Tin Hoa Kỳ và Thế Giới

Ứng Dụng Mới Của Elon Musk Khiến Nhiều Người Lo Lắng

Trung Cộng nổi tiếng với nhu liệu ứng dụng (app) TikTok, một nhu liệu bị cáo buộc là con ngựa thành Troy của Trung Cộng (ĐCSTQ). Chưa bằng WeChat là nền tảng tinh vi nhất, cũng của Trung Cộng. Người ta cho WeChat là một siêu ứng dụng, với hơn 1 tỷ người dùng. Có thể nói đem Twitter, Instagram, Substack, Uber, PayPal,… trộn lại thì có WeChat. Thông qua “các chương trình nhỏ” của app này, người dùng có thể thực hiện nhiều điều trên WeChat; có thể nhắn tin, đặt mua thức ăn, gọi taxi, thanh toán hóa đơn, viết báo, đặt vé phi cơ, v.v… và rất nhiều chọn lựa khác.

Tuy nhiên, về mặt an toàn, app này vô cùng nguy hiểm, bị xem là một công cụ gián điệp của Trung Cộng. Theo Bloomberg, WeChat là công cụ gián điệp được Trung Cộng yêu thích nhất và đó là tin xấu cho 19 triệu người dùng ở Hoa Kỳ và hàng trăm ngàn người dùng ở Anh quốc.

Tại Hoa Kỳ, mới đây tiểu bang Montana đã cấm WeChat, TikTok, và một số app truyền thông xã hội nguy hiểm khác có liên kết với “những kẻ địch ngoại bang”. Tổ chức Giám sát Nhân quyền (Human Rights Watch) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trên WeChat, rằng “app cho mọi thứ” gây nguy hiểm cho người dùng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chưa hiểu tại sao ông Elon Musk dành nhiều lời khen ngợi cho cái ứng dụng thuộc loại thu tóm mọi thứ vào trong tay nhà cầm quyền để kiểm soát người dùng.

Hồi năm ngoái (2022), Elon Musk đã có lời ca ngợi Trung Cộng và khuyến khích Đài Loan nhượng bộ các yêu cầu thống nhất của Trung Cộng, đã gọi WeChat là “một ứng dụng xuất sắc” và là “một hình mẫu đáng giá” cho các nền tảng kỹ nghệ khác. Ngoài ra, ông Musk còn gợi ý rằng “một ứng dụng như vậy sẽ thực sự hữu ích” ở các quốc gia khác ngoài Trung Cộng.

Giờ đây, ông Musk muốn tạo ra một ứng dụng tương tự WeChat. Hôm 12/05, sau khi bổ nhiệm bà Linda Yaccarino làm Giám đốc điều hành mới của Twitter, ông đã tweet, “Rất trông mong được làm việc với bà Linda để biến nền tảng này thành X, là app cho mọi thứ”. Điều này nêu câu hỏi: Có phải ông Elon Musk muốn đem WeChat đến Hoa Kỳ? Một số nhà bình luận cho rằng, có lẽ ông Musk muốn chế tạo “app cho mọi thứ”. Hiện nay, duy nhất Trung Cộng có WeChat “app cho mọi thứ”, là app duy nhất có thể đáp ứng rất nhiều yêu cầu của người dùng, chứa đựng trong một app.

Ký giả điều tra Whitney Webb đã có bài bình luận cho rằng ông Musk có mối liên hệ gần gũi với chế độ Trung Cộng. Nhất là, hàng chục ngàn chiếc xe điện Tesla được sản xuất tại Trung Cộng mỗi tháng. Hơn nữa, Tencent Holdings Ltd., công ty đứng sau WeChat, làm chủ cổ phần khá lớn trong Tesla.

Ý tưởng về “X” sẽ làm cho độc giả lo âu. Như các chuyên gia tại Netacea, một công ty an ninh mạng có trụ sở tại Anh quốc, đã lưu ý, một ứng dụng như “X” mở ra cho người dùng một thế giới, với đầy rẫy những rắc rối tiềm ẩn.

Đó là do luật riêng tư ở một số quốc gia Tây Phương còn quá nhiều thiếu sót. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, dữ kiện người dùng có thể dễ dàng được chia sẻ với bên thứ ba. Năm ngoái, Facebook đã chuyển dữ kiện người dùng cho các cơ quan an ninh Hoa Kỳ, mà cơ quan này sau đó đã tiến hành vụ truy tố một thiếu niên, bị cáo buộc tội phá thai bất hợp pháp. Các chuyên gia của Netacea nhấn mạnh, “tất cả thông tin của người dùng trong một siêu ứng dụng có thể giúp các cơ quan chính quyền giám sát công dân một cách dễ dàng”.

