Tin Hoa Kỳ
Hơn 1,000 Học Khu Đang Che Giấu Cha Mẹ Về Nhận Dạng Giới Tính Của Học Sinh
Hôm 11/09, tổ chức cha mẹ giám sát học đường có tên gọi là Parent Defending Education -PDE, đã cập nhật danh sách các học khu đã thực hiện các chính sách liên quan đến những học sinh vốn tin rằng mình là người chuyển giới. Các chính sách này đề nghị nhân viên học khu nên giấu cha mẹ về tình trạng chuyển giới của học sinh.
Danh sách này đề cập đến 18,331 trường học nằm trong 1,044 học khu, đang thực hiện chính sách đó. Những quy định gây ảnh hưởng đến hơn 10.7 triệu học sinh Mỹ.
Bà Nicole Neily, chủ tịch của PDE, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Just the News, No Noise” của Real America’s Voice rằng, “Thật ra, chúng tôi đã công bố con số này hồi tháng Ba, rồi sau đó chúng tôi ghi nhận cộng sản khoảng 200 quận… Con số này tiếp tục tăng trên toàn quốc. Chúng tôi vẫn nhận được thêm nhiều trường hợp đổ về mỗi ngày”.
Bà Neily quy trách nhiệm cho các hội đồng trường học tiểu bang và các nhóm hoạt động LGBT đã thúc đẩy các chính sách như vậy trong các tổ chức giáo dục. Bà nói, “Những tổ chức này không phải là bạn của các bậc cha mẹ và chúng tôi cũng đang nhắc nhở các gia đình về điều đó. Đây là những chính sách đang được thúc đẩy bởi các nhóm hoạt động như GLSEN và The Trevor Project. Những tổ chức này cho rằng gia đình không phải là nơi an toàn”.
Cả GLSEN và The Trevor Project đều là các tổ chức hoạt động ủng hộ LGBT, là tên gọi những người đồng tính luyến ái.
GLSEN tự mô tả là một “tổ chức giáo dục quốc gia bất vụ lợi, dẫn đầu phong trào tạo ra các trường K–12 an toàn và hòa nhập”. GLSEN được thành lập vào năm 1990 với cái tên “Mạng lưới Giáo dục Đồng tính Nam, Đồng tính Nữ, và Dị tính” bởi một giáo viên mà sau này trở thành nhà hoạt động. Người này về sau đã giám sát chương trình phòng chống bạo lực và ma túy học đường dưới thời chính phủ ông Obama.
Hướng dẫn của GLSEN dành cho các trường học khuyên rằng giáo viên nên giữ bí mật với cha mẹ về giới tính của học sinh.
Hướng dẫn nêu rằng: “Nhân viên hoặc giáo viên không được tiết lộ bất cứ thông tin nào có thể cho biết nhận dạng giới tính của học sinh cho người khác, kể cả cha mẹ hoặc người giám hộ và các nhân viên khác, trừ phi học sinh cho phép tiết lộ như vậy. Thông tin đó có trong hồ sơ trường học do cha mẹ hoặc người giám hộ yêu cầu, hoặc có một nhu cầu cấp thiết khác”.
Dự án khác có tên là The Trevor Project, tự cho mình mang sứ mệnh “chấm dứt nạn tự tử trong giới trẻ LGBTQ”.
Vào năm 2019, tổ chức này đã xuất bản một tài liệu có nhan đề “Chính sách Kiểu mẫu của Học khu về Phòng chống Tự tử”, trong đó yêu cầu các chuyên gia sức khỏe tâm thần của trường học phải “bảo đảm rằng hành động của cha mẹ là vì lợi ích tốt nhất của học sinh (chẳng hạn như, khi một học sinh là LGBTQ và sống trong một gia đình không chấp nhận điều này)”.
Ngoài ra, chính sách này cũng yêu cầu các trường học phải giữ bí mật với cha mẹ về định hướng tính dục hoặc nhận dạng giới tính của học sinh khi họ “được thông báo về nguy cơ hoặc có ý định tự tử”. Chính sách nói rằng, thông tin được chia sẻ với các bậc cha mẹ “nên có hạn chế ở mức chỉ thông báo về nguy cơ tự tử”.
Nghị Sĩ Menendez Bị Tố Cáo Nhưng Không Nhận Tội Hối Lộ
Hôm thứ Tư (27/09), Nghị sĩ Bob Menendez (Dân Chủ -New Jersey) ra hầu tòa và không nhận tội về các cáo buộc vào ngày 22/09, rằng đã nhận hối lộ.
Nghị sĩ Đảng Dân Chủ từ New Jersey lần đầu tiên trình diện tại tòa án liên bang ở Manhattan trong lúc các đồng sự của ông yêu cầu ông từ chức nghị sĩ Quốc hội. Ông Menendez và vợ ông, người cũng bị cáo buộc trong vụ án, đã không nói gì khi bước vào tòa án tại Lower Manhattan sáng hôm thứ Tư.
Hôm 22/09, ông Menendez và vợ, bà Nadine Arslanian Menendez, đã bị công tố viên liên bang tại của địa hạt phía South New York truy tố, với nhiều cáo buộc về âm mưu, trong đó có hối lộ, gian lận trong các dịch vụ, và dùng lợi dụng pháp luật để tống tiền.
Theo tài liệu, ông Menendez và vợ bị cáo buộc đã nhận hối lộ hàng trăm ngàn dollar. Các viên chức tuyên bố rằng hối lộ được thực hiện dưới hình thức tiền mặt, vàng, và thậm chí cả các khoản đóng góp thế chấp. Tháng 06/2022, khi thực hiện lệnh khám xét tư gia của ông Menendez, các nhà chức trách đã thu giữ cả vàng và tiền mặt.
Ông Menendez đã khẳng định, những cáo buộc cho rằng ông lạm dụng chức vụ để làm giàu cho bản thân là không có căn cứ. Ông tự tin mình sẽ được minh oan và không có dự tính thôi việc ở Thượng viện. Hồi tuần trước, ông đã từ chức vị trí chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại sau khi bị truy tố.
Đây là vụ án tham nhũng thứ hai của ông Menendez. Hồi năm 2017, các bồi thẩm viên đã không đưa ra được một sự kết án nào trong phiên tòa trước đó của ông liên quan đến các cáo buộc tương tự.
Ông Menendez cho biết trong một cuộc họp báo ngày 25/09 rằng những cáo buộc mà các công tố viên đưa ra chống lại ông là hoàn toàn sai sự thật.
Ông Menendez nói với báo chí rằng, “Nền tảng dân chủ và hệ thống tư pháp của Mỹ là nguyên tắc mà tất cả mọi người đều được cho là vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội. Tất cả mọi người. Tôi không yêu cầu gì hơn và không kém phần xứng đáng với nguyên tắc đó. Tòa án của dư luận không thể thay thế cho hệ thống tư pháp tôn kính của chúng ta”.
