Tin Hoa Kỳ và Thế Giới

Bộ Trưởng Tư Pháp Texas Ken Paxton được tuyên trắng án về 16 điều khoản đàn hặc

Thượng viện Texas đã bỏ phiếu để tuyên trắng án cho ông Ken Paxton đối với tất cả các điều khoản đàn hặc. Hai thành viên Đảng Cộng Hòa đã cùng với các thành viên Đảng Dân Chủ bỏ phiếu chống lại ông.

Bộ trưởng Tư Pháp Ken Paxton

Hôm thứ Bảy (16/09), sau tám ngày lấy lời khai từ cả hai bên, 30 nghị sĩ tiểu bang đã bỏ phiếu để tuyên trắng án hoặc phải bãi nhiệm Bộ Trưởng Tư Pháp Texas Ken Paxton khỏi chức vụ, dựa trên 16 điều khoản đàn hặc.

Thượng viện tiểu bang đã bỏ phiếu bác bỏ bốn điều khoản đàn hặc đã bị hoãn lại bằng một cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 19 phiếu thuận và 11 phiếu chống.

Ông Paxton tuyên bố sau khi được tuyên trắng án, rằng  “Hôm nay, sự thật đã chiến thắng. Sự thật không thể bị chôn vùi bởi các chính trị gia vu khống hay những nhà tài trợ quyền lực của họ. Tôi đã nói nhiều lần: Hãy tìm kiếm sự thật! Và đó là điều đã được thực hiện”.

Có 31 nghị sĩ tiểu bang ở Texas; tuy nhiên, chỉ có 30 nghị sĩ — gồm 18 nghị sĩ Đảng Cộng Hòa và 12 Nghị sĩ Đảng Dân Chủ — có thể bỏ phiếu về các điều khoản đàn hặc này vì Nghị sĩ Angela Paxton, phu nhân của ông Paxton, không đủ tư cách để bỏ phiếu. Theo quy định, bà Paxton được tham dự phiên đàn hặc chồng của bà nhưng không được thảo luận hay biểu quyết.

30 nghị sĩ, bắt đầu thảo luận ngay trước trưa hôm thứ Sáu (15/09), đã trở lại phòng họp Thượng viện vào trưa thứ Bảy để bỏ phiếu về 16 trong số 20 điều khoản đàn hặc riêng biệt. Bốn trong số các điều khoản đó — các điều 11, 12, 13, và 14 — đã bị trì hoãn.

Những người phụ trách đàn hặc của Hạ viện cần 21 phiếu cho bất cứ một điều khoản nào để kết tội và bãi nhiệm ông Paxton. Hầu hết các cuộc bỏ phiếu đều đi theo hướng của đảng Cộng Hoà, ngoại trừ hai nghị sĩ Đảng Cộng Hòa là Robert Nichols và Kelly Hancock đã ngã theo đảng Dân Chủ, bỏ phiếu chống lại ông Paxton.

Trung tướng Dan Patrick cho biết vào sáng thứ Sáu rằng, “Đây là 16 phiên đàn hặc cùng một lúc, không phải là một phiên xét xử bình thường”.


Biện Lý Đặc Biệt Jack Smith Yêu Cầu Hạn Chế Thông Tin Đối Với Ông Trump

Ông Smith đang khởi tố một vụ án chống lại ông Trump vì thách thức cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

Jack Smith

Cáo buộc cựu Tổng thống Donald Trump tiến hành một “chiến dịch thông tin sai lệch đối với công chúng liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2020”, Biện lý Đặc biệt Jack Smith đang đòi hỏi một “hạn chế” đối với những gì mà ông Trump có thể phát ngôn.

Ông đang yêu cầu Thẩm phán Tanya Chutkan ban hành một lệnh “giới hạn” áp dụng cho cựu tổng thống Trump, đồng thời yêu cầu bà xem xét các cuộc khảo sát trước khi xét xử. Ông Smith đang khởi kiện ông Trump vì ông Trump thách thức cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, cho rằng ông Trump đã đi quá xa trong việc tạo ra các nghi ngờ trong việc chứng nhận kết quả đếm phiếu đại cử tri.

Ông Trump bị buộc bốn cáo buộc nhưng ông không nhận tội.

Bà Chutkan — vị thẩm phán chủ trì vụ án này — nổi tiếng với cách tuyên án khắc nghiệt trong các vụ án liên quan đến sự kiện ngày 06/01/2021. Ông Trump đã yêu cầu bà ra khỏi vụ án, trong khi ông Smith lại cho rằng “không có cơ sở xác đáng” để rút bà ra khỏi vụ án này.

Trong yêu cầu mới, ông Smith cho rằng những bình luận của ông Trump có thể ảnh hưởng đến những người có thể được lựa chọn vào bồi thẩm đoàn để xoay chuyển theo hướng có lợi cho ông Trump. Cho nên, ông Smith muốn ngăn cản ông Trump lên tiếng trên các nạng xã hội.

Ông Smith nói rằng, “Bị cáo đã nhiều lần phổ biến rộng rãi các tuyên bố công khai mang tính công kích đối với các cư dân của Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Tòa án, các công tố viên, và các nhân”, đồng thời cho rằng các tuyên bố của ông Trump sẽ “phá hoại tính liêm chính” của vụ án và “làm phương hại đến sự phán đoán của bồi thẩm đoàn”.

Đơn yêu cầu của ông Smith trích dẫn ít nhất mười bài đăng trên Truth Social của cựu tổng thống Trump, trong đó có một số bài đăng mà ông bình luận về các sự kiện tin tức như nhận xét của cựu Phó Tổng thống Mike Pence, cách cựu Thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani, đồng bị cáo của ông trong một vụ án hình sự ở cấp tiểu bang, được yêu cầu trình diện ở Quận Fulton, Georgia, và một đoạn phóng sự phỏng vấn cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Bill Barr.

Bên công tố lưu ý rằng những người này có thể là nhân chứng tiềm năng và những bài đăng kể trên là một nỗ lực nhằm khích lệ hoặc công kích họ, đồng thời gây ảnh hưởng đến quan điểm của một bồi thẩm đoàn trước khi phiên toà xảy ra.