Điều quan trọng cần nhớ là một siêu ứng dụng như WeChat được thiết kế để tiện dụng. Tuy nhiên, trong thế giới kỹ nghệ, tiện lợi luôn đi kèm với “giá phải trả”.


Intel Đầu Tư 4.6 Tỷ USD Vào Nhà Máy Vi Mạch Bán Dẫn Mới Ở Ba Lan

Công ty Intel của Mỹ dự định đầu tư tới 4.6 tỷ USD vào một cơ sở thử nghiệm và lắp ráp chất bán dẫn mới gần Wrocław, Ba Lan, như một phần trong khoản đầu tư trị giá nhiều tỷ Đô-La trên khắp châu Âu để xây dựng công suất vi mạch bán dẫn.

Nhà sản xuất vi mạch này năm ngoái đã công bố các kế hoạch xây dựng một tổ hợp vi mạch bán dẫn lớn ở Đức cùng với các cơ sở ở Ireland và Pháp khi họ tìm cách hưởng lợi từ các quy tắc tài trợ và trợ cấp được nới lỏng của Ủy ban Âu Châu khi EU tìm cách cắt giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung ứng của Hoa Kỳ và châu Á.

Công ty cho biết trong một tuyên bố, các nhà cung cấp trong tổ hợp sản xuất ở Ba Lan này sẽ tuyển dụng 2,000 nhân viên và tạo thêm hàng ngàn việc làm trong giai đoạn xây dựng.

Giám đốc điều hành Intel Pat Gelsinger cho biết trong một cuộc họp báo: “Ba Lan đúng là có chút nóng lòng muốn có được một sở như vậy”.

Một số quốc gia đang cạnh tranh để có được sự đầu tư của Intel vào các vùng của họ và một số quốc gia, chẳng hạn như Đức, quốc gia đã nhận được cam kết từ Intel, đã đàm phán về số tiền trợ cấp mà họ có thể chi trả.

Ông Gelsinger cho biết trong một cuộc phỏng vấn, “Chúng tôi không yêu cầu tài trợ, chúng tôi đang yêu cầu có sự cạnh tranh. Chi phí lao động đã tăng lên đáng kể, chi phí vật liệu cũng tăng lên đáng kể, do đó đột nhiên, khoảng cách chi phí đã lớn hơn so với ước tính ban đầu của chúng tôi”.

Một phát ngôn viên của chính phủ cho biết tại Berlin rằng, Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ gặp ông Gelsinger vào thứ Hai (19/06). Ông Gelsinger đã từ chối cho biết chi tiết về số tiền trợ cấp, nhưng nói rằng, ông hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận.

Ông Gelsinger nói, “Những khoảng chênh lệch quá lớn. Nếu chúng tôi rút ngắn được những khoảng chênh lệch này, thì chúng tôi bắt tay nhau, và chúng tôi sẽ tiến tới”.

Mức độ của bất cứ khoản trợ cấp nào mà Ba Lan cung cấp cho Intel không được công khai trong thông báo hôm thứ Sáu (16/06). Việc thiết kế và quy hoạch cho cơ sở sản xuất này sẽ bắt đầu ngay lập tức, còn việc xây dựng cũng sẽ bắt đầu sau khi Ủy ban Âu Châu chấp thuận.

Ông Mateusz Morawiecki, thủ tướng Ba Lan, gọi nhà máy của Intel là “khoản đầu tư dự án mới lớn nhất trong lịch sử Ba Lan”. Công ty, vốn đã hoạt động ở Ba Lan được 30 năm và sử dụng 4,000 nhân viên, cho biết họ chọn Ba Lan vì cơ sở hạ tầng, nguồn nhân tài sẵn có, và lưu ý rằng địa điểm này gần với nhà máy dự định sắp có ​​ở Đức ch như cơ sở của họ ở Ireland. Công ty hy vọng đến năm 2027 cơ sở sản xuất này sẽ đi vào hoạt động.

Công ty Intel dưới sự quản lý của ông Gelsinger đã đầu tư hàng tỷ Dollar vào việc xây dựng các nhà máy trên khắp ba châu lục để khôi phục vị thế thống trị của mình trong lãnh vực sản xuất vi mạch bán dẫn và cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ AMD, Nvidia, và Samsung.


Nợ Quốc Gia Của Hoa Kỳ Đạt Mức Cao Nhất Chưa Từng Có

Dữ kiện của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ công bố hôm 17/06 cho thấy, lần đầu tiên trong lịch sử nước này, nợ quốc gia của Hoa Kỳ đã vượt 32 ngàn tỷ USD.

Theo báo cáo thường nhật của Bộ Ngân khố, tính đến ngày 16/06 nợ quốc gia đạt mức cao nhất chưa từng có là 32.04 ngàn tỷ USD.