Thượng Viện Hoa Kỳ Chấm Dứt Tranh Luận Để Tránh Đóng Cửa Chính Phủ
Hôm thứ Ba (26/09), Thượng Viện đã bỏ phiếu để tiến tới thủ tục thông qua một nghị quyết tạm thời nhằm ngăn chính phủ đóng cửa khi ban lãnh đạo Hạ Viện tập trung vào việc thông qua các dự luật chi tiêu.
Thượng Viện đã bỏ phiếu với tỷ lệ 77–19 để chấm dứt tranh luận về một kiến nghị tiến hành tái cấp phép cho Cục Hàng Không Liên Bang (FAA) hoạt động cho đến năm tài khóa 2028. Dự luật này, đã được Hạ Viện thông qua, là phương thức dự định của ban lãnh đạo Hạ Viện để đưa ra một nghị quyết chi tiêu tạm thời (CR) gia hạn nguồn tài trợ của chính phủ trong khi các cuộc đàm phán ngân sách năm 2024 diễn ra.
Các nhà lập pháp có thời hạn đến ngày 30/09, ngày cuối cùng của năm tài khóa hiện tại, để thông qua một nghị quyết như vậy — hoặc là thông qua cả 12 dự luật phân bổ ngân sách — để tránh cho việc chính phủ bị đóng cửa. Nếu họ không làm được như vậy, thì tất cả các hoạt động không cần thiết của chính phủ sẽ bị đình chỉ kể từ ngày 01/10 sắp tới.
Giấy phép của FAA sẽ hết hạn trong cùng ngày, do đó, bất cứ nghị quyết tạm thời nào mà Quốc Hội thông qua cũng cần phải kèm theo việc gia hạn giấy phép đó để ngăn chặn tình trạng gián đoạn các chuyến bay.
Mặc dù văn bản về gói tài trợ của Thượng Viện vẫn chưa có, nhưng Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer (Dân Chủ-New York) nhấn mạnh rằng biện pháp này được đưa ra dựa trên sự cân nhắc “thiện chí” của lưỡng đảng.
Ông Schumer nói, “Nghị quyết chi tiêu tạm thời này là một giải pháp tạm thời — một cầu nối hướng tới hợp tác và tránh xa chủ nghĩa cực đoan. Và nghị quyết này sẽ cho phép chúng ta tiếp tục làm việc để tài trợ đầy đủ cho chính phủ liên bang và bảo vệ các gia đình Mỹ khỏi chịu tổn thương do một đợt đóng cửa chính phủ. Mặc dù chắc chắn rằng dự luật này không đáp ứng mọi thứ mà cả hai bên mong muốn, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục tài trợ cho chính phủ ở mức hiện tại trong khi vẫn duy trì cam kết của chúng tôi đối với các nhu cầu nhân đạo và an ninh của Ukraine, đồng thời bảo đảm những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên toàn quốc bắt đầu có được những nguồn lực mà họ cần”.
Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Mitch McConnell (Cộng Hòa-Kentucky) đã cùng ông Schumer kêu gọi các đồng sự của ông ngăn chặn việc đóng cửa chính phủ với một thông điệp rõ ràng nhắm vào một số thành viên trong đảng Cộng Hoà. Ông nói, “Việc trì hoãn hành động đối với nguồn tài trợ ngắn hạn của chính phủ không giúp thúc đẩy bất cứ ưu tiên có ý nghĩa nào về chính sách. Đóng cửa chính phủ vì tranh chấp ngân sách quốc nội sẽ không củng cố được vị thế chính trị của bất cứ ai. Điều này chỉ làm trì hoãn những bước tiến quan trọng, khiến hàng triệu người Mỹ trong tình trạng ngóng trông”.
Theo Quy Định Mới, Thực Phẩm Biến Đổi Gene Sẽ Được Ghi Trên Nhãn
Các sản phẩm ở Hoa Kỳ có chứa những động-thực vật biến đổi gen (GMO) giờ đây sẽ được ghi nhãn là “được chế tạo bằng kỹ nghệ sinh học” theo các quy tắc công bố thực phẩm mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2024. Đây là một sự thay đổi so với việc mô tả thực phẩm có các thành phần “biến đổi gen” hoặc GMO theo các quy tắc cũ.
Các công ty được cho thời hạn đến ngày 01/01/2024 để tuân thủ các quy định mới vốn được hoàn thiện dưới thời chính phủ Tổng thống Trump. Chính phủ đã tuân theo một đạo luật được Quốc Hội thông qua hồi năm 2016 để xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về việc công bố các thực phẩm được chế tạo hoặc có thể được chế tạo bằng kỹ nghệ sinh học.
Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Nông nghiệp đương thời Sonny Perdue cho biết tiêu chuẩn toàn quốc này “ngăn ngừa một hệ thống chắp vá theo từng tiểu bang vốn có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng”.
Các yêu cầu ghi nhãn cập nhật này đã vấp phải sự chỉ trích, cũng như một vụ kiện từ Trung tâm An toàn Thực phẩm, nơi cho rằng những yêu cầu ghi nhãn này đang gây nhầm lẫn.
Ông Andrew Kimbrell, giám đốc điều hành của trung tâm này, tuyên bố. “Những quy định này không nhằm mục đích thông báo cho công chúng mà để cho phép các tập đoàn che giấu khách hàng của họ về việc sử dụng các thành phần biến đổi gene. Đó là một hành vi lừa đảo bằng quy định mà chúng tôi đang tìm cách bãi bỏ tại tòa án liên bang”.
Trong số những tổ chức phản đối quy định này có Hiệp Hội Thương Mại Hữu Cơ, Viện Chính Sách Nông Nghiệp và Thương Mại, và Dự án Không GMO.
Lúc các quy tắc nói trên được công bố, Dự án Không GMO cho biết trong một tuyên bố rằng: “Nhìn chung, nhiều sản phẩm có chứa GMO sẽ không được ghi nhãn, tức là, việc không được công bố là được chế tạo bằng kỹ nghệ sinh học (bioengineered, hay BE) không đồng nghĩa với việc sản phẩm đó không chứa các thành phần GMO”.
Trong Luật Công bố Thực phẩm Kỹ nghệ Sinh học Quốc gia, Quốc Hội đã yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm phải đưa lên trên nhãn những dòng chữ, một biểu tượng, hoặc một mã QR nếu sản phẩm có những thành phần được chế tạo bằng kỹ nghệ sinh học.
