Tin Hoa Kỳ & Tin Thế Giới

Thẩm Phán Bác Bỏ Kiến Nghị Của Luật Sư Yêu Cầu Tuyên Bố Phiên Tòa Vô Hiệu Lực

Hôm thứ Ba (07/05), một luật sư của cựu Tổng thống Donald Trump cho biết nhóm của ông đang kiến nghị yêu cầu tuyên bố một phiên tòa vô hiệu lực trong vụ án “tiền bịt miệng”, dựa trên lời khai của nhân chứng Stephanie Clifford, còn được gọi là Stormy Daniels, cho rằng những bình luận của bà gây bất lợi một cách bất công. Tuy nhiên, thẩm phán trong vụ án đã bác bỏ nỗ lực của họ.

Tại tòa án Manhattan, luật sư Todd Blanche của ông Trump cho rằng những lời khai của bà Clifford về cuộc gặp gỡ và vụ ngoại tình của bà được cho là với cựu Tổng thống Trump vào năm 2006 thì khác với những lời khai mà bà đưa ra những năm trước. Ông nói thêm rằng lời khai của bà không liên quan gì đến vụ án này—vụ án mà trong đó cựu Tổng thống Trump bị cáo buộc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh—và rằng những bình luận của bà có chủ ý gây bất lợi cho bồi thẩm đoàn.

Ông nói,“Bồi thẩm đoàn sẽ làm gì với điều đó? Việc đưa những lo ngại… về an toàn vào một phiên tòa xét xử về hồ sơ kinh doanh vẫn gây bất lợi”.

Ông Blanche nói, “Theo quan điểm của chúng tôi, không cách nào lại không nhớ những gì mình đã biết. Hôm nay bà ấy đã làm chứng về sự đồng ý, về mối nguy hiểm, và đó không phải là câu chuyện mà bà ấy đang công bố. Rất tiếc, đó không phải là câu chuyện mà bà ấy đang thuyết phục, bởi bà đã ký thỏa thuận không tiết lộ thông tin vào năm 2016.

Ông nói thêm rằng nhóm của ông “rất đáng tiếc” phải cho rằng “nên tuyên bố một phiên tòa vô hiệu lực” trong vụ án này. Phiên tòa vô hiệu lực có nghĩa là một bồi thẩm đoàn không thể đưa ra một phán quyết hoặc có một sự sai sót trầm trọng hoặc hành vi sai trái về thủ tục tố tụng dẫn đến một phiên tòa không công bằng, trong đó một thẩm phán triệu tập một phiên tòa mới và bồi thẩm đoàn mới.

Ông Blanche lập luận, “Thưa Toà, tôi không nghĩ có ai đó có thể nghe những gì nhân chứng này nói và nghĩ rằng điều đó có liên quan gì đến hành vi phạm tội bị cáo buộc, và đây là loại lời khai mang tính gây bất lợi ​​đến mức ông có nguy cơ khiến bồi thẩm đoàn không thể tập trung vào những bằng chứng quan trọng”.


Khó Có Thể Cứu Vãn Các Trường Đại Học Tại Hoa Kỳ Hiện Nay

Nền giáo dục đại học ưu tú ở Hoa Kỳ — lâu nay vẫn được cho là vượt trội trên toàn cầu — đang phải đối mặt với một phen giông bão thực thụ.

Có ít sinh viên ghi danh hơn, chi phí cao hơn, sinh viên nghèo khó hơn, sự đổ sụp các tiêu chuẩn, và các giảng viên ngày càng bị chính trị hóa và tầm thường; tất cả đều phản ảnh sự sụp đổ của hệ thống đại học ưu tú.

Đất nước này đang nhận thức được tình hình thực tế rằng một tấm bằng cử nhân không còn tương đương với việc sinh viên tốt nghiệp được giáo dục rộng rãi và có khả năng phân tích. Cũng như thường lệ, họ bị xem là được nuông chiều, phần lớn là có lượng kiến thức ít ỏi, và ngoan cố một cách không căn cứ.

Không có gì ngạc nhiên khi các cuộc thăm dò cho thấy sự tôn trọng của công chúng đối với giáo dục đại học giảm sút trầm trọng và đặc biệt là ngày càng thiếu tin tưởng đối với các giáo sư.

