Tin Hoa Kỳ và Thế Giới

Chiến Dịch Của TT Biden Đứng Sau Bức Thư Bác Bỏ Bài Báo Về Máy Điện Toán Xách Tay Của Ông Hunter Biden

Theo lời khai được các nhà lập pháp tại Quốc Hội tiết lộ, một cựu phó giám đốc CIA đã bị chiến dịch tranh cử của ông Biden thúc đẩy để tuyên bố cho rằng, bài báo về máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden là thông tin giả của Nga. Tuyên bố này được đưa ra trong một bức thư có chữ ký của hàng chục cựu viên chức tình báo cao cấp trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Cựu phó giám đốc CIA, ông Michael Morrell là một trong số 51 người đã ký vào một bức thư ngỏ bác bỏ bài báo này hồi tháng 10/2020 của tờ New York Post về những nội dung gây chấn động trong chiếc máy điện toán xách tay được cho là con trai Tổng thống Biden, ông Hunter Biden.

Bức thư này cho biết “việc các thư điện tử được cho là của ông Hunter, con trai của Phó Tổng thống Biden, xuất hiện trên chính trường Hoa Kỳ, mà đa phần liên quan đến giai đoạn ông ấy làm việc trong Hội đồng quản trị của công ty khí đốt Burisma của Ukraine, có tất cả các dấu hiệu điển hình cho thấy hoạt động thông tin giả của Nga”.

Sau đó các bản tin đã xác nhận rằng chiếc máy điện toán xách tay này không phải là của Nga mà đúng là cái máy bị bỏ lại tại một tiệm sửa chữa máy điện toán. Một số nội dung được tìm thấy trong chiếc máy điện toán xách tay này gồm có những bức ảnh đáng xấu hổ của ông Hunter Biden, trong đó có một tấm hình cho thấy dường như ông Hunter đang dùng ma túy.

Vào thời điểm đó, chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Biden đã nêu ra bức thư này để tuyên bố rằng bài báo về chiếc máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden là thông tin giả của Nga. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rằng nếu các cử tri biết được nội dung của chiếc máy điện toán xách tay này, thì cử tri sẽ không bỏ phiếu cho Biden, có thể đưa đến một kết quả khác năm 2020.

Ông Morrell cho biết trong lời khai trước Quốc Hội do Dân biểu Jim Jordan (Cộng Hòa-Ohio) dẫn lời rằng ông Morrell đã thu xếp cho việc viết bức thư này theo sự thúc giục của Ngoại trưởng Antony Blinken — lúc đó đang làm cố vấn cho chiến dịch tranh cử của ông Biden.

Ông Jordan, người đứng đầu cả Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện và Tiểu ban Đặc biệt về Vũ Khí Hóa Chính phủ Liên Bang, đã yêu cầu ông Blinken phải trả lời một loạt câu hỏi về lời khai của ông Morrell và cung cấp những tài liệu liên quan.

Theo lá thư hôm 20/04 của ông Jordan gửi cho ông Blinken, những lời nhận định của ông Morrell được đưa ra dưới dạng một cuộc phỏng vấn được ghi lại với Tiểu Ban Vũ Khí Hoá.

Michael Morrell

Bản ghi này cho thấy ông Morrell không có ý định viết bức thư đưa ra giả thuyết rằng, cau chuyện về chiếc máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden là thông tin giả của Nga. Nhưng cuộc trò chuyện với ông Blinken đã “khơi dậy” ý định này.

Theo bức thư của ông Jordan, một trong những thành viên của ủy ban này đã hỏi ông Morrell, “Vì vậy, cuộc gọi của ông ấy đã khơi dậy… ý định đó trong đầu ông”?.

“Đúng vậy”, ông Morrell trả lời, nói rằng, ông Blinken đã gọi cho ông Morrell vào khoảng ngày 17/10/2020, để thảo luận về bài báo đưa tin về máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden.

Ông Jorrdan viết, “Theo ông Morrell, mặc dù việc ông tiếp cận được diễn tả đơn giản là để nắm được phản ứng của ông Morrell về bài báo của tờ Post, nhưng hành động đó đã làm dấy lên các sự kiện dẫn đến việc đưa ra tuyên bố công khai này”.

Ông Jordan cho biết ông Morrell cũng đã nhận được một cú điện thoại từ ông Steve Ricchetti, người đứng đầu chiến dịch tranh cử của ông Biden. Ông Morrell nói, “Ông Steve cảm ơn tôi vì đã đưa ra tuyên bố đó. Và đó là phạm vi của cuộc trò chuyện này”.

Ông Morrell cho biết một trong hai mục tiêu của ông khi đưa ra tuyên bố này là giúp đỡ ông Biden trong một cuộc tranh luận và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020. Theo bức thư này, ông Morrell nói, “Có hai ý định. Ý định đầu tiên là thể hiện cho người dân Mỹ biết rằng mối lo ngại của chúng tôi là người Nga đứng sau vấn đề này; và, ý định thứ hai, đó là để giúp đỡ ông Biden”.


Hoa Kỳ Bắt Đầu Di Tản Hàng Loạt Công Dân Từ Sudan

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xác nhận rằng họ đang tiến hành đợt di tản hàng loạt công dân đầu tiên ra khỏi Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa các phe phái đối nghịch nổ ra hồi đầu tháng này (04/2023). Bộ Ngoại Giao cho biết trong một tuyên bố cuối tuần qua (29-30/04) rằng một đoàn xe do chính phủ Hoa Kỳ tài trợ để chở công dân Hoa Kỳ đến Cảng Sudan hôm 29/04. Cảng Sudan nằm gần Hồng Hải, cách thủ đô Khartoum của Sudan hàng trăm dặm.