Con số này thể hiện khoảng 25 ngàn tỷ USD nợ do công chúng nắm giữ, và khoảng 7 ngàn tỷ USD nợ liên chính phủ.

Kết quả này diễn ra chưa đầy hai tuần sau khi Tổng thống Joe Biden ký Đạo Luật Trách Nhiệm Tài Khóa. Một điều khoản của luật được ký hôm 03/06 này đã đình chỉ mức trần nợ trong 19 tháng. Điều đó có nghĩa là chính phủ có thể tiếp tục vay tiền cho đến cuối năm 2024.

Trước đó, giới hạn nợ này đã được tăng lên 31.4 ngàn tỷ USD vào tháng 12/2021.

Hôm 03/06, tổng nợ quốc gia là 31.47 ngàn tỷ USD, nhưng vào ngày làm việc ngay sau khi ông Biden ký dự luật này, khoản vay của liên bang đã tăng thêm gần 400 tỷ USD.

Văn phòng Ngân sách Quốc Hội dự đoán mức thâm hụt liên bang cho tài khóa 2023 là 1.4 ngàn tỷ USD. Mặc dù luật mà ông Biden đã ký cũng bao gồm khoản cắt giảm chi tiêu khoảng 1.5 ngàn tỷ USD trong thập niên tới, nhưng theo đề xuất ngân sách năm 2024 của chính phủ Biden, tổng nợ quốc gia ​​sẽ vượt quá 50 ngàn tỷ USD vào năm 2033. Đó là hơn 17 ngàn tỷ USD trong thập niên tới, nhiều hơn toàn bộ khoản nợ quốc gia do công chúng nắm giữ trước đại dịch COVID-19.

Chính phủ liên bang đã vượt mốc 31 ngàn tỷ USD vào ngày 02/10/2022 — chỉ hơn tám tháng trước.

Mốc 32 ngàn tỷ USD đã đạt được sớm hơn 9 năm so với dự định ​​trước đại dịch COVID-19, phần lớn là do hàng ngàn tỷ USD chi tiêu liên quan đến COVID-19 đã được Quốc Hội phê chuẩn.

Ông Maya MacGuineas, chủ tịch Ủy ban Trách Nhiệm về Ngân Sách Liên Bang, cho biết: “Chúng ta thậm chí không thể vượt qua một năm tài khóa nữa mà không gánh thêm một ngàn tỷ USD nợ, và 33 ngàn tỷ USD có thể sắp đến gần. Cơn nghiện nợ của chúng ta đè nặng lên thế hệ tiếp theo với một gánh nặng nợ nần mà chỉ ngày càng lớn hơn chừng nào chúng ta còn khăng khăng né tránh những lựa chọn khó khăn trong việc quản trị. Chúng ta cần quay trở lại với chính sách tài khóa có trách nhiệm nếu muốn thoát khỏi mớ hỗn độn này”.

Ông Michael A. Peterson, Giám đốc điều hành của Quỹ Peter G. Peterson, một tổ chức bất vụ lợi trợ giúp giảm nợ quốc gia và hạn chế sự phát triển của an sinh xã hội và Medicare, cũng có quan điểm tương tự.


Các Cơ Quan Liên Bang Thường Xuyên Thu Thập Dữ Kiện Qua Các Cuộc Gọi Điện Thoại, Tin Nhắn, Thư Điện Tử Của Công Dân Hoa Kỳ

Bất chấp Tu chính án thứ Tư của Hiến Pháp vốn nghiêm cấm chính phủ điều tra mà không có trát toà hợp pháp, hơn bao giờ hết, các cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ cho thấy thường xuyên giám sát các hoạt động và phát ngôn của người Mỹ.

phone

Các cơ quan như FBI thường hợp tác với các công ty tư nhân và ngân hàng, và đã lạm dụng luật chống khủng bố ngoại quốc để thu thập và sàng lọc dữ kiện riêng tư của hàng triệu người Mỹ mà không có lệnh hoặc bất cứ bằng chứng phạm tội nào.

Quốc Hội Hoa Kỳ hiện đang tranh luận về việc có tiếp tục cho phép các phần có liên quan của Đạo luật Giám Sát Tình Báo Ngoại Quốc (FISA) sắp hết hiệu lực trong năm nay, thì Viện Cato theo chủ nghĩa tự do đã tổ chức một hội nghị kéo dài bốn ngày vào tuần trước (05-11/06), trong đó các diễn giả theo phái bảo tồn truyền thống và thiên tả đã đưa ra lời kêu gọi cải cách pháp lý.