Đơn yêu cầu cũng nhắc đến các bài đăng mà ông Trump đã đăng về ông Smith và Thẩm phán Chutkan, chẳng hạn như một bài đăng nói rằng “ông Jack Smith Loạn Trí,… vị thẩm phán ‘trong mơ’ của ông ấy (VỊ NÀY PHẢI ĐƯỢC LẤY RA KHỎI VỤ ÁN), trong một nỗ lực nhằm tước đi QUYỀN TU CHÍNH ÁN THỨ NHẤT của tôi”.

Công tố viên cáo buộc rằng “bị cáo đã cố tình truyền bá những cáo buộc sai trái về ứng xử không đúng mực của một công tố viên tại Văn phòng Biện lý Đặc biệt” và đây là những bài viết mang tính công kích, phá hoại, và cố gắng đe dọa các công tố viên.

Ông Smith cho rằng, những lời phát biểu của ông Trump đăng trên Truth Social là “những tuyên bố mang tính chê bai” nhằm “làm người ta mất niềm tin vào hệ thống tư pháp”.

Hôm 04/08, biện lý đặc biệt đã yêu cầu thẩm phán ban hành một lệnh hạn chế những gì ông Trump có thể nói, sau khi ông Trump đăng lên Truth Social rằng: “Nếu quý vị truy đuổi tôi, thì tôi cũng sẽ truy đuổi quý vị!”. Ông còn có các video nhắm vào những người đang truy tố mình, trong đó có ông Smith.

Bên công tố cũng cáo buộc rằng các bài đăng của ông Trump đã “gây ảnh hưởng đến công chúng”, và yêu cầu toà án ra lệnh hạn chế ông Trump phát biểu trên mạng xã hội.


Ông Robert F. Kennedy Jr. Khao Khát Đảng Dân Chủ Trở Lại Như Xưa

Vào một buổi sáng mùa hè, ông Robert F. Kennedy Jr. sải bước vào một phòng hội thảo tại một khách sạn ở Columbia, South Carolina, giữa một chuyến đi tiếp xúc cử tri trong chiến dịch vận động tranh cử đến một tiểu bang nơi ông Joe Biden đã giành được gần 49% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân Chủ năm 2020.

Robert F. Kennedy Jr.

Ông Kennedy nói về chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024 của mình. Trong khi các chuyên gia thuộc đảng Dân Chủ nói rằng ông Kennedy là một ứng cử viên có quan điểm không được ưa chuộng, chuyên đi truyền bá các thuyết âm mưu, thì các cuộc thăm dò cho thấy ông có tỷ lệ ủng hộ cao nhất so với bất cứ ứng cử viên tổng thống nào.

Các nhà phê bình cho rằng ông Kennedy không có cách nào đánh bại được Tổng thống Joe Biden, ngay cả khi có những nghi vấn về tuổi tác và tình trạng sức khỏe tinh thần của tổng thống đương nhiệm, về tỷ lệ tín nhiệm thấp của ông, hay về các cuộc khảo sát cho thấy người Mỹ đang lo lắng về nền kinh tế.

Trước đó trong năm nay, Ủy ban Quốc gia Đảng Dân Chủ (DNC) đã bỏ phiếu ủng hộ tổng thống.

Mặc dù không đồng tình với những người hoài nghi cho rằng ông không có cơ hội giành được đề cử, nhưng ông Kennedy thừa nhận rằng việc đánh bại một tổng thống đương nhiệm trong cùng một đảng là một thách thức khó vượt qua.

Hội nghị Quốc gia Đảng Dân Chủ ở Chicago vào mùa hè tới sẽ công bố ứng cử viên được đề cử đại diện đảng Dân Chủ để tranh cử tổng thống năm 2024. Ông Kennedy tuyên bố ông vẫn có ý định tiếp tục theo đuổi đến cùng.

Ông Kennedy nói với The Epoch Times, rằng “Đảng Dân Chủ có khoảng 2 tỷ USD, và họ sẵn sàng chi tiêu số tiền đó để cố gắng gạt tôi ra ngoài lề, nhưng tôi nghĩ hầu hết các thành viên Đảng Dân Chủ quan tâm đến một điều hơn bất cứ điều gì khác, đó là đánh bại ông Donald Trump. Tôi nghĩ Tổng thống Biden không thể làm được điều đó. Nhưng tôi thì có thể”.

Ông Kennedy là cháu gọi cố Tổng thống John F. Kennedy bằng bác, người bị ám sát năm 1963, và là con trai của ông Robert F. Kennedy, là người bị bắn tử vong sau bài diễn văn vận động khi ông đang tranh cử tổng thống năm 1968.

Trong các cuộc gặp gỡ cử tri cũng như các cuộc gặp mặt và trò chuyện, ông Kennedy kể những câu chuyện về khoảng thời gian ở bên người bác và người cha của mình và kết nối những câu chuyện này với chiến dịch tranh cử tổng thống của ông.  

Ông muốn kế thừa di sản mà cha mình để lại là gắn kết những người Mỹ thuộc mọi giai tầng kinh tế và nền tảng sắc tộc.

Ông nói, “Tôi nghĩ chúng tôi làm điều đó bằng cách nói sự thật với mọi người. Cha tôi đã làm được điều này theo cách đó. Ông nói về những vấn đề khó chịu nhưng là nói về sự thật. Tôi nghĩ mọi người chán nản vì bị chính phủ, và giới truyền thông lừa dối”.

“Cha tôi đã tranh cử với một tổng thống đương nhiệm trong một thời kỳ đầy chia rẽ. Tôi đang tranh cử với một thách thức lớn hơn bởi vì tôi đang phải đối phó với cả một guồng máy chống lại tôi, từ chính đảng của tôi, Big Tech, và Big Pharm tức là ngành dược phẩm”.

