Tin Hoa Kỳ & Tin Thế Giới

Cuộc Vận Động Tranh Cử Của Cựu TT Trump Thu Hút Hàng Chục Ngàn Người Tham Dự Ở New Jersey

Hôm thứ Bảy (10/05), bài diễn văn bất thường của cựu Tổng thống Donald Trump trên bãi biển đã thu hút hàng chục ngàn người hâm mộ —một đám đông có quy mô lớn mang tính lịch sử đối với một ứng cử viên đảng Cộng Hòa ở một tiểu bang được xem là thiên về đảng Dân Chủ.

Hàng chục ngàn người tập hợp ủng hộ TT Trump (photo: Reuters)

Dân biểu Jeff Van Drew (Cộng Hòa-New Jersey) nói với những người tham gia cuộc vận động tranh cử:

“Chào mừng đến với cuộc tập hợp chính trị lớn nhất trong lịch sử của tiểu bang New Jersey… và chúng ta sẽ không rời đi!”.

Nhận xét của ông được đưa ra ngay trước khi cựu Tổng thống Trump lên sân khấu và đưa ra những lời công kích cứng rắn nhắm vào Tổng thống Biden là đối thủ đảng Dân Chủ, hiện đang tranh cử tổng thống với ông Trump. Đặc biệt, ông Trump nói đến chuyện liên quan đến cuộc chiến Israel-Hamas, và các cuộc biểu tình trong khuôn viên trường đại học tại Hoa Kỳ.

Ông Van Drew, một người được mệnh danh là người hùng ở địa phương vì đã chuyển từ đảng Dân Chủ sang đảng Cộng Hòa, đang dhăng hái giúp cựu Tổng thống Trump và các thành viên đảng Cộng Hòa khác giành chiến thắng ở tiểu bang New Jersey, trong cuộc tổng tuyển cử năm nay.

Các bức ảnh chụp từ trên cao cho thấy đám đông hôm thứ Bảy đã lấp đầy khoảng một phần tư dặm giữa Bến tàu Mariner và Bến tàu Adventure; ước tính số người tham dự rất khác nhau, từ 40,000 đến 100,000.

Một viên chức chiến dịch tranh cử của ông Trump nói với The Epoch Times rằng trong mọi trường hợp, cuộc tập hợp ở Wildwood là sự kiện có số người tham dự đông nhất cho đến nay trong mùa bầu cử năm 2024. Một tháng trước, cựu Tổng thống Trump đã thu hút khoảng 42,000 người tới khu hội chợ ở Schnecksville, Pennsylvania.

Số người tham dự ở Wildwood có quy mô lớn như vậy cho thấy tiểu bang New Jersey có thể thay đổi chính trị từ từ xanh Dân Chủ sang đỏ của Cộng Hòa.

Số người tham dự hôm thứ Bảy cũng thể hiện được sự ủng hộ dành cho cựu Tổng thống Trump trong khi ông đang đối mặt với các cáo buộc hình sự tại New York—một trong bốn vụ án mà ông Trump cáo buộc, ông đã bị “can thiệp vào cuộc bầu cử” với sự yểm trợ của chính phủ Tổng thống Biden, một cáo buộc mà đảng Dân Chủ đã mạnh mẽ phủ nhận.

Trong bài diễn văn dài 90 phút, cựu Tổng thống Trump chỉ đề cập một số ít đến vụ kiện ở New York. Thay vào đó, ông tập trung vào mối lo ngại rằng các chính sách kinh tế và nhập cư của Tổng thống Biden sẽ gây bất lợi cho quốc gia.

Những lời chỉ trích gay gắt nhất của cựu Tổng thống Trump là về các chính sách của đối thủ tranh cử liên quan đến Israel.

Hôm thứ Tư (08/05), trong cuộc phỏng vấn với CNN, Tổng thống Biden tuyên bố ông sẽ không cung cấp vũ khí tấn công cho Israel nếu Israel tiến vào các trung tâm dân cư ở thành phố Rafah của lực lượng khủng bố Hamas.


Thẩm Phán Yêu Cầu Ông Michael Cohen Ngừng Nói Về Phiên Tòa

Kết thúc một tuần thẩm vấn trực tiếp và thẩm vấn chéo tại phiên tòa hình sự xét xử cựu Tổng thống (TT) Donald J. Trump, các luật sư của ông Trump đã yêu cầu Thẩm phán Juan Merchan áp lệnh bịt miệng đối với ông Michael Cohen, cựu luật sư kiêm “người dàn xếp” của bị cáo. Ông Cohen vẫn công kích cựu TT trên truyền thông xã hội mặc dù liên tục hứa hẹn sẽ cố gắng tiết chế.

Michael Cohen

Luật sư Todd Blanche biện hộ trước tòa rằng thật bất công khi ông Cohen liên tục công kích cựu TT Trump trong một diễn đàn công khai, trong khi bản thân ông Trump là ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng Hòa lại bị áp lệnh bịt miệng một cách nghiêm khắc đến mức đầu tuần này Thẩm phán Merchan đã đe dọa phạt tù ông nếu ông còn tiếp tục tái phạm.

Tuy nhiên công tố viên Joshua Steinglass đã nhanh chóng phản bác bên bào chữa, nói rằng bên công tố đã kiên quyết thúc giục ông Cohen chấm dứt những trò hề này lại.

Ông Steinglass nói, “Thưa Toà, chúng tôi đã nhiều lần yêu cầu tất cả các nhân chứng trong vụ kiện này kiềm chế không bình luận công khai. Thực tế thì những nhân chứng này không cần phải tuân theo một lệnh bịt miệng và chúng tôi cũng không có biện pháp khắc phục nào nếu họ làm như vậy”.

Thẩm phán Merchan đã chỉ thị các công tố viên yêu cầu ông Cohen dừng lại và hủy tất cả các hoạt động này theo thẩm quyền của thẩm phán, nhưng không áp đặt lệnh bịt miệng ngay lập tức đối với cựu luật sư của cựu TT Trump.

Ông Cohen là người liên tục được nhắc đến trong phiên tòa hình sự đang diễn ra ở khu Manhattan. Ông đã sản xuất ra loạt video ngắn trên TikTok để chế nhạo người một thời từng là thân chủ của mình và ủng hộ việc truy tố cựu TT Trump.

