Tin Hoa Kỳ & Tin Thế Giới

Hoa Kỳ Và Mexico Công Bố Quan Hệ Đối Tác Vi Mạch Bán Dẫn Để Ứng Phó Với Những Thách Thức Toàn Cầu

Phối hợp với chính phủ Mexico, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đề ra một sáng kiến ​​nhằm khám phá các cơ hội trong chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn, thừa nhận tầm quan trọng chiến lược của lãnh vực này đối với cả an ninh quốc gia và đổi mới kỹ nghệ quốc phòng.

Vi mạch bán dẫn là bộ não của các thiết bị điện tử hiện đại, như điện thoại thông minh, máy điện toán, TV, và thiết bị y tế cao cấp. Còn được gọi là mạch tích hợp hoặc vi mạch, các vi mạch bán dẫn này được làm từ các vật liệu như silicon hoặc gallium arsenide (GaAs) và được điều chỉnh trong quá trình sản xuất để tăng đáng kể độ dẫn điện.

Giai đoạn sơ bộ của sáng kiến ​​mới bao gồm việc đánh giá kỹ nghệ quốc phòng lưỡng hệ sinh thái bán dẫn hiện có của Mexico, bao gồm môi trường pháp lý, năng lực của nguồn nhân lực, và nhu cầu cơ sở hạ tầng của nước này.

Công việc đánh giá này, với sự tham gia của nhiều bên liên quan khác nhau từ cả hai quốc gia, được thiết kế để xác định các lãnh vực tiềm năng cho các sáng kiến ​​chung nhằm nâng cao sức mạnh của ngành bán dẫn.

Thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại giao giải thích: “Hoa Kỳ và Mexico là những đối tác quan trọng trong việc bảo đảm chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn toàn cầu theo kịp quá trình chuyển đổi kỹ nghệ quốc phòng digital đang diễn ra trên toàn thế giới”.

Bộ cho biết: “Việc sản xuất các sản phẩm thiết yếu từ xe cộ đến thiết bị y tế đều phụ thuộc vào sức mạnh và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng vi mạch bán dẫn”.

Thỏa thuận này còn giúp Hoa Kỳ giảm bớt sự phụ thuộc vào các đối thủ ngoại quốc và các đồng minh ở gần những đối thủ đó về vi mạch bán dẫn và tài nguyên được sử dụng trong quá trình sản xuất.

Ngành kỹ nghệ bán dẫn toàn cầu bị chi phối bởi một số khu vực chính: châu Á (Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản và Trung Quốc), Hoa Kỳ, và châu Âu.

TSMC của Đài Loan và Samsung của Nam Hàn là những nhà sản xuất vi mạch bán dẫn lớn nhất, với những khoản đầu tư đáng kể vào kỹ nghệ quốc phòng sản xuất vi mạch tân tiến.

Sự tập trung sản xuất vi mạch bán dẫn ở Á châu, đặc biệt là ở Đài Loan và Nam Hàn, gây ra nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng do căng thẳng địa chính trị, thiên tai, hoặc đại dịch.


Tình Trạng Di Cư Ồ Ạt Đe Dọa Đến An Ninh Lương Thực Của Hoa Kỳ

Các chuyên gia thú y nói cho biết rằng, các cuộc di cư ồ ạt khiến nguồn cung cấp thực phẩm của Hoa Kỳ tiếp xúc với bệnh tật và ký sinh trùng, có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Với tình trạng nhập cư bất hợp pháp không được kiểm soát — khoảng 9 triệu lượt bắt gặp kể từ năm 2021 — các biện pháp bảo vệ thông thường để kiểm tra đang bị bỏ qua, làm tăng rủi ro mắc các bệnh được lan truyền qua biên giới.

Tiến sĩ Michael Vickers là một bác sĩ thú y trong khoảng 50 năm và từng phục vụ trong Ủy ban Thú y Texas (TAHC); ông cho biết mối đe dọa đối với nguồn cung cấp thực phẩm đã được chứng minh rõ ràng qua các ca bệnh lao (TB) trước đây do những người nhập cư bất hợp pháp truyền sang bò sữa ở Texas.

Tiến sĩ Vickers nói với báo Epoch Times, người ta ngày càng lo ngại rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi nền nông nghiệp Hoa Kỳ trải qua một thảm họa quy mô lớn khác.

Ông nói rằng, “Những người này chính là đang phá hủy đất nước chúng ta. Và nguồn cung cấp thực phẩm của chúng ta sẽ là một vấn đề nguy kịch thực sự”.

Tiến sĩ Vickers cho biết, trong những năm gần đây, hàng ngàn gia súc ở Texas đã bị tiêu hủy sau khi bị nhiễm bệnh lao kháng thuốc thông qua tiếp xúc với những người nhập cư bất hợp pháp, mà những người này cuối cùng đã làm việc trong các nhà máy sản xuất sữa.

Ông nhớ lại hai trường hợp khác nhau tại Texas Panhandle, trong đó đàn bò sữa bị nhiễm chủng bệnh lao ở người. Một số chủng bệnh lao có nguồn gốc từ động vật, nghĩa là chúng có thể lây lan giữa người và động vật.

Theo hồ sơ của TAHC, vào năm 2015, một đàn gia súc Texas gồm khoảng 10,000 con ở Quận Castro đã bị ảnh hưởng, và vào năm 2019, 13,000 con gia súc khác ở Quận Sherman bị ảnh hưởng.

Các nhà điều tra phát giác ra rằng các chủng bệnh lao từ người có nguồn gốc từ bên ngoài Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Vickers cho biết, hầu hết các đàn bò sữa ở Hoa Kỳ thực sự được người dân đến từ Trung Mỹ và những người đến từ vùng xa hơn vắt sữa.

Ông cho biết Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã mua đàn bò ở Quận Castro và cho tiêu hủy. Đàn bò của Quận Sherman, bao gồm những con bò hữu cơ có giá cao hơn, tiếp tục được xét nghiệm bệnh lao, và những con bị nhiễm bệnh sẽ bị loại khỏi đàn.

