GS Vũ Quý Kỳ

Bài Số 3

Nhìn theo hình thức bề ngoài thì Toàn Cầu Hóa chỉ là một sự mở rộng các khối kinh tế đã có như Liên Hiệp Âu Châu, NAFTA, AFTA (của Á Châu) v.v… Nhưng, nhóm chữ toàn cầu hóa mà ta sử dụng ở đây là một từ ngữ được áp dụng đặc biệt cho Hoa Kỳ do một nhóm chính trị gia đặc biệt, đáng cho chúng ta quan tâm. 

1. Toàn Cầu Hóa đối với Hoa Kỳ.
Ta cần thực tế cứu xét vấn đề Toàn cầu hóa và hậu quả đối với Hoa Kỳ, trong tương quan đặc biệt với Trung Cộng.

Thứ nhất, căn bản lý thuyết của vấn đề toàn cầu hóa do một số người Mỹ chủ trương là: thực hiện công bình xã hội (Social Justice) trên quy mô thế giới.

Thứ hai, Hoa Kỳ là nước giầu có nhất thế giới, do đó muốn thực hiện công bình xã hội trên quy mô thế giới, thì kế hoạch phải làm là chia sẻ tài nguyên của Hoa Kỳ cho các nước nghèo.

Thứ ba, phương thức thực hiện kế hoạch trên là đem tài nguyên kỹ thuật của Hoa Kỳ đầu tư vào những nước nghèo để nâng cao mức sống của các nước đó.

Với mô hình lý thuyết nói trên, những tài phiệt giàu có đã đầu tư vào Trung Cộng, là nơi nhân công rẻ, đã đem kỹ thuật và kiến năng (knowhow) của Hoa Kỳ vào Trung Quốc để xây dựng và sản xuất những sản phẩm với giá thành hạ thấp và khả năng cạnh tranh cao.

Đối với Mỹ thì sao? Trước kia, người Mỹ mua một món hàng trong nước. Nay người Mỹ cũng mua món hàng đó nhập cảng vào Mỹ từ Trung Cộng và rẻ hơn. Đồng thời, người ngoại quốc mua món hàng đó từ Trung Cộng chứ không từ Mỹ cũng vì giá rẻ hơn. Những sản phẩm nói trên của Trung Cộng đã có được một thị trường lớn tại Hoa Kỳ, và đánh bạt các sản phẩm đắt hơn của nhiều quốc gia khác. Nhờ đó, Trung Cộng đã giàu lên một cách nhanh chóng.

Thứ bốn, nhiều người ngây thơ nghĩ rằng, khi Hoa Kỳ giúp Bắc Kinh nâng cao mức sống của người dân, thì nước Tàu sẽ trở nên ôn hòa, hiền lành, và tiến dần tới một xã hội dân chủ. Thực tế đã chứng minh ngược lại.

Hậu quả đối với Hoa Kỳ

Điều tai hại nhất đối với Hoa Kỳ là:

Thứ nhất, tiền của Hoa Kỳ đã tuôn vào Trung Cộng vì người Hoa Kỳ đổ xô đi mua hàng rẻ do Trung Cộng sản xuất.

Thứ hai, kỹ nghệ chế biến (manufacturing industries) của Hoa Kỳ đã bỏ chạy sang Trung Cộng.

Thứ ba, kỹ thuật gia và công nhân của Hoa Kỳ thất nghiệp, và công ăn việc làm bay sang Trung Cộng.

Thứ bốn, Trung Cộng đã trở nên giàu có trong một thời gian rất ngắn, và vẫn giữ bản chất Cộng Sản  hung dữ, độc tài một cách tàn bạo và hữu hiệu hơn đối với người dân, nhất là đối với Nội Mông, Tân Cương và Tây Tạng. Chẳng những thế, Trung Cộng còn phát triển bộ máy chiến tranh với kỹ thuật cao, “trí khôn nhân tạo” (artificial intelligence), hỏa tiễn liên lục địa với đầu đạn hạch tâm, có khả năng tấn công Hoa Kỳ.

