__________________________

Nền Kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa của Việt Nam phụ thuộc lớn vào du lịch, xuất khẩu dầu thô, đầu tư trực tiếp nước ngoài và nông nghiệp đã chính thức “giảm xuống 6,17%” cuối quý III 2021 so với cùng kỳ năm ngoái.  [1]

Hôm 29/9, Tổng cục Thống kê Việt Nam xác nhận, đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam biết tính toán và công bố GDP theo từng 3 tháng một, mà Việt Nam xếp 3 tháng vào 1 quý từ năm 2000, thời điểm 21 năm trước.

Số liệu GDP thuộc quý III 2021 tụt mạnh, làm cho GDP của Việt Nam 9 tháng năm nay chỉ tăng 1,42% – thấp hơn năm trước.

Trong tình cảnh này, nội bộ của Ba Đình biểu tỏ bối rối trong những tuyên bố khá lúng túng và đối chọi nhau. Hôm 16/9 Bộ Trưởng Tài Chánh Hồ đức Phước xác nhận với Quốc Hội “Ngân sách trống không”. Nay doanh nghiệp tư nhân xin hỗ trợ một ngân khoản đến 250.000 tỷ để hy vọng đến mãi năm 2023 mới bình thường lại được kinh tế vĩ mô, Nhà Nước còn im lặng.

Tổng Cục Trưởng Thống Kê Nguyễn Thị Hương giải thích: “Dịch COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ. Tăng trưởng âm trong 9 tháng năm 2021 của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế”:

“Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%.”

Sản phẩm nông nghiệp của vựa lúa và hoa màu Miền Nam từng nuôi dân cả nước. Trong thời kỳ đai dịch, CSVN ra lệnh “ngăn song cách chợ” làm cho nông sản tại nhiều tỉnh hư thối, trong lúc dân thành thị chết đói, có tiền cũng không mua được nông sản cho cuộc sống hàng ngày. Tình trạng này đưa đến tiêu dùng cuối cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%. Tạo ra mức nhập siêu 9 thang đầu năm 2021 đến 2,13 tỷ Mỹ kim (cùng kỳ năm trước xuất siêu 16,66 tỷ Mỹ kim).

Mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%, làm giảm 22,05%.”

Trong tình huống trên, Hiệp Hội các doanh nghiệp nước ngoài cảnh báo: “Việt Nam dường như đang bỏ lỡ những cơ hội khiến giới đầu tư có thể không quay trở lại. Nếu Việt nam “chậm mở cửa cơ hội đầu tư sẽ khó quay lại Việt Nam”. Hiện nay đã có 20% công ty ôm tiền sang nước khác, mở lối cho các doanh nghiệp khác ra đi.

Trên 4 tháng qua, Việt Nam theo đuổi chính sách “phong tỏa” gần như hoàn toàn những tỉnh có số lây nhiễm dịch bệnh cao khiến “hàng hóa không lưu thông, lao động không thể tiếp cận được công việc, đơn hàng của doanh nghiệp bị đình trệ, không thực hiện được, gây đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng”. Nhiều công ty mất hẳn đơn đặt hàng, phải đóng cửa. Đại diện các hiệp hội Doanh Nghiệp Nước Ngoài gồm: Amcham, EuroCham, KoCham, Acean USABC nhấn mạnh, sản xuất phải tái mở cửa, thiết lập trạng thái “bình thường mới” ngay bây giờ. “Chậm mở cửa, cơ hội đầu tư sẽ khó quay lại Việt Nam”.

Nếu không có chính sách “đáng tin cậy”, các nhà đầu tư tiềm năng mới cũng ngắm nghía mọi thị trường trước khi có quyết đinh “dừng chân”. Và như vậy, đối với các công ty này Việt Nam sẽ bỏ lỡ cơ hội lớn đón nhận các công ty đang phối trí đầu tư hậu đại dịch.  Ngoài ra, nếu Việt Nam không hành động ngay từ bây giờ sẽ không duy trì khả năng cạnh tranh liên tục trong khu vực và toàn cầu, kể cả so với Malaysia, Indonesia và Thái Lan. [2]

Đường lối điều hành kinh tế trong thời CoVid của Nội Các Pham Minh Chính là “phong thành”, ngược hẳn với cách điều hành kinh tế thị trường (một nền Kinh Tế Việt Nam luôn khao khát) là phải “mở” và “thông” thoáng. Tại Việt Nam ngày nay, nhiều vùng sản phẩm nông nghiệp hư thối, ứ đọng, nơi khác lại khát khao, có tiền cũng không mua được. Ngay cả giải pháp điều phối thị trường hàng hóa, Nhà Nước cũng nhân danh chống con giặc CoVid “cầm chịch” từng ly đẩy cả chục triệu người vào tình huống đói khổ là hậu quả đương niên phải đến của các giải pháp “làm ngơ” mọi góp ý của giới chuyên ngành và dân chúng.

Trong cuộc họp Ban Chỉ Đạo Quốc Gia Chống Dich Covid, Thủ Tướng Chính thừa nhận rằng Việt Nam đã tỏ ra bị động khi làn sóng lây nhiễm thứ tư ở Việt Nam xảy ra từ hôm 27/4, hiện vẫn đang tiếp diễn. Đồng thời, ông Chính công khai thừa nhận mục tiêu đưa số ca nhiễm COVID-19 về con số 0 là bất khả thi, để củng cố lập luận của mình, ông lấy ví dụ việc nhiều quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng lên đến 90% nhưng vẫn không thể dập tắt việc dịch bệnh tiếp tục lây lan.