Tuyên bố viết, “Chính phủ Hoa Kỳ đã nỗ lực hết sức để liên lạc với các công dân Hoa Kỳ ở Sudan và cho phép những người muốn rời đi có thể khởi hành. Chúng tôi đã nhắn tin cho mọi công dân Hoa Kỳ ở Sudan, những người đã liên lạc với chúng tôi trong cuộc khủng hoảng này và chúng tôi đã cung cấp hướng dẫn cụ thể cho những ai muốn đi đường bộ”.

Phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, bà Sabrina Singh cho biết, Bộ Ngoại Giao tuyên bố việc di tản được bắt đầu sau “các cuộc đàm phán sâu rộng của Hoa Kỳ với sự giúp đỡ của các đối tác khu vực và quốc tế. Bộ Trưởng Quốc Phòng đã chấp thuận một yêu cầu trợ giúp từ Bộ Ngoại Giao để giúp đỡ công dân Hoa Kỳ và các thành viên gia đình trực hệ của họ được rời đi an toàn theo đường bô. Bộ Quốc phòng đã khai triển các thiết bị tình báo, giám sát, và trinh sát của Hoa Kỳ để trợ giúp các tuyến đường di tản trên không và trên bộ mà người Mỹ đang sử dụng, và chúng tôi đang di chuyển các thiết bị hải quân bên trong khu vực này để cung cấp bất cứ sự trợ giúp cần thiết nào dọc theo bờ biển”.

The Associated Press (AP) đưa tin, cho đến nay gia đình của các công dân Hoa Kỳ bị mắc kẹt ở Sudan vẫn chỉ trích phản ứng tồi tệ của Tòa Bạch Ốc. Khi xung đột nổ ra hồi đầu tháng, các viên chức Hoa Kỳ đã thông báo rằng các công dân sẽ cần phải tự tìm cách rời khỏi nước này.

Hôm 29/04, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, ông Matthew Miller nhấn mạnh với AP rằng đoàn xe vừa đến Cảng Sudan đã chở công các dân Mỹ, những người dân địa phương làm việc cho Hoa Kỳ, và các công dân của một số nước đồng minh.

Ông nói: “Chúng tôi nhắc lại lời cảnh báo của Hoa Kỳ rằng, người Mỹ không nên đến Sudan”.

Các viên chức Hoa Kỳ nói rằng, khi người Mỹ đến Cảng Sudan, họ có thể đi đến thành phố Jeddah của Saudi Arabia, nơi đó các viên chức toà lãnh sự Hoa Kỳ sẽ chờ đón họ.

Hàng trăm người đã thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương kể từ khi cuộc tranh giành quyền lực âm ỉ kéo dài giữa quân đội Sudan và Lực lượng Trợ giúp Nhanh (RSF) bán quân sự nổ ra xung đột vào ngày 15/04. Hai bên vẫn tiếp tục giao tranh bất chấp một loạt lệnh ngừng bắn mà các nhà hòa giải, trong đó có Hoa Kỳ, đã thỏa thuận.

Hôm 30/04, quân đội Susan cho biết họ đã tiêu diệt các đoàn xe RSF đang tiến về Khartoum từ phía tây. RSF tuyên bố rằng quân đội này đã sử dụng pháo binh và các chiến đấu cơ để tấn công một số khu vực ở tỉnh Khartoum. Trong một nỗ lực của quân đội Sudan, hôm 29/04, quân đội Sudan tuyên bố rằng Cảnh sát Trừ bị Trung ương đã bắt đầu khai triển ở phía nam Khartoum và sẽ được khai triển dần dần ở các khu vực khác của thủ đô.

Hai người Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc giao tranh bắt đầu hôm 15/04. AP đưa tin, các viên chức cho biết một người là thường dân Hoa Kỳ bị mắc kẹt trong cuộc đọ súng giữa hai bên, còn người kia là một bác sĩ từ Iowa, bị đâm thiệt mạng gần nhà của ông ở Khartoum.

Hoa Kỳ là một trong số các quốc gia đã đóng cửa các Tòa Đại Sứ của họ sau khi cuộc chiến này nổ ra.


Phong Trào Chọn Trường Sẽ Định Hình Các Cuộc Tranh Cử 2024

Để đối phó với tình trạng điểm kiểm tra giảm sút vốn đã trở nên tồi tệ hơn do đại dịch, các tiểu bang trên toàn quốc đã và đang thực hiện các cải tổ chọn trường với mong đợi các trường học trở nên linh hoạt hơn.

Hồi tháng 10/2022, báo cáo Đánh giá Quốc gia về Tiến bộ Giáo dục (NAEP), được biết đến một cách không chính thức là “Phiếu Điểm Quốc Gia” (Nation’s Report Card), tiết lộ điểm kiểm tra trên toàn quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm qua ở môn đọc, và ghi lại mức giảm lớn nhất chưa từng có ở môn toán kể từ khi những đánh giá này bắt đầu được thực hiện hồi năm 1990.

Một số tiểu bang đang tiến hành cải tổ bằng cách tạo ra các tài khoá học bổng giáo dục, hay ESA. Khoản tài trợ như vậy cho phép các học sinh nhận tiền công quỹ từ các hệ thống trường học và sử dụng số tiền này để chi trả học phí và các chi phí giáo dục khác thông qua các trường tư thục, giáo dục tại gia, và dạy kèm.

ESA chủ yếu nhắm đến các học sinh của gia đình có thu nhập thấp hơn ở các gia đình không đủ khả năng thuê thầy dạy kèm hoặc cần giúp đỡ học phí để đủ khả năng chi trả cho các trường tư thục.

Tuy nhiên, ESA cho mọi học sinh bất kể thu nhập gia đình, đang trở thành một lựa chọn ngày càng phổ biến đối với một số tiểu bang. EducationWeek cho biết, tính đến tháng Ba, có 11 tiểu bang có một loại chương trình ESA nào đó.