Tóm lại, Hoa Kỳ với cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, đã vô tình hay hữu ý, giúp đỡ một quốc gia Cộng Sản trở nên hùng cường và nguy hiểm, qua bàn tay của một nhóm xã hội chủ nghĩa, chủ trương “toàn cầu hóa”, cho tới khi Ông Trump nắm chính quyền vào năm 2016.

Ngay sau khi ông Trump trúng cử Tổng Thống, nhóm xã hội chủ nghĩa nhìn thấy ngay họ đã để mất cơ hội bằng vàng, vừa vuột khỏi tầm tay. Vì thế, trong cơn khủng hoảng tinh thấn, họ đã sử dụng mọi biện pháp tuyệt vọng để quyết lật đổ Ông Trump qua vụ điều tra cái gọi là “Russia – Collusion”. Vụ điều tra nói trên đã thất bại và đang bị phanh phui cũng như bị điều tra ngược để đem ra ánh sáng âm mưu của “nhà nước ngầm” (deep state) có thể bắt nguồn từ Tổng Thống Obama trở xuống.

Trên đây, chúng ta đã đề cập tới Liên Hiệp Âu Châu, NATO, WTO, NAFTA, để cho thấy những thí dụ đưa tới quan niệm toàn hầu hóa và những người muốn lợi dụng toàn cầu hóa để triệt hạ nước Mỹ, và vì sao ông Trump đã chống lại toàn cầu hóa. Đó là những nét đại cương cho thấy những vấn đề quốc tế Ông Trump phải đối phó khi nhậm chức Tổng Thống.

2. Bang Giao Quốc Tế và An Ninh Quốc Gia

Trên đây ta đã phân tích cách ứng xử bang giao quốc tế của Tổng Thống Trump trong lãnh vực mậu dịch để đối phó với Trung Cộng. Trong phần kế tiếp, ta thử tìm hiểu xem Ông Trump hành xử như thế nào đối với vấn đề an ninh quốc gia.

Trong bang giao quốc tế, Hoa Kỳ đã phải đối phó với vấn đề an ninh quốc gia do ngoại bang đem tới

a. Khủng Bố Hồi Giáo – Vụ 9/11 – ISIS (Nhà Nước Hồi Giáo – Caliphate) – Soleimani

Khủng bố Hồi Giáo bắt đầu trở thành vấn đề kể từ năm 2001 khi Tháp Đôi ở Nữu Ước bị thiêu rụi, và Tổng Thống Buch “con” được hoan nghênh mạnh mẽ khi Ông đem quân vào Afghanistan để truy lùng Bin Laden và đồng bọn ẩn náu tại đó. Cuộc tấn công Iraq cũng là một thành công quân sự khi bắt sống được Saddam Hussein, nhưng không thành công trên phương diện bình định, vì một lý do quan trọng về chiến lược và chính trị. Lý do đó là: Tổng Thống Bush “con” đã gần như tiêu diệt phe lãnh đạo Sunni và ưu đãi phe lãnh đạo Shiite là đồng chí cật ruột của Iran, một nước coi Hoa Kỳ là kẻ đại thù. Điều này có thể đã gây nên bất mãn trong một nước mà đa số là Sunni, và tạo ra kẽ hở trong khối quần chúng Iraq để sau này giúp lực lượng khủng bố ISIS len lỏi vào.

b. ISIS –  Baghdadi

ISIS là tên gọi tắt của Nhà Nước Hồi Giáo, còn có nghĩa là Caliphate. Một số tín đồ Hồi Giáo cực kỳ cuồng tín và quá khích đã tự tuyên xưng là Nhà Nước Hồi Giáo dưới thời của Tổng Thống Obama, và nhanh chóng lan rộng ở Trung Đông từ Syria tới Iraq và Afghanistan, kiểm soát một diện tích 17,000 dậm vuông, với một lực lượng 30,000 quân vào lúc mạnh nhất. Khi Ông Trump làm chủ Bạch Cung thì Nhà Nước Hồi Giáo đã chiếm được một phần ba lãnh thổ Iraq. Ông Trump đã quyết tiêu diệt ISIS, và với sự giúp đỡ của các lực lượng chống Syria, tới mùa Thu 2018, ông ta đã làm chủ tình hình, tiêu diệt phần lớn lực lượng ISIS xuống tới mức 200 quân số và sử dụng lực lượng Đặc Biệt để bao vây và dồn chúng vào một khu vực nhỏ hẹp. Cuối cùng thủ lĩnh của ISIS là Baghdadi đã tự tử chết.