Trong các video đó có cảnh đóng giả vị tổng thống thứ 45, các bài bình luận khen ngợi Thẩm phán Juan Merchan vì đã thúc đẩy vụ kiện hình sự này, và các trích đoạn video từ các cuộc phỏng vấn của ông Trump mà ông Cohen xem là vi phạm lệnh bịt miệng cấm ông Trump công khai bình luận về các nhân chứng đã trình diện trước tòa hoặc được dự đoán là sẽ trình diện trước tòa. Hôm thứ Ba (07/05), Thẩm phán Merchan cho rằng cựu TT Trump đã liên tục vi phạm lệnh bịt miệng này và áp dụng mức phạt 9,000 USD.

Mặc dù một số bài bình luận có thể thu hút những khán giả dễ bị dẫn dắt trong số 300,000 người theo dõi trương mục TikTok của ông Cohen, nhưng những bài bình luận này cũng đã gây ra phản ứng dữ dội. Ông Cohen đã bị chỉ trích vì tiết lộ các luận cứ biện hộ mà bên bào chữa chắc chắn sẽ sử dụng khi ông ra làm chứng trước tòa—cho thấy ông Cohen là một người điên cuồng phản đối cựu TT Trump có mục đích.

Ông Keith Naughton là Giám đốc công ty Silent Majority Strategies, một công ty cố vấn chính trị có trụ sở tại Maryland. Ông cho rằng ông Cohen không có chút uy tín nào trong vụ kiện này ngay cả khi không làm ra loạt video mới nhất đó. Ông tin rằng loạt video TikTok này đã cho thấy lợi ích thiết thực của ông Cohen trong việc kiếm được một chút thù lao từ mối liên hệ với cựu TT Trump.

Ông Naughton nói, “Ông Michael Cohen không chỉ nói về vụ kiện này trên TikTok mà còn trên các nền tảng và chương trình YouTube khác. Tôi nghĩ ông ta biết sự nổi tiếng của mình sắp kết thúc, nên có lẽ ông ấy đang cố gắng kiếm thêm tiền”.  


Việc Chuyển Đổi Xe Tải Sang Xe Điện Sẽ Làm Chi Phí Tăng 114%

Một báo cáo gần đây của công ty vận tải và tiếp vận Ryder cảnh báo rằng việc chuyển đổi đội xe tải thông thường sang xe điện sẽ đẩy chi phí vận hành hàng năm lên cao, sẽ làm tăng lạm phát trong nền kinh tế.

Ryder có trụ sở tại Florida đã phân tích chi phí vận chuyển nếu xe tải động cơ đốt (ICE) được chuyển đổi sang xe điện (EV). Báo cáo ngày 08/05 cho biết việc chuyển đổi sẽ khiến chi phí tăng 5% đối với xe tải có tải trọng nhẹ, tăng lên 94–114% đối với xe tải có tải trọng lớn. Đối với một đội xe gồm 25 loại xe hỗn hợp—xe tải hạng nhẹ, hạng trung, và hạng nặng—chi phí tăng 56–67%.

Vì chi phí vận chuyển ảnh hưởng trực tiếp đến giá hàng hóa bán tại các thị trường trên cả nước, nên Ryder ước tính những mức tăng như vậy cuối cùng sẽ làm tăng thêm khoảng 0.5-1% vào lạm phát giá chung trong nền kinh tế.

Bà Karen Jones, phó chủ tịch điều hành (EVP) và là người đứng đầu bộ phận phát triển sản phẩm mới của Ryder cho biết, “Có những ứng dụng trong đó việc áp dụng xe điện ngày nay là hợp lý, nhưng các trường hợp áp dụng được vẫn còn hạn chế. Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối mặt với các quy định nhằm đẩy nhanh việc áp dụng xe điện rộng rãi hơn trong khi kỹ nghệ và cơ sở hạ tầng vẫn còn đang phát triển”.

Bà cảnh báo, “Cho đến khi khoảng cách về tổng chi phí vận chuyển (TCT) đối với các loại xe có tải trọng lớn được thu hẹp hoặc khép lại, chúng ta không thể mong đợi nhiều công ty sẽ thực hiện sự chuyển đổi này; và nếu buộc phải chuyển đổi trong thị trường ngày nay, thì chúng ta sẽ phải đối diện với nhiều gián đoạn chuỗi cung ứng hơn, chi phí vận chuyển tăng, và áp lực lạm phát hơn nữa”.

Tại California, mức tăng TCT hàng năm đối với máy kéo EV tải trọng lớn là khoảng 315,000 USD, với con số này tăng lên hơn 330,000 USD ở Georgia. Trong cả hai trường hợp, chi phí thiết bị là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự gia tăng này, tăng 500%.

Ryder lưu ý rằng có 16.4 triệu xe thương mại từ Loại 3 đến Loại 8 đang hoạt động tại Hoa Kỳ, trong đó ước tính chỉ có khoảng 18,000 xe điện được khai triển. “Do đó, nếu các công ty được yêu cầu chuyển đổi sang xe điện trong tương lai gần, thì số lượng xe điện có thể ít hơn nhiều so với số xe cần thiết để vận hành chuỗi cung ứng của Mỹ”.

Báo cáo trích dẫn một tuyên bố của Liên minh Vận tải Sạch (CFC) rằng hiện tại không có mạng lưới nào ở Hoa Kỳ trong đó các tài xế xe tải có thể nghỉ giải lao và sạc pin EV của họ cùng một lúc.

CFC ước tính rằng việc điện khí hóa đội xe thương mại hiện hành của Hoa Kỳ sẽ cần khoản đầu tư 1 ngàn tỷ USD.

Hơn nữa, Hội đồng Quốc tế về Giao thông Sạch (ICCT) tính toán rằng sẽ cần gần 700,000 bộ sạc để cung cấp cho một triệu xe tải điện Loại 4, 6, và 8 dự định ​​sẽ được khai triển vào năm 2030. Chỉ riêng nhu cầu này sẽ tiêu thụ 140,000 megawatt điện mỗi ngày, tức là tương đương với nhu cầu điện hàng ngày của khoảng 5 triệu gia đình ở Hoa Kỳ.

