Tin Hoa Kỳ & Thế Giới
Phó Tổng Thống Kamala Harris Sẽ Ghi Tên Tranh Cử Tổng Thống
Phó Tổng thống Kamala Harris đã chấp nhận sự tiến cử của Tổng thống Joe Biden để thay thế ông làm đề cử viên của đảng Dân Chủ sau khi ông rút khỏi cuộc đua tổng thống hôm 21/07.
“Thay mặt người dân Mỹ, tôi cảm ơn Tổng thống Joe Biden vì sự lãnh đạo phi thường của ông trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ và vì hàng thập niên phục vụ đất nước chúng ta”, bà nói trong một tuyên bố đăng lên X hôm Chủ Nhật (21/07).
“Tôi rất vinh dự khi nhận được sự tiến cử của Tổng thống, và tôi mong muốn là đạt được đề cử này”.
Tương lai cặp đôi liên danh tranh cử của đảng Dân Chủ vẫn chưa được xác định sau khi Tổng thống Biden rút khỏi cuộc đua năm 2024 và ủng hộ bà Harris. Sự thay đổi ứng cử viên chưa từng có này diễn ra quá muộn trong năm bầu cử được cho là sẽ mang đến những thách thức cho đảng trước hội nghị dự định diễn ra vào ngày 19–22/08 tại Chicago.
Ngay cả khi bà Harris chấp nhận sự tiến cử của tổng thống thì 3,896 đại biểu cam kết mà ông Biden đạt được trong cuộc bầu cử sơ bộ có thể ủng hộ một ứng cử viên khác, mặc dù ông Biden ủng hộ bà Harris.
Cho đến nay, nhiều thành viên đảng Dân Chủ đã công khai ủng hộ bà Harris với tư cách là ứng cử viên tổng thống năm 2024, bao gồm cả cựu Tổng thống Bill Clinton và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton. Ông bà Clinton đã nói trong một tuyên bố chung rằng họ “sẽ làm bất cứ điều gì có thể để giúp đỡ bà ấy”.
Trong hôm Chủ Nhật, Dân biểu Jared Huffman (Dân Chủ-California), người trước đó đã yêu cầu Tổng thống Biden rút lui trước hội nghị, đã ủng hộ bà Harris.
Ông viết trên X rằng vị phó tổng thống này “sẽ tiếp thêm năng lượng cho cuộc đua và tôi rất nóng lòng được tham gia vận động tranh cử cho bà Kamala Harris!”.
Dân biểu Andy Kim (Dân Chủ-New Jersey), người đang tranh cử ghế Thượng viện của New Jersey, cho biết ông “hoàn toàn tin tưởng” vào bà Harris với tư cách là ứng cử viên tổng thống của đảng. Ông viết trên X vào Chủ Nhật, “Việc bà ấy ra ứng cử là điều mang tính lịch sử, không chỉ là cơ hội để bầu ra người phụ nữ đầu tiên, Chủ tịch AAPI đầu tiên, và một phụ nữ gốc Phi Châu, mà còn nhiều hơn nữa”.
Nhiều nghị sĩ đảng Dân Chủ khác cũng đã công khai ủng hộ bà Harris sau khi Tổng thống rút khỏi cuộc đua. Tuy nhiên, một số thành viên đảng Dân Chủ chủ chốt đã không ủng hộ phó tổng thống với tư cách là đề cử viên mới.
Hôm Chủ Nhật, Cựu Tổng thống Barack Obama, cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Dân Chủ-California), Lãnh đạo Thiểu số Hạ viện Hakeem Jeffries (Dân Chủ-New York), và Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer (Dân Chủ-New York) đều hoan nghênh Tổng thống Biden đã rút lui khỏi cuộc đua nhưng không trực tiếp xác nhận bà Harris là người thay thế ông Biden.
Tổng Thống Biden Rút Lui, Những Gì Sẽ Diễn Ra Tiếp Theo?
Hôm 21/07, Tổng thống Joe Biden đã rút khỏi cuộc tranh cử tổng thống năm 2024 rồi lên tiếng tán thành Phó Tổng thống Kamala Harris làm đề cử viên mới của đảng.
Với sự bảo chứng của ông dành cho bà Harris, nhưng tương lai của bà Harris chính thức trở thành về ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ. Đảng Dân Chủ giờ đang gặp phải một sự thay đổi chưa từng có vào năm bầu cử này. Bà Harris từng tuyên bố ý định của bà là “giành được và chiến thắng đề cử này”.
Hội Nghị Quốc Gia Đảng Dân Chủ sẽ được tổ chức từ ngày 19 đến 22/08 tại Chicago, Illinois. Ban đầu, hội nghị này dự định sẽ là lễ chính thức công nhận Tổng thống Biden là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, nhưng hiện nay hội nghị này sẽ chứng kiến một cuộc tranh đua công khai với gần 4,700 đại biểu tìm kiếm một ứng cử viên mới để đối đầu với cựu Tổng thống Donald Trump vào tháng Mười Một.
Những vấn đề mà ứng cử viên như vậy đang phải đối mặt bao gồm những lo ngại về tài trợ cho đến công tác tổ chức chính trị, chẳng hạn như sự ủng hộ của các đại biểu.