Ông Jake Laperruque, phó giám đốc Trung tâm Dân chủ và Kỹ nghệ, nói trước cử toạ rằng: “Những vi phạm mà chúng tôi đã chứng kiến không chỉ có quy mô lớn mà còn diễn ra dai dẳng, và lặp đi lặp lại. Để đặt quy mô của con người vào vấn đề này, những gì chúng ta đang nói đến không chỉ là lỗi chính tả ngẫu nhiên hoặc những cú nhấp chuột sai; chúng tôi đang nhìn vào những thứ như thu hút hàng ngàn nhà tài trợ chính trị. Chúng tôi đã có báo cáo của các ký giả, nhà bình luận chính trị, đảng chính trị; những vi phạm này là kiểu giám sát tập trung vào chính trị, là điều đáng lo ngại nhất”.

Năm 2001, Quốc hội đã thông qua Đạo luật PATRIOT như một biện pháp chống khủng bố ngoại quốc sau vụ tấn công ngày 11/09. Hồi năm 2008, Quốc Hội đã bổ túc một sửa đổi đối với FISA, Mục 702, cho phép giám sát không cần trát lệnh đối với những người không phải là người Mỹ sống ở hải ngoại. Các nhà phê bình cho rằng bản sửa đổi này là nguồn gốc của nhiều hành vi lạm dụng, và dự định ​​sẽ “hết hiệu lực” vào ngày 31/12.

Các cuộc tranh luận của Quốc Hội về việc có nên gia hạn Mục 702 trong bối cảnh có nhiều tin tức cho thấy FBI và các cơ quan tình báo liên bang khác đã lạm dụng thẩm quyền giám sát mà luật này trao cho họ. Những người chỉ trích nói rằng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các cơ quan liên bang đã sử dụng luật này, vốn nhằm vào những kẻ khủng bố ngoại quốc, để tiến hành các chiến dịch gián điệp nội địa dài hạn và quy mô lớn đối với công dân Hoa Kỳ.

Bà Elizabeth Goitein, giám đốc cao cấp tại Trung tâm Tư pháp Brennan của Đại học New York, nói với những người tham dự hội nghị rằng: “Để ngăn không cho Mục 702 được sử dụng như một nỗ lực ngấm ngầm nhằm né tránh các biện pháp bảo vệ Tu chính án thứ Tư, Quốc Hội đã làm hai việc: Quốc hội yêu cầu chính phủ giảm thiểu việc thu thập, chia sẻ và lưu giữ thông tin cá nhân của người Mỹ… và yêu cầu chính phủ chứng nhận với tòa án FISA hàng năm rằng họ không sử dụng Mục 702 để truy cập thông tin liên lạc của những người Mỹ. Đã có nhiều bằng chứng rõ ràng là những biện pháp bảo vệ này đã không có tác dụng trong 15 năm qua. Tất cả các cơ quan nhận dữ kiện dưới Mục 702 đều có các thủ tục được tòa án FISA chấp thuận, cho phép họ tiến hành tìm kiếm điện tử… nhằm mục đích tìm và truy xuất các cuộc gọi điện thoại, tin nhắn văn bản và thư điện tử của người Mỹ”.

Một báo cáo của Trung tâm Tư pháp Brennan cho thấy “từ năm 2006, dưới một loạt yêu cầu thường xuyên được gia hạn của Văn Phòng Điều tra Liên bang (FBI), cơ quan An Ninh Quốc Gia (NSA) đã bí mật thu thập hồ sơ điện thoại của hàng triệu người Mỹ từ một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất ở Hoa Kỳ”.

Ngoài ra, báo cáo còn cho biết “trong sáu năm qua, NSA đã truy cập chưa từng có vào dữ kiện do 9 công ty mạng hàng đầu của Hoa Kỳ. Việc này được mạng máy tính có tên PRISM trợ giúp. Các công ty liên quan bao gồm Google, Facebook, Skype và Apple”.

Nói chuyện với những người tham dự hội nghị của Viện Cato, ông Nathan Wessler, một giám đốc của Liên Minh Tự Do Dân Sự Hoa Kỳ (ACLU), đã trình bày chi tiết về “sự gia tăng số lượng các nhà môi giới dữ kiện chuyên thu thập dữ kiện về nhận diện ảnh trong giấy tờ cá nhân để bán cho cơ quan chấp pháp nhằm kiếm lời. Nhiều công ty đang bán các thuật toán nhận dạng khuôn mặt cho chính phủ và khu vực tư nhân. Đó có thể là ảnh bằng lái xe của tiểu bang, ảnh bị bắt giữ, ảnh sổ thông hành liên bang”.

“Và sau đó, có một công ty khác, ClearView AI, lùng sục trên mạng hàng tỷ bức ảnh. Họ có một cơ sở dữ kiện gồm 30 tỷ bức ảnh của mọi người từ mạng xã hội, từ các trang web của nhà tuyển dụng, từ các tờ báo địa phương, và bất cứ nơi nào khác trên internet nơi có một bức ảnh có thể được gắn với tên, xây dựng cơ sở dữ kiện rất lớn về nhận dạng khuôn mặt được trích xuất từ ​​​​những bức ảnh đó và bán cho các sở cảnh sát và cơ quan điều tra trên khắp đất nước”.

