Tin Hoa Kỳ và Thế Giới
Các Viên Chức FBI Thiếu Xót Trong Việc Phân Tích Hồ Sơ Trump-Nga
Báo cáo được chờ đợi từ lâu nay của Biện lý Đặc biệt của Bộ Tư Pháp, ông John Durham, công khai phổ biến với kết luận, “Các điều tra viên trong cuộc điều tra Crossfire Hurricane của FBI đã không thể chứng thực bất cứ cáo buộc quan trọng nào từ Hồ Sơ Steele, bởi vì các viên chức cao cấp của FBI thiếu tiêu chuẩn phân tích hồ sơ nhận được từ một nguồn có liên quan với cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton”.

Báo cáo của biện lý Durham cho thấy một cuộc điều tra bắt đầu với việc Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr bổ nhiệm ông Durham với công việc đánh giá các vấn đề liên quan đến chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016, bà Hillary Clinton và ông Donald Trump. Bản đánh giá trở thành một cuộc điều tra hình sự về nhiều khía cạnh của chiến dịch, đặc biệt là vai trò của FBI trong việc điều tra các cáo buộc về sự can thiệp của ngoại quốc thông qua chiến dịch Crossfire Hurricane.
Ông Durham được yêu cầu điều tra xem “liệu FBI có đủ dữ kiện căn bản để mở cuộc điều tra Crossfire Hurricane, bắt đầu vào ngày 31/07/2016, với vai trò là một vụ phản gián chính thức và Đạo Luật Ghi Danh Đại Diện Ngoại Quốc (Foreign Agents Registration Act – FARA)”, cũng như liệu “việc mở chiến dịch Crossfire Hurricane như một cuộc điều tra đầy đủ vào ngày 31/07/2016, có đồng nhất với cách FBI giải quyết các thông tin tình báo khác mà họ đã nhận được trước ngày 31/07/2016, liên quan đến những âm mưu của các tập đoàn ngoại quốc nhằm gây ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử của bà Clinton và các chiến dịch tranh cử khác không?”.
Ông Durham cũng được giao nhiệm vụ xác định xem “FBI có xem xét đầy đủ các thông tin tình báo quan trọng khác mà họ nhận được gần như cùng lúc với thông tin tình báo được sử dụng cho cuộc điều tra Crossfire Hurricane hay không”. Thế nhưng, các dữ kiện không liên quan đến chiến dịch tranh cử của ông Trump, mà lại liên quan đến một kế hoạch tranh cử của bà Clinton chỉ để ‘phỉ báng ông Donald Trump bằng cách khuấy động một vụ bê bối cho rằng có sự can thiệp của cơ quan an ninh Nga’... Người ta chờ đợi theo dõi liệu những tắc trách và hành động đó của FBI có vi phạm luật pháp hay không?
Cuối cùng, ông Durham trình bày sự nghi ngờ về “hành động của FBI hoặc của nhân viên của FBI trong việc cung cấp thông tin giả hoặc không đầy đủ cho Tòa Án Giám Sát Tình Báo Ngoại Quốc (Foreign Intelligence Surveillance Court – FISC), có dấu hiệu phạm tội vượt ngoài sự nghi ngờ hợp lý”.
Điểm then chốt là hồ sơ có tên gọi là Steele Dossier (Hồ sơ Steele), do cựu nhân viên tình báo người Anh, tên là Christopher Steele biên soạn, người đã được chiến dịch tranh cử của bà Clinton gián tiếp trả tiền để nguỵ tạo bằng chứng cho thấy có sự hợp tác giữa nhân viên tình báo Nga với chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Theo báo cáo, Hồ sơ Steele tuyên bố rằng “có một âm mưu hợp tác được dàn dựng kỹ lưỡng giữa ông Trump và giới lãnh đạo Nga. Âm mưu này được kiểm soát từ phía ông Trump thông qua ông Paul Manafort, là người quản lý ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng Hoà. Ông Paul đã sử dụng cố vấn chính sách đối ngoại Carter Page và những người khác làm trung gian. Hai bên có mục tiêu chung là đánh bại ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton, vốn là người mà tổng thống Vladimir Putin rất sợ hãi và căm ghét”.