Tiến sĩ Vickers cho biết rằng, 12 người nhập cư bất hợp pháp đang trông coi những đàn bò sữa đó đã bị nhiễm bệnh lao.

Theo ông Ammon Blair, một người ủng hộ an ninh biên giới, thành viên của Tổ chức Chính sách Công cộng Texas và là cựu nhân viên Tuần tra Biên giới, các quy định nhằm ngăn chặn những người mang mầm bệnh vào Hoa Kỳ đã bị xóa bỏ dưới thời chính phủ TT Biden.

Ông nói với The Epoch Times, “Chính chúng ta đang thả hàng loạt những người này vào Hoa Kỳ, những người có thể mang nhiều căn bệnh chưa được kiểm soát”.

Lần đầu tiên trong một phần tư thế kỷ, sự hồi sinh của một loài ký sinh trùng xoắn vặn (một loại ký sinh trùng có dạng hình xoắn vặn như đinh vít, tên tiếng Anh gọi là New World screwworm, nghĩa là ký sinh trùng xoắn vít Tân Thế Giới), đang diễn ra ở Trung Mỹ — khu vực có nhiều người di cư đi qua trên đường đến biên giới Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Vickers lo ngại rằng loài ký sinh trùng xoắn vặn này có thể tiến vào Hoa Kỳ một lần nữa.

Bà Susan Kibbe, giám đốc điều hành của Hiệp Hội Quyền Sở Hữu của Người dân Nam Texas, cho biết bà đủ lớn để nhớ được sự bùng phát của loài ký sinh trùng xoắn vặn này khi bà còn là một thiếu nữ ở Texas. Bà nhớ lại việc phải tẩy ấu trùng của loài ký sinh trùng xoắn vặn ra khỏi bụng của những con bò con sơ sinh.

Bà nói, “Thật kinh khủng”.


Chủ Tịch Hạ Viện Johnson Đàm Luận Thống Đốc Abbott Về An Ninh Biên Giới

Hôm 28/03, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson (Cộng Hòa-Louisiana) đã đến thăm Thống đốc Texas Greg Abbott tại tiểu bang Texas, để thảo luận về cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở biên giới phía nam.

Văn phòng thống đốc cho biết, trong cuộc gặp, ông Abbott ủng hộ luật an ninh biên giới liên bang nhằm giúp ngăn chặn tình trạng vượt biên bất hợp pháp giữa các cảng nhập cảnh.

Ông Abbott cho biết trong một bài đăng trên X, trước đây là Twitter, “Hôm nay đã gặp [Chủ tịch Johnson] tại Dinh thự Thống đốc ở Texas. Chúng tôi đã thảo luận về sự cần thiết phải bảo vệ an ninh biên giới và buộc Tổng thống Biden phải chịu trách nhiệm về những chính sách tai hại của ông ấy. Từ giờ cho đến lúc đó, Texas sẽ tiếp tục kiên cường”.

dân biểu Mike Johnson, chủ tịch Hạ Viện

Ông Johnson đáp lại rằng “rất vui được gặp” ông Abbott và bày tỏ sự ủng hộ dành cho các hành động của Thống đốc để bảo vệ biên giới giữa Texas và Mexico.

Chủ tịch Hạ viện viết: “Khi Bộ Tư Pháp của ông Biden sử dụng hệ thống tư pháp để kiểm soát tiểu bang Texas, và tiểu bang Texas thì có bổn phận bảo vệ công dân của Texas; các thành viên đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện luôn ủng hộ ông và cam kết của ông trong việc bảo vệ người dân Texas không bị xâm phạm bởi tội phạm, băng đảng, và những kẻ buôn người”.

Cuộc gặp của hai thành viên đảng Cộng Hòa này diễn ra sau thông báo của ông Johnson rằng ông sẽ chuyển các điều khoản truất phế Bộ trưởng An Ninh Nội Địa Alejandro Mayorkas của Hạ Viện tới Thượng Viện vào ngày 10/04.

Thượng Viện dự định sẽ đưa ra các điều khoản truất phế, trong khi một số thành viên trong Thượng Viện đã kêu gọi hành động.

“Tôi tin rằng Thượng Viện cần tổ chức một phiên xét xử”, Nghị sĩ John Thune (Cộng Hòa-South Dakota), thành viên số 2 của đảng Cộng Hòa tại Thượng Viện, cho biết hồi tháng trước.

“Điều quan trọng là các nghị sĩ Hoa Kỳ ngồi đó và lắng nghe, cũng như người dân Mỹ đã lắng nghe, về cuộc khủng hoảng đáng kinh ngạc này tại biên giới phía nam của chúng ta, và mọi người cần phải chịu trách nhiệm”.

Lãnh đạo Thiểu số Thượng Viện Mitch McConnell (Cộng Hòa-Kentucky) lặp lại quan điểm đó, cho rằng một phiên đàn hặc để phân xử các cáo buộc ông Mayorkas “sẽ là cách tốt nhất để tiến về phía trước”.

Hạ Viện đã bỏ phiếu theo đường hướng đảng phái hôm 13/02 để đàn hặc Bộ trưởng về hai cáo buộc — “từ chối tuân thủ có chủ ý và có hệ thống” luật nhập cư hiện hành và “vi phạm lòng tin của công chúng”.

Trong một bức thư hôm 28/03, ông Johnson và những người quản lý thủ tục truất phế (đàn hặc) của đảng Cộng Hòa đã kêu gọi Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer (Dân Chủ-New York) “nhanh chóng” lên lịch cho một phiên xét xử đàn hặc.

“Chúng tôi kêu gọi quý vị thực hiện nghĩa vụ hiến định của mình để tổ chức phiên xét xử đàn hặc này. Người dân Mỹ đòi hỏi có một biên giới an toàn, chấm dứt cuộc khủng hoảng này, và trách nhiệm giải trình cho những người chịu trách nhiệm. Việc đưa ra các điều khoản đàn hặc mà không bao giờ lắng nghe một cuộc tranh luận nào hoặc xem xét một bằng chứng nào sẽ là vi phạm trật tự hiến định của chúng ta và là một sự sỉ nhục đối với người dân Mỹ mà tất cả chúng ta đều phải phục vụ”.


