Sơn Hà
Người Việt Nam, dù ở trong nước hay ở hải ngoại, nhiều người mang nỗi băn khoăn rằng chung quanh ta, ai người cùng chung chí hướng. Nỗi khổ tâm xâu xé tâm can mỗi ngày. Người ta tự nhủ, đã bao lần vào sinh ra tử, đánh đấm bao nhiêu trận, mà giờ đây, cứ dậm chân than thở: Ai bạn? Ai thù?… Đã từng chiến đấu bên nhau, cùng xông pha trên nhiều mặt trận để giữ yên bờ cõi sông núi miền Nam. Trên các vùng chiến thuật, chỉ mong “cho lúa thêm xanh, cho đồng thêm thắm”. Quân cán chính miền Nam chiến đấu với tấm lòng nhân bản, khắc sâu trong tâm khảm của nhân dân trên hai miền Nam Bắc. Tình chiến hữu với nhau như anh em ruột thịt, với ân tình “huynh đệ chi binh” – sống chết có nhau.
Tàn cuộc chiến, toàn cõi Việt Nam nhuộm một màu tang thương. Đất nước rơi vào tay giặc cộng sản. Nhân dân miền Nam hoang mang tột cùng. Nhân dân miền Bắc mang nỗi thất vọng đau đớn vì không còn cơ hội được giải phóng khỏi ách cộng sản. Quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị cầm tù, nhiều người chết trong tù; người thì bỏ nước ra đi, chết trên đường đi. Hàng trăm ngàn người bỏ mạng trên rừng, dưới biển,… trên đường chạy trốn khỏi địa ngục cộng sản. Nhân dân cả nước, từ trí thức cho đến nông dân hiền lành chất phát, trở thành người nô lệ cho đám đầu lãnh đảng cộng sản Việt Nam. Tài sản của ta trở thành chiến lợi phẩm của chúng nó.
Người chạy thoát được thì phải lưu vong nơi xứ người. Người kẹt lại trở thành con tin trong tay kẻ thù. Bao nhiêu oan nghiệt kể sao cho hết, những kinh nghiệm ê chề hiển hiện mỗi ngày, ngay trước mắt.
“Khúc Ruột Ngàn Dặm” Con Yêu của Đảng
Ta lại nghe nói: “…bọn VC bây giờ khá lắm rồi”. Trong những người lưu vong, có người còn nói rằng, “nhà nước” không còn gọi chúng ta là tàn dư Mỹ Ngụy nữa mà họ gọi chúng ta là “khúc ruột ngàn dặm”. Họ tha thiết mời chúng ta về thăm quê hương. Về thăm rồi ta lại ra đi bình an, không bị làm khó dễ gì cả. Đảng chỉ mong khi trở về bên ấy, ta “không làm gì cả” là làm tốt cho đảng và nhà nước rồi.
Những bản “kinh chiều” ngọt ngào, ru lòng những “khúc ruột ngàn dặm” vào chốn u mê đắm đuối. Ngất ngây trong những bữa tiệc rượu ăn nhậu với kẻ thù, cưỡi lên những đau thương quằn quại của lương dân vô tội. Người ta biện minh cho việc trở về của mình rằng, về để dự đám cưới đứa cháu, là để thăm mồ mả ông bà, là để thăm quê hương lần cuối trước khi từ giã cõi đời. Những người từng vỗ ngực xưng mình là người chống cộng tới cùng, nhưng rồi họ lại sớm trở thành “khúc ruột” của cộng sản. Họ đầu hàng cộng sản. Những “khúc ruột” đã từng hăng say chống cộng thì nay cũng hăng say kêu gọi cùng về thăm quê hương. “Khúc ruột” cứ thế mà say sưa tự nguyện làm những con cờ ngoan ngoãn, tiếp tay tuyên truyền cho đảng cộng sản Việt Nam.