Là một luật sư môi trường và là người sáng lập Tổ Chức Bảo Vệ Sức Khỏe Trẻ Em, ông Kennedy được biết đến rộng rãi là người nói thẳng về những rủi ro của vaccine đối với sức khỏe. Quan điểm của ông về những rủi ro này cũng như các vấn đề khác đã thu hút được sự ủng hộ từ những cử tri không nghiêng về bên tả. Ông Kennedy nói, ông ước ao đảng của ông trở lại như xưa.


Theo Ước Tính Mới, An Sinh Xã Hội Hoa Kỳ Sẽ Tăng Vào Năm 2024

Một nhóm ước tính rằng những người nhận An Sinh Xã Hội sẽ nhận được khoản thanh toán cao hơn vào năm 2024 do mức điều chỉnh chi phí sinh hoạt hàng năm được công bố vào tháng Mười.

Số liệu lạm phát cao hơn có thể sẽ đẩy các khoản thanh toán cho người nhận An Sinh Xã Hội (SSA) lên cao hơn vào năm 2024, chỉ vài tuần trước khi SSA công bố điều chỉnh chi phí sinh hoạt.

Hôm thứ Tư (13/09), Liên Đoàn Công Dân Cao Niên (Senior Citizens League) cho biết mức điều chỉnh chi phí sinh hoạt An sinh Xã hội (COLA) có thể sẽ là 3.2% đối với các khoản thanh toán phúc lợi vào năm 2024. Nhóm này ước tính trong một thông cáo báo chí rằng con số đó sẽ khiến các phúc lợi bổ sung tăng trung bình khoảng 57 USD, nâng các khoản này lên tới trung bình khoảng 1,790 USD cho mỗi người nhận.

Theo nhóm, mức COLA 3.2% thấp hơn nhiều so với mức 8.7% nhận được cho các khoản thanh toán của năm 2023, vốn có mức tăng cao nhất trong khoảng bốn thập niên. Tuy nhiên, COLA ước tính năm 2024 sẽ cao hơn mức trung bình — 2.6% — được áp dụng trong 20 năm qua.

Cho tháng Tám, nhóm người cao niên này đã dự đoán rằng, dựa trên lạm phát, COLA sẽ là 3%. Dự đoán này được đưa ra trước khi Bộ Lao Động công bố số liệu lạm phát tháng Tám.

Sở An Sinh Xã Hội dự định ​​​​sẽ công bố COLA cho các phúc lợi của năm 2024 vào khoảng tháng Mười, với các khoản thanh toán được thực hiện vào tháng Mười Một. Cơ quan này sử dụng Chỉ số Giá Tiêu dùng (CPI) để đo lường lạm phát trong các tháng Bảy, Tám, và Chín trước khi đưa ra quyết định.


Các Nhà Lập Pháp Kêu Gọi Đối Đầu Với Cuộc Đàn Áp Xuyên Quốc Gia Của Trung Cộng

Cuộc đàn áp xuyên quốc gia của Trung Cộng, nhằm mục đích bịt miệng những tiếng nói bất đồng chính kiến, đã trở thành tâm điểm chú ý tại một trong các cơ quan của Quốc hội Hoa Kỳ.

Cuộc đàn áp xuyên quốc gia của Trung Cộng, một kế hoạch trải rộng vượt xa biên giới của nước này, đồng thời dập tắt những tiếng nói bất đồng chính kiến, đã được chú ý trong phiên điều trần của một cơ quan Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 12/09.

Các nhân chứng, từ các nhà lập pháp đến những người bất đồng chính kiến, đã ra làm chứng trước Ủy ban Điều Hành Lưỡng Đảng Và Lưỡng Viện về Trung Cộng (CECC).

Trong bài diễn thuyết khai mạc, Dân biểu Chris Smith (Cộng Hòa – New Jersey), cũng là đồng chủ tịch của CECC, cho biết: “Trung Cộng  đã tiến hành một chiến dịch cưỡng bức lan rộng khắp thế giới nhằm chống lại bất cứ ai bất đồng với đảng Trung Cộng”.

Ông Smith kể lại rằng tác phẩm điêu khắc khổng lồ ở công viên California đã biếm họa phần đầu của nhà lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình thành phân tử Coronavirus. Ông nói: “Đó là một tác phẩm nghệ thuật táo bạo, quy trách nhiệm cho Trung Cộng và ông Tập Cận Bình một cách thích đáng, cụ thể là về đại dịch kinh hoàng và tất cả những sai lầm đã mắc phải, đặc biệt là trong những tháng đầu gây chấn động thế giới”.

Không lâu sau khi được khánh thành vào tháng 06/2021, bức tượng đã bị phá hoại và thiêu rụi.

Những lời buộc tội được công tố viên liên bang công bố vào năm 2022 đã cáo buộc ba đặc vụ Trung Quốc âm mưu phá hoại tác phẩm nghệ thuật và quan trọng hơn là theo dõi nhà điêu khắc đang sinh sống tại Los Angeles, vốn là một người chỉ trích Trung Cộng. Bộ Tư Pháp cáo buộc “kế hoạch đàn áp xuyên quốc gia” của Trung Cộng, nhằm bịt ​​miệng những người bất đồng chính kiến ​​sinh sống tại Hoa Kỳ.

Nhắc lại nhận định của mình, Nghị sĩ Jeff Merkley (Dân Chủ – Oregon), đồng chủ tịch của CECC, mô tả số vụ việc chưa được phát giác liên quan đến cuộc đàn áp xuyên quốc gia của Trung Cộng, cả ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác, là “đáng lo ngại”.

Ông cho biết, tuy nhiên, còn vô số trường hợp khác có thể đã không được báo cáo.

Ông Merkley nói: “Tôi hình dung rằng với mỗi trường hợp, chúng ta lại nghe nói rằng có thêm 10 trường hợp khác mà chúng ta không thể biết”.

Đầu năm nay, ông Merkley đã đệ trình một dự luật lưỡng đảng, Đạo luật Chính sách Đàn Áp Xuyên Quốc Gia, cùng với các Nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa-Florida), Ben Cardin (Dân Chủ-Maryland), và Bill Hagerty (Cộng Hòa-Tennessee). Ông nói, dự luật này nhằm mục đích buộc “các chính phủ và cá nhân ngoại quốc phải chịu trách nhiệm khi họ rình rập, đe dọa, hoặc tấn công người dân xuyên biên giới”.