Tổng thống Biden có ít nhất 3,896 đại biểu cam kết ủng hộ ông sau khi giành chiến thắng ở mọi tiểu bang trong cuộc bầu cử sơ bộ và họp bầu vào năm 2024, ngoại trừ vùng lãnh thổ Samoa của Mỹ. Các quy định của đảng Dân Chủ ngăn cản tổng thống chuyển số đại biểu này cho một ứng cử viên khác, nhưng sự bảo chứng của ông dành cho bà Harris có thể ảnh hưởng lớn.
Bất kể dự định tranh cử tổng thống của bà Harris, các ứng cử viên khác có thể đưa ra trong danh sách được đề cử trong hoặc trước hội nghị.
Giữa những đồn đoán sau cuộc tranh biện giữa ông Biden và ông Trump hôm 27/06, đã có một số tên tuổi được nêu lên, với một số người thậm chí có tỷ lệ thăm dò cao hơn Tổng thống Biden tại các tiểu bang chiến địa quan trọng.
Các tên tuổi đó bao gồm Thống đốc California Gavin Newsom, Thống đốc Michigan Gretchen Whitmer, Thượng nghị sĩ Mark Kelly (Dân Chủ-Arizona), Thống đốc Pennsylvania Josh Shapiro, Thống đốc Maryland Wes Moore, Bộ trưởng Giao thông vận tải Pete Buttigieg, Thống đốc Illinois J.B. Pritzker, cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama, và Thống đốc Kentucky Andy Beshear.
Bất cứ ai quyết định ra tranh cử sẽ phải cạnh tranh để giành sự ủng hộ từ các đại biểu đã cam kết ủng hộ Tổng thống Biden, có thể dẫn đến các cuộc tranh biện công khai giữa các ứng cử viên. Những đại biểu đó là những người duy nhất được phép bỏ phiếu cho một ứng cử viên trong vòng bỏ phiếu đầu tiên.
Nếu không có ứng cử viên nào nhận đủ số phiếu bầu cho việc đề cử ở vòng đầu tiên, thì các vị lãnh đạo đảng và giới thượng lưu của đảng Dân Chủ, được gọi là “siêu đại biểu”, có thể bỏ phiếu trong các vòng tiếp theo. Đảng này có hơn 700 siêu đại biểu.
Việc đề cử phó tổng thống sẽ được thực hiện trong một cuộc bỏ phiếu riêng tại hội nghị. Thông thường, hội nghị sẽ chấp thuận lựa chọn phó tổng thống của đề cử viên tổng thống. Nếu bà Harris nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của tất cả các đại biểu đã cam kết, thì bà có thể đề cử một đề cử viên phó tổng thống, và các đại biểu có thể chấp thuận điều này.
Tuy nhiên, nếu việc chọn đề cử viên tổng thống trở thành một cuộc chiến kéo dài, thì vị trí phó tổng thống có thể trở thành một phần trong các cuộc đàm phán giữa các ứng cử viên.
Mới đây, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Biden báo cáo có hơn 91 triệu USD tiền mặt. Với sự đóng góp từ các ủy ban vận động tranh cử của đảng Dân Chủ, tổng số tiền lên tới hơn 240 triệu USD.
Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính chiến dịch tranh cử gợi ý rằng có thể có những hạn chế về cách chi tiêu số tiền đó với một đề cử viên mới. Vì tên của bà Harris nằm trong chiến dịch tranh cử bên cạnh tên của Tổng thống Biden nên bà có thể kiểm soát toàn bộ các quỹ đó nếu bà quyết định tranh cử. Nếu đảng tập hợp xung quanh một ứng cử viên mới, thì có thể sẽ có những hạn chế về cách chi tiêu số tiền đó.
Tòa Bạch Ốc Xác Nhận Tổng Thống Biden Sẽ Tiếp Tục Làm Tổng thống Cho Hết Nhiệm Kỳ
Tòa Bạch Ốc cho biết hôm 21/07, Tổng thống Joe Biden sẽ hoàn thành phần còn lại của nhiệm kỳ, sau khi ông ta đột ngột tuyên bố sẽ dừng chiến dịch tái tranh cử.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Andrew Bates nói với các hãng thông tấn, rằng: “Ông ấy mong muốn kết thúc nhiệm kỳ của mình và tạo ra những kết quả mang tính lịch sử hơn cho người dân Mỹ”.
Ông Bates cho biết tổng thống đã mang lại sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và phát triển Minh Ước Bắc Đại Tây Dương. Ông nói rằng nghị trình của tổng thống trong những tháng cuối nhiệm kỳ bao gồm giảm chi phí, tạo việc làm, và bảo vệ An Sinh Xã Hội.
Ông Bates nói: “Ông ấy sẽ tiếp tục đấu tranh để bảo vệ quyền tự do của người Mỹ khỏi các lệnh cấm phá thai và các cuộc tấn công vào nền pháp quyền”.
Hôm 21/07, Tổng thống Biden, đã thông báo trên mạng xã hội rằng ông sẽ rút khỏi cuộc tranh cử năm 2024. Nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào ngày 25 tháng Giêng, 2025.