Hàng năm, có rất ít sinh viên vào đại học. Mặc dù so với 20 năm trước thì dân số Hoa Kỳ đã tăng thêm 40 triệu người nhưng tỷ lệ sinh viên đã giảm trong hai thập niên.

Trong khi đó, từ năm 1980 đến năm 2020, tiền phòng, tiền ăn, và học phí đã tăng lên 170%.

Lạm phát không phải là nguyên nhân duy nhất khiến các loại chi phí tăng vọt, mà là vì các trường đã giảm bớt gánh nặng giảng dạy của giảng viên nhưng lại tuyển thêm nhiều nhân viên hành chính. Tại đại học Stanford, gần như cứ mỗi sinh viên trong trường thì lại có một nhân viên hoặc vị trí hành chính.

Đồng thời, để cạnh tranh tuyển sinh trong khi số lượng sinh viên ngày càng giảm, các trường đại học bắt đầu cung cấp các dịch vụ tốn kém như cố vấn thay mặt cho cha mẹ (loco parentis), ký túc xá và các tiện nghi kiểu Club Med, cũng như các hoạt động ngoại khóa.

Khi số lượng sinh viên ghi danh ngày càng ít ỏi và chi phí tăng lên, các trường đại học bắt đầu cung cấp ngân sách trợ giúp sinh viên “dịch vụ trọn gói”, phụ thuộc nhiều vào các khoản sinh viên vay nợ, được chính phủ trợ cấp. Tổng số các khoản nợ mà hơn 40 triệu sinh viên vay đang lên đến gần 2 ngàn tỷ USD.

Tệ hơn nữa, các ngành khoa học xã hội đã mở ra một loạt các chuyên ngành chính và ngành học phụ mới về trị liệu. Hầu hết các khóa học về giới tính/chủng tộc/môi trường này không nhấn mạnh vào các kỹ năng phân tích, toán học, vấn đáp, và viết. Những khóa học như vậy chẳng gây ấn tượng gì với nhà tuyển dụng.

Việc tuyển dụng giảng viên ngày càng tiến đến mức không dựa trên ưu đãi nhân tài, mà dựa trên các tiêu chí đa dạng – công bằng – hòa nhập (diversity – equity – inclusion, DEI). Những giảng viên mới được nhận vào đã tìm cách đưa các tiêu chí DEI, tìm cách lợi dụng hệ thống để kiếm lợi và điều chỉnh lại giáo dục đại học để chuẩn bị cho một thế hệ mới tiếp tục duy trì các hệ tư tưởng cấp tiến.


50 Thống Đốc Hoa Kỳ Phản Đối Kế Hoạch Liên Bang

Các thống đốc từ 50 tiểu bang và vài vùng lãnh thổ Hoa Kỳ cho biết họ phản đối một kế hoạch của Bộ Quốc Phòng (DOD) nhằm thuyên chuyển các đơn vị Vệ Binh Quốc Gia của các tiểu bang sang Lực Lượng Không Gian Hoa Kỳ, trong đó, hôm thứ Hai (06/05), một thống đốc cáo buộc rằng kế hoạch này là một hành động “tranh giành quyền lực”.

Hồi tháng Ba, Bộ Quốc Phòng đã gửi cho Quốc Hội một đề xướng cho phép bộ thuộc liên bang này cử một số binh sĩ vệ binh tiểu bang đến Lực Lượng Không Gian Hoa Kỳ. Điều này sẽ đòi hỏi Quốc Hội thông qua một luật mới yêu cầu các thống đốc cho phép những thay đổi đối với các đơn vị Vệ Binh Quốc Gia theo Đề mục 32 và Đề mục 10 của Bộ luật Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, một liên minh gồm các thống đốc lưỡng đảng nói trong một bức thư gửi Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin rằng hành động này sẽ làm suy yếu thẩm quyền của họ và phá hủy luật liên bang.

Trong bức thư chung, có chữ ký của 48 thống đốc, nêu rõ, “Các thống đốc phải duy trì đầy đủ thẩm quyền với tư cách là Tổng Tư lệnh các lực lượng này để bảo vệ một cách hiệu quả tính sẵn sàng hành động và các cộng đồng của Mỹ quốc”.