Tổ chức bất vụ lợi về chọn trường EdChoice đang gọi năm 2023 là “năm của lựa chọn trường phổ cập”, vì 31 quốc hội tiểu bang đang xem xét các dự luật hoặc là để mở rộng hoặc là để bắt đầu các chương trình chọn trường, mà nhiều chương trình trong số đó có các lựa chọn ESA.

Ông Darrell Jones, chủ tịch của Quỹ Từ thiện Stanley M. Herzog — tập trung vào giáo dục Cơ Đốc Giáo tuyên bố rằng, “Các bậc cha mẹ đang trong thời kỳ chọn trường. Nhiều tiểu bang và trường học sẽ bị tụt hậu nếu như họ không tiếp nhận phong trào chọn trường, bởi vì phong trào này sẽ không dừng lại trong tương lai gần”.

Một chuyên gia cho biết các nhà lập pháp ở các tiểu bang khác nhau như West Virginia, Arizona, Iowa, Utah, Arkansas, và Florida đang lắng nghe ý kiến của cha mẹ. Ông Jonathan Butcher, một nhà nghiên cứu cao cấp về chính sách giáo dục tại Heritage Foundation, cho biết, “Khi quý vị thấy một tiểu bang như West Virginia áp dụng một trương mục tiết kiệm giáo dục dành cho hầu hết mọi trẻ em trong tiểu bang,… thì các nhà lập pháp và gia đình ở Arizona liền nói, ‘Khoan đã, đợi một chút, chúng ta có chương trình trương mục tiết kiệm giáo dục đầu tiên trên cả nước. Không có lý do gì mà những lựa chọn này lại không nên có sẵn cho trẻ em có thu nhập thấp bên ngoài Tucson”.

Ông nói rằng, nhìn chung điều này dẫn đến một hành động cấp bách về ESA với Florida, Iowa, Utah, và Arkansas theo sau West Virginia.

Ông Butcher nói, “Tôi nghĩ những gì chúng ta rút ra từ sự việc này là các nhà hoạch định chính sách — những người tin rằng các giải pháp bảo tồn truyền thống là câu trả lời tốt nhất cho hệ thống trường học được chỉ định — đang xem việc chọn trường như một chỉ số cho thấy sự tận tâm của họ đối với các giải pháp bảo tồn truyền thống”.

Theo các chuyên gia thì, những cải tổ này sẽ tác động nhiều đến các cuộc tranh cử liên bang, bao gồm cả cuộc tranh cử tổng thống năm 2024, bất kể các ứng cử viên có tin vào các giải pháp theo hướng bảo tồn truyền thống hay không.

Một chuyên gia cho biết vấn đề này có khả năng tạo ra sự chia rẽ trong một khối cử tri của Đảng Dân Chủ. Nhà bình luận chính trị và là cựu chiến lược gia Dick Morris nói rằng ngày nay, phụ nữ chia thành hai nhóm bằng nhau giữa vấn đề phá thai và chọn trường.  Ồn Morris nói, “Tôi nghĩ rằng trong khi vấn đề phá thai là trọng tâm của phụ nữ độc thân, thì ngày càng có nhiều phụ nữ đã lập gia đình và có con tập trung vào việc chọn trường. Và theo tôi đó sẽ là vấn đề căn bản”.

Ông Morris nói, “Tôi nghĩ rằng, chúng ta phải nhận ra vai trò ảnh hưởng sâu xa, vai trò sáng lập của các nghiệp đoàn giáo viên trong cuộc cách mạng cánh tả đang diễn ra ở đất nước này. Văn hóa ‘thức tỉnh’ bắt đầu với các giáo viên ở trường tiểu học, với những học sinh được họ giáo dục cho đến khi các em vào các trường đại học cánh tả”.


Ngành AI Có Thể Gây Ảnh Hưởng Đến Chuỗi Cung Ứng Lớn Hơn So Với Internet

Khi cuộc tranh luận về vai trò của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) trong thế giới digital vẫn tiếp diễn, không lãng phí thời gian, ngành quản lý chuỗi cung ứng cũng đang vận dụng kỹ nghệ này.

Đối với những người trong ngành, việc tích hợp AI không thể diễn ra sớm được. Một số chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết AI sẽ có một tác động “sâu sắc” hơn đến ngành này so với tác động của Internet.

Trong một phân tích năm 2022 về các công ty quản lý chuỗi cung ứng, nghiên cứu cho thấy mặc dù hiện nay chỉ có 17% trong số các công ty đó đang sử dụng AI trong hoạt động thường nhật của họ, nhưng gần 45% dự trù sẽ tích hợp AI vào năm 2027.

Nghiên cứu này cũng cho thấy gần 50% công ty tin rằng AI có thể phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu này.

Các cảng bị tắc nghẽn và việc vận chuyển mọi thứ từ thực phẩm đến khí đốt bị đình trệ do đại dịch COVID-19 và sau đó là cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã tạo ra tình trạng lạm phát và thiếu hụt hàng hóa cho hàng triệu người.

Các sự kiện trọng đại trên toàn cầu phần lớn là nguyên nhân gây ra những sự gián đoạn chuỗi cung ứng gần đây, còn những người trong ngành cho biết sự xuống cấp căn bản trong cơ sở hạ tầng đã tạo ra các rắc rối.

Ông Amit Hasak, Tổng giám đốc kiêm người sáng lập của Transship nói với The Epoch Times rằng: “Sự gián đoạn, theo quan điểm của chúng tôi, là một điều tốt. Chuỗi cung ứng cần phải trở nên tốt hơn. Các mô hình kinh doanh lỗi thời cũ kỹ thì không nên dùng”. Đối với ông Hasak, hiện đại hóa chuỗi cung ứng là một điều cần thiết.