Báo cáo cho biết, “Phân tích của Ryder nhấn mạnh lý do khiến việc áp dụng xe điện thương mại vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Ngoài cơ sở hạ tầng hỗ trợ và tính khả dụng hạn chế của xe điện, lập luận ủng hộ cho việc chuyển đổi sang xe điện để kinh doanh cho hầu hết các ứng dụng về tải trọng và quãng đường là vô cùng khó khăn”.

Ông Robert Sanchez, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Ryder, cho biết mặc dù công ty đang tích cực khai triển xe điện và cơ sở hạ tầng sạc, nhưng vẫn chưa thấy bất cứ “việc áp dụng đáng kể” nào cho kỹ nghệ này.

Ông nói: “Đối với nhiều khách hàng của chúng tôi, vẫn chưa có trường hợp chuyển đổi sang kỹ nghệ xe điện để kinh doanh do những hạn chế của kỹ nghệ và thiếu cơ sở hạ tầng sạc đầy đủ”.

Báo cáo của Ryder được đưa ra khi chính phủ Tổng thống Biden đã công bố vào tháng trước rằng họ dự tính chi gần 1.5 tỷ USD để giúp ngành vận tải hàng hóa Mỹ trở nên “không phát thải”.

Tòa Bạch Ốc cho biết, như một phần trong chương trình này, Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) sẽ cung cấp 1 tỷ USD từ Đạo luật Giảm Lạm Phát cho các thành phố và tiểu bang “để thay thế các xe có tải trọng lớn Loại 6 và Loại 7—bao gồm xe buýt trường học, xe chở rác, và xe tải giao hàng—bằng các loại xe không phát thải”.

Họ cho biết, “Hoạt động vận tải hàng hóa tiếp tục chiếm một phần đáng kể trong ô nhiễm không khí tại địa phương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, bệnh tim, nhập viện, và các hậu quả bất lợi khác về sức khỏe đối với hàng triệu người Mỹ”.


Hoa Kỳ Tạm Ngưng Cung Cấp Vũ Khí Cho Israel

Tổng thống (TT) Joe Biden ngày càng bất mãn trước việc chính phủ Israel không giải quyết những lo ngại của Hoa Kỳ về một chiến dịch quân sự lớn tại Rafah. Điều đó được thể hiện qua lời đe dọa của ông về việc ngừng các chuyến hàng vũ khí đến Israel.

Lần đầu tiên TT Biden tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không “cung cấp vũ khí và đạn pháo” nếu Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tiến hành xâm chiếm Rafah. TT Biden trả lời phỏng vấn của CNN, “Nhiều thường dân đã thiệt mạng tại Gaza do chính những loại bom đạn đó gây ra và do nhiều yếu tố khác khi họ tấn công vào các khu tập trung dân cư”.

Ngày hôm sau, ông Netanyahu đã đáp trả bằng một thông điệp video, quả quyết sẽ một mình chiến đấu với Hamas. Ông nói, “Nếu phải đơn độc, thì chúng tôi sẽ đơn độc”.

Mặc dù cả hai nhà lãnh đạo đã từng lời qua tiếng lại gay gắt về chiến dịch quân sự của Israel tại Gaza, và dường như cuộc đàm thoại mới nhất đã đẩy xung đột giữa họ lên một mức mới.

“Một dấu hiệu chính trị cho thấy sự bất mãn và không hài lòng” là cách mà ông Aaron David Miller, cựu chuyên gia phân tích Trung Đông của Bộ Ngoại giao, giải thích về tối hậu thư gần đây của TT Biden.

Trong một bài đăng mới đây trên X, ông suy đoán rằng có thể Tổng thống Biden đang chuyển từ lập trường “gây hấn thụ động” đối với Israel trong sáu tháng vừa qua sang một lập trường cứng rắn hơn.

Do Rafah là thành trì cuối cùng của Hamas tại Gaza, nên ông Netanyahu liên tục tuyên bố rằng ông sẽ phát động một chiến dịch quân sự tại nơi đây để tiêu diệt nhóm khủng bố này.

Mặt khác, TT Biden lại liên tục bày tỏ lo ngại rằng một chiến dịch quân sự lớn ở Rafah có thể tổn hại thường dân, trong bối cảnh hơn 1 triệu người Palestine đã tập trung tại thành phố này trong suốt bảy tháng giao tranh vừa qua.

Theo một số nhà quan sát, tình trạng căng thẳng hiện nay báo hiệu dấu chấm hết cho giai đoạn “vừa ôm vừa ghì” giữa TT Biden và ông Netanyahu, người còn có biệt danh là “Bibi”.


Bắc Kinh Lo Lắng Về Đồng Yen Nhật

Thông thường, khi Bắc Kinh chỉ trích Nhật Bản, những lời phàn nàn đều xoay quanh các chủ đề quen thuộc. Sự gần gũi của Tokyo với quân đội Hoa Kỳ và cách hành xử của Nhật Bản trong Đệ nhị Thế chiến là những điểm phàn nàn chính. Tuy nhiên, Bắc Kinh có lý do thực tế và trực tiếp hơn để lo lắng về những gì đang diễn ra ở Tokyo. Sự sụt giảm tỷ giá của đồng Yen Nhật xuống khoảng 160 yên 1 USD đang gây lo lắng trầm trọng ở Bắc Kinh.

Trong phần lớn thế kỷ này, Hoa Kỳ đã thực hiện các chính sách tiền tệ tương tự như những chính sách của các nền kinh tế lớn khác như châu Âu, Nhật Bản, và Trung Cộng. Các mức lãi suất nhìn chung phù hợp với các nguyên tắc căn bản của nền kinh tế, khiến tỷ giá hối đoái dao động trong phạm vi có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, đợt lạm phát hậu COVID-19 ở Hoa Kỳ về căn bản đã thay đổi động lực tiền tệ quốc tế.

Các quốc gia thực hiện các chính sách tiền tệ giống nhau vì nhiều yếu tố kinh tế cho phép họ thực hiện các chính sách tiền tệ nhất quán trên diện rộng. Ví dụ, một quốc gia có mức tăng trưởng GDP thực là 5% và lạm phát là 2% trong lúc nước láng giềng có mức tăng trưởng GDP thực là 2% và lạm phát là 5%. Sử dụng thuật ngữ của các nhà kinh tế, việc giữ cho lãi suất ở mức trung hòa có thể giúp các quốc gia thực hiện chính sách tiền tệ tương tự và không gây gián đoạn trong dòng chảy tỷ giá hối đoái.