Bức thư lập luận rằng biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến khả năng của các thống đốc trong việc sử dụng Lực lượng Vệ binh trong trường hợp khẩn cấp, thiên tai, hoặc các cuộc khủng hoảng khác.

Bức thư viết, “Luật gạt sang một bên, loại bỏ, hoặc về mặt khác làm giảm thẩm quyền của các Thống đốc trong các tiểu bang và vùng lãnh thổ của họ sẽ làm suy yếu sự hợp tác lâu dài, quyền ưu tiên, sự sẵn sàng của quân đội và hiệu quả hoạt động. Hành động này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ quan trọng giữa các Thống đốc và Bộ Quốc Phòng vào thời điểm chúng ta cần có sự tin tưởng và tin cậy hoàn toàn giữa hai bên để đối mặt các mối đe dọa ngày càng tăng do thời đại cạnh tranh chiến lược cũng như thiên tai gây ra”.

Các thống đốc không ký bức thư gồm Thống đốc Texas Greg Abbott và Thống đốc Florida Ron DeSantis. Tuy nhiên, cả hai ông đều đã gửi thư phản đối hành động này.


Số Người Trung Cộng Giàu Có Di Cư Đến Nhật Bản Tăng Gấp Bội

Gần đây, các hãng truyền thông quốc tế liên tục đưa tin rằng, do nền kinh tế Trung Cộng đang suy thoái, giới thượng lưu giàu có không hài lòng về nền chính trị của Trung Cộng, nên phần lớn trong số họ di cư đến Nhật Bản, mua những căn biệt thự sang trọng. Điều này thu hút sự chú ý của xã hội Nhật Bản và cộng đồng quốc tế. Các chuyên gia cho biết, trong hoàn cảnh rối ren bất ổn của Trung Cộng, những người giàu có lựa chọn đào thoát khỏi quốc gia này để có môi trường sống tốt hơn, bảo vệ tài sản cá nhân, và tránh xa khỏi tai họa.

Hồi tháng Sáu năm ngoái, Henley & Partners, một công ty cố vấn theo dõi xu hướng di cư toàn cầu, đã công bố một báo cáo. Báo cáo này ước tính rằng trong năm 2023, Trung Quốc có khoảng 13,500 người giàu có di cư ra hải ngoại, và đây cũng là quốc gia mất đi số người giàu có lớn nhất trên thế giới. Công ty này định nghĩa những người giàu có này là những người sở hữu tài sản có thể đầu tư trị giá trên một triệu USD.

Ngoài những nơi nhập cư lâu đời như châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản cũng trở thành quốc gia được giới nhà giàu Trung Cộng yêu thích, trong làn sóng di cư. Trong năm ngoái, số người Trung Cộng đang cư trú ở Nhật Bản đã tăng lên đến 820,000 người, tăng thêm 60,000 người so với hai năm trước, và là mức tăng lớn nhất trong những năm gần đây.

Trong những năm gần đây, do đồng Yen của Nhật Bản liên tục giảm giá, nên đối với người Trung Cộng, giá địa ốc ở Nhật Bản đã trở nên tương đối rẻ. Điều này thúc đẩy nhiều người giàu Trung Cộng thu mua địa ốc tại Nhật Bản. Theo bản tin ngày 02/05 của Wall Street Journal, năm ngoái, chủ một công ty thương mại kim loại đã chi khoảng 650,000 USD để mua một căn biệt thự tại Tokyo cho gia đình bốn người của mình.

Giống như nhiều khách hàng Trung Cộng khác, ông chủ công ty này cũng tránh bàn luận về chính trị quốc nội. Ông nói rằng việc cả gia đình chuyển đến Tokyo là một thách thức, nhưng họ thích Nhật Bản, thích ẩm thực, văn hóa, giáo dục, và môi trường an toàn ở Nhật Bản.