Sau thông báo này, một số thành viên đảng Cộng Hòa đã kêu gọi tổng thống từ chức tổng thống.
Dân biểu Mike Johnson (Cộng Hòa-Louisiana), Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, cho biết trong một tuyên bố, “Nếu ông Joe Biden không phù hợp để tranh cử Tổng thống, thì ông ấy không phù hợp để giữ chức Tổng thống. Ông ấy phải từ chức ngay lập tức”.
Những người khác cho rằng bà Harris và các viên chức chính phủ nên truất phế Tổng thống Biden theo Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ. Dân biểu Nancy Mace (Cộng Hòa-South Carolina) cho biết bà sẽ giới thiệu một nghị quyết với ý nghĩa đó.
Bà Mace nói trên mạng xã hội: “Nếu ông Joe Biden không có khả năng nhận thức để tái tranh cử, thì ông ấy không có khả năng nhận thức để tiếp tục nhiệm kỳ của ông ta”.
Tu chính án thứ 25 cho phép phó tổng thống và đa số thành viên Nội các tuyên bố rằng tổng thống không thể thực hiện công việc của mình. Một tuyên bố như vậy dẫn đến việc phó tổng thống trở thành quyền tổng thống.
Các nhà lập pháp khác, trong đó có Thượng nghị sĩ Joe Manchin (Độc Lập-West Virginia), trong lần xuất hiện trên truyền hình hôm 21/07 cho rằng Tổng thống Biden nên tại vị trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ. Ông Manchin, một cựu thành viên đảng Dân Chủ, nói với CNN, “Tôi muốn ông ấy làm tổng thống trong 5 tháng cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống để làm những gì ông ấy có thể làm là đoàn kết đất nước chúng ta, xoa dịu những lời khoa trương, và có thể tập trung sự chú ý vào hòa bình trên thế giới”.
Trục Trặc Thông Tin Toàn Cầu Khiến Chuyến Bay, Dịch Vụ Ngân Hàng, Bị Gián Đoạn
Hôm 19/07, một đợt ngừng hoạt động mạng Internet trên diện rộng đã gây ra nhiều vấn đề về kỹ nghệ thông tin cho các tổ chức lớn trên toàn cầu, khiến các chuyến bay bị đình chỉ, các ứng dụng ngân hàng bị gián đoạn, các hãng truyền thông ngừng hoạt động, và thậm chí gây ảnh hưởng đến hệ thống máy điện toán của các chuỗi siêu thị.
Công ty an ninh mạng CrowdStrike xác nhận, vấn đề này xảy ra là do lỗi trong bản cập nhật nhu liệu Windows của công ty.
Các phi trường ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hoà Lan, Đức, Tây Ban Nha, và Vương quốc Anh đều đã ghi nhận những trục trặc trong hệ thống thông tin của họ.
Các hãng hàng không American Airlines, Delta Airlines, United Airlines, và Allegiant Air đều ngừng các chuyến bay vì vấn đề liên lạc.
Ryanair, hãng hàng không lớn nhất Âu Châu, cũng cảnh báo về các vấn đề với hệ thống đặt chỗ của mình.
Hãng hàng không Ireland này cho biết trên nền tảng truyền thông xã hội X: “Chúng tôi hiện đang gặp phải tình trạng gián đoạn trên khắp hệ thống do trục trặc internet toàn cầu của công ty thứ ba vốn nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi. Chúng tôi khuyến nghị tất cả hành khách nên đến phi trường sớm ít nhất 3 tiếng trước giờ khởi hành”.
Tính đến trưa theo giờ miền Đông, tổng số chuyến bay bị hoãn trên toàn cầu vì vụ việc này đã lên tới hơn 30,000, database của công ty dõi chuyến bay lớn nhất thế giới FlightAware.
Theo dữ kiện của FlightAware, đã có 3,395 chuyến bay bị hủy trên toàn cầu.
Dịch Vụ 911 Ngừng Hoạt Động Ở Một Số Tiểu Bang Do Trục Trặc Kỹ Thuật Trầm Trọng Của Microsoft Và Crowdstrike
Hôm thứ Sáu (19/07), Hệ Thống Cảnh Báo Khẩn Cấp Hoa Kỳ cho biết rằng một số đường dây 911 ở nhiều tiểu bang đã ngừng hoạt động. Cảnh sát Tiểu bang Alaska xác nhận trong một bài đăng trên Facebook rằng các dịch vụ gọi 911 và dịch vụ không khẩn cấp đã ngừng hoạt động trong thời gian gián đoạn. Các dịch vụ khẩn cấp ở Ohio và New Hampshire đã đăng các thông báo tương tự vào thứ Sáu.
Cảnh sát Tiểu bang Alaska viết trong bài đăng: “Do biến cố gián đoạn liên quan đến kỹ nghệ trên toàn quốc, nhiều tổng đài 911 và các tổng đài không khẩn cấp không hoạt động bình thường trên toàn tiểu bang Alaska”.
Tại New Hampshire, thành phố Nashua đã viết trong một tuyên bố ngắn trên Facebook rằng “đường dây 911 trên toàn tiểu bang đã ngừng hoạt động”. Thành phố kêu gọi mọi người liên lạc trực tiếp với sở cảnh sát và sở cứu hỏa địa phương.