Công ty quản lý chuỗi cung ứng có trụ sở tại Chicago của ông đã nhận thấy được mức độ cần thiết để nâng cấp nhằm tạo ra các công ty hoạt động hiệu quả hơn và mạng lưới bền vững hơn. Và ông cho rằng AI có vai trò trọng đại trong việc này.

Khi đưa đại kỹ nghệ vào chuỗi cung ứng này, ông Hasak tin rằng đó sẽ là một hiệu ứng đám đông. “Hiện nay AI rất ‘hấp dẫn’. Điều này sẽ không đợi đến nhiều thập niên mới xảy ra. Chuyện này sẽ xảy ra khá nhanh”.

Tuy nhiên, một số thay đổi trầm trọng phải được giải quyết trước. Ông đã lưu ý rằng nhiều nền tảng quản lý chuỗi cung ứng cần được tự động hơn thay vì duy trì các hoạt động thủ công. Sự thay đổi đó cần áp dụng cho mọi ngóc ngách của ngành này, từ hoạt động quản trị vận hành hàng hóa đến vận chuyển và tồn kho.

Khi nói đến kỹ nghệ vốn có ảnh hưởng trọng đại, ông Hasak cho rằng AI có tiềm năng đó “thậm chí còn sâu sắc hơn cả Internet”.

Ông Iu Ayala là một nhà tiên phong của kỹ nghệ cao và là Tổng Giám Đốc của công ty cố vấn AI, Gradient Insight. Ông cho biết các hệ thống do AI vận hành có thể giúp các công ty dự đoán nhu cầu và điều chỉnh mức tồn kho, giảm thiểu rủi ro hết hàng dự trữ hoặc dự trữ quá mức cần thiết. Ông Ayala nhận định “Giống như bất cứ sự đổi mới nào, chìa khóa để khai triển thành công kỹ nghệ AI nằm ở việc hiểu được các khả năng và hạn chế của nó”,

Giám đốc kỹ nghệ của Transship, ông Abhishek Iyer, đồng ý với quan điểm này, nói rằng: “Sự hiểu biết này có thể giúp chúng ta đưa ra những quyết định tốt hơn”.

Ông Iyer cho rằng AI giúp ích trong quá trình ra quyết định trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng về dịch vụ và vận chuyển. Kỹ nghệ này có thể dự đoán các tình huống như thị trường và điều kiện lưu thông trong khi thực hiện hoạt động quản trị vận hành hàng hóa trong thời gian thực sự của nó. “Đó là việc cung cấp thông tin và đưa AI vào cuộc sống thường nhật cùng với chúng ta”.

Ông cho biết thêm việc thu thập dữ kiện quan trọng là một phần then chốt trong chiến lược tích hợp AI cho tất cả các bộ phận của chuỗi cung ứng, trong đó có công ty Transship.

Mặc dù AI có nhiều tiềm năng và ngành quản lý chuỗi cung ứng đều háo hức, nhưng ông Ayala cho biết những người dùng nên chuẩn bị sẵn sàng để giải quyết những thách thức tiềm ẩn của AI. Ông nói: “Điều quan trọng là phải biết lo ngại về bảo mật xảy ra khi sử dụng AI trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Có nhiều vi phạm về bảo mật bắt nguồn từ AI trong những năm gần đây. Đây là nguồn gốc của mọi thứ, từ “deepfake” (kỹ thuật tổng hợp hình ảnh dựa trên trí tuệ nhân tạo) trên mạng xã hội cho đến những vụ xâm nhập kho dữ kiện, và các trò lừa đảo (phishing) tinh vi hơn.

Ngày càng có nhiều nhà tiên phong về kỹ nghệ, nhà phát triển, chủ doanh nghiệp, và nhà hoạch định chính sách đều lo ngại rằng AI sẽ trở thành một thứ gì đó không chỉ là một công cụ để tổ chức các ngành nghề tốt hơn.

Trong những tuần vừa qua, cuộc thảo luận này xoay quanh khả năng của AI có thể đe dọa quyền tự chủ của nhân loại trong một tương lai không xa.

Tuy nhiên, trong việc quản lý chuỗi cung ứng, thì những rủi ro trước mắt có liên quan đến việc bảo vệ kho dữ kiện.

Hai trong số các vụ xâm nhập kho dữ kiện lớn nhất chưa từng có đã xảy ra vào năm 2019, cả hai đều liên quan đến AI. Sự kiện này bao gồm việc tiết lộ 885 triệu hồ sơ tài chính của tập đoàn First American trên các máy chủ công cộng (servers).

Ông Ayala cho biết: “Một rủi ro lớn là khả năng xảy ra các cuộc tấn công mạng vào các hệ thống do AI vận hành, vốn có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng và dẫn đến những tổn thất tài chính đáng kể. Để giải quyết những lo ngại này, các công ty nên ưu tiên đầu tư vào các biện pháp bảo mật mạnh mẽ và đào tạo nhân viên về các phương pháp hay nhất để quản lý dữ kiện”.


Trận Tái Đấu Trump-Biden Năm 2024 Nhiều Gay Cấn

Khi danh sách các ứng cử viên tiềm năng cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 ngày càng dài, thì hai người đang được chú ý nhiều nhất là đương kim Tổng thống (TT) Joe Biden và cựu TT Donald Trump. Với cuộc bầu cử sơ bộ năm 2024 dự định sẽ bắt đầu chưa đầy một năm nữa.

Tin tức của Epoch Times cho biết bà Linda Linton, một nhà quản lý dự án IT khoảng 60 tuổi sống ở phía đông North Carolina cùng với chồng là ông David, tin rằng cuộc so tài giữa ông Trump và ông Biden “sẽ là một trận tái đấu đáng sợ”.