Việc giới nhà giàu Trung Cộng định cư tại Tokyo đã thúc đẩy một làn sóng mới của địa ốc cao cấp tại Tokyo. Đồng thời, do một số lượng lớn người Trung Cộng, đặc biệt là những người giàu có, đã định cư ở Nhật Bản nên người ta tin rằng họ có thể có tác động đến xã hội Nhật Bản.

Theo một nhà môi giới địa ốc tại Tokyo, thu nhập của anh đã tăng gấp hai, ba lần so với trước đại dịch COVID-19, chủ yếu nhờ vào các khách hàng người Trung Cộng. Rất nhiều người Trung Cộng không chỉ mua nhà ở các thành phố lớn mà còn quan tâm đến việc mua địa ốc nghỉ dưỡng ở các địa điểm như Hokkaido. Do đó, giá đất ở gần các trung tâm trượt tuyết tại khu vực cư trú Furano đã tăng 28%. Đây là mức tăng cao nhất tại Nhật Bản.

Vì để con cái không bị tẩy não nên người gìau Trung Cộng lựa chọn di cư đến Nhật Bản. Tháng 05/2022, ông Wang Qing, chủ Công Ty Kế Hoạch Phúc Lợi Nhật Trung, đã đăng bài trên trang web thông tin tài chính Nhật Bản Diamond, kể câu chuyện về hai người bạn của ông.

Ông nói rằng, làn sóng di cư đến Nhật Bản bắt đầu từ giai đoạn giữa và cuối của đại dịch COVID-19. Khi đó, hầu hết những người di cư khỏi Trung Quốc đều trải qua một loạt các rủi ro. Ông Trương (bí danh), người đã bước qua độ tuổi trung niên, cũng là một trong số đó.

Tháng 05/2022, sau một quãng thời gian đầy gian nan, ông Trương cuối cùng đã “đào thoát” bằng phi cơ từ Thượng Hải đến Nhật Bản. Ông Trương nói: “Trong khoảnh khắc đáp xuống phi trường quốc tế Narita, tôi cảm thấy như bản thân đã được quay trở lại với thế giới của loài người!”


Các Lãnh Đạo Liên Hiệp Âu Châu Chất Vấn Tập Cận Bình Về Thương Mại

Liên minh Âu Châu đã chất vấn Trung Cộng về các hoạt động thương mại không công bằng khi lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình bắt đầu chuyến thăm chính thức nhằm củng cố mối quan hệ với các nhà lãnh đạo Âu Châu.

Sau cuộc gặp ba bên với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và ông Tập hôm thứ Hai (06/05), Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen nói với các phóng viên rằng các sản phẩm được trợ cấp của Trung Cộng — chẳng hạn như xe điện và thép — “đang tràn ngập thị trường Âu Châu”, nhưng Bắc Kinh vẫn “tiếp tục trợ cấp ồ ạt cho lãnh vực sản xuất của họ” trong bối cảnh nhu cầu nội địa yếu. “Thế giới không thể hấp thụ được sản lượng dư thừa của Trung Cộng”.

Ông Tập đã đến Paris hôm chiều Chủ Nhật (05/05), bắt đầu chuyến thăm châu Âu đầu tiên sau 5 năm. Các nhà quan sát bên ngoài cho rằng chuyến đi kéo dài sáu ngày của ông Tập được Bắc Kinh sắp xếp nhằm tạo ra sự chia rẽ giữa Brussels và Hoa Thịnh Đốn, vì hai bên hiện đang nhất quán trong cách tiếp cận của họ nhằm giải quyết các mối đe dọa do Trung Cộng gây ra.

Cuộc gặp ba bên hôm thứ Hai diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng trên nhiều phương diện giữa khối 27 thành viên này và Trung Cộng, từ cuộc chiến ở Ukraine và sự ủng hộ của Bắc Kinh đối với Nga cho đến ngành sản xuất đang bùng nổ trong các lãnh vực năng lượng xanh của họ, như xe điện (EV) và pin.

Tháng Mười Một năm ngoái (2023), để thể hiện rõ ràng cam kết của EU đối với thương mại công bằng, bà Von der Leyen đã thông báo rằng Ủy ban Âu Châu — cơ quan điều hành của EU — đã chính thức khởi xướng một cuộc điều tra để xác định xem liệu xe điện sản xuất tại Trung Quốc có được hưởng lợi từ trợ cấp nhà nước hay không.