Trong khi đó, tại Oregon, Sở Quản lý Khẩn cấp Oregon thông báo với các hãng thông tấn rằng một số trung tâm 911, bệnh viện, phi trường, và cơ quan quản lý khẩn cấp đã chịu ảnh hưởng nặng nề do trục trặc gián đoạn này.
Thị trưởng Portland Ted Wheeler cho biết ông đã ban bố tình trạng khẩn cấp vào thứ Sáu do trục trặc gián đoạn, lưu ý rằng vụ gián đoạn đang ảnh hưởng đến máy chủ của thành phố Portland, máy chủ dữ kiện, máy điện toán của nhân viên cùng nhiều hệ thống khác.
Văn phòng của ông cho biết trong một tuyên bố: “Các dịch vụ của thành phố dựa trên Hệ điều hành Microsoft sử dụng Crowdstrike Endpoint Protection, bao gồm một số nhà cung cấp dịch vụ thiết yếu của thành phố, đều bị ảnh hưởng bởi vụ trục trặc này, bao gồm cả liên lạc khẩn cấp”.
Trong khi đó, cũng trong hôm thứ Sáu, Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ cho biết rằng họ đang làm việc với Microsoft và CrowdStrike cũng như các viên chức địa phương để giải quyết tình trạng gián đoạn hệ thống trên toàn thế giới.
Mặc dù cung cấp ít thông tin chi tiết, cơ quan này cho biết Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ (CISA) đang làm việc với “các đối tác cơ sở hạ tầng trọng yếu, cấp liên bang, cấp tiểu bang, cấp địa phương để đánh giá và giải quyết đầy đủ tình trạng gián đoạn của hệ thống”.
Trong một tuyên bố gửi tới các cơ quan báo chí vào thứ Sáu, Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc cho biết thêm rằng họ đang “xem xét” vụ gián đoạn này, vốn đã tác động đến các doanh nghiệp, bệnh viện, và hãng hàng không trên toàn thế giới.
Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc cho biết: “Chúng tôi đã biết về vụ việc và đang xem xét vấn đề cũng như tác động”.
Tòa Bạch Ốc xác nhận rằng Tổng thống Joe Biden đã được thông báo về biến cố gián đoạn. Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống đã nhận được thông tin cập nhật liên tục trong suốt cả ngày và chính phủ “sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết”.
Người đứng đầu CrowdStrike, ông George Kurtz, đã đăng trên X rằng, vụ trục trặc kỹ nghệ thông tin gây ra gián đoạn này đã được công ty bảo mật xác định và họ đang nỗ lực khắc phục. Ông nói thêm rằng vụ trục trặc không phải do tấn công mạng hoặc virus độc hại gây ra.
“Vấn đề đã được xác định, cô lập và bản sửa lỗi đã được khai triển. Chúng tôi giới thiệu khách hàng liên lạc với trạm dịch vụ trợ giúp để biết các bản cập nhật mới nhất và sẽ tiếp tục cung cấp các bản cập nhật đầy đủ và liên tục trên trang web của chúng tôi”.
Ông nói thêm: “Máy chủ Mac và Linux không bị ảnh hưởng. Đây không phải là vấn đề về an ninh mạng”.
Giữa các báo cáo về tình trạng chậm trễ chuyến bay và các vụ việc tại các phi trường trên diện rộng, Cơ Quan Hàng Không Liên Bang Hoa Kỳ (FAA) đã viết rằng họ đang “theo dõi chặt chẽ” sự việc tác động đến hệ thống điều hành được các hãng hàng không có trụ sở tại Hoa Kỳ sử dụng.
Vụ Ám Sát Ông Trump Đã Gây Ra Hiệu Ứng Ở Trung Cộng
Việc cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sống sót sau vụ ám sát đã gây ra hiệu ứng cánh bướm ở Trung Cộng. Vào đêm xảy ra vụ ám sát, tin tức liên quan trên các trang mạng Trung Cộng đã có hơn 1 tỷ lượt xem, trở thành chủ đề dẫn đầu xu hướng tìm kiếm. Một số nhà bán lẻ trên sàn thương mại điện tử Trung Cộng cũng nắm bắt cơ hội kinh doanh, nhanh chóng bán ra sản phẩm áo T-shirt in ảnh ông Trump giơ cao nắm tay hô “Tranh Đấu”. Thậm chí cổ phiếu của một số công ty còn tăng mạnh nhờ sự kiện này.
Tin tức về vụ ám sát ông Trump đã trở thành xu hướng tìm kiếm dẫn đầu trên mạng xã hội ngay trong ngày xảy ra sự việc. Các tin tức liên quan được loan tải trên Đài truyền hình Nhà Nước Trung Cộng, có đến 780 triệu lượt xem. Đến tối hôm đó, chủ đề “vành tai phải của ông Trump bị đạn bắn xuyên qua” đã có 660 triệu lượt xem, đứng đầu danh sách xu hướng tìm kiếm trong hơn 12 giờ. Chủ đề này tiếp tục đứng đầu danh sách tìm kiếm trên Baidu và Weibo.
