Đoàn người lũ lượt rời Sài Gòn đến một điểm kiểm soát vào sáng sớm ngày 1/10/2021 sau khi TP dỡ bỏ lệnh phong toả
__________________________
  • Do chính quyền lừa đảo đến nhẫn tâm, dân tháo chạy về quê bằng mọi giá.
  • Mở cửa nền kinh tế, thiếu 60% nhân công, mất an toàn sản xuất.
  • Năm 2021, Saigon không thể nộp cho Trung Ương 365.000 tỷ, vì số thu giảm quá sâu.
  • Hiện Saigon chỉ thu 600 tỷ/ ngày, phải xin Nhà Nước 28 tỷ, Trung Ương “mặc kệ”.

Ngay sau khi 20% khối doanh nghiệp nước ngoài đồng ca bản “ra đi không về”, đồng thời khối Ngân Hàng Thương Mại trong nước “âu lo” về bối cảnh nợ xấu tăng cao gấp đôi năm ngoái, Việt Nam đã xác nhận từ bỏ chiến lược “Zero-Covid” để “chữa cháy” trong hoàn cảnh GDP giảm 7,16%. Dù chính quyền loan báo mở cửa nền kinh tế, nhưng người lao động bị chính quyền bỏ đói 3 tháng trước, nên họ thà quay về dựa dẫm vào nương khoai, luống cà nơi quê Mẹ, chấp nhận chia sẻ cảnh túng nghèo với cả chục triệu dân tại vùng quê đang chạy từng bát gạo sống qua ngày; còn hơn chờ việc ở chốn thị thành rồi lâm cảnh nay “phong thành” mai “giãn cách”. . . Người Miền Nam sống từ thời cha ông trong vựa lúa nuôi dân dư thừa – nơi cung cấp đến 40% GDP cho Việt Nam, nay lại lâm cảnh nghiệt ngã là do Nhà Nước áp dụng chỉ thị “thiết quân luật” tại Saigon và các Tỉnh phía Nam để lại “Nền kinh tế Việt Nam bị đứt gẫy sản xuất, tê liệt kinh doanh”.

Trong lúc Trung ương Đảng họp hành (04/10) cùng hãnh tiến với thành tích “chống dịch như chống giặc” thì trước đó từ khu trọng điểm kinh tế phía Nam, hàng hàng, lớp lớp dân lao động “bỏ phiếu bằng chân” lũ lượt ngược Bắc, xuôi Nam phủi lại phía sau những lời phỉnh gạt, lọc lừa của bạo quyền tham nhũng: Tại Saigon và Bình Dương từ đêm 30/9, các video ghi hình đợt 3 về quê, được người dân quay tại chỗ, không ngớt phát trên mạng xã hội Facebook và Tik Tok ghi nhận hàng ngàn người gồm bầy đàn thê tử, cùng với gia súc gọn gàng trên các xe gắn máy tuốn ra các ngả đường để về các Tỉnh, nơi sinh quán. Đoàn người được ước lượng cả trăm ngàn, có nhóm hung hăng phá chốt kiểm soát, chống cảnh sát, đòi được thông chốt về quê, trong khi ở một số nơi khác người dân quỳ lạy trên đường xin được thông chốt ra đi vì hết tiền, không còn gì để tiếp tục cuộc sống nơi thị thành nữa!

Dân tháo chạy đi qua vùng nào, đều được người địa phương tiếp tế nước uống thức ăn và xăng dầu . . . Các nghĩa cử  biểu hiện tình tương thân, tương ái nâng đỡ nhau; ngược hẳn với chính sách “bỏ mặc” của Nhà Nước suốt thời kỳ “thiết quân luật”.

