ tập thể” rộng lớn hơn có thể bao gồm cả Đài Loan, ông nói.

“Nam Hàn có thể góp phần tạo ra một cấu trúc phòng thủ tập thể ở Đông Á, hoặc rộng hơn nữa là ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, ông Bolton nói. “Càng nhiều người có thể nhìn vào lợi ích chung của họ, không chỉ về mặt hạt nhân mà còn chống lại mối đe dọa từ các quốc gia như Trung Cộng và Triều Tiên, thì tất cả chúng ta càng an toàn hơn”, vẫn lời ông.


Tin Việt Nam.

Hơn 70 tổ chức thúc Mỹ áp lực vấn đề đàn áp tôn giáo với CSVN

Tổ chức thông tin Christian Post ngày Thứ Hai 24 Tháng Tư cho hay, 70 tổ chức tôn giáo quốc tế và rất nhiều chuyên viên nhân quyền đang thúc giục chính phủ Mỹ áp lực CSVN về đàn áp tôn giáo ở nước này, đặc biệt với các cộng đồng sắc dân thiểu số ở Việt Nam.

Trong một bức thư chung gửi cho Ngoại trưởng Anthony Blinken và nhiều viên chức hàng đầu trong chính phủ Biden, họ lưu ý chính phủ Mỹ về các biện pháp đàn áp tôn giáo ngày càng gia tăng của chế độ Cộng sản độc tài tại Việt Nam, đặc biệt là những sắc dân thiểu số không chấp nhận gia nhập vào các tổ chức tôn giáo do nhà cầm quyền lập ra để sai khiến, thường được gọi là tôn giáo quốc doanh.

Các tổ chức tôn giáo quốc tế nói trên bầy tỏ quan ngại về các vụ đàn áp tôn giáo tại Việt Nam xảy ra trong năm qua. Những chứng cớ được họ nêu ra để cho thấy chế độ Hà Nội cưỡng bách tín đồ Tin Lành phải bỏ đạo, đàn áp các nhà nguyện hay nhà thờ thiết lập tại tư gia giáo dân không được nhà cầm quyền cấp giấy phép hoạt động. Khi giáo dân xin phép thành lập hay xây dựng nhà nguyện, nhà thờ thì không bao giờ được cấp giấy phép. Đồng thời, nhà cầm quyền còn thúc ép các nhóm tôn giáo độc lập gia nhập vào các tổ chức tôn giáo quốc doanh.


Nhà văn Dương Thu Hương nhận giải Cino Del Duca ở Pháp, báo chí VN không đưa tin (VOA)

ViệnPháp quốc loan báo trên trang web chính thức hôm 23/4 rằng Giải Thế giới Cino Del Duca thuộc viện này vừa được trao cho tiểu thuyết gia Dương Thu Hương, người nổi danh cả ở quê hương Việt Nam lẫn ở hải ngoại, đặc biệt là ở Pháp.

Toàn bộ ban giám khảo giải Cino Del Duca nhất trí trao giải thưởng danh tiếng trị giá 200.000 euro (220.000 đô la Mỹ) cho bà Dương Thu Hương để tôn vinh một văn sĩ có sự nghiệp và nhân cách “xuất chúng” và “nhiều tâm huyết”, góp phần truyền thông điệp về chủ nghĩa nhân văn hiện đại.

Nhà văn Dương Thu Hương

Bà Hương, sinh năm 1947 và sống ở Pháp từ năm 2006, là tác giả của hơn 10 tiểu thuyết đã được dịch ra tiếng Pháp. Một số tác phẩm của bà bị cấm ở Việt Nam vì bị chính quyền xem là sai trái về mặt chính trị.

Hồi năm 1991, bà từng bị chính quyền bắt giam vì phê phán việc đất nước đi theo chủ nghĩa Marx-Lenin cũng như vì phản đối Đảng Cộng sản nắm độc quyền lãnh đạo Việt Nam.