Khi Hoa Kỳ và Nhật Bản đều áp dụng lãi suất gần bằng 0, đồng USD và đồng Yen Nhật dao động trong khoảng từ 100 đến 120 Yen 1 USD trong hầu hết thế kỷ này. Tuy nhiên, động lực lạm phát mới ở Hoa Kỳ đã làm đảo lộn sự cân bằng mong manh đó.

Do thâm hụt kỷ lục của Hoa Kỳ, sự gián đoạn chuỗi cung ứng do đại dịch và thị trường lao động thắt chặt, lạm phát vẫn ở mức cao. Điều này đã dẫn đến việc Hệ thống Dự Trữ Liên Bang tăng lãi suất và cam kết sẽ giữ lãi suất ở mức cao. Vấn đề đối với nhiều quốc gia như Nhật Bản và Trung Cộng là khi Hoa Kỳ tiếp tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát và hạ nhiệt nền kinh tế, thì Nhật Bản và Trung Cộng lại có nền kinh tế yếu kém đang chao đảo trước tình trạng giảm phát và rất cần lãi suất thấp hơn.


Dòng Người Hoa Lục Di Cư Đến Hồng Kông Là Điều Mà Trung Cộng Mong Muốn

Kể từ khi có Luật An ninh Quốc gia vào năm 2020, làn sóng di cư đã xuất hiện ở Hồng Kông. Để giải quyết tình trạng chảy máu chất xám ở Hồng Kông, chính quyền đã đưa ra nhiều chương trình nhân tài. Theo một số chuyên gia về Trung Cộng, thì đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) từ lâu đã ấp ủ kế hoạch “giữ lại Hồng Kông nhưng không có người Hồng Kông” mà họ tin rằng hiện đang được thực hiện.

Hôm 30/04, Trưởng Đặc khu Hồng Kông John Lee Ka-chiu tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, tính đến cuối tháng Ba, khoảng 110,000 nhân tài đã đến Hồng Kông thông qua các chương trình tài năng khác nhau. Trong số đó, Chương trình Top Talent Pass (TTPS) đã nhận được khoảng 77,000 đơn ghi danh, trong đó khoảng 62,000 đơn đã được phê duyệt. Ông Lee ước tính rằng TTPS có thể mang lại đóng góp kinh tế trực tiếp khoảng 34 tỷ HKD (4.35 tỷ USD) hàng năm cho Hồng Kông, tương đương khoảng 1.2% GDP địa phương.

Ông Lee cũng nói rằng những nhân tài thuộc TTPS ở Hồng Kông chủ yếu tham gia vào công việc quản lý và chuyên môn, với thu nhập trung bình khoảng 50,000 HKD (6,393 USD). Một số người thậm chí còn kiếm đến 200,000 HKD (25,571 USD) trở lên. Nhiều người trong số họ đi cùng với vợ/chồng, riêng năm ngoái đã có hơn 21,000 cặp vợ chồng đến Hồng Kông. Ông cho biết những cặp vợ chồng này nhìn chung đều còn trẻ, một số cũng đã bắt đầu gia nhập lực lượng nhân sự, chủ yếu làm các công việc kỹ nghệ cao hơn, với thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 30,000 HKD (3,836 USD).

TTPS lần đầu tiên xuất hiện trong bài diễn văn về chính sách của ông Lee hồi tháng 11/2022. Trong báo cáo, ông Lee thừa nhận rằng Hồng Kông đã mất khoảng 140,000 lực lượng nhân sự địa phương trong hai năm qua. Ông đề nghị bốn biện pháp để thu hút nhân tài ngoại quốc, trong đó có khai triển TTPS, hợp lý hóa Chính sách Việc làm Chung, và Chương trình Tuyển dụng Nhân tài và Chuyên gia từ Đại lục.

Cuối năm 2022, chính quyền Hồng Kông chính thức bắt đầu nhận đơn ghi danh TTPS. Chỉ trong vòng bảy tuần kể từ khi ra mắt, hơn 10,000 đơn ghi danh đã được nhận và hơn 7,700 đơn đã được phê duyệt. Ông Chris Sun Yuk-han, Cục trưởng Cục Lao động và Phúc lợi, cho biết trong số hơn 10,000 đơn ghi danh, 2/3 đến từ Hoa lục và 1/3 đến từ ngoại quốc.

Ông cũng nhấn mạnh rằng rất khó để phân biệt người nộp đơn từ ngoại quốc đến từ đâu, vì họ cũng có thể là công dân Trung Cộng.

Theo trang web của Cục Di trú Hồng Kông, TTPS “tìm cách thu hút những tài năng hàng đầu với kinh nghiệm làm việc đa dạng và trình độ học vấn cao từ khắp nơi trên thế giới. Những tài năng hàng đầu này gồm những người có thu nhập cao và tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu thế giới”.

Kể từ khi thực thi Luật An ninh Quốc gia vào tháng 07/2020, Hồng Kông đã chứng kiến ​​một làn sóng di cư mới, với hàng trăm ngàn người Hồng Kông di cư ra hải ngoại.

Số lượng sinh viên Hồng Kông rời đi cũng rất đáng kể. Theo Báo cáo về Thống kê Tuyển sinh Học sinh, Hồng Kông đã mất gần 68,000 học sinh tiểu học và trung học từ tháng 09/2019 đến tháng 09/2022, trong đó riêng từ tháng 09/2021 đến tháng 09/2022 đã mất 27,000 học sinh.


Bộ Trưởng Công An Wang Xiaohong Đẩy Mạnh Sản Xuất Fentanyl

Theo tiết lộ của một nhân sĩ có lương tri trong nội bộ Trung Cộng, người đứng đầu đảng này, ông Tập Cận Bình, từng có chỉ thị rõ ràng về việc sản xuất fentanyl. Bộ trưởng Công an Wang Xiaohong sẽ nhận trách nhiệm điều phối các ban ngành liên quan để trợ giúp việc tăng cường sản xuất fentanyl, và mở rộng con đường đưa fentanyl vào Hoa Kỳ.