Tổng Thống Trump Sẽ Bỏ Qua Cuộc Tranh Biện Thứ Hai Của Đảng Cộng Hòa
Các viên chức xác nhận rằng cựu Tổng thống Donald Trump sẽ không xuất hiện trên sân khấu cùng với những đối thủ tranh cử tổng thống trong cuộc tranh biện thứ hai của đảng Cộng Hòa sau khi ông quyết định đi thăm các công nhân nghiệp đoàn ở Detroit trong bối cảnh một cuộc đình công xe hơi lớn đang diễn ra.
Cựu Tổng thống Trump sẽ đến thăm Detroit, nơi nghiệp đoàn United Auto Workers (UAW) tiến hành cuộc đình công chưa từng có đối với ba nhà sản xuất xe hơi lớn nhất: General Motors, Ford, và Stellantis.
Trong tuyên bố với Axios, một phát ngôn viên chiến dịch tranh cử Trump cho biết khi cuộc tranh biện diễn ra thì cựu Tổng thống Trump “sẽ ở Michigan để nói chuyện với các công nhân nghiệp đoàn và bảo đảm việc làm của người Mỹ được bảo vệ”.
Cuộc tranh biện lần này sẽ được diễn ra tại Thư viện Tổng thống Ronald Reagan ở Thung lũng Simi, California, vào ngày 27/09.
Quyết định mới nhất của cựu Tổng thống Trump không tham dự cuộc tranh biện lần thứ hai với các ứng cử viên do đảng Cộng Hoà tổ chức. Hồi tháng Tám, ông đã không xuất hiện tại cuộc tranh biện đầu tiên của Đảng Cộng Hòa ở Milwaukee, vì ông cho rằng ông đang dẫn đầu với khoảng cách lớn trong nhiều cuộc thăm dò.
Lần này, ông sẽ bỏ qua cuộc tranh biện để diễn thuyết trước các thành viên nghiệp đoàn United Auto Workers (UAW) ở Detroit. Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Joe Biden cũng tới Detroit để sát cánh cùng các công nhân nghiệp đoàn xe hơi vào hôm thứ Ba (26/09).
Tuần trước (18-24/09), lần đầu tiên trong lịch sử các thành viên nghiệp đoàn đã đình công chống lại ba nhà sản xuất xe hơi lớn nhất – General Motors, Ford, và Stellantis – sau khi không đạt được thỏa thuận về hợp đồng lao động mới sau nhiều tuần đàm phán đòi tăng và phúc lợi.
Nghiệp đoàn này đã đề nghị một hợp đồng 4 năm với mức tăng lương 40%, giờ làm việc giảm xuống 32h/tuần, loại bỏ các bậc lương thưởng, khôi phục các điều chỉnh chi phí sinh hoạt, và khôi phục lương hưu truyền thống, cùng các hạng mục khác.
Tuy nhiên, những nhà sản xuất xe hơi nói trên đã từ chối đáp ứng yêu cầu đó, và đề nghị mức tăng 20% mà không kèm theo những lợi ích chính yếu mà nghiệp đoàn yêu cầu, với lý do lo ngại về khả năng bị phá sản.
Hôm Chủ nhật (24/09), cựu tổng thống đã viết trên Truth Social rằng, những công nhân UAW đang bị lừa dối và gạt bỏ bởi “mưu đồ bất lương” về xe điện.
Ông viết, “Những chiếc xe đó sẽ được sản xuất tại Trung Cộng, theo chính sách Trung Cộng trước tiên của ông Joe lươn lẹo”. Ông Trump kêu gọi hãy bỏ phiếu cho ông trong kỳ bầu cử năm 2024 vì ông sẽ đêm lại phúc lợi cho công nhân. Ông Trump cho rằng, Joe là người Tàu Mãn Châu, sẽ chỉ làm lợi cho Trung Cộng.
Phim Tài Liệu ‘Không Có Nông Dân, Không Có Lương Thực: Quý Vị Sẽ Ăn Bọ Chứ?’ Phơi Bày Đại Kế Hoạch Đằng Sau Nghị Trình Khí Hậu
Một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu âm thầm xuất hiện khi chính phủ các nơi trên thế giới thúc đẩy “những chính sách xanh” buộc nông dân phải rời bỏ hoạt động kinh doanh.
Trong bộ phim tài liệu độc quyền của The Epoch Times “Không có nông dân, Không có lương thực: Quý vị sẽ ăn bọ chứ?”. anh Roman Balmakov phơi bày một đại kế hoạch kéo dài cả thập niên nhằm phá hủy nguồn cung cấp lương thực trên thế giới.
Anh Balmakov, người dẫn chương trình “Facts Matter” của EpochTV cho biết, “Đây sẽ là cuộc khủng hoảng toàn cầu tiếp theo mà giới truyền thông trên thế giới không màn đến”. Balmakov sẽ đồng hành cùng khán giả trong suốt một cuộc hành trình bằng các hình ảnh ghi lại với những câu chuyện đời thật của những người nông dân tại Mỹ quốc, Hoà Lan, và Sri Lanka. Họ là những người đang bị mất đi đất đai và sinh kế dưới chiêu bài biến đổi khí hậu.
Bộ phim của The EpochTV được ra mắt vào lúc 8 giờ 30 phút tối theo giờ Miền Đông, hôm Thứ Hai 25/09.
Anh Balmakov phơi bày lịch sử của khủng hoảng khí hậu và cách mà các nhà lãnh đạo thế giới nhìn nhận vấn đề này tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển, còn được biết đến là Hội nghị Thượng Đỉnh Trái Đất vào tháng 06/1992, ngay sau khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc.
Balmakov là đạo diễn bộ phim tài liệu này, chia sẻ với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn trước ngày ra mắt phim. Phim được công chiếu cho khảong 200 khán giả tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Stop 30×30 ở Irving, Texas.
“Mọi con đường đều dẫn đến Liên Hiệp Quốc (U.N)”, anh Balmakov, cũng là đạo diễn bộ phim, chia sẻ với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn trước ngày ra mắt phim tại Thảm Đỏ hôm 23/09, nơi mà bộ phim được công chiếu cho khoảng 200 khán giả tại Hội nghị Thượng đỉnh Stop 30×30 ở Irving, Texas.
Bộ phim đi sâu vào Nghị trình 30 (Agenda 2030), trước đây được biết đến là Agenda 2021, và việc Liên Hiệp Quốc đặt ra các chính sách toàn cầu nhằm chấm dứt hoạt động nông nghiệp tư nhân và tạo ra sự phụ thuộc vào một hệ thống cầm quyền toàn cầu vốn sẽ kiểm soát nguồn cung cấp lương thực của thế giới.
Các nhà lãnh đạo trên thế giới quy trách nhiệm cho sự biến đổi khí hậu đã khiến cho giá lương thực tiếp tục tăng trên toàn cầu.