Theo thống kê của Bộ Công an, hiện có 3,5 triệu người các địa phương cả nước làm việc tại 4  nơi Saigon, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, trong đó 2,1 triệu người muốn bỏ thành thị về lại quê nhà. (BBC 05/10) [1]

Từ đêm 30/9 đến 05/10, theo bao Nhà Nước và tuyền thông quốc tế, số người vừa đi bộ, và xe gắn máy bỏ thành thị về lại các Tỉnh nguyên quán tạm thời sơ kết như sau:

An Giang 10.000 người

Cà Mâu 6.000 người

Đà Nẵng đã về đợt đầu khoảng 2.000 người, qua hầm đèo Hải Vân trong đêm đen an toàn hôm 7/10.

Đồng Tháp 20.000 người

Đắk Lắk khoảng 20.000 người, trong đó có 500 người đi bộ có cả phụ nữ mang thai và cho con bú.

Kiên Giang 7000 người

Sóc Trăng hơn 24.000 người

Trà Vinh 1700 người

Chống dịch như chống giặc, nhưng không bằng chống dân!!

Trên 3 tháng qua, người lao động âm thầm vật vã đương cự với sức mạnh đô hộ tinh thần ghê gớm nhất, khi CSVN huy động cả “hệ thống chính trị” và tất cả các lực lượng vũ trang từ dân phòng, công an, quân đội kéo vào Miền Nam xây chiến lũy, khiến lao động mất việc làm, bị chính quyền vô tâm lừa đảo đến nhẫn tâm, hứa hẹn giúp dân, rồi bỏ đói.  .  . Họ cũng thấy cảnh tượng trong các video trên mạng mô tả cách thức chính quyền địa phương cư xử quá nghiệt ngã đến dã man với người dân chính quán thị thành: một cụ già chỉ hỏi về trợ cấp đại dịch cũng bị ném đá vỡ đầu máu tuôn lênh láng khắp mặt mày; một phụ nữ đang tập thể dục trong nhà, bị phá cửa xông vào lôi ra giữa phố như tội đồ; chỉ vì muốn ngoáy mũi xét nghiệm CoVid-19 . . . Các trường họp được phơi bày trên không gian mạng chỉ là “không còn che đậy được nữa”, nhưng tệ nạn “ức hiếp dân” hàng ngày thì không thể xóa nhòa trong ký ức dân lao động.

Khi hàng ngàn người lao động bỏ thành về quê cũng làm cho các công ty đang lên kế hoạch mở cửa lại mất một phần công nhân. Các xí nghiệp FDI tính đến tầm nhìn “mất an toàn nhân dụng” trong chuỗi sản xuất sẽ làm cho kế hoạch đường dài của doanh nghiệp “lỗi nhịp”, đưa họ đến quyết định rời Việt Nam.

Nhu cầu công nhân trong khu vực công nghiệp – xây dựng cần khoảng hơn 16 triệu lao động, khu vực dịch vụ là khoảng 19 triệu lao động, khu vực nông nghiệp là 17 triệu lao động.

Từ lâu nay, ngành xuất cảng của Việt Nam dựa vào đến 70% nguồn sản phẩm từ các công ty FDI, nay họ có lựa chọn để hát lên bản trường ca “ra đi không về” thì ngay bây giờ, có thể chưa ảnh hưởng lớn, nhưng độ thẩm âm sẽ dội lại từng “trường canh” rất mạnh mẽ trong các tháng cuối năm và kéo dài đến nửa đầu năm 2022.

Trước đó, nhiều doanh nghiệp không nghĩ rằng “các biện pháp làm đứt gẫy chuỗi sản xuất sẽ kéo dài quá lâu, làm ảnh hưởng đến nền kinh tế và năng lực sản xuất đang phát triển của Việt Nam”. Bởi vì nhiều quốc gia cũng bị đại dịch tấn công, nhưng họ không đóng cửa sản xuất như Việt Nam.

Theo CNBC, Nike cần đến 90 ngàn công nhân, đã sản xuất khoảng 350 triệu đôi giày thể thao ở Việt Nam trong năm ngoái. Công ty này dự báo sẽ có tới 160 triệu đôi giày Nike không được sản xuất ở Việt Nam trong năm nay vì lệnh giãn cách xã hội của Việt nam.