TT Trump Yêu Cầu TT Biden Xin Lỗi Vì Tuyên Bố Xúc Phạm Công Dân Hoa Kỳ

Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố ngày 31/03/2024, rơi vào Chủ Nhật Phục Sinh, là “Ngày Hiện diện của Người chuyển giới”, làm dấy lên sự náo động trong giới bảo tồn truyền thống và những lời chỉ trích gay gắt từ cựu TT Donald Trump. Ông Trump yêu cầu tổng thống phải xin lỗi hàng triệu tín đồ Cơ Đốc Giáo ở Hoa Kỳ.

TT Biden tuyên bố hôm 29/03,“Hôm nay, chúng tôi gửi một thông điệp tới tất cả những người Mỹ chuyển giới… Quý vị là nước Mỹ, toàn bộ Chính phủ của tôi và tôi ủng hộ quý vị”. Ông Biden lấy làm tự hào về việc bổ nhiệm “các nhà lãnh đạo chuyển giới” vào chính phủ của ông ta và chấm dứt lệnh cấm người chuyển giới phục vụ trong quân đội.

Gọi người chuyển giới là “một phần trong guồng máy của Quốc gia chúng ta”, giúp đất nước và nền kinh tế phát triển mạnh, tổng thống ca ngợi những nỗ lực của chính phủ ông nhằm làm cho các dịch vụ công cộng dễ tiếp cận hơn đối với người Mỹ chuyển giới, bao gồm cả “sổ thông hành hòa nhập hơn” có chữ X là dấu hiệu “giới tính”.

TT Joe Biden

Ông Biden nói thêm, “Còn nhiều việc phải làm”, và kêu gọi Quốc hội thông qua Đạo luật Bình đẳng “để hợp thức hóa các quyền công dân cho tất cả những người LGBTQI+” và chính thức tuyên bố Chủ Nhật Phục Sinh sắp tới là “Ngày Hiện diện của Người chuyển giới”.

Hành động của Tổng thống Biden đã khiến những người thuộc phái bảo tồn truyền thống dấy lên làn sóng chỉ trích, trong đó có chiến dịch tranh cử của ông Trump, vốn cũng phản đối chỉ thị của Tòa Bạch Ốc về một cuộc thi thiết kế nghệ thuật trứng Phục Sinh dành cho trẻ em, trong đó cấm các tác phẩm gửi về có biểu tượng tôn giáo hoặc “các chủ đề tôn giáo công khai”.

Nữ phát ngôn viên chiến dịch tranh cử của cựu TT Trump, bà Karoline Leavitt, cho biết trong một tuyên bố, “Thật kinh khủng và xúc phạm khi Tòa Bạch Ốc của ông Joe Biden cấm trẻ em gửi các thiết kế trứng tôn giáo cho Sự Kiện Nghệ Thuật Phục Sinh của họ, và chính thức tuyên bố Chủ Nhật Phục Sinh là ‘Ngày Hiện diện của Người chuyển giới’”.

Bà nói thêm, “Đáng buồn thay, đây chỉ là hai ví dụ nữa về cuộc tấn công kéo dài nhiều năm của Chính phủ ông Biden đối với đức tin Cơ Đốc. Chúng tôi kêu gọi chiến dịch thất bại của ông Joe Biden và Tòa Bạch Ốc đưa ra lời xin lỗi tới hàng triệu người Công Giáo và Cơ Đốc Giáo trên khắp nước Mỹ, những người tin rằng ngày mai chỉ dành cho một lễ kỷ niệm duy nhất — sự phục sinh của Chúa Jesus Ki-tô”.

Tòa Bạch Ốc im lặng không phúc đáp thắc mắc của báo chí.

Bà Harmeet K. Dhillon, một luật sư chuyên về các quyền trong Tu Chính Án thứ Nhất và các vấn đề về luật bầu cử, đã dùng X để chia sẻ phản ứng gay gắt đối với quyết định dùng nghị trình về người chuyển giới của chính phủ Biden để che mờ ngày Chủ Nhật Phục Sinh này.

Bà Dhillon, người cũng giữ chức phó chủ tịch Hiệp Hội Luật Sư Quốc Gia của đảng Cộng Hòa, viết: “Không phải mọi ngày ở Tòa Bạch Ốc của ông Biden cũng là ‘Ngày Hiện diện của Người chuyển giới sao?’”.

Bà nói thêm, “Cố tình xúc phạm các tín đồ Cơ Đốc Giáo vào ngày cuối tuần thiêng liêng này là điều thô tục và xấu xí”.

Dân biểu Tiểu bang Michigan Joshua Schriver, một thành viên đảng Cộng Hòa, cũng có cái nhìn không mấy thiện cảm về tuyên bố này.

Ông viết một bài đăng trên X, “Trái ngược với ông Joe Biden, ngày mai không phải là Ngày Hiện diện của Người chuyển giới ở Michigan. Chúng tôi sẽ không tôn vinh sự lệch lạc tình dục và hành vi tự cắt xẻo bản thân. Ngày mai là Chúa Nhật Phục Sinh. Chúng ta sẽ kỷ niệm sự phục sinh của Vua chúng ta, Chúa Jesus Ki-tô, Ngài đã chết và sống lại từ cõi chết để cho TẤT CẢ chúng ta có cơ hội ăn năn tội lỗi của mình và tin vào Ngài”.

Ông nói thêm, “Đâu là sự đồng cảm dành cho những tín đồ Cơ Đốc Giáo trong ngày kỷ niệm quan trọng nhất của chúng ta?”.