Balmakov cho biết qua bộ phim, “Và giải pháp của họ có thể làm quý vị ngạc nhiên. Theo Liên Hiệp Quốc, loài bọ có thể thực sự trở thành bữa tối của quý vị trong tương lai. Những người có quyền lực xác định ngành nông nghiệp, đặc biệt là ngành chăn nuôi, là nguyên nhân gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu là nguyên nhân khiến cho giá lương thực đắt đỏ và gây ra tình trạng thiếu hụt lương thực”.
Bộ phim khám phá các chính phủ đang lợi dụng nghị trình khí hậu — cả ở trong và ngoài nước — để kiểm soát đất nông nghiệp tư nhân. Balmakov cho biết, “Quý vị tưởng rằng chính phủ muốn giúp đỡ người nông dân. Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là chuyện này đã đi đến mức nào rồi”.
Trong bộ phim, các chủ trang trại ở California giải thích cho anh Balmakov về cách mà cơ quan cung cấp nước của tiểu bang đưa ra các quy định kiểm soát hạn hán khẩn cấp vào năm ngoái, với lý do là bảo vệ loài cá Salmon Coho mà tiểu bang e sợ sẽ tuyệt chủng. Bà Theodora Johnson, chủ trang trại gia súc ở Thung lũng Scott, cho biết những quy định đó ngăn cản chủ sở hữu đất tiếp cận nguồn nước ngầm của chính họ. Bà cho rằng nếu không có nước thì việc chăn nuôi không thể tiếp tục được. Bà nói, “Nước là yếu tố chính cho mọi hoạt động. Ở Thung lũng Scott, quý vị không thể làm được gì nếu không có nước”.
Các chuyên gia địa phương kể lại với anh Balmakov rằng cá Salmon Coho không phải là loài thuộc địa phương sông Klamath, là dòng sông chảy qua Thung lũng Scott.
Balmakov còn đi tới Hoà Lan. Nơi đây anh khám phá, nông dân bị buộc phải giảm số lượng bầy đàn gia súc từ 50 đến 90% dưới danh nghĩa biến đổi khí hậu.
Năm 2019, chính phủ Hoà Lan tuyên bố một cuộc “khủng hoảng nitrogen” và bắt đầu thực hiện các quy định nhằm cắt giảm mạnh 50% lượng phát thải khí nitrogen vào năm 2030.
Quốc gia nhỏ này có lịch sử lâu đời về chăn nuôi, từng là quốc gia xuất cảng thịt lớn nhất châu Âu, nhưng cục diện đang thay đổi, và các trang trại gia đình có niên đại hàng thế kỷ đang dần phá sản.
Một số nông dân và chuyên gia cho rằng toàn bộ cuộc khủng hoảng nitrogen này được tạo ra để chính phủ có thể kiểm soát đất đai.
Ông Martijn Vorkink, một nông dân thế hệ thứ tư, cho biết đất đai trở nên vô giá trị khi không thể canh tác được nữa. Vì vậy, nhiều nông dân đang bán đất của họ cho chính phủ vì họ không đủ khả năng giữ đất nếu như đất không thể nuôi gia đình họ được nữa.
Một người nuôi dế và sâu bột cho anh Balmakov biết côn trùng đang được đưa ra thị trường như một giải pháp cho cuộc khủng hoảng lương thực trong tương lai.
Bộ phim tài liệu này sẽ cho khán giả thấy trực tiếp điều gì sẽ xảy ra khi các quy định của chính phủ áp đặt lệnh cấm phân bón hóa học giúp cho nông dân sản xuất cây trồng.
Vào năm 2021, chính phủ Sri Lanka đã cấm phân bón hóa học và thuốc trừ sâu với lý do nhằm cung cấp thực phẩm hữu cơ cho tất cả người dân trong nước.
Hành động này đã phá hoại trầm trọng các vụ lúa, nguồn lương thực chính của quốc đảo có khoảng 22 triệu dân này, và đẩy quốc gia này vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và thiếu hụt lương thực.
Năm ngoái, chính phủ đã dỡ bỏ lệnh cấm vừa mới ban hành đối với phân bón hóa học, và quốc gia này đang bắt đầu phục hồi trở lại.
Bộ phim tài liệu làm nổi bật một số chính sách nghe có vẻ vô thưởng vô phạt đối với nguồn cung cấp lương thực.
Bà Margaret Byfield, giám đốc điều hành của American Stewards of Liberty, chia sẻ với The Epoch Times, “Điều đáng lo ngại nhất là họ đang đặt ra những luật lệ để đẩy những tiểu nông ra đi”. Bà Byfield cũng góp mặt trong bộ phim này.
Một số khán giả khác cho rằng bộ phim là lời cảnh tỉnh về sự lừa dối ẩn giấu đằng sau “những chính sách xanh” trên toàn cầu. Bà Stephaine Cross chia sẻ với The Epoch Times: “Anh Roman Balmakov đã làm được một việc phi thường khi tiết lộ những thực tế khắc nghiệt và những câu chuyện cần được đưa ra ánh sáng nhưng chưa có ai kể”. Bà Cross, chủ nhân của Công ty trách nhiệm hữu hạn Địa ốc Tennessee, đã tham dự buổi ra mắt phim tại Irving. Bà cho biết: “Tôi thấy vừa hoang mang vừa kinh sợ! Nội dung cuốn phim phơi bày sự thật và tạo cảm giác hồi hộp. Phim làm sáng tỏ những phương diện đã bị che giấu từ lâu nay”.
Ủy Ban Giám Sát Hạ Viện Cho Biết Hunter Biden đã nhận các khoản thanh toán từ Trung Cộng chuyển qua địa chỉ của Joe Biden
Dân biểu James Comer (Cộng Hòa-Kentucky), Chủ tịch của Ủy ban Giám sát và Trách nhiệm giải trình Hạ Viện, đã ban hành trát lệnh và lấy được hồ sơ chuyển ngân tiết lộ việc ông Hunter Biden đã nhận được các khoản thanh toán từ những người của Trung Cộng gửi tới cha của Hunter là ông Joe Biden, lúc đó đang tranh cử tổng thống (TT).
Những giao dịch chuyển ngân này, với số tiền lên tới 250,000 USD, được thực hiện hồi tháng 07 và tháng 08/2019 từ Bắc Kinh và trong cả hai lần đều ghi địa chỉ tư gia ở Wilmington, Delaware của tổng thống là địa chỉ của người thụ hưởng.
Ông Comer nói trong một tuyên bố trên X (Twitter), “Năm 2020, ông Joe Biden nói với người dân Mỹ rằng gia đình ông ta chưa bao giờ nhận tiền từ Trung Cộng. Đầu năm nay, chúng tôi đã chứng minh đó là lời nói dối, và giờ đây chúng tôi biết rằng cả hai giao dịch chuyển ngân này là xuất phát từ Bắc Kinh, đã gởi đến tư gia ở Wilmington của ông Joe Biden là địa chỉ người thụ hưởng khi ông ấy đang tranh cử chức Tổng thống Hoa Kỳ”.
Cả hai lượt chuyển ngân này đều là do ông Lý Tường Sinh (Jonathan Li), một công dân Trung Cộng và là Giám đốc điều hành của quỹ đầu tư BHR, chuyển cho ông Hunter Biden.
Ông Comer nói: “Khi ông Joe Biden còn là phó tổng thống, ông ấy đã nói chuyện điện thoại và uống cà phê với ông Lý Tường Sinh ở Bắc Kinh, sau đó đã viết một bức thư giới thiệu vào trường đại học cho các con của ông Lý”.
Tờ New York Post phát giác ra rằng ngay sau khi hết nhiệm kỳ trong chính phủ cựu TT Obama, cựu phó tổng thống này đã viết thư giới thiệu vào đại học cho con trai và con gái của ông Lý. Các thư điện tử mà Fox News thu được tiết lộ rằng năm 2017, ông Lý đã liên lạc với ông Hunter Biden và các đối tác kinh doanh của ông Hunter để xin lời khuyên cho con trai, người đang nộp đơn vào Đại học Brown, Cornell, và Đại học New York. Chủ tịch đương thời của công ty Rosemont Seneca đã gửi bản tóm tắt lý lịch của con trai ông Lý qua FedEx thẳng tới hiệu trưởng trường Brown. Mặc dù có những mối quan hệ như thế, nhưng con trai ông Lý đã không được chấp nhận vào trường này.
Năm 2019, tờ New Yorker đưa tin rằng hồi năm 2013, ông Hunter Biden đã giới thiệu ông Lý với cha mình khi phó tổng thống Biden có chuyến công du tới Trung Quốc, ngoài ra, Rosemont Seneca, công ty nơi ông Hunter Biden làm việc, đã ký một thỏa thuận với ông Lý để thành lập công ty BHR.
Tổng thống Biden nhiều lần phủ nhận việc ông đã thảo luận các vấn đề kinh doanh với con trai mình, và từ chối bình luận về cuộc điều tra hay bản cáo trạng nhắm vào ông Hunter Biden, thay vào đó đã chỉ dẫn các phóng viên đến Bộ Tư Pháp.
Ông Comer tuyên bố, “Việc ông Joe Biden lạm dụng chức vụ công quyền vì lợi ích tài chính của gia đình ông ấy đe dọa đến an ninh quốc gia của chúng ta. Gia đình Biden đã làm gì với số tiền nhận được từ Bắc Kinh? Người dân Mỹ yêu cầu và đòi hỏi trách nhiệm giải trình về sự tham nhũng của Tổng thống Biden và Gia đình Tổng thống”. Ông Comer cũng cho biết các ủy ban Giám Sát, Tư Pháp, Tài Chính và Thuế Vụ sẽ tiếp tục điều tra gia đình Biden.
Tin Thế Giới
Trung Cộng Được Hưởng Lợi Trực Tiếp Từ Chính Sách Năng Lượng Của Hoa Kỳ
Nỗ lực của chính phủ Biden nhằm chuyển đổi nền kinh tế Hoa Kỳ xuyên qua việc quản lý quá mức và ngăn chặn hoạt động thăm dò dầu khí trong khi trợ cấp mạnh mẽ cho cái gọi là các nguồn năng lượng đắt tiền như năng từ gió và ánh sáng mặt trời, làm cho nền kinh tế lụn và giúp cho Trung Cộng mạnh mẽ, đe dọa nền Cộng hòa của Hoa Kỳ.
Chính sách năng lượng của Tổng thống Joe Biden được quy định trong “Đạo luật Giảm Lạm Phát”, một dự luật tổng hợp trị giá 700 tỷ USD được thông qua hồi tháng 08/2022. Khoảng 369 tỷ USD trong số tiền này được dành cho “năng lượng tái tạo” (30 tỷ USD), việc chuyển đổi lãnh vực tiện ích sang năng lượng xanh (30 tỷ USD), trợ cấp 10 năm cho cửa ra vào và cửa sổ gọi là “tiết kiệm năng lượng”, và “các khoản đầu tư” trị giá hàng chục tỷ USD cho vận tải bằng năng lượng xanh, như Quỹ Di Sản (Heritage Foundation) đã lưu ý.
Về vận tải bằng năng lượng xanh, Tổng thống Biden đã ký một sắc lệnh hồi tháng 08/2021, “đưa ra mục tiêu rằng các phương tiện không phát thải sẽ chiếm một nửa số xe hơi và xe tải mới, sẽ được bán ra vào năm 2030”, theo tường thuật của NBC News vào thời điểm đó.
Hơn nữa, Tổng thống Biden đã đảo ngược hoàn toàn các chính sách nhằm bãi bỏ quy định và khuyến khích sản xuất dầu khí tại Hoa Kỳ của chính phủ cựu Tổng thống Trump, thông qua việc hủy bỏ các dự án đường ống Keystone XL và Dakota Access, tạm dừng các hợp đồng cho thuê khoan dầu khí mới (gây thêm tâm lý không chắc chắn cho các nhà đầu tư) và cuối cùng là chấm dứt hoạt động thăm dò trên các vùng đất liên bang “được bảo vệ”.
Hậu quả của chính sách nêu trên là Hoa Kỳ chuyển từ một nước xuất cảng dầu khí sang một nước nhập cảng trong hai năm ngắn ngủi và giá xăng tại trạm tăng vọt từ 2.195 USD/gallon vào tháng 12/2020 lên 4.444 USD vào tháng 05/2022. Trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022, chính phủ đã buộc phải giảm nhanh chóng kho Dự trữ Dầu khí Chiến lược (SPR) xuống mức chưa từng có 40% để giảm giá. SPR đáng ra phải được sử dụng cho mục đích khẩn cấp và thời chiến, không phải để thao túng giá trong chu kỳ bầu cử.
Mục tiêu chung của chính sách năng lượng ông Biden đang tạo thuận lợi cho đảng cộng sản Trung Cộng, vốn đang tìm cách thay thế Hoa Kỳ để trở thành siêu cường hàng đầu trên thế giới, và đồng thời thu lợi từ sự suy thoái của Hoa Kỳ trong khi Hoa Kỳ phải theo đuổi sự chuyển đổi năng lượng sai lầm từ các nguồn hydrocarbon rẻ tiền và đáng tin cậy sang các nguồn “năng lượng xanh” phù phiếm, không bảo đảm, và tốn kém.
Chính phủ Tổng thống Biden đang loại bỏ dần thế mạnh của Hoa Kỳ về dầu khí, và sản xuất xe cộ chạy bằng xăng, để thúc ép người Mỹ đầu tư vào kỹ nghệ xanh và mua những chiếc xe điện đòi hỏi các bộ phận có chứa nguyên tố đất hiếm.