Ông Wessler cho biết, điều này “thể hiện một khả năng chưa từng có của chính phủ trong việc xác định ngay lập tức bất cứ ai trong bất cứ tình huống nào và sau đó hành động mà thường không có bất cứ sự giám sát nào của tòa án, và thường là hết sức bí mật”.


DOJ Phúc Đáp Yêu Cầu Của Đảng Cộng Hòa Tại Hạ Viện Về Cuộc Đột Kích Mar-A-Lago

Bộ Tư pháp (DOJ) đã từ chối yêu cầu của Đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện về việc tiết lộ chi tiết liên quan đến cuộc đột kích và khám xét của FBI vào tư dinh Mar-a-Lago của cựu Tổng thống Donald Trump để lấy các tài liệu được cho là cơ mật hồi tháng Tám năm ngoái (2022).

Trong một bức thư gửi tới DOJ, Chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện, ông Jim Jordan (Cộng Hòa-Ohio) đã yêu cầu cho biết, trong đó đòi hỏi cung cấp thông tin về các tài liệu mật được tìm thấy trong quá trình lục soát. Thông tin đó bao gồm các cuộc trao đổi giữa văn phòng FBI ở Hoa Thịnh Đốn và Cơ Quan Mật Vụ Hoa Kỳ.

Dân biểu Jim Jordan

Hôm thứ Sáu (16/06), DOJ đã từ chốiyêu cầu của ông Jordan và lập luận rằng họ không thể cung cấp “thông tin không công khai về một cuộc điều tra và truy tố tội phạm đang diễn ra của một Biện lý Đặc biệt. Việc bảo vệ tính bảo mật của thông tin không công khai liên quan đến các cuộc điều tra và truy tố, bằng cách ngăn chặn sự xuất hiện của áp lực chính trị hoặc những nỗ lực không chính đáng khác nhằm gây ảnh hưởng đến các quyết định của Bộ, sẽ giúp duy trì niềm tin của người dân Mỹ vào việc thực thi công lý một cách công bằng”. Đó là nội dung của bức thư của phụ tá Bộ trưởng Tư Pháp, ông Carlos Uriarte, viết trả lời Uỷ Ban, gởi cho ông Jordan.

Trong bức thư hồi đầu tháng này, Chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện của Đảng Cộng Hòa đã yêu cầu Tổng chưởng lý Merrick Garland cung cấp thông tin về những ai đang làm việc trong vụ việc của ông Trump. Yêu cầu đó được đưa ra trước khi ông Trump bị truy tố về các cáo buộc liên quan đến cuộc điều tra của Biện lý Đặc biệt Jack Smith về việc liệu cựu tổng thống có quản lý sai các tài liệu mật hay không.

Ủy ban Tư pháp “trước đây đã yêu cầu thông tin và tài liệu liên quan đến cuộc đột kích của FBI vào tư dinh của Tổng thống Trump và cuộc điều tra tiếp sau đó”, bức thư của ông Jordan gửi cho ông Garland cũng nêu lên, “Bởi vì ông không cung cấp thông tin này và do ông đã bổ nhiệm ông Jack Smith làm biện lý đặc biệt, nên chúng tôi viết thư để yêu cầu một bản sao chưa được chỉnh sửa của bản ghi nhớ nêu rõ phạm vi các cuộc điều tra của ông Smith liên quan đến Tổng thống Trump và bất kỳ tài liệu phụ trợ nào liên quan đến việc bổ nhiệm ông ấy làm biện lý đặc biệt”.

Ông Jordan đã yêu cầu một bản ghi nhớ phác thảo ra phạm vi điều tra của ông Smith hoặc “bất cứ tài liệu nào khác, liệt kê, hoặc phân định thẩm quyền và quyền tài phán của biện lý đặc biệt này”. Ông Jordan đã cho Bộ Tư Pháp thời hạn đến ngày 20/06 để giao tài liệu này.

Ông Uriarte đã viết,“Các vấn đề của Biện lý Đặc Biệt phải tuân theo những quy định cụ thể liên quan đến việc bổ nhiệm và tính độc lập của Biện lý Đặc Biệt. Ngoài ra, các quy định về Biện lý Đặc Biệt thiết lập các thủ tục báo cáo cho Quốc Hội khi bắt đầu và kết thúc một cuộc điều tra của Biện lý Đặc Biệt, trong đó giải thích về bất cứ trường hợp nào mà Bộ trưởng Tư Pháp kết luận rằng không nên theo đuổi một hành động do Biện lý Đặc Biệt đề xướng bởi vì điều đó không phù hợp theo những thông lệ đã được thiết lập của Bộ”.