Trong khi bà ưa thích ông Trump hơn ông Biden, bà Linton lại nghĩ rằng ông Trump có thể không giành chiến thắng vào năm 2024 “hoàn toàn là vì cá tính của ông ấy. Đó là lý do duy nhất khiến ông Biden thắng cử năm 2020”.

Bà tin rằng hầu hết những người bỏ phiếu cho ông Biden hồi năm 2022 không bỏ phiếu để ủng hộ ông ấy mà họ muốn bỏ phiếu để loại ông Trump. Dù bà Linton ủng hộ ông Trump, nhưng bà không phải là một người ủng hộ mù quáng. Bà xem tính cách của ông ấy là thô lỗ và cho rằng, “hành động của ông ấy có tính cách cá nhân”. Bà cho biết, ông Trump có lẽ không phải là người mà bà muốn mời ăn tối. Tuy nhiên, khi nói đến các chính sách và khả năng giải quyết vấn đề nhập cư và ngoại giao của ông, thì bà tin rằng “ông ấy rất tuyệt vời cho đất nước Hoa Kỳ chúng ta”.

Tuy nhiên, điều đáng buồn là ông Biden vận động tranh cử từ dưới basement mà lại đắc cử là vì cá tính của ông Trump.

Ông Tim Sharp, một cựu ứng cử viên America First cho Hạ viện Florida, tin rằng cuộc tranh cử Trump–Biden năm 2024 sẽ có vẻ là một “cuộc so tài cam go”, nhưng chỉ là trên bề mặt. Ông Sharp nói với The Epoch Times, “Kinh nghiệm cá nhân của tôi khi gõ cửa từng nhà và nói chuyện với hàng ngàn cử tri ở nhiều tiểu bang cho tôi biết rằng cuộc so tài này không giống như những gì mà giới truyền thông hoặc các cuộc thăm dò có thể truyền tải. Tôi chưa gặp bất cứ ai ở bất cứ đâu trên nước Mỹ” có thể nói với ông rằng cuộc sống của họ dưới thời chính phủ Biden tốt hơn so với dưới thời chính phủ TT Trump.

Joe Biden – Donald J. Trump

Ông Sharp, hiện đang sống ở thành phố Cookeville, Tiểu bang Tennessee, tin rằng giới truyền thông thiên tả, vốn được các đối tác có tầm ảnh hưởng của họ ủng hộ trên mạng xã hội, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ bầu cử năm 2024.

Trong khi các phương tiện truyền thông thiên tả chỉ đưa tin những câu chuyện tiêu cực về ông Trump, thì ông Sharp lưu ý cách chính phủ TT Biden đã phối hợp với những đại công ty truyền thông xã hội như Twitter, Google, và Facebook để tác động đến quan điểm của công chúng. Chính phủ hiện tại cũng đã hợp tác với những người có ảnh hưởng trong giới truyền thông xã hội thiên tả, nhiều người trong số họ đã được Ủy ban Hành động Chính trị (PAC – của Dân Chủ) trả thù lao để sản xuất nội dung digital.

Hôm 09/04, hãng thông tấn Washington Examiner đã đưa tin rằng chính phủ TT Biden có bốn nhân viên digital của Tòa Bạch Ốc, họ sẽ phối hợp với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội cho chiến dịch bầu cử năm 2024 để “ca ngợi những thành tích và nghị trình của ông Biden, rót vào trương mục của những người theo họ” trên Instagram và Twitter.

Ông Sharp cho hay, “Ý kiến cá nhân của tôi là năm 2024 sẽ là năm bầu cử gây tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”.

Ông Michael Gavin một sĩ quan hải quân về hưu từ Hải quân Hoa Kỳ, là cư dân thành phố Winter Haven, tiểu bang Florida, thì không chắc ông Biden hay ông Trump sẽ là những ứng cử viên cuối cùng được lựa chọn vào năm 2024. Ông Gavin nói: “Tôi nghĩ còn nhiều điều nữa sẽ diễn ra”. Giống như bà Linton, ông cho rằng “Ông Trump ấy có vẻ hơi tự cao. Tuy nhiên, tôi nghĩ đó chỉ là cách đáp trả của ông ấy”. Những thách thức pháp lý sau đó cũng là một bất lợi.

Theo ông Gavin thì sức mạnh lớn nhất của Biden lại là một trong những điểm yếu lớn nhất của ông Trump. Đó là truyền thông. Điểm tệ nhất của ông Biden là ông ấy không còn sáng suốt.

Bà Carla Johns, một người mẹ nội trợ ở thành phố Brooksville, tiểu bang Florida, tin rằng “ông Donald Trump chắc chắn sẽ thắng, vì mọi người đã chán ngấy với nền kinh tế dưới thời Biden”.


Ông Mccarthy Đến Thăm Israel Trong Chuyến Công Du Quốc Tế Đầu Tiên Trên Cương Vị Chủ Tịch Hạ Viện

Chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ, ông Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) đã đến Israel hôm 30/04 cùng với phái đoàn quốc hội lưỡng đảng gồm 16 thành viên.

Ông đến Israel vào khoảng trưa giờ địa phương theo lời mời của Chủ tịch Knesset Amir Ohana. Knesset là quốc hội của Israel.

Ông Ohana đã chào đón ông McCarthy và phái đoàn, nói rằng ông mong muốn tăng cường kết nối giữa hai Quốc Hội. Ông cũng cảm ơn ông McCathay vì đã “chọn Knesset là quốc hội đầu tiên trên thế giới để đến trong chuyến công du này.”