Nike đã chuyển dây chuyền sản xuất mỗi năm 350 triệu đôi giày (51% sản lượng của Nike trên toàn thế giới) sang Indonesia, nơi mà tình hình dịch còn gấp mấy lần Việt Nam. Và có lẽ chuyện này chưa dừng lại…Cụ thể là ngay lúc này, 13 tỉnh miền Tây la hoảng “vỡ trận” trước làn sóng trên dưới 200.000 người tự kéo nhau về quê, tới giờ vẫn chưa dứt. 

Việt Nam sẽ không đạt mục tiêu xuất khẩu hàng may mặc trong năm nay, giảm 5 tỷ Mỹ kim trong tình huống xấu nhất. xuất khẩu hàng dệt may năm 2021 của Việt Nam có thể chỉ đạt 34 tỷ Mỹ kim so với mục tiêu 39 tỷ Mỹ kim. Thiếu hụt từ 35% đến 37% công nhân vào cuối năm nay. Hiện Việt Nam có hơn 6.000 nhà máy dệt may, sử dụng khoảng 3 triệu lao động.

Nhà sản xuất đồ thể thao Adidas cũng cho biết sự chậm trễ trong sản xuất tại Việt Nam đã khiến công ty bị tổn thất doanh thu 600 triệu Mỹ kim trong năm nay.

Hooker Furniture ước tính rằng thương hiệu Home Meridian International của hãng sẽ ghi nhận doanh số bán hàng giảm 30% trong quí này do các nhà máy tại Việt Nam phải ngừng hoạt động vì giãn cách xã hội.

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) ước tính, 18% số thành viên đã chuyển một số hoạt động sản xuất khỏi Việt Nam để bảo vệ chuỗi cung ứng của mình, trong khi 16% khác cũng đang xem xét các động thái tương tự, dù chưa có doanh nghiệp nào rời khỏi Việt Nam.

Nhiều doanh nghiệp đã chuyển cơ xưởng sản xuất từ Việt Nam sang Trung cộng trong bối cảnh nhiều hãng xưởng trong nước bị đóng cửa vì dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Saigon Times đưa tin hôm 3 tháng 10, dẫn nguồn từ CNBC. Điển hình như điện thoại thông minh Pixel 6 của Google và tai nghe Airpods mới nhất của Apple đã được chuyển qua Trung cộng để sản xuất thay vì Việt Nam. 

Các sản phẩm chuông thông minh, camera giám sát và loa của Amazon được sản xuất ở miền Bắc Việt Nam đã bị chậm trễ giao hàng từ tháng năm, khi đợt dịch thứ tư bùng phát tại nước này.

Lakeland Industries, công ty may mặc quần áo bảo hộ hôm 9 tháng 9 cho biết gần đây đã thuê một số giám đốc điều hành để chuyển sản xuất từ Việt Nam sang Trung cộng trong vài tuần trước mắt.

Saigon Times ghi nhận nhiều doanh nghiệp đã mất nhiều công sức để chuyển đơn hàng sang Việt Nam, bao gồm việc tuyển dụng lực lượng lao động, thay đổi thiết bị và triển khai các chiến lược vận tải mới để khắc phục nguồn cung ứng bị gián đoạn tại Trung cộng trong thời kỳ đại dịch. Bất chấp thuế quan Hoa Kỳ áp đặt trên các sản phẩm từ Trung cộng, đối với các doanh nghiệp này, việc quay trở lại Trung cộng là lựa chọn ít rủi ro nhất để đảm bảo nguồn cung ứng trước mùa mua sắm cuối năm. (RFA 05/10)

John Reed, [2] cây bút theo dõi sát thời sự Việt Nam, nhấn mạnh trong bài “Việt Nam từ bỏ chiến lược zero-Covid sau mức sụt giảm GDP kỷ lục”. Trong đó bài báo nói “việc nới lỏng chỉ được Việt Nam đưa ra sau khi các công ty, bao gồm cả các nhóm đại diện cho các nhà đầu tư nước ngoài cảnh báo Thủ tướng Phạm Minh Chính rằng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại Saigon và các Tỉnh Miền Nam đã làm tê liệt hoạt động kinh doanh”.