Trung Cộng Vũ Khí Hóa Lực Lượng Hải Cảnh Để Kiểm Soát Các Vùng Biển Tranh Chấp

Sự xâm nhập của các tàu biển Trung Cộng vào vùng biển xung quanh Philippines và Đài Loan đã thu hút sự chú ý toàn cầu với tư cách là lực lượng Hải cảnh lớn nhất thế giới.

Hải Cảnh Trung Cộng tấn công tàu tiếp tê của Phi Luật Tân

Trung Cộng sử dụng chiến lược vùng xám và tận dụng lực lượng Hải Cảnh Trung Cộng (CCG) để thực hiện các hoạt động chấp pháp hàng hải thống trị Biển Đông, cũng như sử dụng tàu thuyền đánh cá, tàu tuần tra ngư nghiệp, và các chiến hạm của Quân Đội Trung Cộng (PLA) để khẳng định yêu sách chủ quyền và vị thế thống trị của mình. Chiến lược vùng xám này là một khái niệm bắt nguồn từ học thuyết chiến tranh không giới hạn mà, trong nhiều lần, đã phát động các tranh chấp lãnh thổ.

Trong tháng qua, các tàu CCG đã nhiều lần xâm nhập vào vùng biển gần Philippines và Đài Loan.

Hôm 06/03, các viên chức Philippines cáo buộc các tàu Hải Cảnh Trung Cộng và các tàu đi cùng đã chặn các tàu của lực lượng Tuần duyên Philippines và các tàu tiếp tế gần Bãi cạn Second Thomas (hay Bãi Cỏ Mây), dẫn đến hai vụ va chạm nhỏ giữa tàu Trung Cộng và tàu Philippines. Hai tàu CCG khác đã phun vòi rồng vào một con thuyền tiếp tế của Hải quân Philippines chở một đô đốc Hải quân và thủy thủ đoàn.

Báo cáo của lực lượng tuần duyên Đài Loan cho biết, hôm 16/03, bốn tàu CCG đã xâm nhập vào các vùng biển bị hạn chế quanh Quần đảo Kim Môn (Kinmen) trong hai ngày liên tiếp.

Vụ việc mới nhất đã xảy ra vào hôm 23/03, trong khi thực hiện một nhiệm vụ thường xuyên để tiếp tế đến tiền đồn từ xa của Bãi Cỏ Mây đang tranh chấp ở Biển Đông, một tàu Hải quân Philippines đã bị CCG phun vòi rồng. Quân đội Philippines đã công bố các cảnh quay về vụ việc, cáo buộc tàu CCG “cố ý” nhắm vào con tàu tiếp tế này. Họ nói rằng trước cuộc tấn công bằng vòi rồng, CCG đã tiến hành đánh chặn và có những hoạt động “nguy hiểm” nhắm vào con tàu Philippines.

Hành vi hung hăng của Trung Cộng trong các tranh chấp chủ quyền hàng hải đã dẫn đến việc quân sự hóa của lực lượng Hải Cảnh Trung Cộng.

Vào tháng Ba năm nay, CCG đã tiến hành các cuộc tập trận chung với lực lượng hải quân và không quân Trung Cộng gần Eo biển Đài Loan. Hãng truyền thông nhà nước Thời báo Hoàn Cầu đã dẫn lời một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh rằng, “Các cuộc tập trận chung gần đây cho thấy rằng trong các trường hợp khẩn cấp, lực lượng Hải cảnh sẽ nhận được sự trợ giúp từ PLA”.

Việc kiểm soát CCG đã được chuyển từ Quốc Vụ Viện sang Ủy ban Quân sự Trung ương vào tháng 03/2018, và CCG đã được sát nhập vào PLA. Cụ thể, Điều 83 của Luật Hải Cảnh Trung Cộng giao các hoạt động quốc phòng hàng hải cho lực lượng Hải cảnh, một nhiệm vụ theo truyền thống là dành cho Hải quân.

CCG cũng đã được trang bị các loại vũ khí quân sự, bao gồm cả chiến hạm PLA với súng 76mm. Không chỉ hoạt động như một lực lượng thi hành luật pháp, mà khả năng của CCG còn vượt trội hơn so với hầu hết các lực lượng hải quân ở châu Á.

Ông Andrew S. Erickson, một giáo sư tại Đại học Chiến tranh Hải Quân Hoa Kỳ, đề cập rằng Lực lượng Hải Cảnh Trung Cộng là “lực lượng hải quân thứ hai” của nước này.

CCG bao gồm 150 tàu tuần tra lớn với trọng tải 1,000 tấn, nhiều tàu trong số đó là các tàu hải quân đã từng đóng vai trò là tàu hộ tống có khả năng hoạt động mở rộng. Những tàu này được trang bị sàn đáp trực thăng, hệ thống vòi rồng áp suất cao, và súng có nòng tương đương với nòng của xe tăng M1 Abrams. Một số tàu trước đây đã được trang bị phi đạn hành trình chống hạm, vốn có thể được cài đặt lại nhanh chóng.

So sánh với các nước khác thì Nhật Bản có 70 tàu có kích thước tương tự, Hoa Kỳ có 60, Philippines có 25, và Đài Loan có 23.

Trung Quốc cũng có hai tàu Hải Cảnh hạng nặng, cỡ 10,000 tấn mỗi chiếc.


Trục Ma Quỷ’ Mới Đã Hình Thành, ĐCSTQ Là Địch Thủ Lớn Nhất Của Hoa Kỳ

Theo các tổ chức cố vấn chính sách có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, thì một Trục Ma Quỷ mới gồm Trung Cộng, Nga, Bắc Hàn, và Iran đã xuất hiện và Trung Cộng là mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ.

Tổ chức này đã thảo luận về ý tưởng nói trên trong một cuộc hội thảo về hiện trạng của mối bang giao Hoa Kỳ-Trung Cộng hôm 19/03.

Putin thăm Bắc Kinh

Trong buổi hội thảo của Quỹ Di Sản, ông Matthew Kroenig, một cựu chiến lược gia của Bộ Quốc Phòng và là một chuyên gia của Cơ quan Tình Báo Trung Ương (CIA), đã tuyên bố rằng kể từ thời chính phủ cựu Tổng thống (TT) Trump, Hoa Kỳ đã công nhận Trung cộng và Nga là những mối đe dọa lớn nhất của mình.