Từ cuốn Chốn Vắng (2016), tác phẩm được đọc nhiều nhất của bà, cho đến Đồi Bạch Đàn (2014), hay qua cuốn Đỉnh Cao Chói Lọi (2009) viết riêng về nhân vật Hồ Chí Minh, nữ nhà văn mô tả cuộc sống thường nhật của người Việt, gánh nặng của quá khứ và truyền thống trong một xã hội bị khắc dấu bởi các cuộc chiến tranh.

Giải Thế giới Cino Del Duca do bà Simone Del Duca sáng lập năm 1969 để vinh danh sự nghiệp của các nhà văn Pháp hoặc các tác giả nước ngoài có tác phẩm tạo nên thông điệp về chủ nghĩa nhân văn hiện đại.

Theo Đại hội đồng Giới nhân văn Quốc tế và Hiệp hội Giới nhân văn Mỹ, chủ nghĩa nhân văn hiện đại là đỉnh cao của những truyền thống lý luận lâu đời về ý nghĩa và đạo đức, là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà tư tưởng, nghệ sĩ và giới nhân văn trên thế giới, đồng thời đan xen với sự phát triển của khoa học hiện đại.

Theo quan sát của VOA, báo chí Việt Nam không đưa tin về việc bà Dương Thu Hương được trao giải Cino Del Duca. Trái với trường hợp của bà Dương Thu Hương, một người Việt, chính báo chí trong nước, bao gồm cả Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) và tạp chí Tuyên Giáo, từng đưa tin một nữ văn sĩ Mỹ được trao giải Cino Del Duca hồi năm 2020.

Cho đến nay, mới chỉ có hai người Việt nhận giải Cino Del Duca. Trước bà Dương Thu Hương, giáo sư thiên văn Trịnh Xuân Thuận thuộc trường đại học Virginia, Hoa Kỳ, là người Việt đầu tiên được trao giải hồi tháng 6/2012.


Hội Nghề cá Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Cộng về lệnh cấm đánh bắt ở Biển Đông (RFA)

Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) phản đối Trung Cộng ban hành lệnh cấm đánh bắt tại Biển Đông. Hội này cho rằng đây là lệnh cấm lập lại đơn phương, phi lý và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, các quyền là lợi ích biển/đảo của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế.

Thông tấn xã Việt Nam loan tin ngày 24/4 dẫn công văn của Hội Nghề cá Việt Nam với phản đối như vừa nêu.

Tàu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi

Công văn được gửi đến Văn phòng Chính phủ Hà Nội, Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn; Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.

Hội Nghề cá Việt Nam cho rằng lệnh cấm đơn phương của Trung Cộng trong khoảng thời gian từ ngày 1/5 đến 16/8 là dài, gây cản trở hoạt động bình thường của tàu cá ngư dân trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Lệnh cấm bị cho phi lý này sẽ làm gia tăng nguy cơ đụng độ giữa tàu cá của ngư dân Việt Nam với lực lượng hải cảnh Trung Cộng.

Vào ngày 20/4 vừa qua, Phó Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Đoàn Khắc Việt, tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội cũng nhắc lại phản ứng của Việt Nam trước lệnh cấm vừa nêu của Trung Cộng. Ông này nhắc lại lệnh cấm như thế đã xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982)

Từ năm 1999, hằng năm Trung Cộng ban hành lệnh cấm đánh bắt tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh hoàn thành cưỡng chiếm từ Việt Nam Cộng Hòa hồi tháng 1/1974.


Cựu TNLT Huỳnh Thị Tố Nga: Tôi không có tội với nhân dân!

Cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Huỳnh Thị Tố Nga, người ra tù sớm 10 tháng hồi cuối tháng ba vừa qua, nói rằng bà không có tội với đất nước và nhân dân dù bị kết án năm năm tù giam về tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

TNLT Huỳnh Thị Tố Nga

Bà Nga, 40 tuổi, là chuyên viên xét nghiệm của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Saigon. Bà bị bắt ngày 28/01/2019 cùng với anh ruột Huỳnh Minh Tâm vì các hoạt động trực tuyến cổ xuý cho quyền con người và dân chủ đa nguyên.