Bây giờ CSVN trong hoàn cảnh “nước đã đến chân” mở cửa nền kinh tế là lựa chọn duy nhất, dù cho 20% doanh nghiệp FDI đã ra đi hay nhiều hơn đang toan tính ngắm nghía bến đỗ khác, Việt Nam bắt buộc phải mở cửa nền Kinh tế để sống còn.

Giới lãnh đạo “Kinh Tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa” từ bỏ chiến lược “Không có Covid” và để theo đuổi một cách tiếp cận linh hoạt hơn.

Với tỷ lệ bao phủ vắc-xin hiện tại, các chủ nhà máy dự kiến sẽ hoạt động trở lại hoàn toàn trong điều kiện ‘bình thường mới’ từ nửa cuối năm 2022. Hiện dưới 12% trong số 98 triệu dân Việt Nam được tiêm vắc-xin COVID-19, một trong những tỷ lệ thấp nhất trong khu vực. Việt Nam mong muốn đến cuối năm nay, khoảng 70-80% người dân trên 18 tuổi đã tiêm vaccine. Tính tới 29/9, tổng số liều vaccine đã được tiêm tại Việt Nam là 42.165.168 liều

Năm nay Saigon không thể nộp cho Ngân Sách Trung Ương 365.000 tỷ. Bởi vì những tháng đầu năm 2021, Saigon còn thu mỗi ngày 2000 tỷ, rồi xuống còn 1400 tỷ/ngày. Từ tháng 8/2021 về sau, số thu ngân sách bình quân của thành phố chỉ đạt 800 tỷ đồng/ngày, và tiếp tục xu hướng giảm còn 600 tỷ/ ngày trong tháng 9/2021. [3]

Saigon tăng trưởng GRDP (Gross Regional Domestic Product) năm 2021 theo Tổng cục Thống kê giảm 5,6%, tức tăng trưởng âm. Saigon từng xin Trung ương bao nhiêu lần, lần này xin 28 ngàn tỷ, chưa lần nào được Trung ương đáp ứng.

Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc Hội thành phố Saigon, Giáo Sư Nguyễn Thiện Nhân đề nghị triển khai gói hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân và người lao động từ nguồn nợ công, trị giá 410.000 tỷ đồng, tương đương 6,5% GDP. [4].

Với vị thế Trưởng Đoàn Đại Biểu Quốc Hội của thành phố lớn nhất nước, ông Nguyễn thiện Nhân là người biết rõ thông tin Ngân Sách “trống không” được ông Bộ Trưởng Tài Chánh Hồ đức Phước chính thức xác nhận trước Quốc Hội hôm 16/09 vừa qua. Như thế, lý do ông Nhân cố tình đưa đề nghị huênh hoang nói trên thì ai cũng biết. [5]

Trần Nguyên Thao
07 Oct

Tham khảo :

[1] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58805955

[2] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58764544

[3] https://nhadautu.vn/nhieu-dia-phuong-du-bao-hut-thu-ngan-sach-d57938.html

[4] https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/giao-su-nguyen-thien-nhan-can-goi-ho-tro-it-nhat-la-410-000-ty-dong-779741.html

[5] https://vanhoimoi.org/?p=12010

Bài liên quan:
  • Vụ thanh trừng mới nhất của Tập vén màn bí mật khủng hoảng bất động sản
    Katsuji Nakazawa
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 14/4/2023. Tranh giành quyền lực ngày càng khốc liệt, đầu lãnh Hà Nội chạy cầu cứu quan thầy!
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • Chính sách chống trì trệ kinh tế sai lầm của Tập Cận Bình
    The Economist
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 13/4/2024. Thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Phi: Đứng mũi, chịu sào! Thống nhất lằn ranh đỏ cho Trung Cộng ở Biển Đông?
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • Nhật Bản tăng cường liên minh với Mỹ để phòng ngừa Trung Quốc
    Gideon Rachman