Ông Kroenig cho rằng rõ ràng Trung Cộng là mối đe dọa lớn nhất trong số các quốc gia như Trung Cộng, Nga, Iran, và Bắc Hàn. Mặc dù GDP của Nga chỉ chiếm chưa đến 2% nền kinh tế toàn cầu nhưng nước này đang ngày càng hợp tác với Trung Cộng, quốc gia chiếm 18% GDP toàn cầu.

Ông tin rằng chiến lược ngoại giao của Trung Cộng gồm có kiềm chế Hoa Kỳ bằng cách ủng hộ Nga, từ đó cho phép nước này có được tự do nhiều hơn ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Ông Dan Negrea, giám đốc cấp cao của Trung tâm Tự do và Thịnh vượng tại Hội đồng Đại Tây Dương, cho rằng người Mỹ cần nhận ra rằng Trung Cộng là một địch thủ.

Trong cuốn sách xuất bản gần đây “We Win, and They Lose: A Conservative Strategy to Win the New Cold War” (Chúng ta Thắng, còn Họ thì Thua: Một Chiến lược Bảo tồn Truyền thống để Giành Chiến thắng trong Cuộc Chiến Tranh Lạnh Mới) do ông Kroenig và ông Negrea là đồng tác giả, hai chuyên gia này đã phân tích những thách thức an ninh quốc gia quan trọng từ Trung Cộng trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh mới và cách Hoa Kỳ nên ứng phó bằng một chiến lược bảo tồn truyền thống, thu hút được sự chú ý rộng rãi.

Ngay từ năm 2017, chính phủ cựu TT Trump đã ban hành báo cáo Chiến lược An Ninh Quốc Gia đầu tiên, trong đó nêu rõ rằng Trung Cộng gây ra mối đe dọa toàn diện đối với Hoa Kỳ trong nhiều lãnh vực như hệ thống chính trị, quân sự, ngoại giao, và kinh tế.

Chính phủ TT Biden tiếp tục công nhận điều này và, vào tháng 10/2022, đã đưa ra một báo cáo khác về Chiến lược An Ninh Quốc Gia, xác định rõ Trung Cộng là đối thủ cạnh tranh duy nhất có ý đồ định hình lại trật tự quốc tế và dần dần đạt được các năng lực để đạt được mục tiêu đó.

Báo cáo viết, “Trong cuộc cạnh tranh với Trung Cộng, cũng như trên các đấu trường khác, rõ ràng mười năm tới sẽ là thập niên quyết định”.

Nhiều người tin rằng Nga lẽ ra sẽ không dám xâm lược Ukraine nếu không có sự ngầm đồng thuận của Trung Cộng.

Vào ngày 04/02/2022, ông Putin đã đưa ra một tuyên bố chung với Trung Cộng sau khi đến thăm Bắc Kinh, khẳng định “tình hữu nghị giữa hai Quốc gia là không có giới hạn, không có lãnh vực hợp tác ‘bị cấm’ nào”. Ngay sau khi trở về Nga, ông Putin đã phát động cuộc tấn công vào Ukraine.

Cuộc chiến Nga-Ukraine này đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên và năng lượng của Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu về các phương diện chính trị, quân sự, ngoại giao, và kinh tế. Trong khi đó, Bắc Kinh không những từ chối lên án Moscow mà còn gián tiếp ủng hộ nước này thông qua các biện pháp viện trợ kinh tế và thương mại nhằm xoa dịu nỗi đau do các lệnh trừng phạt quốc tế gây ra.

Mặc dù Trung Cộng không công khai cung cấp vũ khí sát thương cho Nga nhưng họ đã cung cấp một số lượng lớn xe tải hạng nặng, máy bay điều khiển bằng vô tuyến (drone), và các sản phẩm quân sự lưỡng dụng khác. Những sản phẩm này trực tiếp nâng cao khả năng kỹ nghệ quốc phòng của Nga. Những thứ được xem là sản phẩm không gây sát thương đã dẫn đến hậu quả chết người.

Năm 2022, kim ngạch thương mại Trung Quốc-Nga tăng 30% so với cùng thời kỳ năm ngoái; vào năm 2023, con số này đã tăng 25% lên hơn 240 tỷ USD, đạt một mức cao lịch sử.

Theo thông tấnn Reuters, ông Putin sẽ thăm Trung Cộng vào tháng Năm, ngay trước chuyến thăm châu Âu của Tập Cận Bình. Trước đó, ông Putin cho biết ông đã có một mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với Tập Cận Bình, và rằng Moscow và Bắc Kinh sẽ khiến mối bang giao song phương này bền chặt hơn nữa.

Hồi tháng 03/2023, ông Tập đã đến thăm Moscow, và hai bên đã ký tuyên bố chung nhằm liên kết chặt chẽ hơn chiến lược toàn diện trong kỷ nguyên mới.

Hôm 12/02, giám đốc cơ quan tình báo quân sự Na Uy cho biết, Nga có khả năng chống chọi với các lệnh trừng phạt của Tây phương là nhờ có nguồn dự trữ quân sự lớn hơn và sự giúp đỡ vật chất từ Trung Cộng, Bắc Hàn, Iran, Belarus, cùng các nước khác. Máy móc, phương tiện di chuyển, thiết bị điện tử, và phụ tùng do Bắc Kinh cung cấp rất hữu ích cho ngành kỹ nghệ quốc phòng Nga.

Hôm 21/02, các quốc gia thành viên EU đã thông qua vòng kế hoạch trừng phạt có liên quan thứ 13, trong đó lần đầu tiên ba công ty Trung Cộng bị thêm vào danh sách trừng phạt. Các công ty này bị cáo buộc cung cấp kỹ nghệ quốc phòng hay quân sự nhạy cảm cho Nga để sử dụng trên chiến trường Ukraine.