c. Iran – Soleimani

Vào đầu năm 2020, thủ lãnh của lực lượng Vệ Binh Cộng Hòa của Iran là Tướng Soleimani, trong một sứ mạng khủng bố, có lẽ nhắm vào lực lượng quân đội Hoa Kỳ trú đóng tại Iraq, đã bay sang nước này và bị máy bay không người lái của Mỹ hạ sát khi vừa đáp xuống phi trường. Điều này cho thấy: thứ nhất, những hoạt động bí mật của tình báo và khủng bố của Iran không qua mặt được tình báo của Hoa Kỳ; thứ hai, khi cần có một hành động quyết liệt để bảo vệ sinh mạng của người Hoa Kỳ, thì Ông Trump làm ngay, không chớp mắt; thứ ba, Soleimani đã từng sử dụng mìn tự động để giết hại nhiều binh sĩ Hoa Kỳ đi hành quân ở Iraq, và đã bị Ông Trump trừng phạt thẳng tay.  

Trong bang giao quốc tề, đó là một đặc điểm của Donald Trump khiến cho đối phương không giám coi thường lời nói của Ông. Đó là một người “nói một là một, nói hai là hai”. Lời nói của Ông như “đinh đóng cột”. Điều này có vẻ mâu thuẫn với một đặc điểm khác của Ông Trump, đó là ông hay nói “ỡm ờ” khiến đối phương lâm vào tình trạng “rối mù” và không biết chắc truyện gì sẽ xẩy ra. Trong Đệ Nhị Thế Chiến, phe Đồng Minh đã dùng kế hỏa mù để đánh lừa Đức Quốc Xã, khiến Hitler tưởng lầm rằng Đồng Minh sẽ đổ bộ lên Pas de Callais và tập trung hết lực lượng tinh nhuệ để bảo vệ vùng này và bỏ trống vùng Normandie. Hitler đã bị “vào xiệc”, và phạm một lỗi lầm chết người giúp cho Đồng Minh đổ bộ tương đối dễ dàng lên Normandie, dẫn đến sự sụp đổ nhanh chóng của Đức Quốc Xã và sự kết thúc của Đệ Nhị Thế Chiến.

Cái lối nói “ỡm ờ” của Ông Trump cũng khiến kẻ thù của Ông thuộc phe Dân Chủ “khó chịu” vì nó không có vẻ “Presidential” tý nào, và nhất là nó khiến cho họ mù tịt, khó lòng đối phó được với Ông.

Trong bang giao quốc tế, thái độ “ỡm ờ” của Ông Trump đối với Tập Cận Bình cũng là một cách để đưa Ông Tập “vào xiệc”. Sau khi thăm Bắc Kinh và được Tập Cận Bình tiếp đãi với lễ nghi đối với một hoàng đế, Ông Trump nói rằng “Tập Cận Bình là một người bạn tốt”. Ông Tập nghĩ rằng đã “mua” được Ông Trump, như đã mua được các ông Obama, Biden, Clinton và Bush “con”. Tập Cận Bình đã nhầm lẫn một cách đau đớn.

Sau đây ta sẽ lần lượt duyệt xét một số vấn đề chính trị đối nội của Ông Trump trong bốn năm qua.

3. Tường biên giới – An ninh quốc gia – Biên giới và nhập cư lậu

Vấn đề bảo vệ biên giới của một quốc gia là một vấn đề then chốt, vấn đề căn bản cho sự sinh tồn của quốc gia đó. Nếu một quốc gia để cho người ngoại quốc tự do qua lại biên giới mà không có sự kiểm soát, thì quốc gia đó biến thành một cái chợ trời (flee-market) và không còn là một quốc gia theo đúng định nghĩa của nó. Đây là một vấn đề lạnh gáy đối với những người tìm hiểu về biên giới Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ. Trải qua nhiều năm trước 2016, Hoa Kỳ là cái chợ trời vì biên giới Mễ Tây Cơ là một biên giới mở toang, mặc dầu có một khúc ngắn ở phía nam San Diego, người ta đã dựng lên nhiều cái cổng và có nhân viên kiểm soát giấy thông hành của những người qua lại từ Mễ Tây Cơ vào Mỹ và ngược lại. Phần còn lại của biên giới cả ngàn cây số được bỏ trống không có tường hoặc hàng rào để ngăn chặn những người xâm nhập bất hợp pháp (illegal immigrants). Hơn một nửa thế kỷ đã qua, vấn đề biên giới phía Nam là một vấn đề “không có vấn đề” đối với Hoa Kỳ, vì một số lý do:

Thứ nhất, một vấn đề nhân đạo: đã từ lâu, qua nhiều thế hệ, người dân Mễ hàng ngày vượt biên giới qua kiếm việc làm tay chân như: làm vườn, trồng trọt tại các nông trại của người Hoa Kỳ, với một số lương rất thấp. Đó là cơ hội hấp dẫn đối với người Hoa Kỳ. Và khi người dân Hoa Kỳ thích như vậy, thì các chính trị gia Hoa Kỳ cũng không có lý do gì ngăn cấm, mặc dầu đó là tình trạng bất hợp pháp. Mặt khác, đa số những người nhập cư lậu đó là những người hiền lành, chịu khó làm ăn để kiếm bạc cắc mang về Mễ nuôi gia đình.  

Thứ hai, một vấn đề kinh tế: trải qua nhiều năm, có nhiều người Mễ chính thức lập nghiệp tại Hoa Kỳ một cách hợp pháp, mở mang một cộng đồng trù phú “Hispanic”. Những người nông dân Mễ thuộc các thế hệ sau vẫn tiếp tục vượt biên giới một cách bất hợp pháp để kiếm bạc cắc giúp gia đình theo lề lối xưa. Ngoài những nông dân nghèo, những người Mễ có học đã nhập cư hợp pháp và họ đã bành trướng một cách thành công sang các ngành nghề khác, kể cả các nghề trí óc. Từ lý do nhân đạo, vấn đề người Mễ nhập cư đã mang tầm vóc kinh tế, và từ đó trở thành sức mạnh chính trị, khiến cho các chính trị gia tại Quốc Hội Hoa Kỳ phải lưu tâm và nể vì. Người Mễ nhập cư  trở thành một nhóm quyền lực “special interest” đối với các chính trị gia.  

Theo thời gian, những người nhập cư lậu đã mau chóng lên tới mức trên 10 triệu người, theo sự ước lượng của giới hiểu biết. Tới đây, vần đề người Mễ nhập cư lậu trở thành “có vấn đề” vì hoàn cảnh chính trị – xã hội mới đã tạo một số khó khăn mới mà Hoa Kỳ phải đối phó. Hoàn cảnh chính trị – xã hội (socio-politic) mới đó là: tội phạm, ma túy, khủng bố, và gian lận bầu cử.

a. Tội phạm và buôn lậu ma túy

Môi trường dân-chủ khoan-dung của Hoa Kỳ đã dung dưỡng một số thói xấu nguy hiểm trong đó có việc sử dụng ma túy, một thứ ghiền chết người. Cái nguy hiểm của ma túy đối với cá nhân người sử dụng không lớn bằng tác dụng xã hội khi ma túy trở thành một món hàng được bọn tội phạm khai thác và sản xuất trên quy mô lớn trị giá nhiều tỷ mỹ kim. Khi đã tham gia vào hệ thống buôn bán nhiều tỷ mỹ kim, bọn tội phạm và trùm tội phạm tại Mễ Tây Cơ không ngần ngại sử dụng tất cả các mánh khóe tội phạm, mà giết người chỉ là một hành động nhỏ. Các tay trùm ma túy là kẻ thù số một của Hoa Kỳ và biên giới của Hoa Kỳ bỗng nhiên trở thành một trận địa nguy hiểm. Nó nguy hiểm chết người vì thói quen thờ ơ của chính giới Hoa Kỳ đối với đường biên giới Mễ Tây Cơ. Sự đe dọa của trận giặc ma túy qua biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ mới là mối nguy hiểm thứ nhất. Nguy cơ kế tiếp là trận giặc khủng bố.