Nhưng theo báo cáo Durham cho biết, FBI không chỉ không thể chứng thực cáo buộc cốt lõi trong hồ sơ đó, mà các tin tức tình báo đến từ Igor Danchenko, là một người Mỹ gốc Nga. Danchenko cung cấp cho Steele dữ kiện để xào nấu thành tài liệu để tố cáo ông Trump thông đồng với Nga; để từ đó đi đến sự kiện Quốc Hội trong tay đảng Dân Chủ đem ông Trump ra luận tội để truất phế.
Báo cáo của ông Durham còn cho thấy “…phần quan trọng trong những gì ông Danchenko nói với FBI không khớp với những gì ông Steele đã nói với FBI trong các cuộc phỏng vấn trước đó… Tuy nhiên, Tòa án Giám sát Tình báo Ngoại quốc (FISC) không được thông báo về những điểm không khớp này”.
Bản báo cáo của ông Durham, còn cho biết FBI nói với FISC rằng người đưa tin cho ông Steele là Danchenko hiện đang sống tại Nga; nhưng sau khi biết ông này sống tại Hoa Thịnh Đốn mà không điều chỉnh. FBI cũng không bao giờ báo cáo với FISC về Danchenko mà FBI còn thuê Danchenko làm Mật Báo Viên. Những thông tin nhận được từ Danchenko không có cái nào có thể chứng thực cho những dữ kiện dùng trong việc cáo buộc ông Trump được ghi trong Steele Dossier.
Dựa trên các điểm dữ kiện bằng chứng đó, ông Durham kết luận rằng “Bộ Tư pháp (DOJ) và FBI đã không duy trì sứ mệnh quan trọng của họ là tuân thủ luật pháp liên quan đến một số sự kiện và hoạt động được mô tả trong báo cáo này”.
Trước Các Phát Giác Trong Báo Cáo Của Ông Durham, Cựu TT Trump Lên Tiếng: Công Chúng Mỹ Đã Bị Lừa Gạt
Phát ngôn viên của văn phòng cựu Tổng thống (TT) Donald Trump đã tuyên bố rằng báo cáo điều tra do Biện lý Đặc biệt, ông John Durham công bố, đã chứng minh về hành vi của chính phủ liên bang nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016.

Ông Trump, hiện là ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2024, đã viết trong một tuyên bố trên Truth Social, “Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, ông biện lý John Durham kết luận rằng FBI lẽ ra không bao giờ nên tiến hành Cuộc điều tra Trump-Nga! Nói cách khác, công chúng Mỹ đã bị lừa gạt, giống như hiện nay có những người không muốn Nước Mỹ hùng mạnh!”
Trong một tuyên bố khác, ông Trump viết, “Báo cáo của ông Durham trình bày rất chi tiết Trò Lừa Bịp của Đảng Dân Chủ đã gây ra cho tôi và cho người dân Mỹ. Đây là Gian lận Bầu cử Tổng thống năm 2020, giống như việc đánh tráo các thùng phiếu, và còn hơn thế nữa”.
Phản ứng của cựu tổng thống Trump được đưa ra ngay sau khi Bộ Tư pháp (DOJ) công bố Báo cáo của Biện lý Durham được nhiều người chờ đợi lâu nay. Ông Durham viết rằng, báo cáo này đã phát giác ra những sai sót trong cuộc điều tra năm 2016–2017 của FBI đối với chiến dịch tranh cử của ông Trump, vốn dĩ dựa trên những cáo buộc chưa được kiểm chứng và từ đó đã không chứng minh được các cáo buộc rằng ông Trump đã thông đồng với các tổ chức Nga.
Chiến dịch tranh cử của ông Trump cho biết báo cáo này cho thấy có sự hoạt động của một thế lực ngầm trong chiến dịch “quảng bá thông tin sai lệch nhằm lừa gạt cử tri vào năm 2016” và nhằm loại bỏ ông Trump khỏi chức vụ tổng thống sau khi ông thắng cử.
Phát ngôn viên của chiến dịch tranh cử của ông Trump 2024 nói rằng: “Trò lừa bịp về vụ ‘Thông Đồng với Nga’ do bàn tay trong bóng tối tại Bộ Tư pháp và FBI chủ mưu nhằm hãm hại Tổng thống Trump và của người dân Mỹ”.
Ông Trump Tiết Lộ Chiến Lược Truyền Thông Cho Chiến Dịch Tranh Cử Năm 2024
Trong một cuộc phỏng vấn mới, cựu Tổng thống (TT) Donald Trump cho rằng ông cần các hãng truyền thông lớn để đưa tin về chiến dịch tranh cử của ông để đoạt cơ hội chiến thắng vào năm 2024.