Hôm 06/05, hãng truyền thông Vision Times Hoa ngữ đưa tin, trong cuộc phỏng vấn, ông Yuan Hongbing nói rằng, việc Trung Cộng đưa lượng lớn fentanyl vào Hoa Kỳ là theo chỉ thị trong nội bộ của ông Tập Cận Bình.

Ông Yuan Hongbing còn tiết lộ, theo tin tức từ nhân sĩ có lương tri trong nội bộ Trung Cộng, ông Tập đã có buổi nói chuyện “quan trọng” về vấn đề này trong một cuộc họp bí mật của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Trung Cộng cách đây khoảng một năm rưỡi. Nội dung chính đã được truyền đạt đến các cơ quan liên quan để thi hành, trước khi có thể lan truyền ra bên ngoài.

Trong cuộc họp, ông Tập nhấn mạnh rằng, chiến tranh á phiện do các cường quốc Tây phương phát động năm xưa đã sử dụng ma túy làm vũ khí, khiến người Trung Quốc trở thành ‘Đông Á bệnh phu’ (người bệnh ở Đông Á). Hiện nay, Hoa Kỳ đã trở thành một quốc gia tràn lan ma túy. Đây là một căn cứ khác cho phán đoán chiến lược của Trung Cộng rằng Tây phương suy yếu, phương Đông lớn mạnh.

Ông Tập chỉ trích người Mỹ không điều tra nguyên nhân sa sút tinh thần của chính họ là do ma túy tràn lan ở Hoa Kỳ, lại không ngừng “kêu gọi” yêu cầu Trung Cộng phải chịu trách nhiệm về việc người Mỹ sử dụng ma túy.

Ông Tập còn đặc biệt nhấn mạnh rằng, người Mỹ yêu cầu chính quyền Trung Cộng hạn chế sản xuất fentanyl và kiểm soát con đường nhập cảng fentanyl vào Hoa Kỳ, với ý đồ gây tổn hại cho lợi ích phát triển của Trung Cộng, đây là “hành vi tuyên chiến” về kinh tế. Đối với vấn đề này, ĐCSTQ kiên quyết phản đối, và sẽ không chấp nhận.

Ông Yuan Hongbing nói, dựa theo các phát ngôn như trên của ông Tập, sau Đại hội ĐCSTQ lần thứ 20, Bộ trưởng Công an Vương Tiểu Hồng đã được giao nhiệm vụ điều phối các cơ quan liên quan của chính quyền ĐCSTQ để tăng cường trợ giúp cho việc mở rộng quy mô sản xuất fentanyl, và mở rộng các con đường nhập cảng fentanyl trực tiếp hoặc gián tiếp vào Hoa Kỳ.

Trong một cuộc họp nội bộ tại Bộ Công an, ông Wang Xiaohong đã yêu cầu các cơ quan liên quan của bộ này lấy việc sản xuất và vận chuyển fentanyl như là một phần của chiến lược chung và chiến tranh siêu giới hạn với Hoa Kỳ.


Mỹ-Hoa Và “Chiến Tranh Lạnh Dưới Đáy Biển”

Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đang ảnh hưởng đến dòng dữ kiện toàn cầu. Nhiều tuyến cáp quang biển mới thiết lập sẽ đi vòng qua Trung Quốc. Điều này cho thấy hiện tượng “phi Trung Quốc hóa” các trung tâm dữ kiện doanh nghiệp kỹ nghệ thông tin (IT) trên toàn cầu đang ngày càng gia tăng.

Người ta từng tin rằng Trung Cộng sẽ là trung tâm của mạng lưới cáp quang dưới lòng biển. Tuy nhiên, nhiều dự án cáp ngầm được trù hoạch hiện đang bắt đầu đi vòng qua Trung Quốc, và kết nối trực tiếp với các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Việc thiếu kế hoạch khai triển cáp quang dưới biển sẽ cản trở quá trình xây dựng các trung tâm dữ kiện ở Trung Quốc.

Tạp chí Nikkei Asia đã phân tích dữ kiện từ công ty nghiên cứu TeleGeography của Hoa Kỳ, và nêu ra rằng sau năm 2026, Trung Cộng không có kế hoạch lắp đặt bất cứ tuyến cáp ngầm mới nào, và ba tuyến cáp ngầm cuối cùng nối với Hồng Kông sẽ hoàn thành vào năm 2025.

Trong tương quan so sánh, năm tới [2025] sẽ có thêm bảy tuyến cáp ngầm được nối đến Singapore, nhiều hơn gấp đôi so với Trung Quốc. Sau đó, Singapore sẽ bổ sung chín tuyến cáp ngầm tới Guam, và bốn tuyến cáp ngầm tới Nhật Bản.

Cáp ngầm là xương sống của Internet, truyền tải 99% lưu lượng dữ kiện trên toàn cầu. Theo dữ kiện từ TeleGeography, khoảng 140,000 km cáp ngầm được lắp đặt trên khắp thế giới vào năm 2024, gấp ba lần so với 5 năm trước. Sự tăng trưởng này phản ảnh việc gia tăng nhu cầu lưu lượng truy cập Internet do sự phổ biến của dịch vụ video trực tuyến và đám mây.

Hôm 10/04, Google đã công bố dự án trị giá 1 tỷ USD để xây dựng hai tuyến cáp ngầm dưới biển nối Nhật Bản, Guam, và Hawaii (Hoa Kỳ). Khi Google thông báo tin này, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Joe Biden đang tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Hoa Thịnh Đốn. Hai nhà lãnh đạo cho biết trong một tuyên bố chung rằng họ hoan nghênh khoản đầu tư nhằm “cải thiện cơ sở hạ tầng truyền thông digital giữa Hoa Kỳ, Nhật Bản, và các quốc đảo Thái Bình Dương”.

Các nhà phân tích tin rằng trong khi mức tiêu thụ dữ kiện của Trung Quốc ngày càng tăng thì các dự án cáp ngầm mới đang giảm dần. Điều này phản ảnh sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng trong lãnh vực kỹ nghệ.