Tháng 12/2023, Brussels đã mở cuộc điều tra chống bán phá giá đối với dầu diesel sinh học nhập cảng từ Trung Cộng sau khi các nhà sản xuất trong khối bày tỏ lo ngại về tác hại trầm trọng mà hàng nhập cảng giá thấp của Trung Cộng gây ra cho ngành này.

Vài tháng trước chuyến thăm của ông Tập, EU đã điều tra một số lãnh vực của Trung Cộng, chẳng hạn như sản xuất tuabin quạt gió và tấm pin quang năng, và gần đây nhất là việc mua sắm thiết bị y tế của Trung Quốc.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai, bà Von der Leyen cho biết EU sẵn sàng hành động để bảo vệ các doanh nghiệp của mình khỏi sự tiếp cận thị trường bất bình đẳng của Bắc Kinh.

Bà nói trong cuộc họp báo ở Paris,“Để thương mại được công bằng, việc tiếp cận thị trường của nhau cũng cần phải có đi có lại.  Chúng tôi sẵn sàng tận dụng tối đa các công cụ phòng vệ thương mại của mình nếu điều này là cần thiết. Châu Âu không thể chấp nhận những hành vi bóp méo thị trường có thể dẫn đến phi công nghiệp hóa ngay tại quê nhà”.


Châu Á Tăng Trưởng Nhanh Hơn Trung Quốc

Dự báo của Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) cho thấy sự tăng trưởng tốt ở các nền kinh tế Á Châu bất chấp sự chậm lại của Trung Cộng. Thông điệp về sự giảm sút của Trung Cộng cho thấy bức tranh này đi ngược lại tham vọng của Bắc Kinh và chắc chắn là nỗi thất vọng đối với nhóm người ở Trung Nam Hải.

Các nhà kinh tế của ADB rõ ràng nhận thấy tầm quan trọng của Trung Quốc trong tương lai sẽ sụt giảm hơn so với trước đây, mặc dù họ không trực tiếp nói ra điều này trong báo cáo của mình. Trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng thực của Trung Quốc được dự báo sẽ giảm xuống còn 4.8% trong năm nay và chỉ còn 4.5% trong năm 2025 so với mức 5.2% của năm ngoái, thì dự báo về tình hình kinh tế chung của khu vực châu Á do ngân hàng có trụ sở tại Manila này công bố mới đây nhìn chung cho thấy triển vọng lạc quan. ADB dự đoán khu vực 46 thành viên này (trong đó có Trung Cộng) sẽ có mức tăng trưởng thực trung bình là 4.9% vào năm 2024, và tốc độ tăng nhanh hơn một chút vào năm 2025.

Về phần quốc gia nào sẽ thế chỗ cho sức mạnh kinh tế của Trung Cộng, ADB nhận thấy có sự dẫn đầu ở những nơi khác trên lục địa, đặc biệt là ở Ấn Độ, nơi tốc độ ​tăng trưởng kinh tế thực dự định ​sẽ đạt 7.0% trong năm nay, đồng thời tăng lên 7.2% vào năm 2025.


Tình Báo Đức Cảnh Báo Đừng Quá Ngây Thơ Về Trung Cộng

Hôm thứ Tư (24/04), một cơ quan tình báo Đức đã cảnh báo các công ty rằng họ nên cảnh giác với các hoạt động gián điệp công nghiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và đừng quá ngây thơ hoặc quá phụ thuộc vào nhà cầm quyền Trung Cộng.

Theo báo cáo của Reuters, ông Sinan Selen, Phó Giám đốc của Cơ quan Liên bang Bảo vệ Hiến Pháp Đức (BfV), cho biết: “Tôi cho rằng về mặt hợp tác và bảo vệ nước Đức với tư cách là một quốc gia thương nghiệp, chúng tôi đang chuyển từ thái độ rất ngây thơ và rất lạc quan với các đối tác kinh tế khác sang một thái độ thực tế hơn, cũng có thể gia tăng sự mạnh mẽ và đa dạng hóa”.