Theo Financial Times, “Trung Cộng sản xuất khoảng 90% nguyên tố đất hiếm trên thế giới” và “ít nhất 80% trong chu trình chế tạo pin quang năng và 60% tuabin gió và pin xe điện”. Như Real Clear Wire đưa tin hồi tháng Tám, “Kim loại đất hiếm là một phần không thể thiếu trong nam châm, thành phần then chốt đối với động cơ xe điện và tuabin gió. Hoa Kỳ phụ thuộc vào những nguyên liệu này, nhập cảng ròng tới 95%, trong khi Trung Cộng sản xuất 70% số nguyên liệu như vậy trên toàn cầu”.
Tóm lại, chính sách năng lượng của Biden mang lại cho Trung Cộng đòn bẩy kinh tế vượt qua Hoa Kỳ, làm tăng đáng kể chi phí năng lượng đối với các doanh nghiệp, người tiêu dùng, và quân đội Hoa Kỳ. Đặc Phái Viên khí hậu John Kerry đã thỉnh cầu Bắc Kinh hợp tác với Hoa Kỳ để giảm khí thải cho trái đất thì Trung Cộng không lắng nghe mà còn tiếp tục gia tăng việc xây dựng các nhà máy năng lượng đốt than, xây dựng nhiều gấp sáu lần so với phần còn lại của thế giới cộng lại.
Hạ Viện Hoa Kỳ Sẵn Sàng Bỏ Phiếu Dự Luật Tăng Cường An Ninh Nông Nghiệp
Một dự luật tăng cường an ninh quốc gia của Hoa Kỳ thông qua những đánh giá rủi ro về các giao dịch trong ngành nông nghiệp đã được Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ Viện thông qua hôm 20/09 với sự ủng hộ của lưỡng đảng, sẵn sàng cho một cuộc bỏ phiếu tại sàn Hạ Viện.
Dự luật này, được gọi là “Đạo luật Đánh giá Rủi ro An ninh Nông nghiệp”, sẽ trao cho Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ một ghế thường trực trong hội đồng đánh giá an ninh quốc gia liên bang — Ủy ban Đầu tư Ngoại quốc tại Hoa Kỳ (CFIUS) — đối với các giao dịch trong ngành nông nghiệp, trong đó có mua bán đất nông nghiệp và kỹ nghệ sinh học nông nghiệp.
Dân biểu Frank Lucas (Cộng Hòa-Oklahoma) tuyên bố hôm 21/09 rằng, “Bảo vệ an ninh nông nghiệp của Hoa Kỳ là một phần quan trọng trong an ninh quốc gia của chúng ta. Với lượng đầu tư ngoại quốc ngày càng tăng vào nông nghiệp Hoa Kỳ, thì việc đưa Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp làm thành viên của CFIUS là quá chậm trễ”.
Trong một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai (25/09), Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Tom Vilsack lặp lại rằng việc làm đại diện cho bộ của ông ở CFIUS sẽ hữu ích để có một “hệ thống chắc chắn”. Ông cũng tỏ ra lưu tâm đến việc Trung Cộng mua đất nông nghiệp ở Hoa Kỳ.
CFIUS là một ủy ban liên ngành do Bộ Ngân khố lãnh đạo. Các thành viên đương nhiệm của ủy ban này bao gồm các bộ trưởng An ninh Nội địa, Thương mại, Quốc phòng, Ngoại giao, Năng lượng, và Lao động, cùng bộ trưởng Tư Pháp và giám đốc Tình Báo Quốc Gia. Hiện tại, bộ trưởng Nông Nghiệp có thể tham gia tùy từng trường hợp cụ thể, tùy theo quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ.
Viện Trợ Cho Ukraine Vẫn Sẽ Là Một ‘Hoạt Động Thiết Yếu’ Trong Thời Gian Chính Phủ Đóng Cửa
Mặc dù chính phủ có thể sớm ngừng hoạt động nếu không có ngân sách, nhưng quân đội Hoa Kỳ dự đoán họ vẫn có thể cung cấp huấn luyện và viện trợ cho quân đội Ukraine hiện đang chiến đấu với Nga.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Chris Sherwood cho biết Chiến dịch Atlantic Resolve, vốn là một sứ mệnh quân sự của Hoa Kỳ giúp giám sát việc huấn luyện cũng như cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho lực lượng Ukraine, vẫn sẽ được duy trì trong trường hợp chính phủ đóng cửa.
Đầu tuần này, ông Sherwood nói với Politico rằng việc chính phủ đóng cửa có thể làm gián đoạn nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm viện trợ cho chính phủ Ukraine. Kể từ đó, Bộ Quốc Phòng (DOD) đã xác định rằng những nỗ lực viện trợ cho chính phủ Ukraine này sẽ được đưa vào danh sách “các chiến dịch thiết yếu” mà chính phủ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục ngay cả khi ngừng hoạt động.
Ông Sherwood tuyên bố, “Chiến dịch Atlantic Resolve là một hoạt động ngoại lệ trong việc phân bổ ngân sách, phù hợp với Hướng dẫn Kế hoạch Dự phòng của DOD để tiếp tục các Hoạt động Thiết yếu trong khi không có ngân sách của chính phủ”.
Hôm thứ Năm (21/09), Chính phủ Tổng thống Joe Biden cũng công bố quỹ viện trợ an ninh mới trị giá 325 triệu USD cho Ukraine.
Nguy cơ chính phủ đóng cửa là do hai đảng trong Quốc Hội chưa thống nhất trong việc chuẩn chi ngân sách.
Một số thành viên Đảng Cộng Hòa đã ra tín hiệu rằng việc cấp thêm tiền viện trợ cho Ukraine có thể là nguyên nhân phá vỡ thỏa thuận ngân sách.
Dân biểu Marjorie Taylor Greene (Cộng Hòa-Georgia) đã mô tả khoản viện trợ mới cho Ukraine là một “lằn ranh đỏ” trong các cuộc đàm phán ngân sách có thể dẫn đến việc bà bỏ phiếu chống lại một dự luật.
Dân biểu Byron Donalds (Cộng Hòa-Florida) — một trong những thành viên chủ chốt của Freedom Caucus — đã ra tín hiệu phản đối viện trợ mới cho Ukraine trong tuần này khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến Hoa Thịnh Đốn. Ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba (19/09), “Nói thẳng ra, chúng ta đang thâm hụt 2 ngàn tỷ USD. Bất cứ khoản tiền nào chúng ta cung cấp cho Ukraine, chúng ta đều đang vay mượn từ tương lai của chính mình”.