Sau sự việc, một số nhà bán lẻ trên sàn thương mại điện tử Trung Cộng đã nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh, nhanh chóng in hình ảnh ông Trump giơ cao nắm tay hô hào “tranh đấu” lên áo T-shirt. Họ tận dụng sức ảnh hưởng và sự quan tâm của công chúng về sự kiện này để đưa ra sản phẩm trên các nền tảng bán hàng trực tuyến.
Các hãng truyền thông cho biết, vào lúc 8 giờ tối hôm ông Trump bị ám sát, một nhóm nhà bán lẻ đã tung ra sản phẩm “áo T-shirt ông Trump bị bắn” trên trang thương mại điện tử Taobao với giá trung bình khoảng vài chục nhân dân tệ. Trong vòng ba giờ đồng hồ, đã có hơn 2,000 đơn đặt hàng từ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, làn sóng lợi tức này chỉ tồn tại trên các nền tảng thương mại điện tử nội địa của Trung Cộng trong thời gian rất ngắn. Chẳng bao lâu sau, các thông tin về sản phẩm liên quan nói trên đã nhanh chóng biến mất trên các nền tảng thương mại điện tử lớn ở Trung Quốc.
Ngoài ra, vào hôm 15/07, cổ phiếu loại A của công ty Wisesoft được các nhà đầu tư Trung Cộng gọi là “cổ phiếu khái niệm Trump”, đã tăng chạm mức giới hạn trong phiên giao dịch hàng ngày, đạt mức 11.22 nhân dân tệ (khoảng 1.54 USD) vào cuối phiên giao dịch.
Công ty Wisesoft không liên quan gì đến ông Trump về mặt kinh doanh hay vốn chủ sở hữu. Bởi vì tên gọi tiếng Hoa của công ty này (tên công ty theo tiếng Hoa là Xuyên Đại Trí Thắng – ) có âm đọc tương tự với “ông Trump đại thắng”, ngụ ý ông Trump sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Do đó cổ phiếu của công ty này đã được các nhà đầu tư gọi là “cổ phiếu khái niệm Trump”.
Ngay khi ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, giá cổ phiếu của công ty Wisesoft đã tăng rất cao bởi vì tên cổ phiếu đồng âm với “ông Trump đại thắng”. Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, giá của cổ phiếu công ty này cũng biến động theo sát tình hình diễn biến bầu cử của ông Trump. Khi ông Trump tạm thời dẫn đầu, giá cổ phiếu tăng, còn khi ông Biden vượt lên dẫn đầu, giá cổ phiếu ngay lập tức giảm trở lại, tạo thành một hiệu ứng liên kết đặc biệt kỳ lạ.
Không chỉ cổ phiếu của công ty Wisesoft chạm đến mức giới hạn giao dịch hàng ngày, mà cổ phiếu của Goertek cũng tăng giá do có âm đọc liên quan đến vụ ám sát ông Trump. Trong tiếng Hoa thì Goertek (歌尔 âm đọc là gē ěr) đồng âm với “cắt tai” (割 耳 đọc là gē ěr). Dưới sức ảnh hưởng của ông Trump, cổ phiếu này không những tăng giá mà còn lọt vào Danh sách cổ phiếu nóng Snowball vào ngày 15/07. Mức tăng cao nhất trong phiên giao dịch trong ngày là hơn 4.7% và tính đến thời điểm chốt phiên giao dịch đã tăng 2.17%.
Ông Huang, một doanh nhân trong ngành thương mại điện tử ở Thượng Hải, nói với The Epoch Times rằng, việc các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư vào cổ phiếu Wisesoft và Goertek, ở bề ngoài chỉ xem như là họ chỉ muốn kiếm một số tiền bằng cách lợi dụng vụ ám sát ông Trump. Tuy nhiên, trên thực tế là thể hiện sự ủng hộ của người dân đối với ông Trump, hy vọng ông có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ lần này. Đồng thời điều này cũng phản ảnh khát vọng của người dân Trung Quốc về một xã hội tự do và dân chủ.
Tập Cận Bình Và Trung Cộng Sẵn Sàng Tấn Công
Trong những tuần gần đây, Trung Cộng đã tăng cường hạm đội hải quân đến các vùng biển lân cận và xa xôi.
Đáng kể nhất là Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân đã cử hai nhóm tàu tấn công đi vào Biển Đông. Nhóm tấn công lớn hơn, với nòng cốt là hàng không mẫu hạm Sơn Đông, đã hoạt động ngoài khơi đảo chính Luzon của Philippines trước khi quá cảnh vào Tây Thái Bình Dương để thực hiện các hoạt động bay trên biển. Nhóm còn lại là Nhóm Tấn Công Viễn Chinh do tàu tấn công đổ bộ lớp Yushen Type 075 dẫn đầu—đây là một trong những tàu lớn nhất và tân tiến nhất của Trung Cộng. Bốn trong số các tàu tuần dương lớp Renhai Type 055 của Trung Cộng, được mô tả là “chiến hạm mặt nước nguy hiểm nhất thế giới”, đã hộ tống hai nhóm tàu tấn công.
Hàng không mẫu hạm mới nhất của Trung Cộng, chiếc Phúc Kiến, đã tiến hành đợt thử nghiệm trên biển lần thứ ba.