Bà Yana Gorokhovskaia, Giám đốc nghiên cứu chiến lược và thiết lập của tổ chức Freedom House có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn cho biết, nhà cầm quyền Trung Cộng chiếm khoảng 30% trong tổng số vụ đàn áp xuyên quốc gia mà tổ chức của bà ghi nhận được.

Bà Gorokhovskaia nói: “Trung Cộng đang thực hiện chiến dịch đàn áp xuyên quốc gia phức tạp và toàn diện nhất thế giới bằng cách sử dụng một loạt các chiến thuật vật lý, kỹ thuật số, và tâm lý để bịt miệng những người được xem là mối đe dọa”.

Bà cho biết, chiến dịch sâu rộng này nhắm đến nhiều đối tượng là Hoa kiều, gồm các nhà báo, sinh viên, nghệ sĩ, và các nhóm tôn giáo như người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, và các học viên Pháp Luân Công.

Bà cho biết thêm, trong đó cũng bao gồm “bất cứ ai đủ dũng cảm để chỉ trích Trung Cộng”, chẳng hạn như các nhà lập pháp.

Ông Michael Chong, một thành viên Quốc Hội Canada, người bị nhà cầm quyền Trung Cộng nhắm tới, cho biết câu chuyện của ông minh họa cách thức hoạt động của cuộc đàn áp xuyên quốc gia hay sự can thiệp ra ngoại quốc của Bắc Kinh.

Ông Chong, một thành viên Đảng Bảo Thủ đối lập, thường xuyên chỉ trích cuộc đàn áp của chế độ này ở trong và bên ngoài Trung Quốc, kể từ khi ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao Phe đối lập vào năm 2020. Đáng chú ý, ông đã đưa ra kiến ​​nghị tuyên bố rằng hành vi ngược đãi của nhà cầm quyền Bắc Kinh đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, vùng viễn tây Trung Quốc, là tội diệt chủng. Kiến nghị này đã được Quốc hội Canada thông qua. Chế độ cộng sản này sau đó đã đáp trả bằng cách áp các lệnh trừng phạt đối với ông Chong cùng với hai viên chức tự do tôn giáo khác của Hoa Kỳ.

Hồi tháng Năm, qua thông tin trên tờ Globe and Mail của Canada, ông Chong đã biết được rằng kể từ năm 2020, một nhà ngoại giao Trung Quốc đã thu thập thông tin để nhắm vào ông và gia đình ông ở Hồng Kông. Ông cho biết, tờ báo này trích dẫn một báo cáo vào tháng 07/2021 của Cơ quan Tình Báo An Ninh Canada, và sự hiện hữu của việc đánh giá nội bộ sau đó đã được chính phủ Canada xác nhận.


Chính Phủ Biden Ngăn Chặn Tham Vọng Kỹ Nghệ Cao Của Trung Cộng

Lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình từ lâu đã nói rõ tầm nhìn của mình rằng vi mạch bán dẫn sẽ là yếu tố giúp Trung Cộng vượt qua Hoa Kỳ để trở thành siêu cường kỹ nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, tham vọng của ông Tập — để Trung Cộng sản xuất được 70% vi mạch bán dẫn ở trong nước vào năm 2025 — giờ đây chỉ là một ước vọng xa vời. Điều đang cản trở tham vọng của Bắc Kinh là một loạt các biện pháp kiểm soát xuất cảng sâu rộng của Hoa Kỳ được ban hành hồi tháng 10/2022, nhằm mục đích hạn chế năng lực của Bắc Kinh trong việc mua hoặc tự sản xuất vi mạch bán dẫn cao cấp.

Hồi tháng 01/2023, Công ty Kỹ nghệ Bộ nhớ Yangtze (Yangtze Memory Technologies, YMTC), nhà sản xuất vi mạch nhớ lớn nhất của Trung Cộng và là công ty mẹ của XMC, được cho là sẽ cắt giảm tới 10% số nhân viên trong số 6,000 nhân sự ở tất cả các bộ phận.

Theo ước tính của công ty nghiên cứu thị trường Yole Group, YMTC đang trên đà tăng gấp đôi số vi mạch bán ra thị trường toàn cầu vào năm 2017 lên tới 10% trước khi bị Hoa Kỳ nhăn chặn triển vọng đó.

Là một trong khoảng hai chục nhà sản xuất vi mạch bán dẫn trí tuệ nhân tạo của Trung Cộng bị đưa vào danh sách đen hồi tháng 12/2022, YMTC không phải là công ty kỹ nghệ duy nhất của Trung Cộng gặp khó khăn. Trong bốn tháng qua, ít nhất hai sáng kiến ​​sản xuất vi mạch điện thoại đã sụp đổ, trong đó có một sáng kiến ​​của Oppo, một thương hiệu điện thoại Trung Cộng đứng thứ tư trong thế giới về số sản phẩm được bán ra.

Các công ty từng được xem là các doanh nghiệp hàng đầu đã cắt giảm quy mô và cắt giảm tiền thưởng để duy trì hoạt động. Về nhập cảng vi mạch, Trung Cộng đã giảm 17% về số lượng trong bảy tháng đầu năm. Có tin cho biết nhà cầm quyền Trung Cộng sẽ phải sử dụng quỹ của nhà nước để bơm tiền cho YMTC.

Cuộc chạy đua giành ưu thế về kỹ nghệ đã tạo sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, đang đặt Hoa Kỳ vào thế tấn công. Cùng với các lệnh trừng phạt và thuế quan, các biện pháp của Hoa Kỳ đang gây tổn hại cho Trung Cộng theo những cách mà chỉ vài năm trước đây dường như là điều nằm ngoài tầm với.