Hôm thứ Tư (20/09), Nghị sĩ Rand Paul (Cộng Hòa-Kentucky) thông báo rằng ông sẽ ngăn chặn việc thông qua nhanh chóng bất cứ thỏa thuận ngân sách nào bao gồm chi tiêu bổ sung cho Ukraine.
Các nhà lập pháp Đảng Cộng Hòa không ủng hộ gói viện trợ mới cho Ukraine cho đến khi họ nhận được câu trả lời về cách chính phủ Hoa Kỳ theo dõi hoạt động viện trợ cho Ukraine chi tiêu ra sao.
Tin Việt Nam
Tránh Mỹ Trừng Phạt, Trung Cộng Đầu Tư Sản Xuất “Pin Mặt Trời” Ở Việt Nam
Hãng sản xuất tấm pin mặt trời của Trung cộng là Trina Solar đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy thứ ba tại Việt Nam để tránh lệnh trừng phạt của Mỹ đối với mặt hàng này từ Trung cộng. Trina hiện là nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời lớn nhất tại Việt nam.
Reuters dẫn ba nguồn tin giấu tên cho biết nhà sản xuất pin điện mặt trời này sẽ có từ 400 triệu đến 600 triệu Mỹ kim vốn đầu tư vào nhà máy mới có diện tích 25 mẫu tại một khu công nghiệp. Nhà máy sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2025.
Vào tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ đưa ra kết luận rằng Trian và bốn công ty sản xuất pin mặt trời khác của Trung cộng sử dụng nhà máy ở Thái Lan và các nước khác trong khu vực Đông Nam Á để lẩn tránh thuế trừng phạt lên tấm pin năng lượng mặt trời do Trung cộng sản xuất mà Mỹ áp đặt.
Tấm pin năng lượng mặt trời sản xuất tại Việt Nam hiện chiếm khoảng 1/3 lượng nhập cảng sản phẩm này của Mỹ trong ba tháng đầu năm nay, theo thống kê của S&P Global Market Intelligence – công ty chuyên nghiên cứu thị trường.
Theo số liệu của nhà cầm quyền CSVN, Trung Cộng hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai vào Việt Nam trong năm nay. Vốn đầu tư từ Trung cộng đổ vào Việt Nam tính từ tháng Giêng đến giữa tháng Tám vừa qua lên đến 2,7 tỷ Mỹ kim, gấp hơn năm lần so với đầu tư từ các công ty Mỹ cùng kỳ./- (RFA)
Giảng Viên Âm Nhạc Đặng Đăng Phước Bị Y Án Sơ Thẩm
Giáo viên âm nhạc Đặng Đăng Phước bị kêu án y án sơ thẩm 8 năm tù trong một phiên xử ngắn ngủi ở Đắk Lắk buổi sáng ngày 26 Tháng Chín.
Bà Lê Thị Hà, vợ ông Đặng Đăng Phước thông báo như vừa nói trên trang Facebook cá nhân Hà Lê. Ông Phước bị vu cho là “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117 của Luật Hình sự CSVN dựa vào 200 bài viết ông phổ biến trên Facebook.
Các luật sư Nguyễn Hà Luân, Lệ Quyên và Lê Xuân Anh Phú đã đưa ra các chứng cứ để phản bác lập luận của nhà cầm quyền CSVN vu cho ông “tuyên truyền” chống chế độ để cả quyết ông Đặng Đăng Phước không có tội gì cả. Ông chỉ phân tích các vấn đề thời sự chính trị của đất nước và góp ý để kêu gọi sửa đổi cho tốt hơn.
Ông Đặng Đăng Phước, năm nay 60 tuổi, giáo viên môn âm nhạc tại Trường cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk. Ông bị bắt Tháng Chín năm 2022 rồi bị kết án tù 8 năm và 4 năm quản chế hồi Tháng Sáu vừa qua. Chỉ riêng trong năm nay, chế độ Hà Nội đã kết án tù 11 người bất đồng chính kiến, trong đó có 6 người bị vu cho là “Tuyên truyền chống nhà nước”.
Các chính phủ tây phương, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế thường xuyên thúc giục CSVN hủy bỏ các điều luật hình sự dùng để bỏ tù người dân nhưng trái với các công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Tuy nhiên chế độ Hà Nội chỉ bỏ ngoài tai.
Tháng Sáu vừa qua tức 8 tháng sau khi CSVN được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền của LHQ, tổ chức “Liên minh toàn cầu các tổ chức xã hội dân sự” (CIVICUS) ra một bản tuyên bố nói rằng trước khi vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ, chế độ Hà Nội đã cam kết “tiếp tục những nỗ lực cho việc được hưởng tốt hơn các quyền con người và các quyền căn bản của công dân”.
Nhân Quyền LHQ Quan Ngại Việc CSVN Bắt Bà Ngô Thị Tố Nhiên
Ủy ban Nhân Quyền LHQ bầy tỏ quan ngại về việc bắt giữ chuyên viên về chuyển đổi năng lượng xanh từng hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế.
Bà Ngô Thị Tố Nhiên, Giám đốc điều hành tổ chức “Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam” gọi tắt là VIETSE, bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam ngày 15 Tháng Chín vừa qua, chỉ 4 ngày sau khi Tổng thống Mỹ đến Việt Nam ký thỏa hiệp nâng cấp quan hệ ngoại giao.
Cho tới nay nhà cầm quyền Hà Nội vẫn nín lặng về việc bắt bà Ngô Thị Tố Nhiên và không ai biết bà bị bắt về tội gì. Bà là người hoạt động vận động môi trường thứ 6 bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam trong khoảng hơn 2 năm nay, hầu hết đều bị cáo buộc “trốn thuế”. Tuy nhiên, không mấy ai tin cáo buộc này là lý do chính để bỏ tù các nhân vật và các hoạt động môi trường của họ.
Bà Ravina Shamdasani, phát ngôn viên Văn phòng Cao Ủy Nhân quyền LHQ, nói với hãng tin Reuters rằng, “Chúng tôi biết vụ bắt giam và đang theo dõi các diễn tiến của vụ việc với sự lo ngại”. Tuy nhiên, hệ thống thông tin tuyên truyền của chế độ Hà Nội không nói gì về tin tức này.
Tổ chức VIETSE, thường chỉ viết tắt gọn hơn là VIET (Vietnam Initiative for Energy Transition), là một tổ chức độc lập có trụ sở tại Hà Nội, tự xác định chủ trương trên trang mạng của họ là “một tổ chức nghiên cứu độc lập, với vai trò cầu nối giữa nghiên cứu và chính sách, với sứ mệnh thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam một cách hiệu quả, bền vững và tin cậy”.