Trung Cộng và Nga bắt đầu cuộc “Tập trận Chung trên Biển 2024” tại cảng Trạm Giang ở phía nam tỉnh Quảng Đông, trụ sở của Hạm đội Nam Hải của hải quân Trung Cộng.
Theo Bộ Quốc Phòng Đài Loan, tổng cộng có 56 phi cơ — nhiều nhất từ trước đến nay trong một ngày — đã bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, một số bay đến vị trí gần 33 hải lý tính từ mũi phía nam của đảo chính Đài Loan. Cùng lúc đó, 10 phi cơ khác của Trung Cộng lượn bên ngoài khu vực.
Tuần duyên hạm 5901 của Hải Cảnh Trung Cộng được phát giác gần bãi cạn Sabina của Philippines, ở Biển Đông. Chiến hạm này được mệnh danh là “Quái vật” vì khối lượng giãn nước 12,000 tấn.
Cuối cùng, bốn chiến hạm hải quân Trung Cộng đã đi qua các đảo Alaska gần đó, tránh xa lãnh hải này nhưng đi vào trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Hoa Kỳ (vùng biển cách bờ biển từ 12 đến 200 hải lý). Như ông James Fanell, đồng tác giả cuốn “Embracing Communist China: America’s Greatest Strategic Failure” (tạm dịch: Nắm Bắt Trung Cộng: Thất Bại Chiến Lược Lớn Nhất của Mỹ) nói với Viện Gatestone, đây là lần thứ năm kể từ năm 2015, Trung Cộng điều động chiến hạm vào trong khu vực EEZ của Mỹ.
Ông Fanell, cũng là thuyền trưởng đã về hưu của Hải quân Hoa Kỳ, từng giữ chức vụ Giám đốc Hoạt Động Tình Báo và Thông Tin tại Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, cho biết: “Trong vài tuần qua, Trung Cộng đã chứng minh cho khu vực này—và quan trọng hơn là với Hoa Thịnh Đốn—rằng Trung Cộng là chủ nhân của các vùng biển ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”.
Tại sao nhà lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình lại hành động nhanh như vậy vào thời điểm này để giành quyền kiểm soát các vùng biển ngoại vi? Nhà phân tích nổi tiếng về Trung Quốc Willy Lam đã viết vào tháng Mười năm ngoái rằng nhà lãnh đạo Trung Cộng có lẽ nhìn thấy cánh cửa cơ hội đang khép lại và do đó vội vàng sát nhập lãnh thổ.
Tại một hội nghị của các sĩ quan quân đội tại một căn cứ cách mạng của Trung Cộng hồi tháng Sáu, ông Tập đã đưa ra những tuyên bố nghe có vẻ khủng khiếp. “Chúng ta đến Diên An để tổ chức một cuộc họp quân sự, chuẩn bị cho một cuộc nội chiến”. Nội dung lời phát biểu của ông, hiện đang được lưu hành rộng rãi.
Cả Financial Times và CNN đều đưa tin rằng các doanh nghiệp đã và đang thành lập các đơn vị quân đội trong tổ chức của họ. Mạng lưới truyền thông này đưa tin: “Các công ty Trung Cộng đang tăng cường lực lượng dân quân giống như những năm 1970”.
Sập Cầu Cao Tốc Ở Trung Quốc, Ít Nhất 15 Người Thiệt Mạng
Trong một cơn bão mới đây, một cây cầu trên đường cao tốc đã bị sập ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và gây lo ngại cho người dân địa phương về sự an toàn của cơ sở hạ tầng nước này.
Hôm 19/07, một trận bão dữ dội đã đổ bộ vào huyện Tạc Thủy ở vị trí trung tâm tỉnh này, gây ra lũ quét và khiến mực nước sông dâng nhanh. Theo đài truyền hình nhà nước CCTV, vào khoảng 8 giờ 40 phút tối giờ địa phương, một phần của cây cầu đã bị sập và uốn cong một góc gần 90 độ xuống dòng nước nâu chảy xiết.
Theo hãng truyền thông Tân Hoa Xã của Trung Cộng, nhà cầm quyền tỉnh Thiểm Tây ước tính có 25 chiếc xe và 44 người rơi xuống sông từ cây cầu bị sập, dựa trên dữ kiện từ hệ thống thu phí đường cao tốc, video giám sát, và xác minh qua điện thoại.
Tính đến hôm 20/07, 7 chiếc xe rớt xuống nước đã được trục vớt, còn 18 chiếc xe vẫn mất tích. Theo Tân Hoa Xã, hôm 21/07, số người thiệt mạng đã tăng lên 15 người.
Cục Khí tượng Trung Quốc đã cảnh báo về mưa lớn xối xả và thảm họa liên quan đến địa lý có thể xảy ra ở tỉnh này trong những ngày tới.
Vụ sập đường mới nhất này đã thu hút sự chú ý đến một vấn đề đáng lo ngại về đường sá ở Trung Quốc: tình trạng không bảo đảm của cơ sở hạ tầng. Tại tỉnh Quảng Đông thuộc miền nam Trung Quốc hồi tháng Năm, một xa lộ cao tốc đã bị sập, khiến ít nhất 36 người thiệt mạng và 30 người bị thương.
