Hình minh hoạ. Thuỷ thủ đứng gần các chiến đấu cơ trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trong lễ kỷ niệm 70 năm Hải quân Trung Quốc hôm 23/4/2019
Thuỷ thủ đứng gần các chiến đấu cơ trên tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trong lễ kỷ niệm 70 năm Hải quân Trung Quốc hôm 23/4/2019

RFA
2020-09-02

Trung Quốc đang tiến tới việc gia tăng hơn nữa sự hiện diện quân sự ở Biển Đông và các nước láng giềng sẽ sớm thấy Bắc Kinh triển khai các tàu sân bay mới, tên lửa diệt hạm và thuỷ quân lục chiến tại vùng nước tranh chấp khi quân đội Trung Quốc tập trung vào khả năng viễn chinh và quân sự hoá các tiền đồn ở Hoàng Sa và Trường Sa. Một báo cáo được công bố hôm 2/9 của Bộ Quốc phòng Mỹ đã đánh giá như vậy.

Trung Quốc đã hiện đại hoá và tăng cường khả năng của quân đội đến mức Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thậm chí đã vượt cả Hoa Kỳ trong một số khu vực, theo báo cáo thường niên về sức mạnh quân sự của Trung Quốc của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Theo báo cáo, Trung Quốc hiện có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với số tàu chiến bao gồm cả tàu ngầm là 350 chiếc. Con số này của Mỹ là 293 tàu. Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá một phần của sự gia tăng tàu chiến của Trung Quốc là nhằm đẩy mạnh những đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông.

Đáng chú ý, tàu sân bay tự làm của Trung Quốc mang tên Sơn Đông có nhiều khả năng sẽ đóng hẳn ở căn cứ hải quân Yulin ở đảo Hải Nam, rất gần quần đảo Hoàng Sa và rất gần Việt Nam cũng như Đài Loan.

Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc hiện có 30 khu trục hạm có tên lửa dẫn đường loại 054A và hơn 42 tàu hộ tống loại 056. Cả hai loại tàu này thường xuyên có mặt ở Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ cho các thiết bị bề mặt không người điều khiển tuần tra ở Biển Đông. Tuy nhiên báo cáo không đưa chi tiết cụ thể về các thiết bị này.

Thuỷ quân lục chiến thuộc hải quân Trung Quốc cũng đã thực hiện các cuộc diễn tập ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong năm nay, và đã tăng nhanh chóng từ 2 lên 8 lữ đoàn. Tuy nhiên, theo báo cáo, khả năng của thủy quân lục chiến Mỹ được cải thiện chậm hơn so với mong đợi khi chỉ có 2 lữ đoàn được trang bị đầy đủ và sẵn sàng tham gia nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như chiếm các đảo và đá nhỏ khác ở đó.

Nói về các đảo nhân đạo nơi Trung Quốc có các tiền đồn quân sự ở Biển Đông, báo cáo nhận định: “việc xây dựng các đường băng mới và các nhà chứa máy bay ở các tiền đồn ở Biển Đông đã mở rộng khu vực hoạt động cho các lực lượng không quân của Trung Quốc”. “Việc triển khai máy bay chiến đấu của Trung Quốc ra Trường Sa trong tương lai có thể cho thấy phạm vi và thời gian hoạt động mở rộng (của máy bay chiến đấu Trung Quốc) ở Biên Đông và thậm chí vươn tới cả Ấn Độ Dương”.

HIện Trung Quốc đã triển khai các chiến đấu cơ mới nhất là H-6K và H-6J ra căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

Theo báo cáo, các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa bao gồm Đá Subi, Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn, Đá Gaven, Bãi ngầm Đá Tư Nghĩa, Gạc Ma và Đá Châu Viên có các hệ thống chống tầu và máy bay hiện đại cùng các thiết bị gây nhiễu.

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đánh giá quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã cải thiện khả năng nhắm bắn tên lửa vào các tàu đang di chuyển ở biển từ đất liền của Trung Quốc.

Nguồn: Đài Á Châu Tự Do
Copyright © 2006, RFA. Đăng tải lại với sự cho phép của Radio Free Asia, 2025 M St. NW, Suite 300, Washington DC 20036. https://www.rfa.org.

Bài liên quan:
  • Biển Đông dưới thời chính quyền Trump 2.0: Cần một chiến lược đa chiều
    SD Pradhan
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 22/9/2024. Phi dời tàu khỏi bãi cạn Sabina: Chấp nhận thua, nhượng bộ TC hay chuẩn bị đối sách chiến lược dài hạn?
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • Tại sao căng thẳng ở Biển Đông lại đang củng cố liên minh Mỹ – Philippines?
    Joshua Kurlantzick và Abigail McGowan
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 14/9/2024. Tranh luận sôi nổi giữa Trump & Haris: Ai thắng, ai thua? Điều hợp viên thiên vị? Thông điệp gì cho cử tri?
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • HỘI LUẬN ngày 14/9/2024. Tranh luận Trump & Haris: Ai thắng, ai thua? Thông điệp gì cho cử tri? Chiến tranh Ukraine đi vào khúc quanh: Giải pháp nào? Căng thẳng ở Biển Đông: Sách lược của mỗi ứng viên?
    BS Nguyễn Trọng Việt