Khi bà Tố Nhiên bị bắt, hãng tin AP nói rằng bà “đang hợp tác với tổ chức Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc giúp Việt Nam thực hiện cam kết thỏa thuận về Đối Tác Chuyển Đổi Năng Lượng (JETP) mà Việt Nam vừa đạt được vào cuối năm ngoái với Nhóm Các Đối Tác Quốc Tế (IPG) gồm Canada, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu (EU), Đan Mạch và Na Uy”. Theo thỏa thuận này, các đối tác sẽ giúp Việt Nam hơn 15 tỷ đô la để thực hiện việc chuyển đổi năng lượng bền vững từ sử dụng than sang các nguyên liệu thân thiện với môi trường.
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Á Châu của tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) nói với tuần báo Time, “Điều người ta nhìn thấy rõ là nhà cầm quyền CSVN coi bất cứ ai dẫn đầu các nỗ lực đối phó với vấn đề thay đổi khí hậu và hành động cổ võ bảo vệ môi trường, đều chống đối sự cai trị của đảng và nhà nước CSVN. Kết luận phi lý này là chỉ dấu hiển nhiên của chế độ độc tài cũng như sự hoang tưởng của các kẻ cai trị nước này”.
Trong khi không có tin tức gì về vụ bà Ngô Thị Tố Nhiên bị bắt thì Hoàng Thị Minh Hồng, một bà hoạt động môi trường khác, bị bắt từ Tháng Sáu vừa qua với cáo buộc trốn thuế hơn 5 tỉ đồng, dự trù ra tòa tuần lễ vừa qua, nay cũng không có tin tức gì về phiên xử.
Nhà Báo Độc Lập Lê Trọng Hùng Tuyệt Thực Ngày Thứ 21
Nhà báo độc lập Lê Trọng Hùng đã tuyệt thực 21 ngày và chưa dừng lại, đòi hỏi chế độ Hà Nội “tôn trọng quyền làm người” của công dân.
Bà Đỗ Lê Na, vợ ông Lê Trọng Hùng, cho hay như vậy ngày Chủ Nhật 24 Tháng Chín qua trang Facebook cá nhân Tử Đinh Hương khi được gặp chồng tại nhà tù số 6 thuộc huyện miền núi Thanh Chương tỉnh Nghệ An. Đây là lần thứ hai ông tuyệt thực dài ngày trong tù.
Bà viết trên Facebook là “Sau 21 ngày tuyệt thực, anh bị giảm 9kg, huyết áp còn 80/105 và mặc dù chỉ đủ sức để cầm hai hộp trà A-ti-xô bé xíu vợ mang vào, anh vẫn khẳng định: “Vợ yên tâm, chồng còn có thể giảm 21kg nữa… Lúc chào nhau ra về, ôm anh chỉ được một vòng tay lỏng lẻo mà lòng chua xót, nghẹn ngào! Nước mắt không kìm được cứ trào ra. Đành gục vào vai anh để giấu đi”.
Ông Lê Trọng Hùng, bắt đầu tuyệt thực từ ngày 3 Tháng Chín, một tuần lễ trước ngày chế độ Hà Nội chọn ngày 11 Tháng Chín là “Ngày Pháp Luật Việt Nam” nhằm “tôn vinh hiến pháp và pháp luật” của chế độ.
Mục đích cuộc tuyệt thực được ông nói với vợ khi bà đến thăm định kỳ vào tháng trước và nhờ vợ viết thư cho “Ủy ban Tư pháp”, “Ủy ban dân nguyện” của quốc hội CSVN kêu gọi xúc tiến thành lập “Tòa án hiến pháp”. Theo ông, “khá nhiều tổ chức, cá nhân và cơ quan ở Việt Nam vi phạm một cách trầm trọng Hiến pháp Việt Nam”.
Đồng thời, ông cũng đòi hỏi “trại giam phải tôn trọng quyền lợi cũng như quyền làm người của các tù nhân nói chung cũng như là tù nhân lương tâm nói riêng, chẳng hạn như quyền được chăm sóc y tế, được khám chữa bệnh, phải cho họ viết thư liên lạc với gia đình”…
Bà Đỗ Lê Na còn cho hay ông Hùng có viết thư cho Chủ tịch nước cũng như viết nhiều đơn tố cáo các sai phạm của hệ thống tư pháp CSVN trong các phiên tòa xét xử ông. Tuy nhiên “cán bộ quản giáo không gửi thư và đơn tố cáo của ông đi những nơi mà ông yêu cầu”.
Không riêng gì ông Lê Trọng Hùng, rất nhiều tù lương tâm khác từng tố cáo là đơn thư khiếu nại, tố cáo hay phản đối của họ gửi tới các cơ quan, lãnh tụ của chế độ Hà Nội đều bị vất sọt rác. Luật lệ tuy có nhưng được áp dụng tùy tiện theo kiểu “luật là tao, tao là luật”.
Ông Lê Trọng Hùng, năm nay 44 tuổi. Ông bị CSVN bắt giam từ Tháng Ba 2021 sau một thời gian ngắn nộp đơn ứng cử đại biểu quốc hội. Ông bị vu cho tội “Tuyên truyền chống nhà nước” độc tài đảng trị và cực kỳ tham nhũng tại Việt Nam. Trước khi nộp đơn ứng cử quốc hội, ông và một số bạn bè lập một kênh truyền hình thông tin trực tiếp trên YouTube từ năm 2017 và một trang Facebook dưới bút hiệu “Hùng Gàn Lê” trình bày các vấn đề của đất nước, không qua sự kiểm soát của nhà nước CSVN.
Một số buổi phát hình bị dùng làm tài liệu kết án và bỏ tù ông 5 năm như: “Đào tạo dân biểu 4.0”; “Tại sao công dân trưởng thành có bổn phận tranh cử”; “Khi nền tư pháp đóng vai trò phá huỷ pháp luật thì phải ứng xử như thế nào với nó”?.; “Tại sao có quá nhiều công dân bị oan sai? Làm gì để giải quyết rứt điểm vấn nạn này”?. và “Thư khẩn gửi Quốc hội yêu cầu khẩn cấp mở Toà Bảo hiến để xử về vụ Đồng Tâm”.
Phiên tòa sơ thẩm diễn ra ngày 31 Tháng Mười Hai 2021 và phiên xử phúc thẩm ngày 19 Tháng Tư 2022 bà Đỗ Lê Na đều bị ngăn cản không được đến dự khán. Thậm chí, bà chỉ được biết có phiên phúc thẩm ngày 19 Tháng Tư 2022 qua lời nói của một công an viên khi bà đến đòi thăm gặp ông.
Ông Hùng từng là giáo viên của Trường câm điếc Xã Đàn (Hà Nội). Năm 2015, ông nghỉ việc và tố cáo sai phạm của hiệu trưởng nhà trường nhằm bảo vệ quyền lợi cho các đồng nghiệp và học sinh khuyết tật nơi đây.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã nhiều lần kêu gọi trả tự do cho ông cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác nhưng không hề có tác dụng.