Liệu Nền Kinh Tế Trung Quốc Có Phục Hồi?
Nền kinh tế Trung Quốc đang trì trệ, nếu không muốn nói là đã hoàn toàn rơi vào suy thoái.
Các dữ kiện chính thức được công bố mới đây cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng tại Hoa Kỳ đang tăng nhanh hơn so với Trung Quốc. Bất chấp việc các nhà đầu tư đặt hy vọng vào cuộc họp của Hội nghị Trung ương 3 và các thông báo kích thích chi tiêu lớn để giải quyết tình trạng mất cân bằng về mặt cấu trúc và các lãnh vực gặp khó khăn, thực tế đã lại chứng tỏ rằng nền kinh tế vẫn chỉ hoạt động một cách mờ nhạt, và trong trường hợp tốt nhất là có kết quả đáng thất vọng. Không có thông báo thực chất nào về việc thay đổi chính sách kinh tế.
Nền kinh tế Trung Cộng đang gặp khó khăn bất chấp những con số chung. Tăng trưởng chung trong nửa đầu năm 2024 đạt 5%, đúng như dự định, nhưng đã chậm lại đáng kể do tăng trưởng doanh số bán lẻ đạt dưới 3% trong 3 tháng vừa qua. Trung Cộng tiếp tục bị tê liệt vì khoản nợ to lớn quá mức của lãnh vực địa ốc, trong bối cảnh các nhà phát triển đang chịu cảnh nợ nần chồng chất và nhà ở có cung vượt cầu. Người tiêu dùng cũng chẳng khá hơn khi phải chịu một trong những mức nợ so với thu nhập cao nhất trên toàn thế giới.
Doanh thu của nhà cầm quyền đang giảm trong khi nhu cầu chi tiêu của họ lại tăng lên, ngay cả trong các lãnh vực hoạt động căn bản. Điều này khiến chi tiêu đầu tư vốn là động lực thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc ngày càng có ít không gian hơn để khai triển.
Với khoản nợ to lớn trên toàn nền kinh tế, từ nhà cầm quyền đến các doanh nghiệp và gia đình, nền kinh tế Trung Cộng có rất ít không gian để phát triển. Với các cuộc đàn áp chính thức được thiết kế để có doanh thu từ việc truy thu các khoản thuế và các mức lương quá cao từ nhiều năm trước, các Nhà cầm quyền địa phương dường như đang rất muốn có được nguồn tài trợ.
Vấn đề khi tiến tới Hội nghị Trung ương 3 là các nhà đầu tư Trung Cộng và toàn cầu đã kỳ vọng nhiều vào những thông báo đột phá có thể bắt đầu giải quyết những vấn đề này và khởi động lại nền kinh tế Trung Cộng theo hướng bền vững hơn.
Vậy Hội nghị Trung ương 3 đã đưa ra được những giải pháp nào để phục hồi nền kinh tế Trung Quốc?
Chẳng có gì cả. Vâng, không hẳn là chẳng có gì cả mà chỉ là những lời sáo rỗng thường được lặp đi lặp lại về việc tuân theo đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và những khẩu hiệu tuyên truyền về việc giải quyết các vấn đề nổi bật, thổi phồng tiêu dùng, và thúc giục các công ty và kỹ nghệ phát triển.
Việc không có bất cứ cải tổ, thay đổi nào về chính sách kinh tế, hoặc thậm chí không suy nghĩ về việc phải làm gì cũng làm nảy sinh một số vấn đề khó khăn.
Đầu tiên, tăng trưởng kinh tế hiện tại của Trung Quốc bắt nguồn từ việc xuất cảng ồ ạt sang phần còn lại của thế giới, tạo nên các mức thặng dư lớn. Đây không phải là một chính sách được ưa chuộng trên toàn cầu và là một kiểu tăng trưởng đang chạm đến mức giới hạn về mặt toán học và nhiều khả năng sẽ rớt trở lại thực tại khó khăn.
Thứ hai, các vấn đề đang tiếp tục leo thang. Cho dù đó là tăng trưởng doanh số bán lẻ thấp ở mức một con số, các ngân hàng bị sát nhập vào các ngân hàng lớn hơn để tránh sụp đổ, hay nợ công tăng nhanh, thì các vấn đề chỉ đang ngày càng phức tạp thêm chứ không biến mất.
Trên thực tế, câu chuyện về những gì đang xảy ra với nền kinh tế Trung Cộng khá đơn giản trực tiếp, với một số đường nét cụ thể là điều đã biết trong nhiều năm. Kể cả những giải pháp trong phạm vi kết quả tiềm năng cũng vậy. Chính thức, thì đừng mong đợi mọi thứ trở nên quá tệ, cũng như đừng hy vọng sẽ khởi sắc.
Người ta tiếp tục theo dõi vụ đắm tàu dần dần này.