Ông Alan Mauldin, giám đốc nghiên cứu của TeleGeography, nói với Nikkei Asia rằng đằng sau hành động tưởng chừng như có sự phối hợp đồng thuận này là “cuộc chiến tranh lạnh dưới biển” giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng.

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Cộng hiện đang tiêu thụ lượng dữ kiện cực lớn. Kể từ năm 1994, 15 tuyến cáp ngầm dưới biển với tổng chiều dài hơn 1,000 km đã được đưa vào vận hành hoàn chỉnh, kết nối Trung Cộng với thế giới. China Mobile và các doanh nghiệp nhà nước khác của Trung Cộng đã dẫn đầu các dự án xuyên Thái Bình Dương này, đôi khi còn đồng tài trợ với các công ty Hoa Kỳ.

Xu hướng này đã thay đổi vào năm 2020, khi chính phủ cựu TT Trump thông qua sáng kiến “Internet sạch” nhằm loại trừ các công ty Trung Cộng khỏi các dự án cơ sở hạ tầng viễn thông. Kể từ đó, Hoa Kỳ đã duy trì lập trường cứng rắn này với lý do cần phải bảo đảm an ninh dữ kiện.

Vào năm 2020, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã kêu gọi Google và Meta xem lại kế hoạch lắp đặt 13,000 km cáp ngầm dưới biển giữa Los Angeles (Hoa Kỳ) và Hồng Kông (Trung Cộng). Vào thời điểm đó, dự án này đang ở giai đoạn cuối nhưng hai tập đoàn kỹ nghệ lớn vẫn quyết định loại trừ Trung Cộng, và hạn chế các điểm đến ở Đài Loan và Philippines.

Dự án cáp ngầm dưới biển do Ngân Hàng Thế Giới dẫn đầu ở các quốc đảo Nam Thái Bình Dương cũng loại trừ các công ty Trung Cộng. Điều này phù hợp với chính sách của Hoa Kỳ.

Những hành động phối hợp đồng thuận này nhanh chóng làm suy yếu sức ảnh hưởng của Trung Cộng trong mạng lưới cáp ngầm.

Những người trong ngành viễn thông cho biết, các công ty Hoa Kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc lắp đặt các tuyến cáp quang đi qua Trung Cộng. Lãnh đạo của một công ty quản lý cáp quang nói với Nikkei Asia, “Những nỗ lực này được dẫn dắt bởi một số công ty như Google”.


Hạm Đội Vệ Tinh Của Trung Cộng Đặt Ra Mối Đe Dọa Đối Với Quân Đội Hoa Kỳ

Theo giám đốc tình báo của Lực lượng Không gian Hoa Kỳ, Trung Cộng đã đạt được một bước đột phá chiến lược trong không gian. Trung Cộng hiện đang khai triển một mạng lưới vệ tinh rộng lớn có khả năng nhắm mục tiêu vào quân đội Hoa Kỳ nếu cuộc xung đột giữa hai nước nổ ra ở phía tây Thái Bình Dương.

Thiếu tướng Gregory J. Gagnon, phó giám đốc hoạt động tình báo không gian, nói với Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell hôm 02/05 “PLA (Quân Giải phóng Nhân dân Trung Cộng) đã tiến bộ nhanh chóng trong không gian theo cách mà ít người thực sự có thể thấy rõ”.

Thiếu tướng Gagnon cho biết, “Tôi đã cố gắng nghĩ về những điều tương tự trong lịch sử, về sự phát triển nhanh chóng. Tôi chưa từng thấy tốc độ tăng trưởng nào nhanh như thế này. … Tôi đang nghĩ về Đệ nhị Thế chiến … nhưng ngay cả khi tôi nhìn rộng hơn, tôi nhận thấy một địch thủ đang trang bị vũ khí với mức độ nhanh chóng như vậy là điều vô cùng đáng lo ngại”.

Thiếu tướng Gagnon nói rằng Trung Cộng đã tăng khả năng hoạt động trên quỹ đạo lên 550% kể từ cuối năm 2015. Ông cho biết thêm, “Tốc độ đột phá của Trung Cộng trong không gian rất mãnh liệt”.

Sự phát triển quân sự của Trung Cộng trong không gian đã trở thành một mối lo ngại đáng gờm đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ trong những năm gần đây.

Hồi tháng Tư, Tướng Stephen Whiting, chỉ huy Bộ Tư lệnh Không Gian Hoa Kỳ, đã cảnh báo về việc Trung Cộng đang phát triển các khả năng quân sự trong không gian với một tốc độ “ngoạn mục”. Hồi tháng Giêng, một báo cáo của quân đội Hoa Kỳ đã cảnh báo rằng Trung Quốc và Nga đang đưa các vệ tinh lưỡng dụng vào không gian, đồng thời che giấu các ứng dụng quân sự của họ.

Thiếu tướng Gagnon cho biết,“Trong hai năm qua, họ đã đưa hơn 200 vệ tinh vào không gian — cả hai năm. Trong số đó, hơn một nửa là vệ tinh viễn thám — với mục đích là giám sát, trinh sát ở phía tây Thái Bình Dương và trên toàn cầu”.

Bằng cách sắp đặt nhiều vệ tinh viễn thám, Trung Quốc đã nhận ra tầm quan trọng của “kiến trúc ồ ạt”, một chiến thuật mà Thiếu tướng Gagnon cho rằng sẽ giúp cơ sở hạ tầng không gian của Trung Quốc “có khả năng chống chọi tốt hơn trước các cuộc tấn công” do những vệ tinh này có số lượng quá lớn.

Ông nói thêm, “Đó là một kiến ​​trúc không nhằm mang lại hiệu quả và tiết kiệm chi phí — mà để tham chiến và duy trì chiến tranh”.

Với khả năng thu thập thông tin tình báo quân sự được tăng cường của Trung Cộng trong không gian, quân đội Hoa Kỳ không còn độc quyền tấn công “các mục tiêu di động ở khoảng cách vô cùng xa”, điều mà cho đến nay vẫn được bảo đảm nhờ các năng lực không gian hàng đầu của Hoa Kỳ.

Giờ đây, Trung Cộng cũng có khả năng tương tự nhờ đội vệ tinh của mình. Thiếu tướng nói, “Sự độc quyền đó đã chấm dứt”.