Ông Antonio Graceffo, một nhà phân tích kinh tế Trung Quốc và là cộng tác viên của Epoch Times, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, “Các biện pháp đang nghiền nát Trung Quốc. Tất cả những điều này đang hủy hoại nền kinh tế của Trung Cộng”.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới không có phong độ tốt trong năm nay. Trong lãnh vực bất động sản, vốn từng là động lực tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều thập niên, giờ đã chững lại. Xuất cảng trong tháng Bảy đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ khi đại dịch bùng phát vào năm 2020, trong khi nhập cảng cũng sụt giảm rất nhiều.

Theo dự báo của Bloomberg Economics, tình trạng suy thoái ngày càng tồi tệ có thể làm mất đi cơ hội vượt qua nền kinh tế Hoa Kỳ như ước mơ của Bắc Kinh.

Có khoảng 20% thanh niên ở Trung Quốc đang thất nghiệp, nhưng Tập Cận Bình vẫn còn kêu gọi thanh niên Trung Quốc hãy “chịu khổ để tự mình vượt lên”.


Trung Cộng Lợi Dụng Hoa Kiều Để Phục Vụ Đảng Cộng sản

Càng ngày càng có nhiều tin tức cho biết cộng đồng người Hoa ở hải ngoại đang mua các khu đất gần các cơ sở nhạy cảm, có các hành vi gián điệp kinh tế, nhập cư bất hợp pháp,… Sự việc không chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ mà còn xảy ra ở những quốc gia khác.

Người ta đưa ra nghi vấn, liệu Hoa kiều có liên quan gì đến “Giấc mộng Trung Quốc” của Tập Cận Bình hay không?

Nhiều tin tức đã cho thấy có những đồn công an chìm của Trung Cộng ở Hoa Kỳ. Tháng Mười Hai năm ngoái (2022), tạp chí Newsweek đã trích dẫn một báo cáo từ Safeguard Defenders, một nhóm nhân quyền của Tây Ban Nha, rằng Trung Cộng đã vận hành hơn 100 “trung tâm dịch vụ công an ở hải ngoại” tại ít nhất 50 quốc gia. Hồi tháng Sáu, hãng thông tấn The Daily Caller News Foundation đã đưa tin rằng các “trung tâm dịch vụ” này hoạt động tại bảy thành phố của Hoa Kỳ.

Safeguard Defenders, vốn cũng theo dõi sự biến mất của các nhà bất đồng chính kiến ở Trung Quốc, tuyên bố rằng các trung tâm dịch vụ hoặc đồn công an chìm này là “một phần mở rộng của các cục công an đô thị của Trung Cộng, chuyên gây áp lực cho công dân Hoa kiều và gia đình họ nhằm thuyết phục các nghi phạm trở về nước để bị cáo buộc hình sự”. Safeguard đã “điều tra các trung tâm dịch vụ công an từ các cục công an của thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến; thành phố Ôn Châu và huyện Thanh Điền thuộc tỉnh Chiết Giang; và thị trấn Nam Thông, tỉnh Giang Tô”.

Cục công an là một cách nói bằng lời hoa mỹ để chỉ đồn công an. Bị ràng buộc về mặt hành chính với Bộ Công an (nơi kiểm soát các cục công an), các tổ chức này được cho là có liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ ở hải ngoại của Ban Công Tác Mặt Trận Thống Nhất nhằm giám sát và trấn áp những nhà bất đồng chính kiến trong cộng đồng người Hoa tại hải ngoại, cũng như công tác tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, ủng hộ đường lối của chế độ Trung Cộng. Đó là các hoạt động gián điệp ngầm bằng cách gây áp lực lên thân nhân của họ ở Hoa lục.

Ban Công Tác Mặt Trận Thống Nhất cũng điều hành “các trung tâm dịch vụ Hoa kiều” của ban công tác — nằm bên trong các vỏ bọc tổ chức bất vụ lợi và là một trong những nhiệm vụ của Văn Phòng Sự Vụ Hoa Kiều của Quốc Vụ Viện. Do đó, sự phối hợp giữa Bộ Công An và Ban Công Tác Mặt Trận Thống Nhất để kiểm soát cộng đồng người Hoa ở hải ngoại.

Về việc người Hoa mua đất đai gần các cơ sở nhạy cảm của Hoa Kỳ đã được đưa tin trong thời gian gần đây. Chẳng hạn, theo The New York Times, tập đoàn nông nghiệp thuộc sở hữu của Trung Cộng — Fufeng USA (Phụ Phong USA) — đã dự định xây dựng một cơ sở xay bắp lớn cách căn cứ Không quân Grand Forks ở North Dakota chưa đầy 15 dặm (khoảng 24km). Đây vốn là nơi đặt căn cứ RQ-4 Global Hawks của Đội trinh sát số 319. Tuy nhiên, Trợ lý Bộ trưởng Không quân Andrew Hunter đã kết luận trong một lá thư gửi Nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa, ông John Hoeven cho rằng, các cơ sở này sẽ tạo ra “rủi ro trước mắt và dài hạn vì gây tác động đáng kể đến hoạt động của chúng tôi trong khu vực”.

Trong khi đó, ở Texas, một cựu viên chức của quân đội Trung Cộng được gọi là Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, làm chủ 200 dặm vuông (gần 322 km2) gần Căn cứ Không quân Laughlin, một cơ sở chuyên đào tạo phi công của Không Quân Hoa Kỳ. Và theo Fox News, tại Montana, công ty Trung Cộng “Huawei đã chiếm được một khu đất rộng lớn gần các hầm chứa hạch tâm có 50 phi đạn đạn đạo liên lục địa Minuteman III”.

Các sự việc này không thể là ngẫu nhiên, nhưng phải ở trong một kế hoạch của đảng cộng sản Trung Cộng. Đồng thời nó cũng không thể là thuyết âm mưu. Đó là sự thật.


Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng Mất Tích, ‘Ai Sẽ Là Người Tiếp Theo?’

Mạng xã hội X thảo luận sôi nổi việc tướng Lý Thượng Phúc bị điều tra. Hôm 14/09, tin Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng Lý Thượng Phúc không xuất hiện công khai trong 16 ngày đã trở thành một chủ đề trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter).  Cư dân mạng thắc mắc “Ai sẽ là người tiếp theo?”.