Ông Trump nói với thông tấn Messenger rằng, “Tôi đang hợp tác với rất nhiều hãng thông tấn khác nhau. Tôi thất vọng với hãng Fox. Tôi nghĩ việc sa thải Tucker Carlson là một sai lầm trầm trọng. Tôi đã rất thất vọng. Và tất nhiên, tôi thất vọng với tin tức về cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, đặc biệt là cuộc bầu cử ở tiểu bang Arizona”.

Kể từ khi kết thúc cuộc bầu cử năm 2020, cựu tổng tư lệnh chủ yếu tham gia các cuộc phỏng vấn cho các hãng thông tấn và podcaster thuộc phái bảo tồn truyền thống, và ông chưa quay lại Twitter — một nền tảng mạng xã hội mà ông đã sử dụng hiệu quả trong kỳ tranh cử năm 2016.
Về xếp hạng chung, cuộc phỏng vấn diễn ra trên thông tấn CNN của ông Trump được xem là vượt trội hơn những lần xảy ra trên Fox News và MSNBC. Công ty Nielsen chuyên nghiên cứu về truyền thông cho rằng, trong độ tuổi 25-54, họ đã hài lòng và dành nhiều cảm tình với cuộc phỏng vấn của CNN, vượt qua các mạng lưới đối thủ khác.
Trong các bình luận công khai và trên mạng xã hội, ông Trump và các đồng minh thuộc phái bảo thủ ủng hộ ông cho biết cuộc vấn đáp của ông Trump với CNN vừa qua là một sự thành công và cho thấy cựu tổng thống là một ứng cử viên đầy ưu thế trong Đảng Cộng Hòa.
Khi nghe dư luận cho rằng CNN bị tổn thương sau cuộc phỏng vấn vừa qua, ông Trump tỏ ra ngạc nhiên, ông nói, “Tôi ngạc nhiên về những gì đã xảy ra. Đáng ra CNN nên xem đó là thành quả tốt và nên ăn mừng thì mới phải”.
Dư luận diễn ra vài ngày sau khi ông Trump tham gia một buổi truyền hình theo kiểu vấn đáp của CNN vào tối thứ Tư tuần trước (10/05), một cuộc phỏng vấn vốn đã vấp phải sự chỉ trích của các nhà lập pháp và các nhà phê bình thuộc cánh tả. Có vài nhân viên của chính thông tấn CNN không vừa lòng vì ông Trump thao túng ngay trên sân nhà.
Sau khi thông tấn CNN thay đổi cấp lãnh đạo, một số nhân viên được cho nghỉ việc để đổi lại khuynh hướng giảm bớt sự lệch về phía tả quá nhiều và lắng nghe những người bảo thủ. Nhất là những cử tri thuộc cánh hữu, với phân nửa dân chúng Mỹ ủng hộ ông Trump phải được lắng nghe.
Chính Phủ TT Biden Và Các Nhà Lập Pháp GOP Tranh Cãi Về Mức Trần Nợ
Các viên chức Chính phủ Tổng thống Biden và các nhà lập pháp của Quốc Hội đã tham dự các cuộc bàn thảo vào hôm Chủ Nhật 14/05 để bày tỏ quan điểm của họ và gây ảnh hưởng đến dư luận. Và cho thấy đất nước Hoa Kỳ một lần nữa gặp phải một thời hạn mà theo đó mức trần nợ phải được nâng lên hoặc quốc gia này không thể thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình.
Người ta cho rằng, đó là một trò chơi “2 con dê qua cầu” về tài chính, với hầu hết các thành viên Đảng Dân Chủ — những người đang muốn tiếp tục tăng mức trần nợ — đối đầu với một phe nhỏ hơn và cứng rắn về tài chính của Đảng Cộng Hòa (GOP), trong số đó có những người đã từ chối bỏ phiếu cho Dân biểu Kevin McCarthy (Cộng Hòa-California) vào vị trí Chủ tịch Hạ Viện hồi tháng Giêng vừa qua cho đến khi ông đồng ý với các yêu cầu lập pháp về các vấn đề tài khóa.
Những người thuộc đảng Cộng Hoà nhất mực chủ trương chính phủ nhỏ và cắt giảm chi tiêu trong chính phủ, không muốn để lại nợ nần cho các thế hệ mai sau; trong khi những người của đảng Dân Chủ thì lại chủ trương phình to chính phủ và phung phí tiêu tiền thuế của dân chúng Hoa Kỳ. Đó là ý niệm chính yếu khác biệt giữa hai đảng khiến cho việc thoả thuận về tài khoá luôn luôn có những cuộc tranh cãi khó đi đến sự đồng thuận.
Một số người lo ngại rằng ông McCarthy có thể bị ép buộc, vì những cam kết mà ông đã đưa ra, để cho phép vỡ nợ trừ khi các thành viên Đảng Dân Chủ đồng ý cắt giảm chi tiêu.
Các cuộc đàm phán tiếp tục liên quan đến các nhà lãnh đạo Quốc Hội của Đảng Dân Chủ, Đảng Cộng Hòa và Tòa Bạch Ốc.
Quốc Hội đã thiết lập mức trần nợ trong Đệ nhất Thế chiến, cho phép Bộ Ngân khố Hoa Kỳ vay tới một giới hạn nhất định.
Chi tiêu cho đại dịch, chi phí tài chính cho các cuộc chiến và chi trả cho việc chăm sóc sức khoẻ và các chi tiêu khác đều góp phần đáng kể vào khoản nợ quốc gia hiện tại là 31.3 ngàn tỷ USD, một con số tính ra là khoản nợ khoảng 94,000 USD cho mỗi công dân.
Nếu Quốc Hội và tổng thống không thể đồng ý về việc tăng hạn mức nợ, vỡ nợ có thể xảy ra vào đầu tháng Sáu và không muộn hơn vào đầu tháng Tám.
Trong cuộc phỏng vấn trên CNN, ông Trump đã có ý kiến đối với khác giả khắp nơi, ông nói, nếu các thành viên đảng Cộng Hoà và Dân Chủ trong Quốc Hội không thể cắt giảm chi tiêu để có thể nâng trần nợ thì vỡ nợ sẽ tốt hơn tăng mức trần nợ mà không giảm chi tiêu.
Quốc Hội Chỉ Trích Việc Chính Phủ Biden Trì Hoãn Kế Hoạch Dầu Khí Ngoài Khơi
Các thành viên Đảng Cộng Hòa và một số thành viên Đảng Dân Chủ trong Quốc Hội cho rằng việc Bộ Nội Vụ Hoa Kỳ (DOI) không rõ ràng và trì hoãn trong nhiều tháng về việc tái cấp phép Khoan Dầu Khí Ngoài Thềm Lục địa Quốc gia 5 năm — là một sự lừa dối về mặt luật định.

Theo quy định, chương trình cho phép khoan ngoài khơi của liên bang giai đoạn 2017-2022 phải được cập nhật vào tháng 06/2022. Nhưng do các vụ kiện tụng đang chờ giải quyết, DOI đã bỏ lỡ thời hạn này.
Hồi tháng Ba, DOI cho biết việc tái cấp phép cuối cùng cho chương trình này sẽ sẵn sàng vào tháng Chín tới, với khả năng khai triển vào tháng 12/2023 sau một khoản thời gian 60 ngày lấy ý kiến và đánh giá từ công chúng. Gần 800,000 bình luận đã được gửi trong tháng Tư.
Cho đến lúc đó, không có bộ phận nào nhận trách nhiệm để điều phối việc bán hợp đồng khoan dầu/khí đốt trong vùng biển của Hoa Kỳ. Ngay cả khi được tái cấp phép sau thời gian có thể bị đình trệ 18 tháng, việc cho phép và đánh giá về môi trường có thể mất thêm 18 tháng nữa để các chương trình có thể có hiệu lực.
Các nhà phê bình cho rằng điều này không xảy ra một cách tình cờ. Họ cho rằng các cơ quan liên bang đang thúc đẩy các sáng kiến năng lượng xanh của Tổng thống Joe Biden , chú trọng các chương trình thúc đẩy các hợp đồng lắp đặt tua-bin sản xuất điện bằng quạt gió ngoài khơi, trong khi số phận chương trình khoan Dầu và Khí đốt Ngoài Thềm lục địa (Outer Continental Shelf, OCS) vẫn bị dìm và không được mang ra thảo luận.