“Tất nhiên, mục đích của việc trinh sát và giám sát từ vị trí trên cao cuối cùng là để đưa ra các quyết định về kiểm soát hỏa lực cho quân đội. Việc đó nhằm cung cấp các dấu hiệu và cảnh báo về các thủy thủ, thủy quân lục chiến, phi công Hoa Kỳ đang cố gắng di chuyển về phía tây để bảo vệ tự do trong trường hợp họ được chỉ thị”.


Cháy Lớn Tại Trung Tâm Thương Mại Ở Ba Lan, Nơi Có Nhiều Tiểu Thương Việt

Vào rạng sáng ngày 12/05 tại Ba Lan (khoảng 9 giờ sáng Việt Nam), một vụ hỏa hoạn bùng phát tại Trung tâm thương mại số 44 Marywilska ở Warsaw, thủ đô Ba Lan.

Đáng chú ý, tại Trung tâm thương mại này có 1,400 gian hàng, trong đó khoảng ⅓ là của người Việt Nam.

Đám cháy bắt đầu từ buổi sáng và nhanh chóng lan ra toàn khu vực. Video từ hiện trường cho thấy, ngọn lửa bùng phát dữ dội cùng khói đen dày đặc bao trùm trung tâm mua sắm.

Sở cứu hỏa Warsaw cho hay, do hàng hóa nhiều, trong đó có các mặt hàng may mặc, cùng thời tiết khô khiến ngọn lửa lan nhanh. Hơn 80% trong tổng số 1,400 gian hàng bốc cháy, hàng hóa bị thiêu rụi.

50 đội cấp cứu cùng gần 200 lính cứu hỏa đã tham gia dập lửa, trong đó có các chuyên gia ứng phó về môi trường và hóa chất tham gia chữa cháy.

Hiện chưa rõ nguyên nhân hỏa hoạn, và chưa ghi nhận thương vong về người, nhưng gần như toàn bộ trung tâm thương mại đã bị lửa tàn phá, gây thiệt hại trầm trọng về tài sản.

Giới chức đã gửi tin nhắn cảnh báo về vụ hỏa hoạn và đề nghị người dân Warsaw ở trong nhà, đóng cửa sổ.

Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam tại Ba Lan nhận định, vụ cháy gây “tổn thất tài chính lớn cho các thương nhân”. Tổ chức này gọi đây là “thảm kịch khủng khiếp cho hàng nghìn thương nhân và gia đình họ”.

Ông Hà Hoàng Hải, Đại sứ Việt Cộng tại Ba Lan, cho biết Tòa Đại sứ đã hỗ trợ bà con tiểu thương làm việc với các viên chức sở tại, ban quản lý trung tâm thương mại, lực lượng phòng cháy chữa cháy và phía bảo hiểm để giảm tối đa hậu quả.


Khu Trục Hạm Hoa Kỳ Tiến Sát Quần Đảo Hoàng Sa Của Việt Nam

Trong một thông báo Hải quân Hoa Kỳ cho biết, hôm 10/05 khu trục hạm mang phi đạn dẫn đường USS Halsey thực thi quyền tự do đi lại phù hợp với luật pháp quốc tế gần quần đảo Hoàng Sa.

Quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Theo thông báo, sau khi tuần tra tự do hàng hải, chiến hạm Hoa Kỳ này tiếp tục đi vào Biển Đông.

Thông cáo của hải quân Hoa Kỳ nêu rõ: “Toàn bộ hoạt động của chúng tôi đều diễn ra an toàn, chuyên nghiệp, và tuân thủ quy định quốc tế. Những chiến dịch này nhằm thể hiện lực lượng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép”.

Trong khi đó, Trung Cộng lại khẳng định hành động của Hoa Kỳ là “vi phạm trầm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc”.

Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Cộng cho hay, hôm 10/05, họ đã theo dõi và xua đuổi USS Halsey khi chiến hạm đi vào lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa.

Từ năm 1974, sau khi chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng vũ lực, Trung Cộng đã dựng lên “thành phố Tam Sa”.

Đến tháng 07/2012, Trung Quốc đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm, nhằm chiếm đóng các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Về phía Việt Nam đã nhiều lần lên án hoạt động phi pháp của Trung Cộng ở Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam cho Biết, có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền với Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động tại Trường Sa và Hoàng Sa nếu không có sự đồng ý của Việt Nam thì đều không có giá trị.

Từ phía Hoa Kỳ, quốc gia đứng đầu về kinh tế này thường xuyên khai triển chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông để đáp trả các yêu sách lãnh thổ phi lý của Trung Cộng.

Hải quân Hoa Kỳ phản đối “đường cơ sở thẳng” của Trung Cộng bao quanh toàn bộ vùng biển ở Biển Đông.