Ông Uriarte cũng đề cập đến bản cáo trạng truy tố ông Trump mới đây, về cuộc điều tra và các cáo buộc chống lại ông. Tuần trước, tại một tòa án liên bang ở Miami, cựu TT Trump đã không nhận tội trước hàng chục cáo buộc liên quan đến việc quản lý tài liệu mật.

Yêu cầu này của chủ tịch Uỷ Ban Tư Pháp, thuộc Đảng Cộng Hòa được đưa ra sau khi báo cáo của Biện lý Đặc biệt John Durham được công bố. Ông Durham đã điều tra việc FBI mở cuộc điều tra xem liệu ông Trump có thông đồng với chính phủ Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 hay không. Ông đã chỉ trích về quá trình ra quyết định của FBI và nói rằng lẽ ra ngay từ đầu cuộc điều tra đó không nên có.

Bức thư của Bộ Tư Pháp được đưa ra khi Thẩm phán Địa hạt Liên bang Aileen Cannon ban hành một lệnh hướng dẫn tất cả các bên liên quan phải có được giấy phép an ninh dành cho những luật sư nào sẽ cần đến. Lệnh này dường như nhấn mạnh tính nhạy cảm của vụ việc này vì là đang giải quyết các tài liệu mật mà một tổng thống có quyền tiếp cận.

Thẩm Phán Cannon viết, “Vào hoặc trước ngày 16/06/2023, tất cả các luật sư phụ trách vụ án và luật sư phụ trách vụ án dự bị sẽ liên lạc với Nhóm An ninh Tố tụng của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, nếu họ chưa làm như vậy, để đẩy nhanh quá trình xác thực an ninh cần thiết cho tất cả các thành viên trong nhóm dự kiến tham gia vào vụ việc này, và sau đó nộp Thông báo Tuân thủ, chậm nhất là ngày 20/06”.

Mặc cho các hãng truyền thông thiên tả chỉ trích, bà Cannon đã không có phản ứng đối với những lời chỉ trích và yêu cầu của họ. Đáng chú ý là, hồi tháng 08/2022, bà Cannon đã cấm các điều tra viên của Bộ Tư Pháp sử dụng các tài liệu mật thu được trong cuộc đột kích của FBI vào khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump, cho đến khi một chuyên gia đặc biệt có thể xem xét các tài liệu đó.

Tin tức cho biết, cựu TT Trump có thể bị “tổn hại về thanh danh” từ cuộc khám xét đó, và dường như đã có những rò rỉ thông tin chuyển cho cho các hãng truyền thông thiên tả về các cuộc điều tra liên quan đến ông Trump.


Bức Thư Của đảng Cộng Hoà Yêu Cầu Ông Blinken Ghé Thăm Đài Loan Trên Đường Đến Trung Quốc

Một nhóm các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa đang thúc giục Ngoại trưởng Antony Blinken đến thăm Đài Loan khi ông công du đến Trung Cộng.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ – Antony Blinken

Theo tin của The Epoch Times, các nhà lập pháp, do Dân biểu Tom Tiffany (Cộng Hòa-Wisconsin) dẫn đầu, nói rằng chuyến dừng chân này là cần thiết để chứng minh rằng nhà cầm quyền Trung Cộng không thể áp đặt các điều khoản của các liên minh và các mối quan hệ đối tác của Hoa Kỳ. Bức thư viết, “Khi ông chuẩn bị cho chuyến đi đến Trung Cộng, chúng tôi viết thư này một lần nữa để yêu cầu ông xem xét thêm một điểm dừng chân tại Đài Loan vào hành trình của mình. Điều đó sẽ gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng Hoa Kỳ không cần Trung Cộng cấp giấy phép để gặp gỡ bạn bè và đồng minh của chúng ta ở Đài Loan — hoặc bất cứ nơi nào khác”.

Đồng ký bức thư này còn có các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa Buddy Carter (Georgia), Dan Crenshaw (Texas), Byron Donalds (Florida), Nancy Mace (South Carolina), Andy Ogles (Tennessee), và Scott Perry (Pennsylvania). Bức thư khuyến khích ông Blinken xoa dịu những lo ngại của cả Đài Loan và Hoa Kỳ về sự chậm trễ trong việc vận chuyển vũ khí đến đảo quốc này.

Khi được hỏi về bức thư này, ông Tiffany cho biết chính phủ Biden cần tăng cường kết giao với Đài Loan nếu không sẽ có nguy cơ gây tổn hại đến các lợi ích sống còn của Hoa Kỳ. Ông Tiffany tuyên bố, “Đài Loan là một đối tác kinh tế và an ninh quan trọng của Hoa Kỳ trong khu vực. Hành động cố gắng xoa dịu Bắc Kinh không làm giảm căng thẳng trong khu vực, mà chỉ khuyến khích nhiều hơn chính sách bắt nạt và hiếu chiến của Trung Cộng”.