Những ràng buộc với Trung Quốc đè nặng lên các thương hiệu Hoa Kỳ
Hôm 02/05, hai dân biểu hàng đầu đã yêu cầu các thương hiệu thời trang xác nhận rằng chuỗi cung ứng của họ không bị lao động nô lệ ở Trung Cộng làm hoen ố. Tìm nguồn cung ứng từ lao động cưỡng bức ở khu vực Tân Cương của Trung Cộng, nơi đang diễn ra nạn diệt chủng, hiện nay là vi phạm pháp luật của Hoa Kỳ.

Apple phụ thuộc loại có nhân công và người tiêu dùng ở Trung Quốc nhiều đến nỗi hôm 03/05, một bài báo của Financial Times đã gọi Apple là một “công ty Trung Cộng”. Apple có 54 cửa hàng tại Trung Cộng và giám đốc điều hành của hãng, ông Tim Cook, gần đây đã ca ngợi sự phát triển song hành của Apple với Trung Cộng là liên hệ “cộng sinh”.
Theo bài báo, “Sau khi ký một thỏa thuận bí mật năm 2016 để đầu tư 275 tỷ USD vào nền kinh tế, lực lượng lao động, và năng lực kỹ nghệ của Trung Quốc, iPhone đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất”.
Tác giả đã lưu ý khó khăn trong việc giải thoát Apple khỏi Trung Cộng bằng cách chuyển sản xuất sang các nước khác. “Ngay cả những thay đổi nhỏ cũng có nguy cơ bị các nhà độc tài Trung Cộng trả đũa. Họ có thể kêu gọi những người tiêu dùng tại Trung Quốc chống lại các sản phẩm của Apple”.
Đồng thời, do công chúng ngày càng nhận ra mối đe dọa từ đảng cộng sản Trung Cộng, các nhà quản lý thương hiệu có ý thức của Apple đang tìm cách chuyển các cơ sở sản xuất sang những nơi ít gây tranh cãi hơn như Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, và Ireland.
Sau chuyến thăm California hồi tháng trước (04/2023), Dân biểu Mike Gallagher (Cộng Hòa-Wisconsin), Chủ tịch Ủy ban Đặc biệt của Hạ Viện về Trung Cộng, nói rằng Apple và Disney sẽ phải đối phó với những rào cản lớn nhất do sự tách rời ra khỏi Trung Cộng trong tương lai.
Ông nói với Bloomberg, “Apple là trung tâm của khía cạnh phức tạp nhất của cuộc cạnh tranh này, đó là các công ty lớn hiện đang có mặt ở Trung Cộng sẽ không thể tránh khỏi sự tách rời về kinh tế”.
Các công ty liên kết với Trung Cộng có cơ sở khách hàng ở Hoa Kỳ — trong đó có Huawei, TikTok, Shein, Temu, Zoom, và Binance — cũng đang giữ khoảng cách Trung Cộng hoặc tìm kiếm những kẽ hở. Các nhà lập pháp cho rằng các công ty thời trang Trung Cộng đang khai thác kẽ hở về miễn thuế cho hàng “giá trị nhỏ không đáng kể” của Hoa Kỳ đối với hàng nhập cảng dưới 800 USD được bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Quốc hội nên đóng kẽ hở này ngay lập tức. Tất cả những người mua hàng hóa từ Trung Cộng đều phải trả mức thuế cao như nhau. Các công ty thời trang được các dân biểu chất vấn trong tuần này về các đường dây cung ứng nguyên vật liệu từ Trung Cộng, phải trả lời các câu hỏi về việc liệu họ có sử dụng nguyên vật liệu do lao động nô lệ ở Tân Cương sản xuất hay không.
Trong số các nhà lập pháp yêu cầu câu trả lời từ các công ty thời trang có Dân biểu Gallagher và Dân biểu Raja Krishnamoorthi (Dân Chủ-Illinois), thành viên cao cấp của Uỷ Ban.
Họ đang tìm hiểu sâu hơn về các cáo buộc được đưa ra trong lời khai trước Quốc Hội hồi tháng Ba này rằng một số công ty Hoa Kỳ đang vi phạm Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức Người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA) năm 2021, cấm các sản phẩm có nguồn gốc khả nghi từ Tân Cương. Theo các nhà lập pháp, trừ phi các công ty có thể chứng minh rằng chuỗi cung ứng của họ trong khu vực hoàn toàn sạch sẽ, nếu không họ sẽ vi phạm luật.