Amir Ohana và Kevin McCarthy

Trong ngày kỷ niệm Quốc Khánh vào ngày 25-26/04, Knesset phát hành một thông cáo báo chí, trong đó ghi lời ông McCarthy nói, “Thật vinh dự cho chúng tôi khi được cùng quý vị đến Jerusalem để kỷ niệm nền độc lập của Israel và tái khẳng định mối bang giao đặc biệt giữa hai quốc gia của chúng ta. Trong 75 năm tới, mối quan hệ đối tác quan trọng của chúng ta hứa hẹn sẽ còn bền chặt hơn 75 năm đầu tiên”.

Ông McCarthy viết trên Twitter hôm 18/04, “Chuyến công du ngoại quốc đầu tiên của tôi trên cương vị chủ tịch Hạ viện là trở lại Israel để kỷ niệm 75 năm thành lập chính phủ của họ. Mối bang giao Hoa Kỳ-Israel vẫn quan trọng hơn bao giờ hết, và tôi tự hào nhận lời mời, và là Chủ tịch Hạ Viện thứ 2 trong lịch sử đọc diễn văn trước Knesset”. Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich (Cộng Hòa-Georgia) đã diễn thuyết trước Knesset 25 năm trước, vào tháng 05/1998.

Ông McCarthy sẽ đến thăm Yad Vashem, bảo tàng Holocaust, vào ngày 01/05 và sẽ có bài diễn văn trước Knesset vào buổi chiều cùng ngày.

Vị Chủ tịch Hạ Viện thuộc Đảng Cộng Hòa này là người ủng hộ mạnh mẽ Israel và đã công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ông tuyên bố trên Twitter, “Thủ tướng Netanyahu là một người yêu nước, một chính khách Israel và quan trọng nhất là một bằng hữu tuyệt vời của Hoa Kỳ”.

Ông McCarthy khen ngợi những cải tổ của Israel, nhất là hệ thống tư pháp. Ông Biden e ngại sự bất ổn tại Israel. Được hỏi liệu ông Biden có mời thủ tướng Israel đến Tòa Bạch Ốc hay không, ông Biden trả lời: “Không”.

Cải tổ tư pháp bắt đầu ở Israel vào ngày 04/01, khi Bộ trưởng Tư pháp Israel Yariv Levin công bố kế hoạch định hình lại mạnh mẽ hệ thống tư pháp của Israel. Ông nói, “Chúng ta đi đến thùng phiếu, bỏ phiếu, lựa chọn, nhưng hết lần này đến lần khác, những người mà chúng ta không bầu chọn sẽ quyết định thay cho chúng ta. Nhiều người chờ đợ sự cải tổ pháp luật nhưng tiếng nói của họ không được lắng nghe”. Ông nói, “Đây không phải là một nền dân chủ. Tôi đã giải quyết vấn đề này hơn 20 năm, trong thời gian đó tôi đã cảnh báo về sự nguy hiểm của việc tư pháp hóa, đồng thời đưa ra các đề nghị cải tổ. Thật không may, những rủi ro mà tôi cảnh báo đã thành hiện thực. Do đó, đã đến lúc phải hành động. Hôm nay, tôi đang khởi động giai đoạn đầu tiên của cải tổ tòa án, mục đích là tăng cường dân chủ, khôi phục tòa án, khôi phục niềm tin vào hệ thống pháp luật và khôi phục sự cân bằng giữa ba nhánh của chính phủ”.


Đài Loan Đang Tách Rời Khỏi Trung Cộng

Những hành động gần đây của Mỹ nhằm tách rời nền kinh tế của mình khỏi Trung Cộng, dường như Đài Loan đang noi gương. Không phải chính sách chính thức của Đài Bắc đã ủng hộ đường lối ngày càng thù địch của Hoa Thịnh Đốn đối với Bắc Kinh, mà ngược lại, Đài Bắc dường như đã tuân thủ một đường lối ngoại giao cân bằng thận trọng. Thay vào đó, chính các doanh nghiệp Đài Loan, theo lợi ích riêng của mình, đã nới lỏng mối quan hệ với Trung Cộng, vốn một thời không thể bác bỏ.

Một số hành động của các doanh nghiệp Đài Loan phản ảnh những lo ngại về ý định quân sự của Bắc Kinh. Hầu hết, việc nới lỏng này phản ảnh những đánh giá vô tư về lợi nhuận và rủi ro. Trên cơ sở đó, hành động tách rời dường như sẽ tiếp diễn.

Bằng chứng rõ ràng nhất xuất hiện trong các dòng đầu tư. Đầu tư trực tiếp của Đài Loan vào Trung Cộng đã giảm mạnh từ mức tương đương 9.0 tỷ USD trong năm 2017 xuống dưới 1.7 tỷ USD trong năm ngoái, vốn là giai đoạn gần đây nhất có dữ kiện đầy đủ. Đó là mức giảm 81% chỉ trong 5 năm. Cũng không phải là các doanh nghiệp Đài Loan đã ngừng đầu tư nói chung. Thay vào đó, họ đã chuyển các nỗ lực đầu tư sang nơi khác. Đông Nam Á và Ấn Độ đã chứng kiến những dòng vốn mà trước đây có thể chảy vào Trung Cộng.

Ngay cả Hoa Kỳ và châu Âu cũng thu được lợi ích từ những tổn thất tương đối này của Trung Cộng. Trong khi trước đây, Trung Cộng thường xuyên chiếm hoàn toàn 2/3 tổng số đầu tư ra ngoại quốc của Đài Loan, vị thế tương đối của Trung Cộng đã giảm xuống chỉ còn 1/3 tổng số đầu tư của Đài Loan, ít hơn một chút so đầu tư vào riêng Singapore, và ngang bằng với đầu tư của Đài Loan hiện nay vào Hoa Kỳ.

Do phần lớn hàng xuất cảng của Đài Loan sang Trung Cộng là các đồ phụ tùng để lắp ráp trong các doanh nghiệp Đài Loan có uy tín, nên sự chuyển dịch đầu tư đã làm chậm tốc độ tăng trưởng xuất cảng hàng điện tử từ Đài Loan sang Trung Cộng. Trong khi xuất cảng như vậy tăng 24% trong năm 2020, thì năm 2022 chỉ tăng có 11%.

Ngoài sự thận trọng tự nhiên thôi thúc bởi các cuộc diễn tập quân sự đầy đe dọa và gây bối rối của nhà cầm quyền Trung Cộng xung quanh Đài Loan, còn có hai lý do khác mang tính kinh doanh hơn, đã định hướng sự thay đổi trong trọng tâm đầu tư này. Chi phí sản xuất là chủ yếu. Tiền lương của Trung Cộng đã tăng so với tiền lương ở nơi khác. Bên cạnh sự tương đồng về văn hóa, các doanh nghiệp Đài Loan ưa chuộng các hoạt động của Trung Cộng vì họ cung cấp khả năng tiếp cận với lực lượng lao động rẻ và có kỷ luật. Doanh nghiệp của Mỹ và Âu Châu cũng gần như vậy.

Nhưng khi Trung Cộng đã phát triển, mức lương của nước này đã bắt đầu bắt kịp mức lương ở những nơi khác. Từ năm 2010 đến năm 2021, mức lương trung bình tại nhà máy ở Trung Cộng đã tăng khoảng 247.0%, khoảng 12% một năm — nhanh hơn nhiều so với mức tăng lương ở châu Âu hoặc châu Mỹ. Tiền lương ở Ấn Độ và Đông Nam Á cũng tăng nhanh hơn ở châu Âu và Hoa Kỳ, nhưng không bằng ở Trung Cộng. Về lợi nhuận, Trung Cộng trở nên kém hấp dẫn hơn với tư cách là một điểm đến cho các hoạt động chế tạo. Một nhà quan sát Đài Loan lưu ý rằng chỉ riêng câu hỏi về mức lương tương đối đã đe dọa vị thế “công xưởng thế giới” của Trung Cộng.

Đóng góp vào sự chuyển dịch của các doanh nghiệp Đài Loan là tác động của thuế quan đối với hàng hóa Trung Cộng vào Hoa Kỳ. Do cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt theo từng giai đoạn trong năm 2018 và 2019, Tổng thống Joe Biden, mặc dù có xu hướng hủy bỏ tất cả những gì ông Trump đã làm, nhưng đã giữ nguyên mức thuế quan này. Bởi vì phần lớn đầu tư của Đài Loan vào Trung Cộng sau đó trợ giúp cho hàng hóa được vận chuyển đến Hoa Kỳ, nên thuế quan khiến cho các hoạt động ở Trung Cộng kém hấp dẫn hơn rất nhiều đối với các doanh nghiệp Đài Loan so với trước đây.

Theo đó, các nhà đầu tư Đài Loan đã bắt đầu quá trình dịch chuyển dòng vốn đầu tư sang các nền kinh tế không bị áp thuế trên, như Ấn Độ và Việt Nam. Từ năm 2019 đến năm 2022, dòng kỹ nghệ Đài Loan vào Hoa Kỳ có nguồn gốc từ Việt Nam đã tăng gấp đôi. Những dòng sản phẩm từ Ấn Độ đã tăng 72%. Hiện sự ưu tiên cho Ấn Độ chắc chắn sẽ đạt được động lực khi Apple có kế hoạch chuyển 50% sản lượng iPhone của mình sang Ấn Độ vào năm 2027, tăng từ mức 5% hiện tại.

Mặc dù các hành động này phản ảnh các quyết định kinh doanh cá nhân hơn là chính sách do Đài Bắc đặt ra, nhưng Bắc Kinh đã đe dọa sẽ trả đũa bằng cách chấm dứt Thỏa thuận Khung hợp tác Kinh tế (ECFA) đối với Đài Loan.

Loading

Bài liên quan:
  • Tin Cuối Tuần (20-21-May-2023)
  • Các Viên Chức Chính Quyền Đang Tìm Cách Đổ Lỗi Về COVID-19
  • Ông Robert F. Kennedy Jr. Tuyên Bố Sẽ Không Ra Tranh Cử Với Cựu Tổng Thống Donald Trump
  • Đảng Cộng Hòa Và TT Biden Có Thể Tìm Thấy Thảo Luận Về Mức Trần Nợ
  • Các Nhà Lập Pháp Lưỡng Đảng Phẫn Nộ Về Việc FBI Lạm Dụng Quy Định Giám Sát
  • CEO Công Ty Mẹ Của CNN Đưa Ra Bình Luận Bất Ngờ
  • Tại Hội Nghị G-7, Hầu Hết Các Đồng Minh Đều ‘Sẽ Đáp Trả’ Nếu Trung Cộng Xâm Chiếm Đài Loan
  • TT Biden Gặp Ông Zelensky Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Ở Hiroshima
  • Các Công Ty Có Trụ Sở Tại Trung Cộng Đánh Cắp Tài Sản Trí Tuệ Của Hoa Kỳ
  • Thống Đốc Montana Ra Lệnh Cấm Tiktok Trên Toàn Tiểu Bang
  • Dự Luật Lưỡng Đảng Ngăn Chặn Trung Cộng Mua Đất Nông Nghiệp Của Hoa Kỳ
  • Tin Cuối Tuần (13-14-May-2023)
  • Các Viên Chức FBI Thiếu Xót Trong Việc Phân Tích Hồ Sơ Trump-Nga
  • Trước Các Phát Giác Trong Báo Cáo Của Ông Durham, Cựu TT Trump Lên Tiếng Rằng, Công Chúng Mỹ Đã Bị Lừa Gạt
  • Ông Trump Tiết Lộ Chiến Lược Truyền Thông Cho Chiến Dịch Tranh Cử Năm 2024
  • Chính Phủ TT Biden Và Các Nhà Lập Pháp GOP Tranh Cãi Về Mức Trần Nợ
  • Quốc Hội Chỉ Trích Việc Chính Phủ Biden Trì Hoãn Kế Hoạch Dầu Khí Ngoài Khơi
  • Những ràng buộc với Trung Quốc đè nặng lên các thương hiệu Hoa Kỳ
  • Đức Cho Biết Trung Quốc Vẫn Vận Hành Đồn Công An Ở Berlin
  • Tổng Thống Zelensky Bất Ngờ Thăm Vương Quốc Anh, Hội Đàm Với Thủ Tướng Sunak
  • Các Thành Phố Của Hoà Lan Cắt Đứt Liên Hệ Với Các Thành Phố Kết Nghĩa Để Tách Khỏi Trung Cộng
  • Tin Cuối Tuần (22-23-Apr-2023)
  • TT Trump Nhận Được Sự Bảo Chứng Từ Các Thành Viên Quốc Hội Florida
  • Chỉ Số Kinh Tế Hàng Đầu Của Hoa Kỳ Giảm Xuống Mức Thấp
  • Ông Larry Elder tuyên bố tranh cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024
  • Robert F. Kennedy Jr. Đang Cố Gắng Cứu Đảng Dân Chủ
  • Người Chuyển Giới Phá Hoại Môn Thể Thao Của Nữ Học Sinh
  • Hỏa Tiễn Spacex Phát Nổ Trên Vịnh Mexico
  • Những Người Theo Chủ Nghĩa Xã Hội Thân Nga Ở Hoa Kỳ Đang Bị Lộ Tẩy
  • Trung Cộng Là Mối Đe Dọa Lớn Nhất Đối Với Hoa Kỳ Trong Vòng 100 Năm
  • Dân Biểu Cộng Hoà Kêu Gọi Không Nên Tổ Chức “Thành Phố Kết Nghĩa”
  • Hạ Viện Hoa Kỳ Thông Qua Dự Luật Yêu Cầu Về Việc Sử Dụng Các Thiết Bị Huawei, ZTE
  • Cuộc Diệt Chủng Người Mỹ Của Trung Cộng
  • Chiến Tranh Với Trung Cộng Khó Tránh
  • Chính Phủ Anh Kêu Gọi Đóng Cửa Các Đồn Công An Trung Cộng
  • Lý Do Trung Quốc Đề Nghị Cung Cấp 10 Tỷ USD Cho Taliban Để Tiếp Cận Lithium
  • Tin Cuối Tuần (15-16-Apr-2023)
  • Chính Phủ Biden Quyết Định Xuất Cảng Khí Đốt Tự Nhiên Từ Alaska
  • Lạm Phát Dai Dẳng, Khủng Hoảng Tín Dụng Đe Dọa Nền Kinh Tế Thời Biden
  • Rạn Nứt Trên Thị Trường Lao Động Hoa Kỳ, Mất Việc Gia Tăng Trong Lãnh Vực Kỹ Nghệ
  • Tài Phiệt Lớn Của Đảng Dân Chủ Đứng Sau Vụ Kiện Phỉ Báng Cựu TT Trump
  • Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ Tiết Lộ Các Chi Tiết Liên Quan Đến Băng Đảng Sinaloa, Về Buôn Lậu Fentanyl
  • TT Biden Lạc Quan Cho Rằng Ông Được Truyền Cảm Hứng Để Tái Tranh Cử Năm 2024
  • Nghị Sĩ Thứ Bảy Bảo Chứng Cho Ông Trump Cho Nỗ Lực Tái Tranh Cử Tổng Thống Năm 2024
  • Hoa Kỳ Trừng Phạt Hai Công Ty Trung Cộng Vì Cung Cấp Nguyên Liệu Để Chế Biến Fentanyl Bất Hợp Pháp
  • Ông Michael McCaul Cho Rằng, Bị Trung Cộng Trừng Phạt Là ‘Huy Hiệu Danh Dự’
  • Càng Ngày Càng Có Nhiều Người Coi Trung Cộng Là ‘Kẻ Thù’
  • Ông Mike Pompeo Kêu Gọi Tây Phương và Hoa Kỳ Bảo Vệ Đài Loan
  • Cựu Ngoại Trưởng Mike Pompeo Không Tranh Cử Tổng Thống Năm 2024
  • Tin Cuối Tuần (08-09-Apr-2023)
  • Thượng Viện Texas Thông Qua Dự Luật Cấm Tiếp Tay Trung Cộng Thu Hoạch Nội Tạng
  • Tiền Digital Của Ngân Hàng Trung Ương Là Mối Đe Dọa Kinh Tế Mỹ
  • Quốc Hội Hoa Kỳ Tìm Hiểu Về Trí Tuệ Nhân Tạo
  • Các Nhà Phát Triển Kêu Gọi Thận Trọng Với AI
  • Thẩm Phán Liên Bang Ra Lệnh FDA Ngừng Thuốc Phá Thai Mifepristone
  • Trung Cộng Điều Động 42 Chiến Đấu Cơ, 8 Tàu Chiến Đáp Trả Sự Việc Tổng Thống Đài Loan Gặp Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ
  • Đánh Giá Của Chính Phủ TT Biden Đổ Lỗi Cho Ông Trump Về Cuộc Rút Quân Hỗn Loạn Ở Afghanistan
  • Ý Tránh Xa Thực Phẩm Làm Từ Côn Trùng Và Thịt Chế Tạo Trong Phòng Thí Nghiệm
  • Trung Cộng và Nga Đang Thúc Đẩy Thay Thế Vị Trí Đồng Dollar của Mỹ