GS Vũ Quý Kỳ

Bài Số 4

Trước đây, trong bài số 3, chúng ta vừa tìm hiểu về âm mưu toàn cầu hóa nhằm giật sập nền kinh tế Hoa Kỳ. Mục tiêu của toàn cầu hóa là tiêu diệt nền kinh tế tư doanh và biến Hoa Kỳ thành xã hội chủ nghĩa. Tổng Thống Trump đã phá hư kế hoạch toàn cầu hóa. Mặt khác, chúng ta cũng thấy Ông Trump đã giải quyết vấn đề an ninh quốc gia, vấn đề biên giới Mễ Tây Cơ, vấn đề nhập cư lậu, vấn đề khủng bố Hồi Giáo, và hòa bình Trung Đông.

Trong bài số 4, chúng ta sẽ tìm hiểu một cách tóm lược những thành công của Ông Trump trong chính sách đối nội, đặc biệt là trong lãnh vực kinh tế, một lãnh vực có ảnh hưởng quyết định tới cuộc bầu cử Tổng Thống. Mặt khác, ta cũng sẽ thấy Ông Trump và Hoa Kỳ đang phải đối phó với một kẻ thù cực kỳ nguy hiểm ngay trong nước Mỹ. Đó là nạn bầu cử gian lận đi đôi với những đòi hỏi bầu cử bằng thư mà đảng Dân Chủ đưa ra một cách giai giẳng và lỳ lợm.

I. Kinh Tế

Về phương diện kinh tế, Ông Trump còn chứng tỏ ông ta “trên cơ” đối với nhiều kinh tế gia như giáo sư Paul Krugman của đại học Princeton, người đã tiên đoán vào đêm bầu cử 2016 rằng Trump sẽ làm cho kinh tế Hoa Kỳ sụp đổ (market crash) và Hoa Kỳ sẽ không bao giờ ngóc đầu dậy được.7 Giáo sư Krugman là người lãnh giải hòa bình Nobel về kinh tế học. Ba năm sau khi ông Trump nắm chính quyền, số người có việc làm tăng lên xấp xỉ 10 triệu. Nỗi ám ảnh về suy thoái hay sụp đổ kinh tế theo chu kỳ 9, 10 năm đã làm nhiều người tính toán sai lầm trong công việc doanh thương. Xem ra chu kỳ này phải thay đổi theo thời khóa biểu của Trump. Ngay trong giai đoạn đại dịch tại Hoa Kỳ, trong vòng ba tháng 5, 6, và 7, ông Trump đã đem lại việc làm cho khoảng 8.7 triệu người Hoa Kỳ. Cho tới lúc này, đầu tháng 9, Tiến Sĩ Phạm Đỗ Chí viết:

Thật là đầy thú vị, Wall Street Journal vào ngày Labor Day (4-5/9) cuối cùng phải đưa ra một bức tranh tươi sáng mầu hồng về sự phục hồi kinh tế Hoa Kỳ đang diễn ra, như đã quan sát được vào cuối tháng Tám.“Trong khi ghi nhận thêm 1,4 triệu người có việc làm, bất chấp quan điểm của những người bi quan, điều này đã giúp mang lại 10,5 triệu việc làm trong 4 tháng qua, tương ứng vào khoảng nửa số việc làm đã bị mất do suy thoái kinh tế bắt đầu vào tháng Hai”.8

Và yếu tố kinh tế là yếu tố quyết định trong cuộc bầu cử 2020.

Giáo sư Kinh Tế Krugman không phải là người duy nhất tính sai. Ông Obama cũng là một trong nhiều người tính toán sai lầm về sự thành công của Ông Trump. Bình luận về dự kiến của Ông Trump sẽ phát triển kinh tế tới mức 3%, Ông Obama nói rằng: nếu tôi không đạt được mức tăng trưởng như thế, thì làm sao Ông Trump có thể làm được? Ông Obama chỉ đạt được 1.88%. Ông Trump đã đạt mức phát triển trung bình là 3.3% mỗi năm. Dĩ nhiên, thành tích của Ông Obama chỉ gồm có “tổ chức cộng đồng” (Community Organizer), thì làm sao có thể so sánh với Ông Trump về phương diện kinh tế. Một con ếch ngồi đáy giếng thường hay coi trời nhỏ như cái vung, là thế vậy.

Mặt khác, theo nhãn quan kinh tế cổ điển, có người viết rằng sự thành công của Ông Trump là do sự gỡ bỏ rất nhiều quy luật hành chánh (regulations) do Ông Obama đặt ra, gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế. Và theo lý luận này, Ông Trump không làm gì cả đối với sự vận hành của nền kinh tế, và đã để cho nền kinh tế “tự nó thành công”. Đây cũng là một quan điểm mới, đáng lưu ý về hiện tượng “nền kinh tế tự sướng”.

1. Chính sách kinh tế của Ông Trump nhằm mục đích gì?      

Trước hết ông Trump đã khởi sự chương trình kinh tế nhằm mục đích: thứ nhất, kích thích và khuyến khích ngành tư doanh (private enterprise), tức là trái ngược với khuynh hướng xã hội chủ nghĩa luôn luôn tìm cách tiêu diệt ngành tư doanh; thứ hai, tạo ra công ăn việc làm cho những người Mỹ đang thất nghiệp và đem công ăn việc làm từ ngoại quốc về Mỹ. Mục đích của Ông Trump là đảo ngược kế hoạch toàn cầu hóa của các cô các cậu “xã hội chủ nghĩa”. Bảo vệ việc làm cho người Mỹ là mối quan tâm lớn của Trump; thứ ba, giúp cho Hoa Kỳ tự cường về năng lượng.

2. Để đạt những mục tiêu Kinh Tế nói trên, Ông Trump đã có những biện pháp gì?

Ông Trump đã đi ngược lại đường lối xã hội chủ nghĩa của đảng Dân Chủ và Obama. Đúng như ở trên đã nói, trước hết Ông Trump đã gạt bỏ những trở ngại cho việc phát triển kinh tế bằng cách hủy bỏ những quy luật ràng buộc chân tay của giới tư doanh, và sau đó khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Đồng thời Trump tích cực chấm dứt những sự phí phạn công quỹ liên bang.

                        — Dẹp bớt quy luật hành chánh: Thay vì bóp nghẹt các ngành tư doanh bằng cách tung ra hàng ngàn quy luật hành chánh, Ông Trump đã bãi bỏ hầu hết những quy luật của Ông Obama có tính cách cản trở phát triển kinh tế. Ngay khi mới vào Tòa Bạch Ốc, tháng 1, 2017, Ông Trump đã cam kết sẽ xóa bỏ 75% những quy luật mà Ông Obama đã đặt ra nhằm chặn đứng nền kinh tế tư doanh và giúp thực hiện xã hội chủ nghĩa.

                        — Hạ thuế lợi tức: Trong mục tiêu phát triển kinh tế tư doanh, Ông Trump đã thi hành  đúng lời cam kết khi ứng cử, đó là cắt giảm thuế lợi tức để khuyến khích phát triển kinh tế tư doanh. Đầu năm 2017, Ông Trump đã đề nghị quốc hội để cắt giảm thuế lợi tức doanh thương từ 35% xuống khoảng 15% – 20%.  Hai hành động nói trên một phần lớn đã giúp làm bùng phát nền kinh tế, một hiện tượng mà ít ai ngờ tới, kể cả Obama và giáo sư Krugman. 

                        — Áp lực các công ty Mỹ tại ngoại quốc nhất là tại Trung Cộng: Trong mục tiêu “đem công ăn việc làm” từ ngoại quốc về, Trump đã đưa ra giải pháp đánh thuế thật cao các hàng hóa sản xuất tại Trung Cộng hoặc Mễ Tây Cơ do các hãng xưởng của Mỹ sản xuất rồi nhập cảng vào Hoa Kỳ. Mức thuế này đủ cao để làm cho các hãng xưởng này lỗ, hoặc không có lời. Mặt khác Ông Trump lại đề ra chính sách tưởng thưởng những xí nghiệp Hoa Kỳ tại ngoại quốc khi họ mang xí nghiệp của họ trở về Mỹ. Ngay từ tháng 1 năm 2017, Trump đã triệu tập một hội nghị với một số đại diện các hãng kỹ nghệ lớn như Ford, Dell Technologies, Tesla và nhiều hãng khác để nghe những lời đề nghị của họ về phương hướng kích thích nền kinh tế. Ông Trump đã đe dọa đánh thuế thật cao đối với các sản phẩm nhập cảng vào Mỹ nếu các công ty Hoa Kỳ đem cơ sở ra ngoại quốc. Và ông Trump đã không ngần ngại điểm mặt các công ty nào vi phạm quy luật của Ông.

                        — Phục hồi việc làm trong ngành năng lượng: Khai thác tài nguyên năng lượng sẵn có của Hoa Kỳ cũng là một mục đích tạo ra công ăn việc làm, đã từng bị phe cấp tiến của đảng Dân Chủ ngăn cản từ nhiều thập niên đã qua, với lý do bảo vệ môi sinh. Trump đã làm phục hồi trở lại các mỏ than, thúc đẩy kỹ thuật khai thác dầu hỏa sử dụng kỹ thuật fracking, kể cả các kỹ thuật sẵn có. Với sự thúc đẩy của Trump trong lãnh vực năng lượng, Hoa Kỳ vừa tăng thêm việc làm cho người dân, vừa trở thành độc lập về năng lượng và không bị lệ thuộc vào áp lực dầu hỏa của ngoại quốc. Chẳng những thế, Hoa kỳ còn có thể cung cấp năng lượng cho Âu Châu và Gia Nã Đại.

                        — Chặn đứng những sự phí phạm công quỹ Liên Bang: Tiểu bang California đã vay liên bang $3.5 tỷ để xây một đường cao tốc (High-Speed Rail Project) từ Los Angeles lên San Francisco, do Tổng Thống Obama chấp thuận. Tới giữa tháng 2, 2019, Ông Thống Đốc mới là Gavin Newsom tuyên bố ngưng việc xây cất sau khi đã chi tiêu $2.5 tỷ. Ông Trump đã chặn lại số tiền $1.00 tỷ, và đòi lại số tiền $2.5 tỷ vì khế ước bị bỏ dang dở, và Tiểu Bang California nợ Liên Bang $3.5 tỷ. Việc tranh cãi còn có thể kéo dài. Trong khi đó, nguồn tin ngoài hành lang cho biết chồng của bà Thượng Nghị Sĩ Dianne Feinstein có thể dính vào một phần quyền lợi lên tới 1 tỷ mỹ kim trong kế hoạch xây cất này. 

Với những hành động đột phá về phát triển kinh tế và khai phóng lực lượng lao động, Ông Trump trực tiếp đem cơm áo và công ăn việc làm đến cho nhiều gia đình lao động thuộc đủ mọi thành phần dân chúng từ Mỹ Đen tới Mỹ trắng, Mỹ vàng, và Mỹ nâu. Ông ta đã thành công lớn trong việc giảm thiểu nạn thất nghiệp và nạn ăn bám Welfare-Foodstamp. Ta nhớ rằng dưới thời Ông Obama, số người ăn welfare-foodstamp đã gia tăng từ 35 triệu lên 50 triệu người, mặc dầu Ông Obama đã chi tiêu 1000 tỷ mỹ kim cho kế hoạch kích thích kinh tế (economic stimulus). Nguyên nhân chính đưa tới sự thất bại là Ông Obama sử dụng số tiền “kích thích kinh tế” để tuyển dụng người vào hệ thống thư lại (bureaucracy), một lãnh vực “phi sản xuất” của nhà nước, thay vì tạo công ăn việc làm trong lãnh vực kỹ nghệ chế biến (manufacturing) hoặc tư doanh (free enterprise) hoặc xây dựng hạ tầng cơ sở. Một cách tóm lược, sự so sánh nho nhỏ nói trên cho thấy sự khác biệt giữa quan niệm kinh tế tư doanh và kinh tế xã hội chủ nghĩa.

Ngoài những sự tìm hiểu nói trên trong phương diện kinh tế, người dân rất quan tâm đối với một số tin tức tiêu cực trong lãnh vực bầu cử. Vấn đề gian lận trong lãnh vực bầu cử trong nhưng tuần lễ gần đây đã trở thành một đề tài khá nóng bỏng.

II. Quốc Nạn – Gian lận bầu cử

Truyện Ngày Xưa. Trước đây tròm trèm 150 năm, có một vụ âm mưu gian lận bầu cử bằng thư qua đường Bưu Điện đã bị khám phá. Đó là năm 1864, và đây là cuộc tái ứng cử của Ông Abraham Lincoln, phe Cộng Hòa. Vì hoàn cảnh chiến tranh của cuộc nội chiến, ban đầu có tiểu bang Pennsylvania làm luật cho phép binh sĩ được phép bỏ phiếu trong khi vắng mặt (với absentee ballot). Sau đó có 20 tiểu bang Miền Bắc cũng đã thay đổi luật để binh sĩ đang chiến đấu ngoài mặt trận có thể bỏ phiếu bằng thư absentee ballot.

Vì thủ tục bỏ phiếu bằng thư có nhiều kẽ hở để gian lận, nên một kế hoạch gian lận tinh vi và quy mô bằng cách đánh tráo phiếu bầu cử đã diễn ra tại Washington DC, Baltimore, và New York. Nhờ có mật báo, kế hoạch gian lậu bầu cử đã bị phanh phui, và những người đầu não là Moses Ferry và Edward Donahue đã bị bắt, bị xử án và đi tù. Sau vụ đổ bể của âm mưu gian lận của phe Dân Chủ, Tổng Thống Abraham Lincoln đã tái đắc cử và thắng phe Dân Chủ do Tướng George McClellan đại diện.

Truyện Ngày Nay. Vào năm 2020, vấn đề gian lận bầu cử lại rộ lên vì một số biến cố liên quan đến đảng Dân Chủ: trước hết là câu truyện “ballots harvesting” trong cuộc bầu cử bán phần năm 2018, sau đó là sự khám phá ra vụ trên dưới 1 ngàn người bỏ phiếu 2 lần tại tiểu bang Georgia, cũng vào dịp bầu cử nói trên. Ngày 3 tháng 9, 2020, cơ quan ICE9 ra một thông cáo báo chí, cho biết có 19 người nhập cư lậu bị kết tội gian lận bầu cử tại tiểu bang North Carolina. Những người ngoại quốc này đã đi bầu trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2016. Một đại bồi thẩm đoàn đã kết án bẩy can phạm vào những tội nói dối khi nộp đơn bầu cử, khai man là có quốc tịch Mỹ, và bỏ phiếu một cách bất hợp pháp. Mười hai người còn lại bị kết tội bầu cử bất hợp pháp. Bẩy người ở trên có thể bị tù tới 6 năm trong nhà tù liên bang, bị phạt tiền 350,000 mỹ kim. Mười hai người phạm tội nhẹ hơn có thể bị phạt tù 1 năm, hoặc có thể bị phạt tiền 100,000 mỹ kim.

Số người gian lận nói trên bị khám phá trong một tiểu bang Cộng Hòa, và có kiểm soát tương đối đàng hoàng. Tại những tiểu bang hay thị xã Dân Chủ, có sanctuary cities để bảo vệ tất cả những kẻ phạm pháp, trộm cướp, giết người, người ta không có cách gì để khám phá ra bao nhiêu ngàn người đã gian lận, hoặc sẽ gian lận.

1. Bỏ phiếu bằng thư

Nhớ lại câu truyện bỏ phiếu bằng thư, xấp xỉ 150 năm về trước, và kế hoạch gian lận quy mô chống lại ông Tổng Thống Cộng Hòa Abraham Lincoln, người ta không khỏi giật mình khi đảng Dân Chủ ngày nay lại nhất mực đòi phải chấp nhận bỏ phiếu bằng thư. Họ lợi dụng sự đe dọa của cơn đại dịch và quy luật “khoảng cách ly xã hội” để nói rằng đến phòng phiếu là một điều nguy hiểm. Trên thực tế họ vẫn thoải mái đi supermarket đều đều, và bà Pelosi lén lút đi gội đầu không đeo khẩu trang mà cũng không thấy ai bị chết vì Covid Virus. Câu truyện “em bé Pelosi” bị vỡ lở làm trò cười từ Miền Viễn Tây sang Miến Viễn Đông và khiến cho sự đòi hỏi bầu cử bằng thư trở nên vô duyên hơn là “bánh đúc chấm tương mà không có vôi ăn trầu trong bánh đúc”.
Sự thật ở đây là:
Thứ nhất, bỏ phiếu tại phòng bầu cử không nguy hiểm hơn đi chợ ở supermarket.
Thứ hai,  bỏ phiếu bằng thư không an toàn. Trái lại, chắc chắn đưa đến gian lận.

2. Tại sao không an toàn?

a. Hai câu truyện xảy ra tại California được tường thuật trên Conservative Journal,10 September 8, 2020. Câu truyện thứ nhất do báo cáo của Thượng sĩ Christian Hauptman, sở Cảnh Sát Glendale, đã xẩy ra ở block 1000, đường Allen Avenue: những đống thư và kiện hàng bị vất bỏ bừa bãi ở sau một nhà tắm hơi. Phe Dân Chủ nói rằng việc bầu cử bằng thư rất an toàn. Thật vậy, nếu không có ai đụng tới những đống thư bị vất tung tóe ở dưới đất, thì chúng vẫn nằm “an toàn” ở sau nhà tắm hơi ở Glendale, và không ai biết được chúng bị thất lạc cho tới nhiều năm sau đó.

Câu truyện thứ hai xẩy ra ở bên ngoài Tiệm 7Q Spa Laser & Aesthetics là nơi có máy video thu hình theo dõi sự di động của một xe truck lớn của hãng Budget cho thuê, đã lùi vào bãi đậu xe. Máy thu hình cho thấy nhân viên xe truck chậm rãi vứt những kiện hàng xuống đất … một cách rất “an toàn” và “Dân Chủ”. 

Tờ LA Times báo cáo rằng những sở Bưu Điện của vùng Los Angeles đã bị cắt ngân sách, và trở nên hỗn loạn. Vì thế có những tệ nạn xẩy ra, ví dụ những kiện hàng bị vứt bừa bãi, trong đó có cả thức ăn hư thối. Hiện tượng này là dấu hiệu của tình trạng bất lực, hoặc thiếu nhân viên điều hành, hoặc cố tình trễ nải. Đã từ lâu, có một số người nào đó trong nội bộ cơ quan bưu điện đã lấy trộm thơ, và vứt đi thay vì chuyển tới tay người nhận, với mục đích phá hoại. 

b. Bỏ phiếu bằng thư tại Pennsylvania và Wisconsin

Ngày 24/9/2020, Văn Phòng Biện lý của Middle District of Pennsylvania thông cáo11 về một truyện vứt bỏ (discard) những phiếu bầu cử của một số quân nhân tại một phòng bầu cử thuộc  quận Luzern (Luzern County Board of Election). Người ta tìm thấy 9 lá phiếu bị vứt bỏ, đều là phiếu bầu cho Trump. Ngoài ra người ta không biết tất cả có bao nhiếu phiếu bị vất bỏ như vậy. Chúng ta cũng phân vân và phỏng đoán rằng những lá phiếu này đã “bất mãn với người bỏ phiếu cho Trump, và tự ý bò ra khỏi thùng phiếu để đi bụi đời”. Và không biết thật sự có bao nhiêu ngàn lá phiếu “bò đi bụi đời” như vậy.

Theo báo cáo của “Patriot Outlook”,12 thì 7 trong số 9 lá phiếu đã bầu cho Tổng Thống Trump, và 2 lá phiếu kia đã bị nhân viên Bưu Điện bóc ra rồi dán lại. Người ta không biết nhân viên Bưu Điện Luzern đã bóc ra hai phong bì đựng hai lá phiếu để làm gì. Bộ Tư Pháp đã xác nhận tin tức về 9 lá phiếu bị vất bỏ (đi bụi đời) tại Pennsylvania.

Ngoài ra, Patriot Outlook cũng trích dẫn tin tức của Fox News, cho biết có 3 “cần xế” (trays of mails) chứa đầy thư trong đó có cả phiếu bầu cử vắng mặt (absentee ballots), bị đi bụi đời ở dưới đường mương (ditch line) tại Wisconsin. Và cơ quan Bưu Điện Wisconsin đang tiến hành điều tra. Người ta không hiểu tại sao những lá thư gửi qua Bưu Điện tại Wisconsin và Pennsylvania lại thích đi bụi đời tại đường mương như vậy. Có lẽ, theo sự suy nghĩ của đảng Dân Chủ thì cống rãnh là nơi “an toàn” để cho thư từ an nghỉ. Vì thế nên họ muốn bầu cử bằng thư cho việc gian lận được an toàn và dễ dàng.

Tổng Thống Trump thì không cù lần để tin những gì đảng Dân Chủ nói. Và vấn đề bầu cử bằng thư đã trở thành một hồi chuông báo động, như Joshua Caplan13 viết “Mail-in-voting Fraud Runs Rampant – 2020 At Risk” (Vấn đề gian lận trong sự bầu cử bằng thư đang tràn lan).

Và vấn đề “bầu cử bằng thư” có thể được coi là “nuclear option” thứ ba của đảng Dân Chủ.

c. Tình trạng bê bối nói trên dẫn đến một số mâu thuẫn chính trị:

Thứ nhất, Tổng Thống Trump thì quyết định cải tổ ngành bưu điện, nhưng phe Dân Chủ đòi hỏi hoãn lại cho tới sau cuộc bầu cử (có lẽ vì phe Dân Chủ có nhiều tay chân do Ông Obama gài lại trong cơ quan Bưu Điện). Nếu cải tổ Bưu Điện trước ngày bầu cử thì có thể vô tình sa thải một số lớn tay chân của đảng Dân Chủ nằm vùng trong sở Bưu Điện (deep state).

Thứ hai, Tổng Thống Trump thì chủ trương đi bầu như thường lệ tại phòng phiếu, nhưng phe Dân Chủ đòi bỏ phiếu bằng thư qua bưu điện, để dễ bề gian lận.

Thứ ba, Tổng Thống Trump đòi bỏ phiếu theo phương pháp cổ truyền có kiểm soát ID của người cử tri, nhưng phe Dân Chủ đòi bỏ phiếu bằng thư để không ai biết được người bỏ phiếu có hợp pháp hay không. Không ai có thể biết được bao nhiêu người bỏ phiếu bất hợp lệ. Nếu bỏ phiếu bằng thư, thì tại mỗi địa phương sẽ có bao nhiêu người bỏ phiếu không hợp lệ? Có thể có 100 hay 1000 hay 2000 người bỏ phiếu bất hợp lệ? Không ai có câu trả lời, nếu bỏ phiếu bằng thư.

d. Gian Lận Bầu Cử bằng thư là vấn đề then chốt có khả năng quyết định vận mạng của nền Dân Chủ Hoa Kỳ trong cuộc bầu cử năm 2020. Nếu phe Cộng Hòa không có biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa và chống lại mánh khóe gian lận của phe Dân Chủ, thì những vấn đề sau đây có thể sẽ xẩy ra:

Thứ nhất, việc kiểm phiếu sau ngày bầu cử sẽ trở nên quá phức tạp và kéo dài quá thời gian pháp định. Điều này có thể trở nên quá rắc rối, đưa đến sự kiện tụng giữa hai phe tranh cử.

Thứ hai, vì tình trạng gian lận tràn lan và phức tạp, sự kiện tụng giữa hai phe tranh cử có thể không giải quyết được bằng pháp lý tại tòa án, và phải đưa tới Tối Cao Pháp Viện, như đã xẩy ra năm 2000 giữa hai Ông Bush “con” và Algore.

Thứ ba, nếu việc kiện tụng phải đưa lên Tối Cao Pháp Viện, thì năm 2020 là năm đặc biệt vì cái chết của bà Ginsburg đã đưa tới tình trạng có 8 thẩm phán tối cao pháp viện, trong khi ứng viên Barret còn trải qua giai đoạn điều trần, truy vấn và biểu quyết tại Thương Viện. Giai đoạn này là giai đoạn sinh tử đối với phe Dân Chủ, và họ sẽ sử dụng mọi “nuclear option” dơ bẩn và hạ cấp nhất để phá và kéo dài việc biểu quyết cho bà Thẩm Phán Barret. Nếu phe Dân Chủ có thể kéo dài cuộc biểu quyết cho tới sau ngày bầu cử, thì Tối cao Pháp Viện lúc đó có 8 vị thẩm phán, phải đối phó với hai trường hợp có thể xẩy ra:

  • Trường hợp thứ nhất, năm thẩm phán thuộc phe bảo thủ bỏ phiếu ủng hộ Cộng Hòa, thì vấn đề tranh chấp được giải quyết mỹ mãn với tỷ lệ 5/3.
  • Trường hợp thứ hai, ông Thẩm Phán Robert bỗng nổi chứng chống lại phe bảo thủ như đã từng xẩy ra cách đây không xa lắm, đưa tới tỷ số 4/4, nước Mỹ sẽ rơi vào bế tắc, một cuộc khủng hoảng vì không có tổng thống.

Đứng trước sự quyết tâm chống phá của đảng Dân Chủ, Tổng Thống Trump và đảng Cộng Hòa có kế hoạch đối phó hay không? Nếu có, thì đây là vấn đề “thiên cơ bất khả lậu”.

Tóm lại, bài số 4 đã tóm lược mô tả đường lối giải quyết bài toán kinh tế của Tổng Thống Trump. Nó  cho ta thấy, trong ngót ba năm trời, Ông Trump đã đem Hoa Kỳ ra khỏi tình trạng bế tắc kinh tế, và phát triển mạnh từ mức 1.88% của Obama lên tới 3.3% vào cuối năm 2019. Trong 8 năm cầm quyền, Ông Obama đã tạo ra thêm 15 triệu người ăn welfare-foodstamp. Trong 3 năm cầm quyền, ông Trump đã thay đổi nhiều triệu người ăn welfare-foodstamp của ông Obama thành những người có công ăn việc làm. Đó là sự khác biệt rất căn bản giữa nền kinh tế tư doanh của Ông Trump và nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của Ông Obama và đàn em Joe Biden.

Cơn đại dịch là một đại họa cho Hoa Kỳ và trong một thời gian ngắn đã gây nên tình trạng suy thoái và khủng hoảng kinh tế, tạo ra bao nhiêu triệu người thất nghiệp tại Hoa Kỳ. Nhưng cơn đại dịch cũng là một cơ hội cho thấy tài thao lược của Ông Trump, đã chuyển nguy thành an. Tình hình đang khá hơn rất nhanh.

Nước Mỹ cần Ông Trump thêm bốn năm sắp tới, và từ nay tới cuộc bầu cử tháng 11 còn nhiều truyện ngoạn mục sẽ được trình bày trong bài số 5.

Ngày 25-9-2020

Xem Video Paltalk về đề tài này của GS Vũ Quý Kỳ

Chú Thích

7. Timothy H. Lee. NYT, Jan 4, 2018, Shock: New York Times Began 2018 Admitting Trump Economic Bump.

8. Phạm Đỗ Chí, Tiến Sĩ Kinh Tế, Những tin tức kinh tế khích lệ cho tháng 9.

9. AbsoluteNew.com, Immigrants Charged with Voter Fraud, 9/5/2020

10. Conservative Journal, September 8, 2020, Truck Loads of U.S. Mail Found Dumped in California. So    November’s Election Will Be Totally Fine.

11. Conservative Journal – September 25, 2020. 

12. Patriot Outlook, September 25, 2020.

13. The Right Wing Rebel, September 25, 2020.

Bài liên quan:
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 9/3/2024. Bầu cử sơ bộ “Siêu Thứ Ba”: Cử tri Hoa Kỳ đã dứt khoát lựa chọn và mạnh mẽ lên tiếng! Hướng đi của nước Mỹ?
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • HỘI LUẬN ngày 9/3/2024. Cựu TT Trump và TT Biden đều thắng áp đảo! Hướng đi của dân Mỹ? – TC họp Lưỡng Hội ra sao? Thông điệp gì?
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • Indonesia thẳng tiến trên đường dân chủ
    Ngô Nhân Dụng
  • Thẩm Phán Thomas Lên Tiếng Về Vụ
    Colorado Truất Quyền Ứng Cử Tổng Thống Của Ông Trump

    -Trần Phong Vũ
  • 23-1-24 Ông Trump Lại Thắng Lớn Ở New Hampshire
    -Trần Phong Vũ