Nhờ những “khúc ruột ngàn dặm” này, chân dung đảng cộng sản trở nên hiền hậu hơn chăng? Những tên đại gian đại ác cộng sản trở thành những bậc hiền nhân chăng? Dần dần, bọn cộng sản tiến gần đến chúng ta, chờ lúc thuận tiện thì ra tay. Đã có nhiều lần rồi. Lưỡi hái cộng sản đi qua ngọt lịm, êm ru kết liễu cuộc đời những người nhẹ dạ, không để lại một tiếng động. Thử hỏi đám người này đáng bị coi khinh hay được thương hại?
Lâu lâu lại có người còn tỏ ra “tiến bộ” hơn, nói rằng tôi không chống cộng, chỉ chống bất công thôi, sợ cộng sản chê ta là người quá khích. Có người tỏ ra “khôn ngoan” hơn, nói rằng, mình phải biết lợi dụng cơ hội để kiếm tiền. Họ quên rằng cơ hội kiếm tiền ấy không kéo dài bao lâu; đến khi đảng ra chiêu, bao nhiêu tài sản lại vào tay đảng. Thêm một lần ê chề nữa thì đời tàn, không còn cơ hội nào nữa để làm lại cuộc đời. Những người “tiến bộ”, không chống cộng nữa, bảo rằng cộng sản đã chết rồi, không cần chống nữa. Người khác thì bảo hãy quên đi những oán thù cũ, vì thời gian đã quá dài. Họ còn nói chiến tranh đã chấm dứt lâu rồi, sao ta vẫn còn nuôi dưỡng hận thù. Và còn nói rằng, ta hãy tỏ ra rộng lượng, tha thứ cho kẻ thù dù từng bị nó bộp tai xiểng liểng mấy lần.
Đúng rồi, thời gian dài ấy… đủ để kẻ thù có thể hóa trang từ một tên khát máu trở thành một bà lão hiền từ, tiếp tục dụ khị con nít. Vẫn có người cứ tin lời cộng sản, y như đứa trẻ tin vào con cáo đội lốp bà già: “Cháu ơi! Vào đây với bà!”.
Bây giờ người ta nhìn vào những tên đại gian ác mà tưởng là các đấng tu hành. Có biết đâu, bên trong lớp áo tu hành đó, có bao nhiêu súng ngắn súng dài, dao găm mã tấu đủ loại.
Đến bao giờ thì ta mới theo kịp những thay đổi của cuộc đời. Kẻ thù đã thay đổi xiêm y để ngụy trang, để tiếp tục lường gạt nhân dân. Bên trong xiêm y mới ấy, bản chất khát máu của cộng sản vẫn còn nguyên, mặc nhiên đàn áp, mặc nhiên kết án bất cứ ai, sau khi bị chúng dán nhãn là kẻ thù giai cấp. Trong khi chúng ta thì lại đi kêu gọi tha thứ cho chúng nó và xóa bỏ hận thù thì chúng nó lại thẳng tay với những ai chống lại chúng nó. Bọn cộng sản còn đang ở trong căn nhà chúng cướp của chúng ta, và ta thì lại ung dung mang tiền về, dâng cho chúng nó.
Cộng sản thì vẫn xem những người không theo cộng sản là kẻ thù, trong khi chúng ta thì lại kêu gọi hãy “xóa bỏ lằn ranh quốc cộng” và “xóa bỏ hận thù”.
Lằn Ranh Quốc – Cộng
Chính bọn cộng sản đã vẽ ra lằn ranh quốc cộng ấy. Chính bọn cộng sản đã phân chia lãnh thổ, và tiến hành cuộc đánh chiếm mỗi ngày. Cho đến ngày chiếm trọn đất nước và tống cổ những người không theo cộng sản vào tù hoặc phải rời khỏi quê cha đất tổ. Chính bọn cộng sản đã phân loại bạn-thù. Chúng nó xem những người không theo cộng sản là kẻ thù.