Nền Kinh Tế Trung Quốc Đang Trì Trệ, Nếu Không Muốn Nói Là Đã Rơi Vào Suy Thoái
Các dữ kiện chính thức được công bố mới đây cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng tại Hoa Kỳ đang tăng nhanh hơn so với Trung Cộng. Bất chấp việc các nhà đầu tư đặt hy vọng vào cuộc họp của Hội nghị Trung ương 3 và các thông báo kích thích chi tiêu lớn để giải quyết tình trạng mất cân bằng về mặt cấu trúc và các lãnh vực gặp khó khăn, thực tế đã lại chứng tỏ rằng nền kinh tế vẫn chỉ hoạt động một cách mờ nhạt, và trong trường hợp tốt nhất là có kết quả đáng thất vọng. Không có thông báo thực chất nào về việc thay đổi chính sách kinh tế.
Nền kinh tế Trung Cộng đang gặp khó khăn bất chấp những con số chung. Tăng trưởng chung trong nửa đầu năm 2024 đạt 5%, đúng như dự định, nhưng đã chậm lại đáng kể do tăng trưởng doanh số bán lẻ đạt dưới 3% trong 3 tháng vừa qua.
Trung Cộng tiếp tục bị tê liệt vì khoản nợ to lớn quá mức của lãnh vực địa ốc, trong bối cảnh các nhà phát triển đang chịu cảnh nợ nần chồng chất và nhà ở có cung vượt cầu. Người tiêu dùng cũng chẳng khá hơn khi phải chịu một trong những mức nợ so với thu nhập cao nhất trên toàn thế giới.
Doanh thu của nhà cầm quyền đang giảm trong khi nhu cầu chi tiêu của họ lại tăng lên, ngay cả trong các lãnh vực hoạt động căn bản. Điều này khiến chi tiêu đầu tư vốn là động lực thúc đẩy nền kinh tế Trung Cộng ngày càng có ít không gian hơn để khai triển.
Với khoản nợ to lớn trên toàn nền kinh tế, từ chính quyền đến các doanh nghiệp và gia đình, nền kinh tế Trung Cộng có rất ít không gian để phát triển. Với các cuộc đàn áp chính thức được thiết kế để có doanh thu từ việc truy thu các khoản thuế và các mức lương quá cao từ nhiều năm trước, nhà cầm quyền địa phương dường như đang muốn được tài trợ.
Ông Netanyahu Sẽ Đọc Diễn Văn Trước Quốc Hội Hoa Kỳ
Vào ngày 24/07, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ đọc diễn văn trước Quốc Hội Hoa Kỳ, để mong mỏi Hoa Kỳ tiếp tục trợ giúp Israel trong cuộc chiến đang diễn ra với Hamas ở Gaza.
Đây sẽ là bài diễn văn thứ tư của ông Netanyahu trước một phiên họp chung của Quốc Hội, một kỷ lục đối với một nhà lãnh đạo ngoại quốc.
Ông Netanyahu sẽ trình bày trước các nhà lập pháp trong bối cảnh Tổng thống Joe Biden thúc đẩy một khuôn khổ hòa bình mà trong đó có lệnh ngừng bắn và thả những con tin còn lại mà Hamas bắt giữ hôm 07/10/2023. Cuộc tấn công đó đã khiến hơn 1,200 người Israel thiệt mạng và 250 con tin bị bắt. Trong đó 8 con tin là người Mỹ.
Bài diễn văn của ông Netanyahu sẽ diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa bài Do Thái đang gia tăng ở Hoa Kỳ. Tổng thống Biden đã lên án chủ nghĩa bài Do Thái.
Một số nhà lập pháp đảng Dân Chủ đã tuyên bố sẽ tẩy chay bài diễn văn để phản đối các chính sách của Israel ở Gaza. Bài diễn văn này sẽ diễn ra hơn một năm sau khi Tổng thống Israel Isaac Herzog đọc diễn văn tại phiên họp chung của Quốc Hội nhân kỷ niệm 75 năm thành lập Israel. Một số nhà lập pháp đảng Dân Chủ đã bỏ qua sự kiện đó.
Lần gần đây nhất ông Netanyahu đọc diễn văn tại một phiên họp chung của Quốc Hội là hồi năm 2015, ông đã cảnh báo về một thỏa thuận hạch tâm với Iran. Thỏa thuận này được ký kết giữa Iran với Hoa Kỳ, Liên minh Âu Châu, và các quốc gia khác, mà trong đó có việc giảm bớt các lệnh trừng phạt để đổi lấy việc Tehran thu hẹp quy mô chương trình vũ khí của mình.
Tổng thống Barack Obama và chính phủ của ông, trong đó có Phó Tổng thống Joe Biden, đã từ chối gặp ông Netanyahu trong chuyến công du năm 2015 của ông. Gần 60 thành viên đảng Dân Chủ đã tẩy chay bài diễn văn tại Quốc Hội năm đó.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng tầm quan trọng của bài diễn văn sắp tới của ông Netanyahu là khác với bài diễn văn năm 2015.
“Mối quan hệ Hoa Kỳ-Israel hiện đang ở mức thấp. Thủ tướng cần đưa ra một thông điệp rõ ràng và nói trực tiếp tới người dân Mỹ”.
Nhà bình luận theo phái bảo tồn truyền thống Josh Hammer nói với The Epoch Times: “Ông ấy cần phải một lần nữa thuyết phục được quan điểm của người Mỹ về mục đích của Israel”.