Vấn đề liên lạc của Hoa Kỳ với Đài Loan là một điểm mấu chốt trong mối bang giao Trung-Hoa kể từ khi Tổng thống Richard Nixon đến thăm Trung Cộng lần đầu tiên vào năm 1972. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cai trị Trung Hoa Lục Địa như một quốc gia độc đảng, tuyên bố Đài Loan độc lập là một phần lãnh thổ của họ. Chế độ này chưa bao giờ kiểm soát bất kỳ phần nào của Đài Loan, nhưng chế độ Trung Cộng vẫn tuyên bố dùng quân sự để thu tóm Đài Loan vì đảo quốc này không được quốc tế công nhận độc lập.

Kể từ năm 1979, Hoa Kỳ đã duy trì sự cân bằng không dễ chịu trong các mối bang giao với Trung Cộng và Đài Loan. Một mặt, Hoa Kỳ chính thức công nhận nhưng không tán thành các yêu sách của Trung Cộng đối với Đài Loan. Nói cách khác, Hoa Kỳ không duy trì bang giao chính thức với chính phủ Đài Loan, mặc dù có liên hệ kinh tế mật thiết ở đó.

Mặt khác, Hoa Kỳ duy trì các nghĩa vụ pháp lý phải bán cho Đài Loan những vũ khí họ cần để bảo vệ nền độc lập của họ khỏi sự xâm lăng của Trung Cộng. Hoa Thịnh Đốn cũng duy trì các thỏa thuận với Bắc Kinh rằng không bên nào được cố gắng đơn phương thay đổi hiện trạng này.