b. An ninh quốc gia: trận giặc khủng bố

Sau khi bọn khủng bố Hồi Giáo Bin Laden tấn công Tháp Đôi (Twin-Towers) của Nữu Ước, những biện pháp an ninh chống xâm nhập được áp dụng rất chặt chẽ đối với đường hàng không và cho thấy sự thành công to lớn. Điều đáng tiếc và đáng lo ngại là: nếu bọn khủng bố sử dụng biên giới Mễ Tây Cơ thì sao? Không ai có câu trả lời ngay lập tức, vì không ai có giải pháp tức thời. Muốn xây một bức tương biên giới phải mất nhiều năm. Cái nguy hiểm lớn hơn là, trước khi Ông Trump trở thành Tổng Thống, không ai có khả năng giải quyết vấn đề biên giới vì nhiều lý do: Ông Clinton thì quá bận hút xì gà Monica trong Phòng Bầu Dục, Ông Bush “con” thì mắc kẹt với những nhóm quyền lợi riêng (có thể là Hispanic), Ông Obama thì bận o bế người nhập cư lậu để hốt phiếu cho đảng Dân Chủ. Vậy thì giải quyết vấn đề biên giới làm cái quái gì?

Nhiều nhà “lãnh đạo” chính trị Hoa Kỳ sợ đụng chạm tới quyền lợi của cử tri “Hispanic” và không biết rằng có lợi hay có hại khi giải quyết vấn đề biên giới Mễ Tây Cơ.

c. Nhập cư lậu

Tới đây ta mới nhìn thấy chiều sâu của vấn đề an ninh biên giới Hoa Kỳ – Mễ Tây Cơ nó phức tạp như thế nào trong mấy năm qua. Tổng Thống Trump luôn luôn tìm cách xây bức tường biên giới, nhưng phe Dân Chủ đã dùng mọi cách để ngăn chặn, nhất là từ khi Hạ Viện rơi vào tay Bà Pelosi. Mặc dầu vậy, với quyết tâm chặn đứng dòng người di dân bất hợp pháp, Ông Trump đã động viên nhiều ngàn vệ binh quốc gia và quân đội để canh giữ biên giới. Các cô các cậu đỉnh cao trí tuệ của Dân Chủ đi sang các nước Trung Mỹ để hướng dẫn, xúi giục, và tổ chức những đoàn Caravan vượt biên giới Guatemala vào Mễ và vượt cả ngàn cây số, nhắm vào biên giới Hoa Kỳ – Mễ Tây Cơ. Trong khi đó thì truyền thông thiên tả của Mỹ đêm ngày tụng kinh, gõ mõ, yểm trợ tinh thần, và Bà Pelosi cùng với phe Dân Chủ ở Hạ Viện bác bỏ những dự án ngân sách mà Ông Trump khẩn cấp đòi hỏi cho việc xây dựng “bức tường”. Với những hành động và thái độ nói trên, đảng Dân Chủ muốn mạnh mẽ khuyến khích dân nhập cư lậu vượt qua biên giới càng nhiều càng tốt, càng nhanh càng khỏe cho phe Dân Chủ.

Thái độ tích cực ủng hộ và khuyến khích của phe Dân Chủ đã khiến cho đám di dân lậu hồ hởi và đổ xô đi tổ chức phong trào vượt biên giới Guatemala vào Mê Tây Cơ, và thuê xe vận tải, họp thành những đoàn lữ hành di dân (caravan), ít nhất là qua hai đợt di dân lớn, có đợt lên tới khoảng 14,000 người. Trong khi những đoàn “caravan” này rầm rộ đi về phía biên giới California thì Bà Pelosi và ông Schumer ngồi rung đùi trước cơn khủng hoảng di dân này. Họ nghĩ rằng Ông Trump sắp sửa sập tiệm.

Nhưng Ông Trump đã có cách giải quyết vấn đề hóc búa này: thứ nhất, ông tăng cường lực lượng ICE (kiểm soát cửa khẩu) cùng hợp tác với quân đội, cứng rắn đối phó với những kẻ nhập cư lậu; thứ hai, thay đổi cách ứng xử với những kẻ nhập cư lậu, bằng cách “tống cổ về bên kia biên giới”, thay vì “ôm cổ lôi vào bên này biên giới” theo “sáng kiến thiên tài” (arrest and release) của Ông Obama; thứ ba, Ông Trump đe dọa đóng cửa biên giới với Mễ Tây Cơ, vì chính Mễ Tây Cơ đã không ngăn chặn biên giới Guatemala và gián tiếp gây khó khăn cho Hoa Kỳ, dẫn tới làn sóng di dân lậu tại cửa ngõ Hoa Kỳ.

Sự đe dọa của Ông Trump làm cho Tổng Thống Mễ Tây Cơ rụng rời cả hai chân hai tay. Một ngày đóng cửa biên giới sẽ làm cho Mễ Tây Cơ bị thiệt thòi biết bao nhiêu triệu Mỹ Kim. Ông Trump hăm dọa nhưng có làm thật hay không? Tổng Thống Mễ Tây Cơ làm sao biết được. Không có ông bà thầy bói nào giải đoán được cái “thiên cơ bất khả lậu này”. Tổng Thống Mễ Tây Cơ đành phải “nhắm mắt đưa chân” theo quyết định của Ông Trump.

Cũng dễ giải quyết thôi. Tổng Thống Mễ Tây Cơ ra lệnh cho những bà con cô bác di dân lậu phải chọn một trong hai giải pháp: một là, ở lại Mễ Tây Cơ, và có thể chờ nhập cư có trật tự vào Mỹ, khoảng thời gian có thể kéo dài năm hoặc mười năm, hoặc tệ lắm là “một vài trăm năm” tùy theo hên xui (!!!); hai là, đi caravan có trật tự “trở về mái nhà xưa”, và làm đơn kiện các cô các cậu “đỉnh cao trí tuệ” của phe Dân Chủ đã xúi trẻ ăn cứt gà. Thực tế là cuộc sống “lều” trong trại tập trung ở Mễ không được xa hoa cho lắm, mặc dầu chính phủ Mễ hứa cho trợ cấp, giúp định cư, giúp tìm công ăn việc làm, và con cái được đi học miễn phí. Vì thế đa số những kẻ bị xúi dại đi caravan tới biên giới Mỹ, đã phải bái bai Mỹ bằng caravan trở về quê mẹ. Và chỉ có hơn một ngàn người di dân ở lại Mễ Tây Cơ. Lúc đó là cuối năm 2018.

Mặc dầu những sự cản trở có hệ thống của phe Dân Chủ, sự quyết tâm của Ông Trump đã có tác dụng tích cực. Trong khoảng thời gian năm đầu tiên của chính phủ Trump, số di dân bất hợp pháp đã giảm 24%, theo báo cáo của Bộ An Ninh Nội Địa (Home Land Security).

Trước kia, do chính sách của Ông Obama, cơ quan cảnh sát biên giới chỉ bắt những di dân có tội hình sự để trục xuất.5 Đối với những người còn lại thì sau khi bị bắt sẽ được thả vào nước Mỹ (chính sách “Arrest then Release”) để tự do đi vào những khu an toàn của Dân Chủ, gọi là Sanctuary Cities, bất kể họ là người lương thiện hay trộm cướp giết người. Ở đó, họ sẽ thành những đảng viên Dân Chủ trung kiên trong tương lai, một cách ngon ơ. Trái với chương trình của Ông Obama, Ông Trump đã ký quyết định hành pháp, ra lệnh bắt giữ tất cả những di dân bất hợp pháp đã can án, và trong năm đầu tiên số người bị bắt giữ và trục xuất đã tăng 92%.6 Điều này làm cho đảng Dân Chủ và Ông Obama đau hơn thiến, vì, do quyết định của Ông Trump, họ bị mất hụt những người đáng lẽ trở thành tay sai Dân Chủ đắc lực để đánh phá nước Mỹ.

d. Bức Tường Biên Giới – Hệ Thống Chiếu Khán Lỗi Thời – DACA.

Mặc dầu bị Hạ Viện của Dân Chủ cản trở trên mọi bước đi, và bị thiếu hụt ngân sách, ông Trump đã lặng lẽ tiến hành xây bức tường biên giới phía Nam, sử dụng biện pháp du di ngân sách trong hoàn cảnh khẩn trương. Tới nay, 300 miles của bức tường biên giới đã hoàn tất, và ông Trump hứa mỗi tuần lễ sẽ xây thêm được 10 miles, nếu tái đắc cử Tổng Thống. Như vậy, trong khỏang thời gian hơn một năm, Ông Trump có thể hoàn thành việc xây cất bức tường. Lời hứa này lại càng làm đảng Dân Chủ trở nên khủng hoảng tinh thần một cách trầm trọng hơn nữa. Nếu trong nhiệm kỳ thứ hai, ông Trump nắm được cả Hạ Viện lẫn Thượng viện, thì có hy vọng đạt được những đạo luật di trú mới để bít kín những kẽ hở về di trú, và có thêm ngân sách để hoàn tất việc xây cất bức tường biên giới một cách mau lẹ hơn.

Bức tường là một biện pháp vật chất để thi hành và thực hiện luật di trú. Trên mặt giấy tờ của thủ tục di trú, cũng có nhiều điều cần thực hiện để bịt kín những lỗ hổng của chính sách di trú. Một trong những lỗ hổng đó là trong hệ thống chiếu khán (visa system), quy tắc “nhập cư theo giây chuyền” (chain migration) cho phép một thường trú nhân hợp pháp có quyền bảo trợ thân nhân xin nhập cư. Ông Trump đã đề nghị bãi bỏ quy tắc giây chuyền nói trên sau khi có một tên khủng bố gốc Bangladesh nổ bom đường xe điện ngầm tại New York, và hắn ta là người nhập cư theo diện “giây chuyền”.

DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals) là một rắc rối khác liên quan đến vấn đề nhập cư lậu. Đây là một dự án từ thời Tổng Thống Obama liên quan đến con cái của những người nhập cư lậu, đề nghị được phép ở lại sau khi bố mẹ bị trục xuất. Con số những đứa trẻ này lên tới 800,000 vào năm 2017. Đề án này chưa bao giờ được biểu quyết, vì bị chặn lại ở Thượng Viện.

DACA là một đề tài được phe Dân Chủ khai thác bằng cách đưa ra lý do nhân đạo, và trưng ra những hình ảnh gây xúc động cho thấy dưới thời Ông Trump những đứa trẻ nhập cư bất hợp pháp bị bạc đãi trong những khu tập trung bẩn thỉu, thiếu tiện nghi, và hỗn tạp. Truyền thông thiên tả liền khai thác chủ đề này để tấn công Ông Trump là kỳ thị người di dân. Chẳng may cho Dân Chủ và truyền thông thiên tả, người ta khám phá ra bức hình được chụp dưới thời Ông Obama, và khu tập trung đó được quản trị dưới thời Obama. Truyền thông thiên tả và đảng Dân Chủ đau tái tê trong vụ này.

Trên đây là một sự phân tích tóm tắt cho thấy một số những khó khăn mà Ông Trump phải đối phó để giành lại quyền lợi của nước Mỹ đã mất vào tay Trung Cộng. Nó cũng cho thấy chính nhóm người xã hội chủ nghĩa Hoa Kỳ đã hy sinh quyền lợi của Hoa Kỳ, và tận tụy phục vụ quyền lợi của Trung Cộng và quyền lợi của những ngoại nhân khác không phân biệt tốt xấu. Họ đã thất bại trong mục tiêu nói trên.

Ngày 4 tháng 10 năm 2020

Bài liên quan:
  • Tập nghi ngờ động cơ thực sự đằng sau lời mời của Trump
    Katsuji Nakazawa
  • Tác động của chính quyền “kiểu Trump” đối với Trung Quốc
    James Palmer
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 22/12/2024. Năm 2024: Những biến cố gây bất ổn, những thách thức, đối đầu tại Trung Đông và Châu Á-Thái Bình Dương
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • Về vấn đề kiểm soát vũ khí thông thường và chấm dứt chiến tranh Ukraine
    William Lippert
  • Trung Quốc cần một cách tiếp cận mới ở Syria
    James Palmer