Ông Selen nói trong một sự kiện về tác động của ĐCSTQ đối với an ninh của các công ty Đức rằng: “Chúng tôi có nhiều ví dụ cho thấy rõ rằng thái độ lạc quan và tích cực quá mức đối với thương mại Trung Cộng, trên thực tế, đã khiến các công ty này bị giải thể”.

Ông Selen nhấn mạnh, một trong những vấn đề là các công ty Trung Cộng khẳng định họ hoàn toàn là công ty tư nhân, nhưng thực ra là họ chịu sự khống chế và bị buộc phải trợ giúp cho lợi ích quốc gia của Trung Cộng. Mục tiêu cuối cùng của ĐCSTQ là trở thành cường quốc về kinh tế, kỹ nghệ, và chính trị lớn nhất thế giới vào năm 2049. ĐCSTQ đang theo đuổi lợi ích riêng của mình, đồng thời sử dụng mọi nguồn lực cần thiết và sẵn có để thực hiện điều đó.

Viên chức tình báo này cũng cảnh báo rằng các lãnh vực mà ĐCSTQ đặc biệt quan tâm bao gồm kỹ nghệ hàng không vũ trụ, robot, xe điện, kỹ nghệ tiết kiệm năng lượng, y sinh, và kỹ nghệ thông tin.

Chỉ vài ngày trước cảnh báo của ông Selen, các công tố viên Đức tuyên bố bắt giữ ba công dân Đức. Họ bị nghi ngờ làm việc cho cơ quan an ninh Trung Cộng, và chuyển giao các kỹ nghệ có thể sử dụng cho mục đích quân sự cho Trung Cộng. Vụ việc làm nổi bật sự lo lắng ngày càng tăng ở Tây Âu về hoạt động gián điệp của ĐCSTQ.

Bởi vì Đức có nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ và mối quan hệ thương mại tốt với Trung Cộng, nên quốc gia này đặc biệt chịu đe dọa bởi hoạt động gián điệp của ĐCSTQ.

Chính phủ Đức kêu gọi các công ty giảm tiếp xúc với Trung Cộng, nhưng các nhà phê bình cho rằng nhiều công ty vẫn tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn hơn là chiến lược dài hạn.


Tin Việt Nam

Nguyên Nhân Khiến Gần 570 Người Nhập Viện Sau Khi Ăn Bánh Mì Ở Đồng Nai

Ngày 07/05, đại diện Sở Y tế Đồng Nai cho biết, mẫu thực phẩm liên quan đến 568 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Salmonella, E.coli.

Trong đó, đa số mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, mẫu nguyên liệu thực phẩm lấy tại tiệm bánh mì (nơi bán) đều nhiễm vi khuẩn Salmonella. Một số mẫu khác nhiễm vi khuẩn E.coli.

Ngoài ra, kết quả xét nghiệm cũng ghi nhận một số loại vi khuẩn khác, nhưng hiện chưa rõ là loại nào.

Gần 570 người nhập viện sau khi ăn bánh mì.

Tính đến ngày 07/05, số người ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đã tăng lên 568 người.

Những người này cho biết, họ ăn bánh mì thịt mua tại tiệm vào chiều 30/04, sau đó lần lượt nhập viện.

Hiện tại, hơn 200 bệnh nhân đã xuất viện, 119 trường hợp đang theo dõi tại nhà, 12 ca nặng phải chuyển viện, số khác vẫn đang điều trị.

Liên quan đến vụ ngộ độc khiến nhiều người nhập viện được nêu trên, chủ tiệm bánh mì cho biết họ đã mua nguyên liệu, thực phẩm ở các cửa hàng nhỏ lẻ rồi về tự chế biến tại nhà.

Hôm 30/04, tiệm đã bán ra được 1,100 ổ bánh mì. Đến ngày 01/05, những người ăn bánh có dấu hiệu ngộ độc, và nhập viện cấp cứu.

Tại bệnh viện, họ được chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột, nghi ngộ độc thực phẩm. Hiện tiệm bánh này đã bị ngưng hoạt động.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, E.coli là vi khuẩn thường xuất hiện trong sản phẩm tươi sống.