Trong các cuộc sinh hoạt của đảng uỷ, từ trung ương cho đến xã thôn, cán bộ cộng sản vẫn thường xuyên nhắc nhở đảng viên phải phân định bạn thù. Những tên lưu manh, côn đồ trộm cướp, những tên sát nhân thì được chúng nó gọi là bạn của “nhân dân”. Những ai chỉ trích phê bình chế độ thì bị gọi là kẻ thù của “nhân dân”. Hai chữ “nhân dân” không còn ý nghĩa thông thường của tiếng Việt nữa.
Ngay lúc này, bọn cộng sản vẫn xem người không theo cộng sản là kẻ thù. Chỉ có chúng nó, những tên trung thành tuyệt đối với cộng sản thì mới được xem nhau là đồng chí. Ngay cả đồng chí với nhau, cũng có nhiều mức độ, có nhiều loại đồng chí khác nhau. Trong cuốn hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày”, Vũ Thư Hiên viết:
“Ông Trần Ðình Long, người bạn và đồng chí gần gụi của Trường Chinh bị Quốc Dân Đảng thủ tiêu năm 1946, để lại vợ và ba đứa con. Hòa bình lập lại, bà Long từ vùng tản cư Phát Diệm trở về Hà Nội. Năm lần bẩy lượt bà tìm đến ông Trường Chinh, nhưng không được ông tiếp. Người kể cho tôi nghe câu chuyện đáng xấu hổ này là ông tài xế Ðoàn Xuân Sơ, từng là cơ sở cách mạng. Khi ông Sơ chất vấn ông Bùi Lâm chuyện xử sự của Trường Chinh thì Bùi Lâm giải thích: “Con mẹ Long làm như có mình chồng nó hy sinh cho cách mạng. Hy sinh cho cách mạng có hàng đống, nó làm mình làm mẩy, nằng nặc đòi cách mạng phải lo cho các con thằng Long, rõ ngu! Anh Thận [tức là Trường Chinh] không tiếp nó là phải”. Nóng mắt, ông tài xế Ðoàn Xuân Sơ tống ông quan tòa Bùi Lâm ra khỏi cửa: “Vợ đồng chí gặp khó khăn thì tìm đến đồng chí chứ còn tìm ai? Biết chúng mày là giống ăn cháo đá bát chắc vợ thằng Long đã chẳng thèm gặp. Cút ngay khỏi nhà tao! Ðồ đểu! Cả lũ chúng mày đểu! Cút!”. Người vợ và ba đứa con của người cộng sản Trần Ðình Long, bị các đồng chí chối bỏ, lếch thếch dắt nhau xuống Hải Phòng nhập vào dòng người di cư vào Nam”.
Đồng chí với nhau mà còn như thế. Ông tài xế của Trường Chinh đã gọi bọn cộng sản chúng nó là “giống ăn cháo đá bát”. Trường Chinh là ai? Trường Chinh từng là nhân vật thứ nhì, sau Hồ Chí Minh. Từng là Phó Bí Thư, rồi Tổng Bí Thư đảng Lao Động Việt Nam.
Vào thập niên 1940, 1950, đảng cộng sản Việt Nam ngụy trang dưới cái tên đảng Lao Động Việt Nam, rồi đổi tên là Hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác. Sau khi chiếm trọn nước Việt Nam, đảng này hiện nguyên hình là đảng Cộng Sản Việt Nam.
Trường Chinh từng là người lãnh đạo cuộc Cải Cách Ruộng Đất, gọi là “cuộc cách mạng long trời lở đất”, giết hàng trăm ngàn người, trong đó cũng có các đảng viên cộng sản mà đảng không tin tưởng. Trường Chinh được lệnh của Hồ Chí Minh đứng ra nhận lỗi và từ chức Tổng Bí Thư, giao lại cho Lê Duẩn. Sau khi Lê Duẩn chết, Trường Chinh trở lại chức vụ Tổng Bí Thư đảng CSVN cho đến năm 1986, lên làm cố vấn, hai năm sau thì chết. Trong khi là Tổng Bí Thư, Trường Chinh còn kiêm luôn chức Thủ Tướng và Chủ Tịch Nước.
Tài xế của Trường Chinh đã tống cổ quan tòa cộng sản Bùi Lâm ra khỏi cửa: “Cút ngay khỏi nhà tao! Đồ đểu! Cả lũ chúng mày đểu! Cút!”. Cái gương của anh tài xế đáng cho nhiều người soi. Bọn cộng sản là đồ đểu! Bà vợ của Trần Đình Long đành phải nương tựa những người “chống cộng sản” ở miền Nam: “Người vợ và ba đứa con của người cộng sản Trần Ðình Long, bị các đồng chí chối bỏ, lếch thếch dắt nhau xuống Hải Phòng nhập vào dòng người di cư vào Nam”. Miền Nam tức là nước Việt Nam Cộng Hoà dưới sự lãnh đạo của chính phủ Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, đã cưu mang những người bị cộng sản ruồng bỏ.
Mới ngày nào bảo rằng bỏ nước ra đi để chạy trốn cộng sản. Thế mà ngày nay, chính chúng ta dù thừa biết đảng cộng sản vẫn còn áp đặt ách cai trị hà khắc trên đầu trên cổ nhân dân thân yêu của chúng ta, mà vẫn cứ ung dung bước chân về. Nhờ những người lưu vong mà đảng cộng sản thu nhập ít nhất 10 tỷ Đô-La béo bở hàng năm. Nhìn vào gương soi để thấy ngay những góc khuất tối trong mỗi con người.
Không Theo Đảng là Kẻ Thù của Đảng
Lằn ranh phân chia là lằn ranh giữa bạn và thù, giữa Thiện và Ác, giữa Sai và Đúng, giữa Quốc Gia và Cộng Sản, không thể nhập nhằng. Ở bên này là Quốc Gia, bên kia là Cộng Sản. Bên này là yêu nước, bên kia là bán nước. Làm sao xoá được?
Thế nhưng, làm thế nào biết được Ai Bạn Ai Thù? Ai bên này, ai bên kia? Hai bên chỉ cách nhau một bước nhỏ.
Câu nói của Lê Duẩn: “Kẻ nào không theo ta, kẻ đó chống ta”. Ngày nay, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng cộng sản Việt Nam vẫn nhắc đi nhắc lại câu nói này. Không theo ta tức là không theo cộng sản, và chống ta tức là chống cộng sản. Nói dễ hiểu hơn là: không theo cộng sản thì bị xem là kẻ thù của cộng sản. Cũng từ khẩu hiệu này, tòa án cộng sản đã kết án bao nhiêu người yêu nước. Hai sinh viên là Phương Uyên và Nguyên Kha, bị đảng cộng sản cầm tù. Hai bạn trẻ này đã dõng dạc tuyên bố ngay trước tòa án cộng sản rằng, chúng tôi chỉ chống đảng cộng sản chứ không chống lại nhân dân Việt Nam. Chế độ cộng sản đã kết án và nhốt tù những người trẻ ấy. Loại tòa án và nhà tù này vẫn còn diễn ra mỗi ngày tại Việt Nam.
Lê Duẩn nói: “Kẻ nào không theo ta, kẻ đó chống ta”.
Nguyễn Phú Trọng cũng nói: “Không theo ta tức là chống ta”.
Chúng ta cần phải sắp xếp sự suy nghĩ cho rõ ràng: ai làm lợi cho cộng sản thì người ấy là kẻ thù chống lại nhân dân. Ai chủ trương xoá bỏ lằn ranh, hoà hợp với cộng sản, chọn vị trí đứng về phía cộng sản, thì người ấy trở thành kẻ thù của nhân dân Việt Nam.
Ai làm lợi cho đất nước, làm lợi cho nhân dân Việt Nam; người ấy là người yêu nước, yêu nhân dân Việt Nam. Còn cách nào khác hơn?
Sơn Hà
(Quốc Hận-2015)