Các Viên Chức Trung Cộng Chọn Cách Phản Kháng Thụ Động Với Tập Cận Bình

Một bài viết gần đây trên tạp chí của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn lời nhà lãnh đạo đảng bày tỏ sự không hài lòng trước thái độ thụ động và không làm gì cả của các viên chức. Các nhà phân tích coi đây là dấu hiệu của việc “thảng bình” hay còn gọi là phản kháng thụ động trong nội bộ đảng khi quyền lực ngày càng được tập trung vào tay ông Tập Cận Bình.

Ban đầu, thảng bình là một từ thông dụng trên Internet đề cập đến thái độ thụ động và không làm gì mà giới trẻ Trung Cộng áp dụng để giảm bớt áp lực từ sự cạnh tranh khốc liệt và cuộc sống đầy thử thách. Giờ đây, thảng bình được nhiều người coi là một sự tẩy chay ôn hòa trước những đối thủ không thể vượt qua, đồng thời là để bảo vệ bản thân và giảm thiểu tổn thất.

Trong số mới nhất của hệ thống truyền thông của đảng hôm 16/03, tạp chí Qiushi đã đăng một bài viết của Tập Cận Bình tuyên bố rằng “đảng trị nghiêm ngặt” không phải là biến ĐCSTQ thành “vũng nước tù đọng”, ngầm chỉ trích các đảng viên không tích cực thực hiện những quyết định của ông ta.

Ông Tập cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết “những khó khăn đặc biệt” của đảng bằng một số biện pháp như kích thích “sự nhiệt thành, chủ động và sáng tạo” của các đảng viên và cán bộ bằng “sự kiểm soát chặt chẽ cùng tấm lòng bác ái” cũng như “những khuyến khích và ràng buộc”.

Ông Wang He, một nhà bình luận thời sự sống tại Hoa Kỳ, nói rằng “cái gọi là ‘những khó khăn đặc biệt’ mà ông Tập đề cập về căn bản là vấn đề về tính hợp pháp của sự cai trị của ĐCSTQ. Vấn đề này hiện đã trở nên nổi cộm trong nội bộ đảng, và đã phát triển thành tình thế trong đó các viên chức chống lại sự độc tôn quyền lực của ông Tập bằng cách thảng bình”.

Ông Wang nói tiếp: “Mặc dù ông Tập Cận Bình đã thâu tóm quyền lực vào tay mình bằng cách dựa vào chiến dịch ‘chống tham nhũng’ nhắm vào các đối thủ chính trị, nhưng ông ta đã gây thù chuốc oán với hầu hết các nhóm lợi ích của ĐCSTQ, từ trên xuống dưới trong hệ thống phân cấp”.

“Do đó, với việc ngày càng có nhiều viên chức đảng phản đối ông Tập, trong nội bộ và áp dụng lập trường thụ động trong công việc của chính quyền, ông Tập trở thành một kẻ cô độc”.

Theo ông Wang, một lý do khác khiến các viên chức Trung Cộng chọn thảng bình là vì họ sợ bị tóm như những mục tiêu trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập nếu họ công khai chống đối nhà cầm quyền trung ương.

Ông Wang dự đoán cuộc tẩy chay này sẽ là khúc dạo đầu cho một cuộc khủng hoảng chưa từng có đối với ông Tập và chế độ cộng sản Trung Quốc.

Nhiều hãng truyền thông trích dẫn một bài đăng từ nền tảng mạng xã hội X nói rằng nguyên nhân gây ra bầu không khí căng thẳng tại hội nghị lập pháp bù nhìn này là báo cáo của ông Ying Yong, Kiểm sát trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao. Báo cáo tuyên bố rằng vào năm 2023, hơn 2.4 triệu người đã bị bắt hoặc bị truy tố vì lý do an ninh quốc gia. Đáng lẽ đây là một “báo cáo làm hài lòng” ông Tập, nhưng nó lại vô tình khiến ông tức giận. Số người bị bắt năm 2023 vượt tổng số người bị bắt trong những năm diễn ra Cách mạng Văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông là 2.3 triệu người.

Hàng triệu vụ bắt giữ đó bao gồm những người bất đồng chính kiến, những người đưa ra thỉnh nguyện, và có cả những viên chức đã bị chế độ Tập Cận Bình thanh trừng.

Ông Zhang Tianliang, một nhà bình luận thời sự đang sinh sống tại Hoa Kỳ, tin rằng nhiều chỉ thị trái ngược của ông Tập đã khiến các viên chức bối rối, lại thêm sự việc Tập Cận Bình nắm tất cả quyền lực tuyệt đối, đã thúc đẩy sự phản kháng thụ động của những người cấp dưới.


Sự Thâm Nhập Của Trung Cộng Trở Thành Cơn Ác Mộng Của Hoa Kiều

Việc Bắc Kinh đánh cắp kỹ nghệ quốc phòng Tây phương một cách có hệ thống khiến cho người Hoa ngày càng bị cô lập bởi cộng đồng quốc tế. Họ bị xem là mật vụ của Trung Cộng. Với sự cảnh giác của Tây phương trước ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Cộng hoạt động ở ngoại quốc, cộng đồng người Hoa ngày càng cảm thấy mình bị cô lập, đồng thời các tổ chức của Tây phương mỗi ngày cảm thấy mất lòng tin với họ.

Một yếu tố đằng sau sự ngờ vực đó là sự cưỡng bách của Trung Cộng, một thế lực luôn bám theo người Hoa ngay cả sau khi những người này rời khỏi Trung Quốc để tìm kiếm cuộc sống mới ở Tây phương. Các nhà phân tích cho rằng nếu người Hoa muốn tránh được các chiêu trò thao túng của Trung Cộng và có thể hòa nhập vào xã hội Tây phương, trước tiên họ phải vạch ra ranh giới rõ ràng với Trung Cộng.