Còn vi khuẩn Salmonella là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy trên toàn cầu, trong đó có nhiều vụ ngộ độc quy mô lớn.

So với E.coli, ngộ độc do Salmonella nguy hiểm hơn. Lượng vi khuẩn lớn có thể xâm nhập máu gây nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng.

Bài liên quan:
  • Tin Chính Trong Tuần 22-23-24/7/2024.
  • Chiến tranh Ukraina: Các cuộc tấn công bằng drone buộc hạm đội Nga rời Crimée
  • Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Biden bỏ cuộc, ẩn số mới cho cả Dân Chủ và Cộng Hòa
  • Ngoại trưởng Ukraina lần đầu tiên công du Trung Cộng tìm giải pháp hòa bình
  • Quan điểm của bà Kamala Harris về chính sách Mỹ đối với Trung Cộng
  • Hai bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng Mỹ trấn an đồng minh, đối tác châu Á
  • Bãi Cỏ Mây: Manila khẳng định quyền của Philippines sau khi đã "dàn "xếp" với Bắc Kinh
  • Hamas và Fatah ký tuyên bố tại Bắc Kinh, chấm dứt rạn nứt kéo dài nhiều năm
  • Hoa Kỳ cảnh báo về việc Nga-Trung tăng cường hợp tác ở Bắc Cực
  • Giám đốc Mật vụ Mỹ từ chức sau vụ ông Trump bị mưu sát
  • Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
  • Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài
  • Việt Nam tăng cường trấn áp những người chỉ trích ông Trọng trên mạng
  • Anh quốc hồi hương người Việt không được chấp nhận quy chế tỵ nạn
  • Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 còn hơn 3.100 tỷ đồng
  • Project88: Nhà hoạt động môi trường Ngô Thị Tố Nhiên bị kết án 42 tháng tù
  • Tin Chính Trong Tuần 15-16-17/7/2024.
  • Mỹ: Khai mạc đại hội toàn quốc đảng Cộng Hòa sau vụ mưu sát cựu tổng thống Trump
  • Đại hội Đảng Cộng hòa: 'Con sư tử đã vùng dậy và gầm lên'
  • Vụ mưu sát ông Trump: Kỳ vọng và quan điểm chính trị Mỹ có thể thay đổi chỉ trong vài giây
  • Vụ mưu sát Donald Trump: Một bước ngoặt trong cuộc tranh cử tổng thống Mỹ
  • An ninh thắt chặt, vì sao sát thủ bắn Trump lọt qua được?
  • Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Các đối thủ cũ quay về ủng hộ Donald Trump
  • Trump chọn Vance làm phó tướng báo hiệu chính sách cứng rắn với Trung Cộng
  • Tổng thống Zelensky muốn Nga tham dự hội nghị hòa bình cho Ukraina
  • Trung Cộng và khí hậu: Trọng tâm của thượng đỉnh Diễn đàn Quần đảo TBD
  • Iran bác bỏ cáo buộc "có liên quan" đến vụ mưu sát cựu TT Mỹ Donald Trump
  • Công an được chỉ đạo kinh tế Đà Nẵng và Hưng Yên
  • Giải ngân đầu tư công thấp trong 6 tháng năm 2024
  • Việt Nam hợp tác với 2 tập đoàn của Mỹ để đào tạo kỹ sư bán dẫn
  • Việt Nam tiếp tục bàn giao hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích
  • Việt Nam bác bỏ cáo buộc đàn áp hai nhà hoạt động tự do tôn giáo ở Đắk Lắk
  • Dân biểu Mỹ Chris Smith nói Việt Nam đáng bị xếp vào Cấp độ 3 về buôn người
  • Tin Chính Trong Tuần 8-9-10/7/2024.
  • Thượng đỉnh NATO khai mạc: Hậu thuẫn Ukraina chống Nga xâm lược
  • Đan Mạch, Hà Lan viện trợ chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine
  • Chuyên gia Liên Hiệp Quốc: bệnh viện nhi ở Kyiv ‘bị Nga tấn công trực tiếp’
  • Trung Cộng và Belarus tập trận chung gần biên giới Ba Lan