Bài liên quan:
  • Tin Cuối Tuần (27-28-Apr-2024)
  • Ngân Hàng Republic First Bank Phá Sản
  • Đảng Cộng sản Thất Bại Trong Cuộc Đàn Áp Đức Tin
  • Dự Luật Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Cho Phép Hoa Kỳ Gửi Thêm Vũ Khí Tới Israel, Ukraine
  • Tỷ Lệ Tín Nhiệm Trong Ba Tháng Vừa Qua Của Biden Xuống Thấp Nhất
  • Ủy Viên Hội Đồng Thành Phố New York Phản Đối ‘Phong Trào Ủng Hộ Khủng Bố’
  • Tây Phương Cần Thoái Vốn Khỏi Trung Cộng Để Ngăn Chặn Chiến Tranh Không Gian
  • Châu Âu Cho Rằng Trung Cộng Là Nền Kinh Tế Quốc Doanh
  • Sản Phẩm Mang Thương Hiệu Nổi Tiếng Bị Nghi Ngờ Do Tù Nhân Sản Xuất
  • Ngoại Trưởng Blinken Nêu Vấn Đề Nhân Quyền Trong Chuyến Công Du Trung Cộng
  • Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken Lo Ngại Về Các Hoạt Động Thương Mại Không Công Bằng Của Trung Cộng
  • Việt Nam: Sài Gòn, Bình Dương Cháy Lớn
  • Đài Loan Hợp Tác Với Các Công Ty Kỹ Nghệ Hoa Kỳ Để Sản Xuất Máy Bay Điều Khiển Từ Xa
  • Nhật Bản Mở Rộng Quân Sự Vượt Quá Ranh Giới Hiến Pháp
  • Hàng Trăm Ngàn Người Tuần Hành Ủng Hộ Palestine Hôm Thứ Bảy
  • Tin Cuối Tuần (20-21-Apr-2024)
  • Đề Nghị Truất Phế Chủ Tịch Hạ Viện Johnson ‘Sắp Được Đưa Ra’
  • Ông Bill Barr Cho Biết Tại Sao Ông Ủng Hộ Cựu TT Trump Nhiều Hơn TT Biden
  • Thời Tổng thống Biden, Lạm Phát Kéo Dài Và Việc Làm Suy Giảm
  • Các Cuộc Thăm Dò Không Cho Biết Về Sự Dẫn Đầu Của Cựu TT Trump
  • Số Phận Các Tỷ Phú Của Trung Cộng, Sụt Giảm, Phá Sản, Hoặc Bị Bắt Giữ
  • Chủ Nghĩa Tư Bản Trung Cộng Đang Bóp Méo Thị Trường Toàn Cầu
  • TT Biden Kêu Gọi Tăng Gấp Ba Lần Thuế Quan Đối Với Nhôm Thép Trung Cộng
  • Thủ Tướng Đức Vận Động Trung Cộng Chơi Công Bằng Trên Thị Trường EU
  • Trung Cộng Đóng Góp Cho Ngành Kỹ Nghệ Quốc Phòng Nga
  • Tin Cuối Tuần (13-14-Apr-2024)
  • TT Biden Tìm Cách Giảm Căng Thẳng Cuộc Xung Đột Giữa Iran Và Israel
  • Hạ Viện Sẽ Cố Gắng Về Gói Tài Trợ Cho Israel
  • Trung Cộng Có Mối Liên Hệ Với Tội Phạm Có Tổ Chức
  • Đảng Dân Chủ Sử Dụng Chiến Lược Ít Được Biết Đến Để Giành Chiến Thắng Trong Năm 2024
  • Cựu Đại Sứ Hoa Kỳ Làm Gián Điệp Cho Cuba Lãnh 15 Năm Tù
  • Cuộc Điện Đàm Giữa Ông Biden Và Ông Tập Không Làm Thay Đổi Được Bất Cứ Điều Gì
  • Trung Cộng Đẩy Mạnh Xuất Cảng Khiến Các Nhà Đầu Tư Ngoại Quốc Lo Lắng
  • CEO Apple Đến Hà Nội, Thăm Việt Nam Trong 2 Ngày
  • Iran Không Kích Israel, Phóng Hàng Loạt Máy Bay Không Người Lái
  • 3 Con Trai Của Thủ Lĩnh Hamas Haniyeh Thiệt Mạng Trong Cuộc Không Kích Của Israel
  • Nhật Bản Có Thể Sẽ Gia Nhập Liên Minh AUKUS Chống Bắc Kinh
  • Nữ Ký Giả Trung Quốc Bị Trục Xuất Khỏi Thụy Điển Từng Kể Về Gia Cảnh Bị ĐCSTQ Bức Hại
  • Vương Quốc Anh Sẽ Không Bao Giờ Giao Quyền Lực Cho WHO
  • Tin Cuối Tuần (06-07-Apr-2024)   
  • Mạng Xã Hội X Sẽ Không Tuân Theo Lệnh Của Tối Cao Pháp Viện Brazil
  • Los Angeles Công Bố Dữ kiện Về Số Người Vô Gia Cư Tử Vong Trong Năm 2023
  • Các Thượng Nghị Sĩ Sẽ Trở Thành Bồi Thẩm Viên Vào Ngày 11/04, Vụ Đàn Hặc Ông Mayorkas
  • Ủy Ban Hạ Viện Sẽ Cân Nhắc Nghị Quyết Phản Đối Áp Lực ‘Một Chiều’ Từ Phía TT Biden Cho Một Lệnh Ngừng Bắn Ở Gaza
  • Bộ Trưởng Ngân Khố Janet Yellen Chỉ Trích Những Hành Động ‘Cưỡng Ép’ Của Bắc Kinh Đối Với Các Công Ty Hoa Kỳ
  • Ông Biden Và Tập Cận Bình Nói Chuyện Lần Đầu Tiên Kể Từ Tháng Mười Một
  • Hoa Kỳ Trừng Phạt Tin Tặc Trung Cộng Vì Kế Hoạch 14 Năm Xâm Nhập Vào Cơ Sở Hạ Tầng Quan Trọng
  • 5 Dấu Hiệu Cho Thấy Kinh Tế Trung Quốc Đang Thâm Hụt Tài Chính Trầm Trọng
  • Căng Thẳng Leo Thang Ở Khu Vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
  • Tin Cuối Tuần (30-31-Mar-2024)
  • Hoa Kỳ Và Mexico Công Bố Quan Hệ Đối Tác Vi Mạch Bán Dẫn Để Ứng Phó Với Những Thách Thức Toàn Cầu
  • Tình Trạng Di Cư Ồ Ạt Đe Dọa Đến An Ninh Lương Thực Của Hoa Kỳ
  • Chủ Tịch Hạ Viện Johnson Đàm Luận Thống Đốc Abbott Về An Ninh
  • TT Trump Yêu Cầu TT Biden Xin Lỗi Vì Tuyên Bố Xúc Phạm Công Dân Hoa Kỳ
  • Trung Cộng Vũ Khí Hóa Lực Lượng Hải Cảnh Để Kiểm Soát Các Vùng Biển Tranh Chấp
  • Trục Ma Quỷ’ Mới Đã Hình Thành, ĐCSTQ Là Địch Thủ Lớn Nhất Của Hoa Kỳ
  • Các Viên Chức Trung Cộng Chọn Cách Phản Kháng Thụ Động Với Tập Cận Bình
  • Sự Thâm Nhập Của Trung Cộng Trở Thành Cơn Ác Mộng Của Hoa Kiều
  • Israel Sẽ ‘Tự Mình’ Tiến Hành Cuộc Tấn Công Vào Rafah