Trong phiên toà không có luật sư vào cuối tháng 11 năm đó, hai người bị tuyên tổng cộng 14 năm tù. Họ bị kết tội viết và chia sẻ nhiều bài viết có nội dung chống Nhà nước và kêu gọi người dân phản đối Luật An ninh mạng cùng biểu tình đòi tự do dân chủ.

Nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 25/4, bà khẳng định các hoạt động của mình có mục đích tốt cho dân tộc cho dù có thể có hại cho Đảng Cộng sản cầm quyền.

“Tôi nói rõ trước toà là chúng tôi không có tội với nhân dân và đất nước của mình. Cứ đối lập bị cho là có tội. Nếu cho là có tội thì chúng tôi chỉ có tội với đảng cộng sản.”

Bà cho biết trong phiên toà mở nhưng không cho công chúng tham gia, cũng không có luật sư bào chữa hai anh em đón nhận bản án mà Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai đưa ra.

Chúng tôi bình thản chấp nhận bản án. Tại vì tôi biết được là khi tôi làm, khi tôi chống lại, khi mình đối lập sẽ bị bắt bớ, bị tù đày.

Bà Nga tố cáo chế độ dối xử tệ bạc với tù nhân, khi cho ăn uống quá kham khổ, lao động vất vả và chăm sóc y tế tồi là những vấn đề mà người tù phải trải qua, bà Nga nói sau khi bị giam 13 tháng trong Trại tạm giam B5 của Công an Đồng Nai và 37 tháng trong Trại giam An Phước.

Khi bị ốm, cho dù là bệnh gì thì trạm xá của trại giam chỉ cấp cho vài thứ thuốc như giảm đau và an thần, cũng như kháng sinh trong trường hợp viêm nhiễm nhưng liều lượng thấp nên bệnh không được chữa trị triệt để. Việc xin phép đi chữa bệnh ở các cơ sở chuyên môn ở ngoài trại giam rất khó khăn, bà nhấn mạnh.


“Thánh rắc hành” Bùi Tuấn Lâm sắp ra tòa, Luật sư bị chế độ làm khó

Toà án Nhân dân thành phố Đà Nẵng gây khó khăn cho luật sư Lê Đình Việt trong việc gặp gỡ với thân chủ – nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm để chuẩn bị bào chữa cho ông trong phiên toà sắp tới.

Ông Bùi Tuấn Lâm trước xe bán bún bò của gia đình (Nguồn: RFA)

Ông Lâm, một chủ bán bún bò Huế ven đường, được biết đến với video nhại lại động tác của “thánh rắc muối” Salt Bae khi đút bò dát vàng cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm ăn, và sau đó được dân mạng gọi là “thánh rắc hành”. Sau video này ông bị công an Đà Nẵng gây khó dễ và bị mời làm việc nhiều lần.

Ông bị bắt ngày 07/9/2022 với cáo buộc “Tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.”

Viện Kiểm sát thành phố Đà Nẵng đến nay đã chuyển hồ sơ cho toà án để truy tố ông theo Khoản 1 của cáo buộc Điều 117, với mức án từ năm năm đến 12 năm nếu bị kết tội.

Luật sư Lê Đình Việt được gia đình ông Lâm mời bào chữa cho phiên tòa sơ thẩm và đã được Toà án thành phố Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận bào chữa vào ngày 24/4 sau khi kết thúc điều tra.

Ông Việt, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, cho biết ngay khi nhận được “Thông báo người bào chữa tham gia tố tụng,” ông đã đến trại tạm giam của Công an Đà Nẵng để gặp thân chủ nhằm chuẩn bị bào chữa, tuy nhiên ông không được phía trại tạm giam cho gặp.