  • Ấn Độ tiếp tục coi Nga như một chỗ dựa chính trong thế đối đầu với Trung Cộng
  • Bầu cử Hạ Viện Pháp: Cánh tả bất ngờ về đầu nhưng không đạt đa số tuyệt đối
  • Philippines và Nhật ký hiệp định phòng thủ nhằm ‘đối trọng’ lại Trung Cộng
  • Nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông diễn tập tại biển Philippines
  • Tân ngoại trưởng Anh dành vòng công du nước ngoài đầu tiên đến các nước trong Liên Âu
  • Gần 8.000 đảng viên bị kỷ luật trong vòng sáu tháng năm 2024
  • Nguyễn Phú Trọng liên tục vắng mặt trong nhiều sự kiện quan trọng
  • Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân bị bắt
  • Hai chiến hạm Mỹ thăm cảng Cam Ranh để thúc đẩy Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
  • 11 Kitô hữu bị Việt Nam bỏ tù tổng cộng 90 năm hiện đang mất tích
  • Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi Thái Lan không dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam
  • Tin Chính Trong Tuần 1-2-3/7/2024.
  • Mỹ viện trợ quân sự thêm 2,3 tỉ đô la cho Ukraina
  • Các nước NATO cam kết viện trợ quân sự 40 tỷ euro cho Ukraine
  • Vòng 2 bầu cử Quốc Hội Pháp: Hơn 210 ứng viên rút để dồn phiếu ngăn chặn cực hữu
  • Bầu cử Vương quốc Anh 2024: Điều gì đang bị đe dọa và điều gì sẽ xảy ra?
  • Thủ tướng Hungary Viktor Orban lần đầu tiên đến Ukraina
  • Donald Trump được hưởng quyền “miễn trừ truy tố hình sự của tổng thống”
  • Lãnh đạo TC và Nga tới Kazakhstan dự thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
  • Sức ép đòi Biden rút lui ngày càng gia tăng trong nội bộ đảng Dân Chủ
  • Tập Cận Bình loại trừ đối thủ trong đảng trước Hội nghị trung ương 3
  • Thêm 37 nhà lập pháp Mỹ yêu cầu không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam
  • Các hãng khổng lồ có kế hoạch chuyển đầu tư khỏi Việt Nam
  • Việt Nam nhập siêu từ Trung cộng đến 40 tỷ USD
  • Việt Nam nhận 15 tỷ USD để giảm khí thải, nhưng lại xây thêm nhà máy điện than
  • Công an chưa lên tiếng về việc người nhà trình báo sư Thích Minh Tuệ mất tích
  • TIN CHÍNH TRONG TUẦN 24-25-26/2024.
  • Bán đảo Crimée: Nga tố cáo Mỹ đứng sau các vụ Ukraina tấn công bằng tên lửa ATACMS
  • CPI phát lệnh truy nã lãnh đạo quân đội và cựu bộ trưởng Quốc Phòng Nga
  • Có dấu hiệu cho thấy hiệp ước phòng thủ Nga-Triều khiến Trung Cộng lo lắng
  • Gia nhập Liên Âu: Bruxelles chính thức khởi động đàm phán với Ukraina và Moldova
  • Biển Đông: Philippines cảnh báo nguy cơ nổ ra xung đột toàn khu vực
  • Hiệp ước quân sự Nga-Triều: Seoul dọa sẽ không hạn chế viện trợ quân sự cho Kiev
  • Cuộc tranh luận Biden-Trump đầu tiên: những điều cần biết
  • Tổng thống Đài Loan nhắn gửi Trung Cộng: ‘Độc tài chuyên chế là tội ác’
  • Bắc Triều Tiên thất bại phóng thử tên lửa siêu thanh
  • Hoa Kỳ và Việt Nam lần đầu tiên tổ chức đối thoại kinh tế
  • CSVN muốn Trung cộng giúp vốn, xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam
  • Dự án 88:BNG Mỹ nâng hạng Việt Nam trong Báo cáo buôn người là "vô lương tâm"
  • Cựu Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên bị bắt
  • Vietnam Airlines có nguy cơ vỡ nợ vào tháng 7 nếu không được gia hạn trả nợ