Trong một hành động leo thang chống lại các công ty thời trang, các dân biểu đã cho các công ty này một thời hạn ngắn để cung cấp thông tin về các nhà cung cấp vật liệu, chính sách kiểm toán nhà cung cấp, và các hoạt động chuỗi cung ứng khác.
Ông Gallagher, cựu Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr, và Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa-Florida) cũng đã chỉ trích Công ty Walt Disney. Ông Rubio đã viết một bức thư ngỏ vào năm 2020, có chữ ký của ông Gallagher và các nhà lập pháp khác, chỉ trích Disney vì rõ ràng đã hợp tác với Trung Cộng, bao gồm cả việc sản xuất bộ phim “Hoa Mộc Lan” ở Tân Cương. Bất chấp nạn diệt chủng đang diễn ra, Disney vẫn ngang nhiên hợp tác với bộ phận tuyên truyền và an ninh của Trung Cộng ở Tân Cương.
Đức Cho Biết Trung Quốc Vẫn Vận Hành Đồn Công An Ở Berlin
Hôm 12/05, các viên chức Đức cho biết họ tin rằng hai tiền đồn công an trái phép của Trung Cộng vẫn đang hoạt động ở nước này, mặc dù hồi tháng Hai Bắc Kinh đã hứa sẽ đóng cửa những tiền đồn đó.

Trong một cuộc họp báo thường nhật hôm 14/05, một phát ngôn viên của Bộ Nội Vụ Liên Bang cho biết những tiền đồn công an này “không phải là văn phòng cố định, mà là những cơ sở di động”. Phát ngôn viên này cho biết thêm, các cá nhân, trong đó có một số người mang quốc tịch Trung Cộng, thực hiện “các nhiệm vụ chính thức” theo lệnh của nhà cầm quyền Trung Cộng.
Theo Safeguard Defenders, một nhóm tranh đấu nhân quyền có trụ sở tại Tây Ban Nha, nói rằng, “đồn công an hải ngoại” này được cho là một phần của hơn 100 cơ sở tương tự do Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) điều hành trên toàn cầu. Viện dẫn các thông báo chính thức, các nhà nghiên cứu đã xác định những đồn công an không chính thức này ở ít nhất 53 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Ý, và Đức.
Trong báo cáo nối tiếp được công bố hồi tháng 12/2022, nhóm này cho biết, nhà cầm quyền Trung Cộng sử dụng các cơ sở này để “sách nhiễu, đe dọa, uy hiếp và ép buộc các mục tiêu phải quay về Trung Cộng để chịu sự bức hại”.
Sự hiện diện rộng rãi này đã khiến chính phủ Đức và các quốc gia Âu Châu khác phải mở các cuộc điều tra về các cơ sở như vậy trên lãnh thổ của họ.
Hồi tháng 10/2022, một phát ngôn viên của Bộ Nội Vụ nói với tờ báo địa phương Handelsblatt rằng, “Chính phủ liên bang không chấp nhận việc thực thi quyền lực nhà nước của ngoại quốc, và theo đó, nhà cầm quyền Trung Cộng không có quyền hành pháp trên lãnh thổ của Cộng Hòa Liên bang Đức”.
Sau đó, Berlin cho biết nhà cầm quyền Trung Cộng đã thiết lập ít nhất hai đồn công an trên nước Đức, chứ không phải như khám phá của Safeguard Defender. Báo cáo của nhóm này chỉ đề cập đến một tiền đồn ở Frankfurt.
Tổng Thống Zelensky Bất Ngờ Thăm Vương Quốc Anh, Hội Đàm Với Thủ Tướng Sunak
Hôm thứ Bảy (13/05), Đức đã công bố khoản viện trợ quân sự trị giá 2.7 tỷ euro (2.35 tỷ bảng Anh, 3 tỷ USD) cho Ukraine, gói viện trợ quân sự lớn nhất kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu cuộc xâm lược hồi tháng Hai năm ngoái (2022) và cam kết trợ giúp thêm cho Kiev chừng nào còn cần thiết.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đến Vương quốc Anh trong một chuyến thăm bất ngờ, trong đó ông sẽ hội đàm với Thủ tướng Rishi Sunak.
Đây là điểm dừng chân mới nhất trong chuyến công du các thủ đô Âu Châu của ông Zelensky, nơi ông đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Tây phương, những người đang tìm cách tăng cường sự trợ giúp cho Ukraine trước một cuộc phản công theo dự định của Ukraine.
Hôm Chủ Nhật (14/05), Pháp cho biết họ sẽ gửi hàng chục xe bọc thép và xe tăng hạng nhẹ, kể cả xe chiến đấu AMX-10RC, tới Ukraine trong những tuần tới.
Hôm thứ Hai, Downing Street cho biết thủ tướng sẽ chào đón nhà lãnh đạo Ukraine đến khu hành chính và lịch sử Chequers khi Vương quốc Anh tuyên bố “tiếp tục duy trì sự trợ giúp của Anh Quốc” cho quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá này.
Tổng thống Ukraine sẽ là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên mà ông Sunak tiếp đón tại dinh thự hoàng gia của ông ở Buckinghamshire.
Hồi tháng Hai, trong chuyến công du đầu tiên tới London kể từ khi chiến tranh bùng nổ, nhà lãnh đạo Ukraine này đã tham dự buổi yết kiến Vua Charles và trình bày trước Quốc hội.
Chuyến thăm hiện tại của ông diễn ra trước một cuộc họp G-7 tại Hiroshima, Nhật Bản, vào cuối tuần này, trong đó ông Sunak cũng sẽ tham dự.
Các Thành Phố Của Hoà Lan Cắt Đứt Liên Hệ Với Các Thành Phố Kết Nghĩa Để Tách Khỏi Trung Cộng
Theo một báo cáo mới, ít nhất tám thành phố và hai tỉnh ở Hoà Lan đã cắt đứt liên hệ với các thành phố kết nghĩa Trung Cộng vì muốn tách khỏi Trung Cộng.
Khoảng 35 chính quyền địa phương ở Hoà Lan hiện có mối liên hệ thành phố kết nghĩa hay “mối liên hệ hữu nghị” với các đối tác Trung Cộng để trao đổi thương mại và văn hóa. Theo một cuộc khảo sát do tờ báo Hoà Lan Rotterdam Handelsblatt (NRC) thực hiện, một phần tư những mối liên hệ đối tác như vậy đã bị hủy bỏ chỉ trong hai năm qua vì những khác biệt về các giá trị căn bản.

Và theo NL Times, nhiều thành phố nữa của Hoà Lan đang chuẩn bị cắt đứt liên hệ với Trung Cộng.
Một số chính quyền thành phố Hoà Lan đã dẫn ra các hành vi vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Trung Cộng là một trong những lý do chính dẫn đến việc cắt đứt mối liên hệ, chẳng hạn như cuộc diệt chủng người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc hoặc cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Theo báo cáo này, các thành phố tự trị của Hoà Lan như Breda, Tilburg, và Eindhoven đã cắt đứt liên hệ với các thành phố kết nghĩa Trung Cộng trước sự kiên quyết của hội đồng địa phương.
Thành phố Arnhem đã chấm dứt mối liên hệ thành phố kết nghĩa với thành phố Vũ Hán ở miền trung Trung Cộng vào năm 2021.
Thị trưởng Ahmed Marchouch nói, “Chúng ta phải tôn trọng các nguyên tắc nhân quyền, pháp quyền, tự do báo chí và tự do biểu đạt”.
Các trường đại học Hoà Lan “cũng ngày càng miễn cưỡng chấp nhận nghiên cứu sinh tiến sĩ có học bổng do nhà cầm quyền Trung Cộng tài trợ”—với lý do chính được đưa ra là an ninh tri thức. Hoà Lan cũng là nơi đặt trụ sở của các công ty sản xuất quan trọng về mặt chiến lược—chẳng hạn như ASML, công ty sản xuất máy móc dùng để sản xuất vi mạch bán dẫn cao cấp trong máy điện toán.
Báo cáo trên của Hoà Lan được đưa ra cùng thời điểm Phó Chủ tịch Trung Cộng Han Zheng đang thăm Bồ Đào Nha và Hoà Lan từ hôm 07/05 đến hôm 12/05.
Các thành phố tự trị ở Vương quốc Anh, Thụy Điển, và Cộng hòa Séc cũng đã cắt đứt mối liên hệ kết nghĩa với các thành phố của Trung Cộng kể từ đại dịch COVID-19 do Trung Cộng vi phạm nhân quyền.
Thành phố cảng Kiel của Đức hiện đang đánh giá lại lời mời thành phố kết nghĩa từ cảng Thanh Đảo của Trung Cộng do các mối lo ngại về an ninh và gián điệp Trung Cộng.