Việt Nam đàm phán mua thêm máy bay, radar của Cộng hòa Czech

Hãng tin Reuters ngày Thứ Hai 24 Tháng Tư dẫn nguồn tin từ chính phủ Czech cho hay Việt Nam đang đàm phán mua thêm trang bị quân sự khoảng 1 tỷ Mỹ kim của Cộng hòa Czech để đa dạng hóa nguồn cung cấp trang bị an ninh quốc phòng. Hệ thông thông tin tuyên truyền CSVN luôn luôn giấu kín các tin liên quan đến mua sắm võ khí.

Thủ tướng Czech là ông Petr Fiala đã có chuyến thăm viếng Việt Nam 3 ngày từ 20 đến 22 Tháng Tư mà thành phần quan trọng là đại diện các công ty quốc phòng. Reuters cho hay mục đích của chuyến đi này là thảo luận bán cho Hà Nội những trang bị kể trên. TTXVN chỉ đưa tin tổng quát về phái đoàn Fiala và ca ngợi “chuyến thăm viếng có ý nghĩa rất quan trọng, đưa quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước sang giai đoạn phát triển mới”. Cả hai nước đều cùng là cựu chư hầu của đế quốc đỏ Liên Xô ngày xưa.

Hiện Hà Nội và các nước chư hầu Liên Xô cũ vẫn duy trì phần lớn vẫn còn sử dụng đến 80% trang bị quân sự mua của Nga nhưng hầu hết đều không còn thích hợp với chiến tranh hiện đại, và kho6gn có phụ tùng thay thế.

Theo tổ chức nghiên cứu quốc phòng quốc tế SIPRI ở Thụy Điển, hơn 2 thập niên qua, Czech là nước đứng đầu châu Âu về cung cấp võ khí cho Việt Nam. Năm 2021, Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Czech 12 máy bay huấn luyện phi công chiến đấu hạng nhẹ do công ty Aero Vodochody sản xuất và bắt đầu chuyển giao từ năm nay.


Việt Nam gia tăng bồi đắp tại các đảo trấn giữ ở Trường Sa

Dựa trên hình ảnh vệ tinh của tổ chức Planet Labs, một công ty hình ảnh trái đất ở Mỹ, đài RFA nói rằng các hoạt động bồi đắp thêm không phải chỉ tại một vài đảo như tổ chức AMTI ở Washington ghi nhận cuối năm 2022, mà có thể tại cả 27 vị trí Việt Nam trấn giữ tại Trường Sa.

Những hoạt động bồi đắp đó bao gồm cả việc xây dựng thêm các bến tàu, sân đáp trực thăng, vòm radar. Theo nguồn tin trên, bến tàu mới xây dựng được dùng làm chỗ trú ẩn cho tàu bè khi bão tố, đã nhìn thấy tại 5 thực thể là Đá Tiên Nữ (Tennent Reef), Phan Vinh (Pearson Reef), đảo Nam Yết (Namyit Island), Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef), và đảo Sơn Ca (Sand Cay).

Như vậy có 9 đảo và bãi đá Việt Nam trấn giữ ở Trường Sa có bến tàu hay cảng biển. Khi được bồi đắp mở rộng thêm, chúng có thể tiếp nhận một số tàu nhiều hơn và tàu lớn hơn. Năm nào cũng đều xảy ra nhiều trận bão dữ dội trên Biển Đông. Nếu không kịp tìm chỗ trú ẩn, các tàu đánh cá nhỏ sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm.

Tháng Mười Hai 2022, tổ chức AMTI (Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu) trực thuộc Trung Tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington cho hay tới thời điểm này, Việt Nam đã cơi nới, bồi đắp thêm lối 170 hecta, nâng tổng số diện tích đã bồi đắp thêm ở khu vực này lên khoảng 220 hecta. So với hoạt động bồi đắp 7 đảo nhân tạo quy mô của Trung Quốc thì diện tích này thật nhỏ bé.

“Quy mô của công việc bồi đắp của Việt Nam, mặc dù vẫn còn kém xa so với Trung Quốc, vẫn thể hiện chủ đích củng cố vị thế của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa,” phúc trình của AMTI nhận định.