Ông Shen Jung-Chin, giáo sư tại Đại học York ở Toronto, nói với The Epoch Times rằng, hơn một thập niên trước, nhiều sinh viên Đài Loan bị thu hút đến học tập tại Trung Quốc vì điều này sẽ giúp họ dễ được nhận vào các trường đại học danh tiếng ở Hoa Kỳ.

Ông giải thích rằng hồi đó, chỉ tiêu dành cho sinh viên Trung Quốc cao hơn nhiều so với sinh viên Đài Loan. Ông Shen cho biết: “Tuy nhiên, xu hướng này đã đổi chiều kể từ đó”.

Theo ông Shen, kể từ năm 2018, sinh viên Trung Quốc muốn được nhận vào học tại Hoa Kỳ đã bị từ chối thị thực nhập cảnh (visa) ngày càng cao, đặc biệt là trong các lãnh vực kỹ nghệ quốc phòng và nhạy cảm, đặt ra những thách thức lớn hơn so với trước đây. Ông nói, “Sự nghi ngờ ngày càng tăng xung quanh hiện trạng sinh viên và học giả làm việc cho Trung Cộng đã làm dấy lên mối lo ngại về khả năng gây tổn hại đến lợi ích của Hoa Kỳ”.

Theo báo cáo của thông tấn Reuters, từ tháng Sáu đến tháng Chín năm 2020, hơn 1,000 công dân Trung Cộng đã bị Hoa Kỳ thu hồi thị thực, theo một chương trình nhắm vào sinh viên cao học và các nhà nghiên cứu được cho là có liên hệ với quân đội Trung Cộng.

Ông Zhong Shan, một kỹ sư kỳ cựu làm việc cho một mạng truyền thông ở Thung lũng Silicon, bày tỏ với The Epoch Times rằng ông đã từng gặp phải một tình huống tương tự trong quá trình tìm việc.


Israel Sẽ ‘Tự Mình’ Tiến Hành Cuộc Tấn Công Vào Rafah

Hôm thứ Sáu (22/03), Ngoại trưởng Antony Blinken đã có chuyến thăm đến Tel Aviv, theo đó Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói với ông rằng Israel có thể “tự mình” tiến hành một cuộc tấn công trên bộ vào thành phố cực nam Rafah của Dải Gaza mà không cần sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ.

Trong chuyến thăm này, ông Blinken kêu gọi Israel không xâm lược Rafah, đồng thời cho rằng một cuộc tấn công như vậy “có nguy cơ gây ra hậu quả tàn khốc hơn”.

Ông Blinken nói trong một cuộc họp báo ở Tel Aviv rằng, “Tuy nhiên, như chúng tôi đã nói, một chiến dịch quân sự trên bộ quy mô lớn vào Rafah không phải là cách để thực hiện điều đó”.

“Hành động này có nguy cơ khiến nhiều thường dân thiệt mạng hơn, có nguy cơ gây ra thiệt hại trầm trọng hơn đối với hoạt động cung cấp viện trợ nhân đạo, có nguy cơ khiến Israel bị cô lập hơn nữa trên toàn thế giới đồng thời gây nguy hiểm cho an ninh và vị thế lâu dài của Israel”.

Bộ Ngoại giao cho biết ông Blinken cũng đã thảo luận với ông Netanyahu về các nỗ lực để được một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài sáu tuần nhằm bảo đảm việc thả con tin và tăng cường viện trợ nhân đạo cho Gaza.

Tuy nhiên, ông Netanyahu tuyên bố trên X là ông đã trao đổi với ông Blinken trong cuộc gặp rằng không có cách nào đánh bại Hamas nếu không tiến vào Rafah và loại bỏ tàn dư của các tiểu đoàn của Hamas ở đó.

Nhà lãnh đạo Israel tuyên bố, “Tôi nói với ông ấy rằng tôi hy vọng chúng tôi sẽ thực hiện chuyện này với sự trợ giúp của Hoa Kỳ nhưng nếu cần thiết — chúng tôi sẽ tự mình làm điều đó”.

Chính phủ Tổng thống Biden đã kêu gọi Israel kiềm chế tiến hành một chiến dịch tấn công lớn ở Rafah cho đến khi một kế hoạch di tản toàn bộ thường dân ra khỏi khu vực cuối cùng của Dải Gaza được lập ra. Hơn một nửa trong số 2.3 triệu người dân Gaza đang trú ẩn ở khu vực Rafah.