Tin tức mới nhất cho biết, tướng Lý đang bị điều tra và đã bị cách chức.

Lý Thượng Phúc

Cùng ngày 14/09, báo Financial Times dẫn lời ba viên chức Hoa Kỳ và hai nhân sĩ am hiểu vấn đề về Trung Cộng cho biết Hoa Kỳ đưa ra kết luận rằng Bộ Trưởng Quốc Phòng Lý Thượng Phúc đã bị cách chức.

Chính phủ Hoa Kỳ cũng nhìn nhận ông Lý Thượng Phúc đã bị điều tra.

Hai tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cách chức hai vị chỉ huy cao cấp của Lực lượng Hỏa tiễn. Trong tổ chức Quân đội của Trung Cộng, Lực Lượng Hỏa Tiễn giữ vai trò giám sát kho vũ khí hỏa tiễn tầm xa và vũ khí hạch tâm.

Trước bối cảnh chính trị lục đục của Trung Cộng, các nhân sĩ am hiểu tình báo hiện chưa đề cập lý do tại sao chính phủ Biden cho rằng ông Lý Thượng Phúc bị điều tra.

Cũng trong ngày 14/09, thông tấnn Reuters dẫn lời ba viên chức cho biết ông Lý Thượng Phúc bất ngờ rút khỏi cuộc hội kiến với các nhà lãnh đạo Quốc phòng Việt cộng hồi tuần trước (04-10/09) với lý do “sức khỏe của không ổn định”.

Trước đó, ông Lý Thượng Phúc có kế hoạch tham dự Hội Nghị Hợp Tác Quốc Phòng thường niên được tổ chức tại thành phố Hà Nội, Việt Nam, từ ngày 07/09 đến 08/09. Theo tin Reuters, vài ngày trước khi diễn ra sự kiện này, phía Trung Cộng đã thông báo về sự vắng mặt của ông Lý.

Ông Lý Thượng Phúc được thăng chức làm Bộ Trưởng Quốc Phòng vào tháng Ba năm nay. Ông và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương đều là những nhà lãnh đạo chủ chốt của Trung Cộng. Ông Tần Cương bị cách chức hôm 25/07 sau khi không xuất hiện công khai trong một tháng, còn ông Lý Thượng Phúc xuất hiện lần cuối cùng trước công chúng hôm 29/08.

Theo thông tấn Reuters, tin tình báo Mỹ cho biết, Hoa Thịnh Đốn đã biết tin về việc ông Lý Thượng Phúc hủy chuyến đi đến Việt Nam.

Hôm 14/09, trên mạng xã hội X đã dấy lên chủ đề sôi nổi, liệu Bộ Trưởng Quốc Phòng mới đương nhiệm được nửa năm có rơi vào vết xe đổ của cựu Bộ Trưởng Ngoại GiaoTần Cương hay không?

Cư dân mạng Trung Cộng bắt đầu suy đoán trên mạng X rằng, viên chức đầu tiên bị nhắm đến là Bộ Trưởng Ngoại Giao Tần Cương, tiếp đến là Chỉ huy Tư lệnh Lực lượng Hỏa Tiễn, và bây giờ là Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc. Vậy ai sẽ là người tiếp theo?

Người ta nghi ngờ đang có một cuộc thanh trừng trong đảng cộng sản tại Trung Quốc. Người được bổ nhiệm thay thế chưa dám nhận lời vì có thể mang số phận tương tự. Nó có thể xảy đến cho bất cứ ai.



Hoa Kỳ Có thể Lập Thêm Các Căn Cứ Quân Sự Khác Ở Philippines

Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, cho biết họ đã “đề đạt các khuyến nghị” với giới các vị lãnh đạo về việc lập thêm các căn cứ theo thỏa thuận EDCA

Hôm thứ Năm (14/09), một chỉ huy Mỹ cho biết, Hoa Kỳ đang xem xét việc giành quyền tiếp cận nhiều căn cứ quân sự hơn ở Philippines theo Thỏa Thuận Hợp Tác Quốc Phòng Tăng Cường (EDCA) giữa hai quốc gia.

Đô đốc John Aquilino, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (USPACOM), cho biết ông và tư lệnh quân đội Philippines Romeo Brawner đã “đề đạt các khuyến nghị” với lãnh đạo cao cấp của họ về việc mở rộng các căn cứ được quyền tiếp cận theo thỏa thuận EDCA.

Philippine News Agency dẫn lời ông rằng, “Chúng tôi đang thảo luận, nhưng ai cũng có người chỉ huy của mình, và cả hai chúng tôi đều có lãnh đạo cấp trên. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ có những cuộc trò chuyện riêng tư và để cho các vị chỉ huy có thì giờ xếp đặt”.

Đô đốc Aquilino, người đang đến Manila để tham dự cuộc họp thường niên về hợp tác quốc phòng song phương, cũng cho biết các đồng minh đang tìm cách hoàn thiện một thỏa thuận nhằm thúc đẩy hoạt động chia sẻ thông tin tình báo.

Hồi đầu năm nay, hai nước đã ký một thỏa thuận trao cho quân đội Hoa Kỳ quyền tiếp cận bốn căn cứ quân sự mới ở Philippines bên cạnh năm căn cứ sẵn có theo cam kết trong khuôn khổ EDCA.

Ba trong số bốn căn cứ mới này nằm gần Đài Loan, trong khi một căn cứ nằm gần quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, nơi Philippines và Trung Cộng gần đây đang có tranh chấp về một đảo san hô.

Đô đốc Aquilino cho biết Hoa Kỳ đang có kế hoạch đầu tư khoảng 110 triệu USD vào chín căn cứ đó để tăng cường năng lực của quân đội Philippines và cung cấp cho quân đội Hoa Kỳ cơ sở hạ tầng cần thiết khi được mời.

Ông Brawner cho biết chính phủ Philippines cũng đang phân bổ nguồn lực của mình để phát triển các căn cứ đó. Ông nói thêm: “Hành động đó thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc tăng cường hơn nữa sự hợp tác, bảo đảm rằng quân đội của cả hai nước đều được chuẩn bị và trang bị tốt để ứng phó với những thách thức an ninh và các cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng gia tăng”.

Bắc Kinh đã cảnh báo rằng các căn cứ được mở rộng theo EDCA sẽ “gây nguy hiểm cho nền hòa bình và ổn định khu vực”, đồng thời “kéo Philippines vào vực thẳm của xung đột địa chính trị cũng như gây tổn hại đến sự phát triển kinh tế của nước này”.

Philippines lo ngại về hành vi xâm phạm của Bắc Kinh vào các vùng lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cũng như các cuộc tập trận quân sự của Trung Cộng xung quanh Đài Loan, nơi nước này có chung đường biên giới trên biển ngoài khơi Eo biển Luzon.

Tuần trước (04-10/09), Lực lượng Tuần duyên Philippines (PCG) cho biết, hôm 08/09, bốn tàu hải cảnh và bốn tàu dân quân biển của Trung Cộng đã đi thành nhóm bao vây các tàu của họ ở Bãi cạn Ayungin (còn gọi là Bãi cạn Thomas thứ Hai).


Cựu Bộ Trưởng Giáo Dục Pháp Cho Rằng, Bác Sĩ Trung Cộng Tham Gia Thu Hoạch Nội Tạng

PARIS, Pháp — Hôm 26/08, hơn 1,500 học viên Pháp Luân Đại Pháp từ các quốc gia trên khắp châu Âu đã hội tụ cùng nhau để tổ chức lễ mít-tinh và tuần hành nhằm phơi bày cuộc bức hại đối với các học viên của môn tu luyện này ở Trung Quốc.

Bà Françoise Hostalier, cựu Nghị viên Nghị viện,
cựu Bộ trưởng Giáo dục Pháp (photo: EpochTimes)

Tại điểm tập hợp trước cuộc diễn hành ở Quảng trường Cộng Hòa (Place de la République), các diễn giả được mời tới diễn thuyết để nâng cao nhận thức cho công chúng về cuộc bức hại đã diễn ra 25 năm ở Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Trung Cộng chấm dứt hành động tàn ác.

Tại Quảng trường Cộng Hòa, dưới chân tượng nàng Marianne — một biểu tượng là hiện thân cho nền cộng hòa của Pháp, được điêu khắc trong tư thế tay phải giơ cao cành ô liu còn tay trái đặt trên bản khắc Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền — bà Françoise Hostalier, cựu Nghị viên của Nghị viện, cựu Bộ trưởng Giáo dục Pháp đã có bài diễn văn.

Đưa tay chỉ về hướng bức tượng, bà nói với đông đảo khán giả: “Đây là một quảng trường tự do, và đó là lý do tại sao chúng ta ở đây để bảo vệ quyền tự do của công dân Trung Quốc. Mọi người nên có quyền tự do tư tưởng, tự do sinh sống, tự do tu luyện và tự do thực hành đối với tất cả các tôn giáo, tín ngưỡng. Tuy nhiên, những quyền này lại bị cấm ở Trung Quốc và chúng ta cần phải lên án điều đó”.

Trung Cộng thúc giục con người chống lại quy luật của tạo hóa, khiến cho những thảm họa nhân quyền “hoàn toàn ti tiện” như tra tấn và thu hoạch nội tạng diễn ra. Bà nói, “Chúng ta không thể chấp nhận điều này, chúng ta phải lên án nó. Quả thực không thể tin được, từ bác sĩ đến toàn bộ hệ thống công quyền đều tham gia vào hoạt động thu hoạch nội tạng. Nếu như Trung Cộng không biết và không đồng ý thì tất cả những điều này đã không diễn ra”.

Đối với nhiều người dân Tây phương, thu hoạch nội tạng nghe như là điều gì đó chỉ xảy ra vào thời Trung cổ và không tồn tại ngày nay. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nhân chứng — những bác sĩ từng tham gia thu hoạch nội tạng tại Trung Quốc và sau đó bước ra làm chứng — thì tội ác này đang diễn ra tại một quốc gia cộng sản có dân số gần như đông nhất thế giới này. Theo bà Hostalier, “những bác sĩ đó, họ bị buộc phải thực hiện những ca phẫu thuật như vậy. Họ ân hận về những gì mình đã làm, nên giờ đây họ đứng ra làm chứng cũng như nói lên sự thật”.

Cựu bộ trưởng Pháp nhận định và trăn trở rằng, “Trung Quốc ngày nay đã quay trở lại thời kỳ kinh hoàng như thời Đức Quốc Xã, mà tại sao người ta vẫn im lặng? Đó là tội ác phản nhân loại, mà tại sao xã hội quốc tế không làm gì”?  Bà cảm ơn những người đã vượt quãng đường xa xôi ngàn trùng từ khắp lục địa Âu Châu và thậm chí khắp thế giới đến tham gia hoạt động này, vì sự hiện diện của họ “sẽ mang lại tiếng vang liên quan đến hành vi tước đoạt nhân quyền này ở Trung Quốc”.

Đứng lên vì chính nghĩa trước cái ác đối với một người là rất khó khăn, nhưng khi ngày càng nhiều người nhận thức và đóng góp một phần sức lực của mình vào trong đó, thì hành động tàn ác này sẽ không thể tiếp tục.

Bài liên quan:
  • Tin Cuối Tuần (20-21-Apr-2024)
  • Đề Nghị Truất Phế Chủ Tịch Hạ Viện Johnson ‘Sắp Được Đưa Ra’
  • Ông Bill Barr Cho Biết Tại Sao Ông Ủng Hộ Cựu TT Trump Nhiều Hơn TT Biden
  • Thời Tổng thống Biden, Lạm Phát Kéo Dài Và Việc Làm Suy Giảm
  • Các Cuộc Thăm Dò Không Cho Biết Về Sự Dẫn Đầu Của Cựu TT Trump
  • Số Phận Các Tỷ Phú Của Trung Cộng, Sụt Giảm, Phá Sản, Hoặc Bị Bắt Giữ
  • Chủ Nghĩa Tư Bản Trung Cộng Đang Bóp Méo Thị Trường Toàn Cầu
  • TT Biden Kêu Gọi Tăng Gấp Ba Lần Thuế Quan Đối Với Nhôm Thép Trung Cộng
  • Thủ Tướng Đức Vận Động Trung Cộng Chơi Công Bằng Trên Thị Trường EU
  • Trung Cộng Đóng Góp Cho Ngành Kỹ Nghệ Quốc Phòng Nga
  • Tin Cuối Tuần (13-14-Apr-2024)
  • TT Biden Tìm Cách Giảm Căng Thẳng Cuộc Xung Đột Giữa Iran Và Israel
  • Hạ Viện Sẽ Cố Gắng Về Gói Tài Trợ Cho Israel
  • Trung Cộng Có Mối Liên Hệ Với Tội Phạm Có Tổ Chức
  • Đảng Dân Chủ Sử Dụng Chiến Lược Ít Được Biết Đến Để Giành Chiến Thắng Trong Năm 2024
  • Cựu Đại Sứ Hoa Kỳ Làm Gián Điệp Cho Cuba Lãnh 15 Năm Tù
  • Cuộc Điện Đàm Giữa Ông Biden Và Ông Tập Không Làm Thay Đổi Được Bất Cứ Điều Gì
  • Trung Cộng Đẩy Mạnh Xuất Cảng Khiến Các Nhà Đầu Tư Ngoại Quốc Lo Lắng
  • CEO Apple Đến Hà Nội, Thăm Việt Nam Trong 2 Ngày
  • Iran Không Kích Israel, Phóng Hàng Loạt Máy Bay Không Người Lái
  • 3 Con Trai Của Thủ Lĩnh Hamas Haniyeh Thiệt Mạng Trong Cuộc Không Kích Của Israel
  • Nhật Bản Có Thể Sẽ Gia Nhập Liên Minh AUKUS Chống Bắc Kinh
  • Nữ Ký Giả Trung Quốc Bị Trục Xuất Khỏi Thụy Điển Từng Kể Về Gia Cảnh Bị ĐCSTQ Bức Hại
  • Vương Quốc Anh Sẽ Không Bao Giờ Giao Quyền Lực Cho WHO
  • Tin Cuối Tuần (06-07-Apr-2024)   
  • Mạng Xã Hội X Sẽ Không Tuân Theo Lệnh Của Tối Cao Pháp Viện Brazil
  • Los Angeles Công Bố Dữ kiện Về Số Người Vô Gia Cư Tử Vong Trong Năm 2023
  • Các Thượng Nghị Sĩ Sẽ Trở Thành Bồi Thẩm Viên Vào Ngày 11/04, Vụ Đàn Hặc Ông Mayorkas
  • Ủy Ban Hạ Viện Sẽ Cân Nhắc Nghị Quyết Phản Đối Áp Lực ‘Một Chiều’ Từ Phía TT Biden Cho Một Lệnh Ngừng Bắn Ở Gaza
  • Bộ Trưởng Ngân Khố Janet Yellen Chỉ Trích Những Hành Động ‘Cưỡng Ép’ Của Bắc Kinh Đối Với Các Công Ty Hoa Kỳ
  • Ông Biden Và Tập Cận Bình Nói Chuyện Lần Đầu Tiên Kể Từ Tháng Mười Một
  • Hoa Kỳ Trừng Phạt Tin Tặc Trung Cộng Vì Kế Hoạch 14 Năm Xâm Nhập Vào Cơ Sở Hạ Tầng Quan Trọng
  • 5 Dấu Hiệu Cho Thấy Kinh Tế Trung Quốc Đang Thâm Hụt Tài Chính Trầm Trọng
  • Căng Thẳng Leo Thang Ở Khu Vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
  • Tin Cuối Tuần (30-31-Mar-2024)
  • Hoa Kỳ Và Mexico Công Bố Quan Hệ Đối Tác Vi Mạch Bán Dẫn Để Ứng Phó Với Những Thách Thức Toàn Cầu
  • Tình Trạng Di Cư Ồ Ạt Đe Dọa Đến An Ninh Lương Thực Của Hoa Kỳ
  • Chủ Tịch Hạ Viện Johnson Đàm Luận Thống Đốc Abbott Về An Ninh
  • TT Trump Yêu Cầu TT Biden Xin Lỗi Vì Tuyên Bố Xúc Phạm Công Dân Hoa Kỳ
  • Trung Cộng Vũ Khí Hóa Lực Lượng Hải Cảnh Để Kiểm Soát Các Vùng Biển Tranh Chấp
  • Trục Ma Quỷ’ Mới Đã Hình Thành, ĐCSTQ Là Địch Thủ Lớn Nhất Của Hoa Kỳ
  • Các Viên Chức Trung Cộng Chọn Cách Phản Kháng Thụ Động Với Tập Cận Bình
  • Sự Thâm Nhập Của Trung Cộng Trở Thành Cơn Ác Mộng Của Hoa Kiều
  • Israel Sẽ ‘Tự Mình’ Tiến Hành Cuộc Tấn Công Vào Rafah
  • Tin Cuối Tuần (23-24-Mar-2024)   
  • Đảng Cộng Hòa Phản Đối Sáng Kiến Của Bộ Tư Pháp
  • Tiểu Bang Theo Đảng Cộng Hoà ‘Tiếp Đón’ Người Nhập Cư Bất Hợp Pháp
  • Gói Tài Trợ Chính Phủ Trị Giá 1.2 Ngàn Tỷ USD Của Hoa Kỳ
  • Cách Đưa Tin ‘Bóp Méo’ Của New York Times Về Các Cuộc Đàn Áp Của Trung Cộng
  • Cảnh Báo Về Việc ‘Phân Biệt Đối Xử’ Tại Phi Trường Chicago
  • Cần Ứng Phó Với Trung Cộng, Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện
  • Tập Cận Bình Làm Suy Yếu Quốc Vụ Viện