Cũng theo AMTI, các tiền đồn cỡ vừa của Việt Nam tại đảo Nam Yết (Namyit), Phan Vinh (Pearson Reef) và Sơn Ca (Sand Cay) đang được mở rộng theo quy mô lớn hơn, với một cảng nạo vét có khả năng tiếp nhận các tàu lớn hơn đã hình thành tại khu vực này.

Bài liên quan:
  • Tin Cuối Tuần (23-24-Sept-2023)  
  • Bồi Thẩm Đoàn Quận Fulton Muốn Truy Tố Nghị Sĩ Lindsey Graham
  • Vấn Đề Quan Trọng Nhất Trong Lịch Sử Giáo Dục
  • Tối Cao Pháp Viện Tạm Thời Tiếp Tục Cho Phép Chính Phủ TT Biden Kiểm Duyệt
  • Tòa Bạch Ốc Chào Đón Ông Zelensky Trong Khi Quốc Hội Không Muốn Viện Trợ Cho Ukraine
  • Trung Cộng Xây Dựng Nhà Máy Điện Mặt Trời Gần Căn Cứ Quân Sự Của Hoa Kỳ ở Nhật Bản
  • Tổng thống Assad Của Syria Đến Thăm Trung Cộng Tìm Cách Thoát Khỏi Sự Cô Lập Ngoại Giao
  • Trận Động Đất Cấp 6 Làm Rung Chuyển New Zealand
  • Moscow Nói Kyiv Đang Mất Dần Các Đồng Minh
  • Những Tin Chính Trong Tuần 18-19-20/9/2023
  • Chính Phủ Biden Lại Khởi Động Xét Nghiệm COVID-19
  • Đảng Cộng Hòa Florida Xóa Bỏ Điều Kiện Về Cam Kết Trung Thành
  • Quân Đội Hoa Kỳ Đang Chế Tạo Vũ Khí Để Đối Phó Với Trung Cộng Và Nga
  • Mỹ Trừng Phạt Các Công Ty Trung Cộng Vì Trợ Giúp Iran Phát Triển Phi Cơ Không Người Lái
  • Trung Cộng Vẫn Tiếp Tục Đàn Áp Đối Lập
  • Thông Tấn Quân Sự Của Trung Cộng Để Lộ Nỗi Sợ Bị Ám Sát Và Đảo Chính Tập Cận Bình
  • Trung Cộng Khởi Xướng ‘Mỗi Làng, Một Nhà Ăn,’ Như Thời Công Xã Nhân Dân
  • Philippines Cáo Buộc Dân Quân Hàng Hải Trung Cộng Gây Thiệt Hại Cho Rạn San Hô
  • Các Nước Hành Lang Kinh Tế Ấn Độ-Trung Đông-Châu Âu Đương Đầu Với Kế Hoạch ‘Vành Đai - Con Đường’ Của Trung Cộng
  • GDP Việt Nam Chỉ Tăng Trưởng Trên Một Nửa Năm 2022
  • 4 Nhà Bất Đồng Chính Kiến Được Thả Trước Khi Biden Đến Việt Nam
  • Thủ Tướng CSVN Đến San Francisco
  • Việt Nam Thiếu 118,250 Giáo Viên Năm Học 2023
  • Nhiều Hạn Chế Ở Việt Nam Đang Làm Nước Này Khó Vùng Vẫy
  • Bắc Kinh Đột Ngột Hủy “Giao Lưu Quốc Phòng Biên Giới” Với Hà-Nội
  • Tin Cuối Tuần (16-17-Sept-2023)   
  • Bộ Trưởng Tư Pháp Texas Ken Paxton được tuyên trắng án về 16 điều khoản đàn hặc
  • Biện Lý Đặc Biệt Jack Smith Yêu Cầu Hạn Chế Thông Tin Đối Với Ông Trump
  • Ông Robert F. Kennedy Jr. Khao Khát Đảng Của Mình Trở Lại Như Xưa
  • Theo Ước Tính Mới, An Sinh Xã Hội Hoa Kỳ Sẽ Tăng Vào Năm 2024
  • Các Nhà Lập Pháp Kêu Gọi Đối Đầu Với Cuộc Đàn Áp Xuyên Quốc Gia Của Trung Cộng