Bài liên quan:
  • Tin Cuối Tuần (11-12-May-2024)
  • Cuộc Vận Động Tranh Cử Của Cựu TT Trump Thu Hút Hàng Chục Ngàn Người
  • Thẩm Phán Yêu Cầu Ông Michael Cohen Ngừng Nói Về Phiên Tòa
  • Việc Chuyển Đổi Xe Tải Sang Xe Điện Sẽ Làm Chi Phí Tăng 114%
  • Hoa Kỳ Tạm Ngưng Cung Cấp Vũ Khí Cho Israel
  • Bắc Kinh Lo Lắng Về Đồng Yen Nhật
  • Dòng Người Hoa Lục Di Cư Đến Hồng Kông
  • Bộ Trưởng Công An Wang Xiaohong Đẩy Mạnh Sản Xuất Fentanyl
  • Mỹ-Hoa Và “Chiến Tranh Lạnh Dưới Đáy Biển”
  • Hạm Đội Vệ Tinh Của Trung Cộng Đặt Ra Mối Đe Dọa Đối Với Quân Đội Hoa Kỳ
  • Cháy Lớn Tại Trung Tâm Thương Mại Ở Ba Lan, Nơi Có Nhiều Tiểu Thương Việt
  • Khu Trục Hạm Hoa Kỳ Tiến Sát Quần Đảo Hoàng Sa Của Việt Nam
  • Tin Cuối Tuần (27-28-Apr-2024)
  • Ngân Hàng Republic First Bank Phá Sản
  • Đảng Cộng sản Thất Bại Trong Cuộc Đàn Áp Đức Tin
  • Dự Luật Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Cho Phép Hoa Kỳ Gửi Thêm Vũ Khí Tới Israel, Ukraine
  • Tỷ Lệ Tín Nhiệm Trong Ba Tháng Vừa Qua Của Biden Xuống Thấp Nhất
  • Ủy Viên Hội Đồng Thành Phố New York Phản Đối ‘Phong Trào Ủng Hộ Khủng Bố’
  • Tây Phương Cần Thoái Vốn Khỏi Trung Cộng Để Ngăn Chặn Chiến Tranh Không Gian
  • Châu Âu Cho Rằng Trung Cộng Là Nền Kinh Tế Quốc Doanh
  • Sản Phẩm Mang Thương Hiệu Nổi Tiếng Bị Nghi Ngờ Do Tù Nhân Sản Xuất
  • Ngoại Trưởng Blinken Nêu Vấn Đề Nhân Quyền Trong Chuyến Công Du Trung Cộng
  • Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken Lo Ngại Về Các Hoạt Động Thương Mại Không Công Bằng Của Trung Cộng
  • Việt Nam: Sài Gòn, Bình Dương Cháy Lớn
  • Đài Loan Hợp Tác Với Các Công Ty Kỹ Nghệ Hoa Kỳ Để Sản Xuất Máy Bay Điều Khiển Từ Xa
  • Nhật Bản Mở Rộng Quân Sự Vượt Quá Ranh Giới Hiến Pháp
  • Hàng Trăm Ngàn Người Tuần Hành Ủng Hộ Palestine Hôm Thứ Bảy
  • Tin Cuối Tuần (20-21-Apr-2024)
  • Đề Nghị Truất Phế Chủ Tịch Hạ Viện Johnson ‘Sắp Được Đưa Ra’
  • Ông Bill Barr Cho Biết Tại Sao Ông Ủng Hộ Cựu TT Trump Nhiều Hơn TT Biden
  • Thời Tổng thống Biden, Lạm Phát Kéo Dài Và Việc Làm Suy Giảm
  • Các Cuộc Thăm Dò Không Cho Biết Về Sự Dẫn Đầu Của Cựu TT Trump
  • Số Phận Các Tỷ Phú Của Trung Cộng, Sụt Giảm, Phá Sản, Hoặc Bị Bắt Giữ
  • Chủ Nghĩa Tư Bản Trung Cộng Đang Bóp Méo Thị Trường Toàn Cầu
  • TT Biden Kêu Gọi Tăng Gấp Ba Lần Thuế Quan Đối Với Nhôm Thép Trung Cộng
  • Thủ Tướng Đức Vận Động Trung Cộng Chơi Công Bằng Trên Thị Trường EU
  • Trung Cộng Đóng Góp Cho Ngành Kỹ Nghệ Quốc Phòng Nga
  • Tin Cuối Tuần (13-14-Apr-2024)
  • TT Biden Tìm Cách Giảm Căng Thẳng Cuộc Xung Đột Giữa Iran Và Israel
  • Hạ Viện Sẽ Cố Gắng Về Gói Tài Trợ Cho Israel
  • Trung Cộng Có Mối Liên Hệ Với Tội Phạm Có Tổ Chức
  • Đảng Dân Chủ Sử Dụng Chiến Lược Ít Được Biết Đến Để Giành Chiến Thắng Trong Năm 2024
  • Cựu Đại Sứ Hoa Kỳ Làm Gián Điệp Cho Cuba Lãnh 15 Năm Tù
  • Cuộc Điện Đàm Giữa Ông Biden Và Ông Tập Không Làm Thay Đổi Được Bất Cứ Điều Gì
  • Trung Cộng Đẩy Mạnh Xuất Cảng Khiến Các Nhà Đầu Tư Ngoại Quốc Lo Lắng
  • CEO Apple Đến Hà Nội, Thăm Việt Nam Trong 2 Ngày
  • Iran Không Kích Israel, Phóng Hàng Loạt Máy Bay Không Người Lái
  • 3 Con Trai Của Thủ Lĩnh Hamas Haniyeh Thiệt Mạng Trong Cuộc Không Kích Của Israel
  • Nhật Bản Có Thể Sẽ Gia Nhập Liên Minh AUKUS Chống Bắc Kinh
  • Nữ Ký Giả Trung Quốc Bị Trục Xuất Khỏi Thụy Điển Từng Kể Về Gia Cảnh Bị ĐCSTQ Bức Hại
  • Vương Quốc Anh Sẽ Không Bao Giờ Giao Quyền Lực Cho WHO
  • Tin Cuối Tuần (06-07-Apr-2024)   
  • Mạng Xã Hội X Sẽ Không Tuân Theo Lệnh Của Tối Cao Pháp Viện Brazil
  • Los Angeles Công Bố Dữ kiện Về Số Người Vô Gia Cư Tử Vong Trong Năm 2023
  • Các Thượng Nghị Sĩ Sẽ Trở Thành Bồi Thẩm Viên Vào Ngày 11/04, Vụ Đàn Hặc Ông Mayorkas
  • Ủy Ban Hạ Viện Sẽ Cân Nhắc Nghị Quyết Phản Đối Áp Lực ‘Một Chiều’ Từ Phía TT Biden Cho Một Lệnh Ngừng Bắn Ở Gaza
  • Bộ Trưởng Ngân Khố Janet Yellen Chỉ Trích Những Hành Động ‘Cưỡng Ép’ Của Bắc Kinh Đối Với Các Công Ty Hoa Kỳ
  • Ông Biden Và Tập Cận Bình Nói Chuyện Lần Đầu Tiên Kể Từ Tháng Mười Một
  • Hoa Kỳ Trừng Phạt Tin Tặc Trung Cộng Vì Kế Hoạch 14 Năm Xâm Nhập Vào Cơ Sở Hạ Tầng Quan Trọng
  • 5 Dấu Hiệu Cho Thấy Kinh Tế Trung Quốc Đang Thâm Hụt Tài Chính Trầm Trọng
  • Căng Thẳng Leo Thang Ở Khu Vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương