Trần Phong Vũ

Một dụng tâm lộ liễu, cố hữu của tờ báo thiên tả Hoa Kỳ

Vài lời trước: Trong phần chuyển ngữ những trích đoạn trong Tâm Thư của cô Phạm Đoan Trang do tờ Washington thực hiện, vì phải tôn trọng lối diễn đạt trên tờ báo nên đối chiếu với nguyên bản Việt ngữ gốc có thể không theo sát từng chữ, xin quý độc giả thông cảm.

Một biệt lệ có dụng ý

Trên số báo hôm Thứ Sáu, 08-10-2020, tờ Washington Post đã có những lời lẽ đặc biệt đề cao nhân thân, khí phách, tinh thần yêu nước và thái độ kiên cường, dũng cảm của nhà báo tự do Phạm Đoan Trang gói ghém trong Tâm Thư của cô được luân lưu rộng rãi trong công luận Việt Nam và thế giới khi cô đoán trước mình sẽ bị nhà cầm quyền độc tài cộng sản bắt. Đây là một sự thật và cũng là niềm hãnh diện cho người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước.

           Điểm đặc biệt và cũng khác thường nhất xưa nay là tờ báo lừng danh thiên tả của Mỹ này đã dành khá bộn giấy mực để trích dẫn nhiều đoạn trong Tâm Thư của nhà bất đồng chính kiến với chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam này. Người viết sẽ có dịp trở lại vấn đề trong phần cuối bài viết ở một chi tiết liên hệ trong bài báo.

           Một đặc nét khác cũng khiến người đọc chú ý là tuy bài viết không chính thức được coi như quan điểm của tờ báo hàng đầu trong hệ thống truyền thông Mỹ, nhưng với tiêu đề “Ý Kiến của Ban Biện Tập” (Opinion by Editorial Board), hiển nhiên tờ Washington Post đã dành cho tác giả Tâm Thư một vị trí trang trọng. Đây là một biệt lệ có dụng ý của tờ báo.

Bài báo cho biết:

“Nhà hoạt động dân chủ lừng danh của Việt Nam đã tiên đoán việc mình bị bắt, xảy ra vào thứ Ba, với cáo buộc ‘làm, tàng trữ, phân phối hoặc phát tán thông tin, tài liệu và vật dụng chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’.
Bức thư của cô đã được đưa ra trước công luận, và nó hàm chứa một sức mời gọi rất đáng ghi nhận.”

(Vietnam’s most prominent democracy activist anticipated her arrest, which came Tuesday, when she was accused of “making, storing, distributing or disseminating information, documents and items against the Socialist Republic of Vietnam.
Her letter was made public, and it contained a remarkable appeal.)

Bài báo trích tiếp Tâm Thư của người nữ tù nhân lương tâm họ Phạm:

“‘Không ai muốn ngồi trong tù’ cô nói. ‘Nhưng nếu nhà tù là điều không thể tránh được đối với những người đấu tranh cho tự do, nếu nhà tù có thể phục vụ một mục tiêu đã hoạch định, thì chúng ta nên lấy làm hạnh phúc mà chấp nhận nó’.
‘Tôi không muốn tự do cho chỉ một mình tôi; đó là điều quá dễ,’ cô viết. “Tôi muốn một điều gì đó lớn lao hơn: tự do cho Việt Nam.”

(‘No one wants to sit in prison’, she said. ‘But if prison is inevitable for freedom fighters, if prison can serve a pre-determined purpose, then we should happily accept it’.
‘I don’t want freedom for just myself; that’s too easy’, she wrote. ‘I want something greater: freedom for Vietnam’)

Bám sát nội dung tâm thư của cô, tờ báo nhận định và  kèm theo trích dẫn:

hối thúc mọi người đừng vận động trả tự do cho cô, nhưng thay vào đó tìm kiếm các cải cách dân chủ, bao gồm bầu cử tự do và công bằng cho Quốc hội, đồng thời tập chú vào các bài viết và những tập sách của cô về các quyền chính trị, với các tiêu đề như Chính trị cho người bình dân’ ‘Chính trị của một Đất Nước Cảnh sát,Báo chí Công dân,Sổ tay (Cẩm nang) cho Gia đình Tù nhân và những người khác. Nếu bị nhà chức trách thẩm vấn, cô thề rằng cô sẽ không nhận tội, đầu thú hay cầu xin sự khoan hồng, nhưng sẽ luôn xác định rằng tôi muốn xóa bỏ chế độ độc tài ở Việt Nam’”.

(She urged people not to campaign for her release, but instead to seek democratic reforms, including free and fair elections for the National Assembly, and to focus on her writings and books about political rights, with titles such as Politics for the Common People, Politics of a Police State, Citizen Journalism, A Handbook for Families of Prisoners and others. If interrogated by the authorities, she vowed that she will not admit guilt, confess, or beg for leniency, but will always assert that I want to abolish dictatorship in Vietnam.)

Cô cũng viết:

Xin hãy chăm sóc mẹ tôi.

Tờ báo tường thuật tiếp:

Vụ bắt giữ Trang là vụ bắt giữ mới nhất và là hành vi trắng trợn nhất trong các động thái triền miên của CSVN nhằm xóa bỏ quyền tự do ngôn luận và bất đồng chính kiến, bao gồm cả vụ bắt giữ các bloggerscác nhà báo độc lập. Cuộc đàn áp dường như đang gia tăng cường đ trước Đại hội Đảng CSVN, được tổ chức 5 năm một lần, dự kiến ​​vào tháng Giêng. Cô Trang đang bị biệt giam, vốn là một thực hành theo thông lệ trong những trường hợp như thế. Điều 117 của bộ luật hình sự Việt Nam, theo đó Trang và những người khác bị buộc tội, có khả năng là 20 năm tù. Cô đã nói với Đài Á Châu Tự do vào tháng 5:

Tự do thường xuyên ngày càng bị giới hạn. nhưng lúc này có vẻ bị thu hẹp hơn và ngày càng trở nên nhiều bạo lực. Từ nay đến Đại Hội Đảng CS, phạm trù tư do sẽ càng ngày càng bị xiết kỹ, đồng thời đàn áp sẽ gia tăng hơn’”

(She also wrote: ‘Please take care of my mother.’

Ms. Trang’s arrest is the latest and one of the most flagrant in Vietnam’s long practice of squelching freedom of expression and political dissent, including arrests of bloggers and independent journalists. The repression appears to be intensifying ahead of a Congress of the Communist Party of Vietnam, held every five years, expected in January. Ms. Trang is being held incommunicado, a common practice in such cases. Article 117 of the Vietnamese penal code, under which Ms. Trang and others have been charged, carries a potential 20-year prison term. She told Radio Free Asia in May:

‘Freedom has always been restricted, but nowadays it seems to be narrower, and there’s more and more violence. From now until the party congress, the scope of freedom can be tightened more and more, and the suppression will increase.’)

Bài báo có ẩn ý gì trong những đoạn sau?

Sau những nhận định riêng kèm trích đoạn Tâm Thư của nhà bất đồng chính kiến lừng danh Phạm Đoan Trang với mục tiêu không giấu diếm là đề cao khí phách của cô, bài “Ý Kiến của Ban Biện Tập” trên tờ Washington Post phát hành hôm Thứ Sáu 09-10-2020 bắt đầu đề cập một vài vấn đề thời sự liên hệ. Từ đấy nhắm tới mục tiêu chỉ trích chính quyền của Tổng Thống Donald Trump về chính sách coi nhẹ vấn đề nhân quyền để khơi gợi trong tâm tư người đọc –bao gồm độc giả Việt Nam- về căn nguyên khiến Hànội xuống tay mạnh với các nhà bất đồng chính kiến với chế độ, trước mắt là blogger Phạm Đoan Trang. Bài báo viết:

Vụ bắt b diễn ra chỉ vài giờ sau khi Hoa Kỳ và Việt Nam kết thúc cuộc Đối thoại v Nhân quyền thường niên lần thứ 24 giữa đôi bên, một cuộc họp kéo dài ba giờ mà Bộ Ngoại giao cho biết đã giải quyết trên diện rộng các vấn đề nhân quyền’. Việc Việt Nam bắt giam nhà hoạt động dân chủ lừng danh ngay sát gót cuộc họp nói lên nhiều điều về vị thế ngày càng giảm sút của Hoa Kỳ trên thế giới dưới thời Tổng thống Trump, người đã nhiều lần làm lơ những vi phạm nhân quyền

 “Trong thư, Trang nhắc lại việc Việt Nam tống ngục những n bất đồng chính kiến, sau đó phóng thích họ với điều kiện trục xuất ngay lập tức, như trường hợp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, blogger được biết đến là Mẹ Nấm, người đã được thả t nhà tù Việt Nam và trục xuất sang Hoa Kỳ năm 2018. Cô Trang từ chối thân phận đó.

‘Hãy tập chú ít vào việc giải thoát tôi, cô ấy viết, và hãy quan tâm hơn vào mục tiêu của cô, bao gồm các cuộc bầu cử tự do và công bằng.

Đây là những lời lẽ của một nhà quán quân về Dân Chủ vừa vị tha và quả cảm”

 (Her arrest came just hours after the United States and Vietnam had finished the 24th Annual U.S.-Vietnam Human Rights Dialogue, a three-hour virtual meeting that the State Department said ‘addressed a wide range of human rights issues’. That Vietnam would seize its best-known democracy activist on the heels of the meeting says much about the diminished standing of the United States in the world under President Trump, who has repeatedly ignored human rights abuses…

In her letter, Ms. Trang recalled Vietnam’s practice of jailing dissidents, then releasing them under conditions of immediate expulsion, as with Nguyen Ngoc Nhu Quynh, the blogger known as Mother Mushroom, who was released from a Vietnamese jail and expelled to the United States in 2018. Ms. Trang rejected that fate.

‘Focus less on freeing me,’ she wrote, and more on advancing her cause, including ‘free and fair elections.’

Mặt thật thiên tả của tờ Washington Post

Nhớ lại đường lối, chính sách của các chính quyền Hoa Kỳ xưa nay, đặc biệt dưới thời các Tổng Thống Dân Chủ gần đây như Bill Clinton và Barrack Obama, ai cũng biết chuyện nhân quyền tại Việt Nam (và nói chung các quốc gia nhược tiểu) thường chỉ là câu chuyện đầu môi. Nó tương tự như một thứ chiêu bài giai đoạn để mua thời gian không hơn không kém. Riêng với trường hợp Trung Hoa Cộng Sản, ngay những quyền lợi thiết thân của Hiệp chúng Quốc Hoa Kỳ còn bị hy sinh trong suốt 16 năm dưới thời hai ông Clinton và Obama, nói chi đến chuyện nhân quyền. Chỉ cần nhìn riêng vào thái độ thờ ơ bỏ mặc cho Bắc Kinh thao túng về mọi lãnh vực, từ thâm nhập giáo dục đại học, ăn cắp tài nguyên, nhân sự, trí tuệ tới việc khoán trắng cho họ độc quyền sản xuất dụng cụ y tế, các loại thuốc men của các chính quyền Dân Chủ -kể cả Cộng Hòa- trong vòng ba thập niên qua, mà phải chờ tới thời ông Trump – nhất là khi đại dịch Vũ Hán bùng phát-, người ta mới bàng hoàng nhận ra tình trạng trống rỗng về các nhu dụng liên hệ tới sự an toàn sinh mạng người dân là nhu cầu cấp thiết trong lãnh vục y khoa, từ y cụ tới y dược phẩm. Và trong những trường hợp ấy truyền thông dòng chính Hoa Kỳ đã đóng góp được những gì hay lại là kẻ nội thù, tự biến mình thành con ngựa thành Troie, nối giáo cho giặc!

           Trong điều kiện bết bát như thế, sự kiện tờ Washington Post nhân chuyện cô Phạm Đoan Trang bị nhà cầm quyền CSVN truy bức, đổ lỗi cho ông Trump coi nhẹ vấn đề nhân quyền có chính đáng không hay chỉ thể hiện bản chất thiên tả cố hữu của cơ sở truyền thông này?          

Dù lươn lẹo, giấu diếm, che đậy cách nào tờ Washington Post và nói chung đa số các cơ sở truyền thông của Mỹ vẫn bị công luận ngay chính nhìn ra khuynh hướng thiên tả, không nhiều thì ít. Điều dị thường và cũng là điều đáng trách là trong rất nhiều trường hợp có những tổ hợp truyền thông lớncủa Mỹ đã bán rẻ lương tâm cho kẻ thù, đến nỗi phản bội lại chính quyền lợi của dân chúng và đất nước này, không phải chỉ bây giờ mà cả trong quá khứ.

Trong một bài viết với tiêu đề “Nhận diện truyền thông thiên tả Mỹ xưa nay” cách đây trên dưới một tháng, bản thân tôi đã có dịp đề cập một chứng từ sống của một chính khách nổi danh thuộc đảng Dân Chú là Thượng Nghị Sĩ Thomas J. Dood vào năm 1964. Trong lá thư gửi người đồng viện của ông có chân trong Ủy Ban Nội An Thương Viện khi ấy, với những bằng chứng vững chắc, ông Dood đã vạch trần thái độ và hành vi bất lương của một số báo chí Mỹ đã cố tình đưa tin sai lạc về cuộc chiến ngăn chặn làn sóng đỏ của chính quyền miền nam Việt Nam, đặc biệt là trong những biến cố xảy ra cuối năm 1963 dẫn tới cái chết oan khốc của anh em Tổng Thống Ngô Đình Diệm kéo theo sự sụp đổ của nền Đệ Nhất Cộng Hòa.

Ông còn chứng tỏ khá năng của một nhà tiên tri, khi nhận định thêm rằng: biến cố bi thảm ấy sẽ khó tránh cho Việt Nam khỏi bị nhuộm đỏ trong một tương lai không xa.

Với mục tiêu báo động cho Thượng Viện về tình trạng các chính quyền Dân Chủ vì cả tin vào hệ thống truyền thông khuynh tả đã có những quyết định tệ hại trong mối bang giao quốc tế, mà cố TT Kennedy trong cung cách hành sử với Việt Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa là một điển hình, Nghị Sĩ Dood còn đi xa hơn. Theo ông, trong và sau đệ nhị thế chiến, chỉ vì sự bất lương của báo chí Hoa Kỳ luôn ngả theo tả phái nên thường có luận điệu tâng bốc những lãnh tụ cộng sản và hạ bệ, bôi xấu phe quốc gia đưa tới những hậu quả vô cùng tệ hại. Thí dụ:

Trong thế chiến thư hai, họ tô vẽ trên mặt báo Mikhailovich là người hợp tác với Quân đồng minh và Titô là một nhà ái quốc vĩ đại theo chủ nghĩa Quốc gia. Kết cục Tướng Mikhailovich là kẻ phản bội dẫn tới sự thiết lập chủ nghĩa CS ở Nam Tư.

Sau thế chiến thứ hai, một số báo chí Mỹ lại đưa tin giả: Tưởng Giới Thạch là một tên lừa đảo và những người CS Trung Quốc là những nhà cải cách ruộng đất; và kết quả là sự nhìn gà hoá cuốc này đã dẫn đến chuyện thiết lập chế độ CS trên toàn Hoa Lục!

Chưa hết, vẫn theo Thượng Nghị Sĩ Dood, có những tờ báo nói cho dân Mỹ biết rằng Castro không phải là một tên CS mà là một kết hợp giữa Robin Hood và Thomas Jefferson; và kết quả là một chế độ CS ra đời tại đảo quốc Cuba, một mối họa tâm phúc cho an ninh Hoa Kỳ.

“Đi đêm hoài, ắt có ngày gặp ma”

Câu tục ngữ quen thuộc của người bình dân Việt Nam trên đây đã ứng vào trường hợp hai cơ sở truyền thông thiên tả lớn của Mỹ là CNN và Washington Post.

 Theo lời tự thuật của em Nick Sandman, một nạn nhân và cũng là một người hùng, trong dịp em được mời phát biểu tại đại hội đảng Cộng Hòa mới đây thì chỉ vì mang chiếc mũ ủng hộ sự sống thai nhi trên đầu, em đã bị những phần tử cực đoan tấn công. Khởi sự câu chuyện chỉ có thế. Nhưng tiếp theo đó, cả một hệ thống truyền thông thiên tả, trong số có đài CNN và tờ Washington Post đã hùa nhau đánh hội đồng em với những lời mạ lỵ thô bạo. Sự kiện này đã tạo nên một cú shock kinh hoàng làm tổn thương em về cả thể chất cũng như tinh thần.

Để trả lại sự thật cho công lý và một bài học đích đáng cho những kẻ lạm dụng Đệ Tứ Quyền chà đạp kẻ yếu, miễn cưỡng em phải nhờ đến sự can thiệp của luật pháp. Kết cuộc, phía truyền thông cánh tả đã phải bồi thường cho em tổng cộng mấy trăm triệu Mỹ Kim. Lý do em không đưa ra con số chính xác vì nghe đâu vụ kiện được điều đình bên ngoài tòa án mà vì có những ràng buộc cả bên nguyên bên bị phải tuân theo. Vẫn theo lời kể của Nick chỉ riêng tờ Washington Post, Văn phòng Luật sư của em đã đòi phải bồi thường cho em tới 250 triệu./.

Nam California, 10-10-2020

Bài liên quan:
  • Nhật Bản có thể là nơi trú ẩn rủi ro Trung Quốc trong bao lâu?
    The Economist
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 5/5/2024. Israel-Hamas sẽ ngừng bắn? Số phận của con tin Do Thái? TC tấn công tàu tuần duyên Philippines: Bão lớn trên Biển Đông?
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • Trung Quốc thực sự có bao nhiêu đòn bẩy trước Iran?
    Christina Lu
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 4/5/2024. Khủng hoảng lãnh đạo chưa từng có ở VN: Từ ‘Đốt lò’ sang ‘Đốt nhà’! Công an nắm quyền?
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • Iran đã vạch ra lằn ranh đỏ với Israel
    Sina Toossi