  • Chính Phủ Biden Ngăn Chặn Tham Vọng Kỹ Nghệ Cao Của Trung Cộng
  • Trung Cộng Lợi Dụng Hoa Kiều Để Phục Vụ Đảng Cộng sản
  • Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng, Cư Dân Mạng Bình Luận ‘Ai Sẽ Là Người Tiếp Theo?’
  • Hoa Kỳ Có thể Lập Thêm Các Căn Cứ Quân Sự Khác Ở Philippines
  • Cựu Bộ Trưởng Giáo Dục Pháp Cho Rằng, Bác Sĩ Trung Cộng Tham Gia Thu Hoạch Nội Tạng
  • Những Tin Chính Trong Tuần 11-12-13/9/2023
  • Ukraine tấn công tên lửa vào Crimea làm 'hư hại tàu ngầm Nga' ở Sevastopol
  • Chủ tịch Hạ viện Mỹ khởi động cuộc điều tra luận tội TT Biden
  • Nga chuẩn bị động viên, bù đắp tổn thất nhân mạng trên chiến trường Ukraina
  • Tổng thống Zelensky kêu gọi giới chức chính quyền minh bạch tài sản
  • Lãnh đạo Bắc Triều Tiên đến Nga, gặp tổng thống Putin để thảo luận cung ứng vũ khí
  • Mỹ đề xuất một dự án cạnh tranh với Con Đường Tơ Lụa của Trung Cộng?
  • Liên Hiệp Châu Phi, thành viên mới của G20
  • Việt Nam-Hoa Kỳ thiết lập quan hệ "Đối tác chiến lược toàn diện"
  • Hà Nội “đục bỏ” phát biểu về Nhân Quyền của TT Biden
  • Việt Nam trả tự do cho tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển
  • Tổng thống Mỹ bị chê coi nhẹ vấn đề nhân quyền tại Việt Nam
  • Mỹ cam kết sẽ giúp Việt Nam cải tiến khả năng quốc phòng
  • Hơn 90 người, gồm 34 khách ngoại quốc, bị ngộ độc bánh mì Phượng tại Hội An
  • Tin Cuối Tuần (09-10-Sept-2023)  
  • Tổng thống Trump Sẽ Không Tranh Luận Cho Đến Khi Các Đối Thủ đảng Cộng Được Nâng Lên Đồng Hạng
  • Những Điều Kiện Để Các Ứng Cử Viên Tham Gia Cuộc Tranh Luận Sơ Bộ Thứ Hai Của Đảng Cộng Hòa
  • Cựu TT Trump Kêu Gọi Các Đại Công Ty Dược Phẩm Công Bố Tất Cả Dữ kiện Về Tác Dụng Phụ Của Vaccine
  • Chính Phủ TT Biden Hủy Bỏ Bảy Hợp Đồng Khai Thác Dầu Khí Được Phê Chuẩn Dưới Thời Ông Trump
  • Ông Hunter Biden Có Thể Bị Truy Tố Trọng Tội Về Tàng Trữ Súng
  • Tình Trạng Đóng Băng Kỹ nghệ Giữa Hoa Kỳ Và Trung Cộng Khiến Các Nhà Đầu Tư Lo Lắng
  • Nhiều Công Ty Mỹ Nói Rằng Trung Quốc Đã Trở Thành Nơi Khó Đầu Tư
  • Công Ty Trung Cộng Đứng Sau Nhà Máy Xe Điện Michigan Thúc Đẩy Tuyên Truyền Cộng Sản
  • Luật Phản Gián Mới Của ĐCSTQ Biến Người Dân Trung Quốc Thành Gián Điệp
  • Thiếu Tướng Trung Cộng Phơi Bày Nội Tình Viên chức Trung Cộng Làm Gián Điệp
  • Tập Cận Bình Vắng Mặt Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 Dấy Lên Nhiều Suy Đoán