Bài liên quan:
  • Tin Cuối Tuần (27-28-Apr-2024)
  • Ngân Hàng Republic First Bank Phá Sản
  • Đảng Cộng sản Thất Bại Trong Cuộc Đàn Áp Đức Tin
  • Dự Luật Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Cho Phép Hoa Kỳ Gửi Thêm Vũ Khí Tới Israel, Ukraine
  • Tỷ Lệ Tín Nhiệm Trong Ba Tháng Vừa Qua Của Biden Xuống Thấp Nhất
  • Ủy Viên Hội Đồng Thành Phố New York Phản Đối ‘Phong Trào Ủng Hộ Khủng Bố’
  • Tây Phương Cần Thoái Vốn Khỏi Trung Cộng Để Ngăn Chặn Chiến Tranh Không Gian
  • Châu Âu Cho Rằng Trung Cộng Là Nền Kinh Tế Quốc Doanh
  • Sản Phẩm Mang Thương Hiệu Nổi Tiếng Bị Nghi Ngờ Do Tù Nhân Sản Xuất
  • Ngoại Trưởng Blinken Nêu Vấn Đề Nhân Quyền Trong Chuyến Công Du Trung Cộng
  • Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken Lo Ngại Về Các Hoạt Động Thương Mại Không Công Bằng Của Trung Cộng
  • Việt Nam: Sài Gòn, Bình Dương Cháy Lớn
  • Đài Loan Hợp Tác Với Các Công Ty Kỹ Nghệ Hoa Kỳ Để Sản Xuất Máy Bay Điều Khiển Từ Xa
  • Nhật Bản Mở Rộng Quân Sự Vượt Quá Ranh Giới Hiến Pháp
  • Hàng Trăm Ngàn Người Tuần Hành Ủng Hộ Palestine Hôm Thứ Bảy
  • Tin Cuối Tuần (20-21-Apr-2024)
  • Đề Nghị Truất Phế Chủ Tịch Hạ Viện Johnson ‘Sắp Được Đưa Ra’
  • Ông Bill Barr Cho Biết Tại Sao Ông Ủng Hộ Cựu TT Trump Nhiều Hơn TT Biden
  • Thời Tổng thống Biden, Lạm Phát Kéo Dài Và Việc Làm Suy Giảm
  • Các Cuộc Thăm Dò Không Cho Biết Về Sự Dẫn Đầu Của Cựu TT Trump
  • Số Phận Các Tỷ Phú Của Trung Cộng, Sụt Giảm, Phá Sản, Hoặc Bị Bắt Giữ
  • Chủ Nghĩa Tư Bản Trung Cộng Đang Bóp Méo Thị Trường Toàn Cầu
  • TT Biden Kêu Gọi Tăng Gấp Ba Lần Thuế Quan Đối Với Nhôm Thép Trung Cộng
  • Thủ Tướng Đức Vận Động Trung Cộng Chơi Công Bằng Trên Thị Trường EU
  • Trung Cộng Đóng Góp Cho Ngành Kỹ Nghệ Quốc Phòng Nga
  • Tin Cuối Tuần (13-14-Apr-2024)
  • TT Biden Tìm Cách Giảm Căng Thẳng Cuộc Xung Đột Giữa Iran Và Israel
  • Hạ Viện Sẽ Cố Gắng Về Gói Tài Trợ Cho Israel
  • Trung Cộng Có Mối Liên Hệ Với Tội Phạm Có Tổ Chức
  • Đảng Dân Chủ Sử Dụng Chiến Lược Ít Được Biết Đến Để Giành Chiến Thắng Trong Năm 2024
  • Cựu Đại Sứ Hoa Kỳ Làm Gián Điệp Cho Cuba Lãnh 15 Năm Tù
  • Cuộc Điện Đàm Giữa Ông Biden Và Ông Tập Không Làm Thay Đổi Được Bất Cứ Điều Gì
  • Trung Cộng Đẩy Mạnh Xuất Cảng Khiến Các Nhà Đầu Tư Ngoại Quốc Lo Lắng
  • CEO Apple Đến Hà Nội, Thăm Việt Nam Trong 2 Ngày
  • Iran Không Kích Israel, Phóng Hàng Loạt Máy Bay Không Người Lái
  • 3 Con Trai Của Thủ Lĩnh Hamas Haniyeh Thiệt Mạng Trong Cuộc Không Kích Của Israel
  • Nhật Bản Có Thể Sẽ Gia Nhập Liên Minh AUKUS Chống Bắc Kinh
  • Nữ Ký Giả Trung Quốc Bị Trục Xuất Khỏi Thụy Điển Từng Kể Về Gia Cảnh Bị ĐCSTQ Bức Hại
  • Vương Quốc Anh Sẽ Không Bao Giờ Giao Quyền Lực Cho WHO
  • Tin Cuối Tuần (06-07-Apr-2024)   
  • Mạng Xã Hội X Sẽ Không Tuân Theo Lệnh Của Tối Cao Pháp Viện Brazil
  • Los Angeles Công Bố Dữ kiện Về Số Người Vô Gia Cư Tử Vong Trong Năm 2023
  • Các Thượng Nghị Sĩ Sẽ Trở Thành Bồi Thẩm Viên Vào Ngày 11/04, Vụ Đàn Hặc Ông Mayorkas
  • Ủy Ban Hạ Viện Sẽ Cân Nhắc Nghị Quyết Phản Đối Áp Lực ‘Một Chiều’ Từ Phía TT Biden Cho Một Lệnh Ngừng Bắn Ở Gaza
  • Bộ Trưởng Ngân Khố Janet Yellen Chỉ Trích Những Hành Động ‘Cưỡng Ép’ Của Bắc Kinh Đối Với Các Công Ty Hoa Kỳ
  • Ông Biden Và Tập Cận Bình Nói Chuyện Lần Đầu Tiên Kể Từ Tháng Mười Một
  • Hoa Kỳ Trừng Phạt Tin Tặc Trung Cộng Vì Kế Hoạch 14 Năm Xâm Nhập Vào Cơ Sở Hạ Tầng Quan Trọng
  • 5 Dấu Hiệu Cho Thấy Kinh Tế Trung Quốc Đang Thâm Hụt Tài Chính Trầm Trọng
  • Căng Thẳng Leo Thang Ở Khu Vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
  • Tin Cuối Tuần (30-31-Mar-2024)
  • Hoa Kỳ Và Mexico Công Bố Quan Hệ Đối Tác Vi Mạch Bán Dẫn Để Ứng Phó Với Những Thách Thức Toàn Cầu
  • Tình Trạng Di Cư Ồ Ạt Đe Dọa Đến An Ninh Lương Thực Của Hoa Kỳ
  • Chủ Tịch Hạ Viện Johnson Đàm Luận Thống Đốc Abbott Về An Ninh
  • TT Trump Yêu Cầu TT Biden Xin Lỗi Vì Tuyên Bố Xúc Phạm Công Dân Hoa Kỳ
  • Trung Cộng Vũ Khí Hóa Lực Lượng Hải Cảnh Để Kiểm Soát Các Vùng Biển Tranh Chấp
  • Trục Ma Quỷ’ Mới Đã Hình Thành, ĐCSTQ Là Địch Thủ Lớn Nhất Của Hoa Kỳ
  • Các Viên Chức Trung Cộng Chọn Cách Phản Kháng Thụ Động Với Tập Cận Bình
  • Sự Thâm Nhập Của Trung Cộng Trở Thành Cơn Ác Mộng Của Hoa Kiều
  • Israel Sẽ ‘Tự Mình’ Tiến Hành Cuộc Tấn Công Vào Rafah