Ông Chính đổ cho việc toàn bộ trang thiết bị, máy móc, vắc-xin và thuốc chữa bệnh đều phải nhập khẩu dẫn đến việc dịch bệnh trở nên nghiêm trọng và kéo dài.

Do đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã chỉ đạo Tiểu ban Y tế xây dựng kế hoạch chống dịch mới để tiến đến việc mở cửa lại nền kinh tế cùng lúc với việc thực hiện các biện pháp chống dịch. [3]

Còn Bộ trưởng Kế Hoạch & Đầu Tư (KH&ĐT) thì hô hào doanh nghiệp “nêu cao tinh thần dân tộc, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, phát huy tính chủ động, tự lực, tự cường, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; liên kết, hỗ trợ lẫn nhau, tương thân tương ái, hợp tác chia sẻ đơn đặt hàng, hàng đổi hàng, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của nhau, mua hàng trả chậm . . .

Các đề nghị trên của Bộ KH&ĐT xem ra khá “ngô nghê”. Hiện nay Doanh nghiệp đa số đã phá sản, số còn lại thì chỉ có khả năng sống còn từng tháng, hoặc “gần sinh thì” tiền đâu mà tự lực tự cường, đầu tư hơn nữa cho công nghệ số, đổi mới mô hình sản xuất. . .  Doanh nghiệp khác ngành nghề nhau thì sao chia sẻ đơn đặt hàng. . . [4]

Về phía Quốc Hội, Chủ Tịch Vương đình Huệ nhận định : Việt Nam nằm trong nhóm các nước thị trường mới nổi, phục hồi chậm, đối mặt với rủi ro bùng phát dịch bệnh và số ca tử vong tăng lên tại Saigon và các tỉnh trọng điểm phía Nam – vùng kinh tế tạo ra hơn 40% GDP cả nước. Trong khi nhiều nước trên thế giới trong nhóm phục hồi nhanh, họ tung ra quy mô gói hỗ trợ tài khóa, tiền tệ lớn.

Ông Huệ cho rằng, “Chúng ta đã giãn, hoãn, giảm thuế nhưng doanh nghiệp đã lỗ rồi lấy gì mà giảm? Nên chính sách cần cho phép chuyển lỗ, nghiên cứu cho chuyển dài hơn để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ dòng tiền. Ngoài ra, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gợi ý tính toán cho doanh nghiệp tính chi phí thực tế cao hơn giá thành, hỗ trợ doanh nghiệp có thực lực tạm thời đang khó khăn”. [5]

Chuyên gia kinh tế Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB) Ông Nguyễn Minh Cường, nhận xét, chế độ Hà Nội chỉ lo “bảo vệ túi tiền”, làm cho kinh tế tắc nghẽn. Hà Nội muốn “bảo toàn động lực tăng trưởng” thỉ phải “đẩy mạnh chi tiêu của Chính phủ cho hỗ trợ người dân và doanh nghiệp”.

Hậu quả từ những biện pháp chống dịch gần giống như “thiết quân luật”, những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh phía Nam tập trung nhiều công ty ngoại quốc đầu tư sản xuất và xuất cảng, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 7.4% so với năm ngoái.

“Thống kê cho thấy, 8 tháng đầu năm 2021, gần 85,500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, cao hơn 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc phong tỏa và hạn chế đi lại nghiêm ngặt đã gián đoạn sự dịch chuyển lao động và cản trở sản xuất. Hậu quả là 13 triệu người bị mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập. Tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc lên đến trên 33 triệu và thu nhập giảm sút đã làm giảm tốc độ tăng trưởng tiêu dùng cá nhân xuống 3.6% trong nửa đầu năm 2021. Tăng trưởng tiêu dùng khu vực công cũng giảm một nửa, còn 3.2%, do Chính phủ cũng cắt giảm chi thường xuyên.”

Phòng Thương Mại và Công Nghệ Việt Nam, Vietnam Chamber of Commerce and Industry (VCCI) nói toặc ra rằng, “mọi thành phần kinh tế, các ngành nghề đều bị ảnh hưởng tiêu cực” và nghiêm trọng nhất là các lĩnh vực du lịch, chế biến thủy sản, giao thông vận tải”.

có khoảng 30% doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản các tỉnh thành phía Nam còn hoạt động trong khi hơn 50% doanh nghiệp ngành gỗ tại khu vực Đông Nam Bộ dừng sản xuất và đang đối diện nguy cơ phá sản.

Nhiều doanh nghiệp chỉ có thể cầm cự thêm tối đa 6 tháng trong đó khả năng chịu đựng thấp nhất là lĩnh vực nông lâm, thủy sản khoảng 4,7 tháng, thông tin truyền thông khoảng 4,9 tháng và doanh nghiệp xây dựng khoảng 5,3 tháng.

VCCI căn cứ vào quy mô các gói hỗ trợ của Chính phủ một số nước trong khu vực năm 2020, như Thái Lan là 12,4% GDP, Indonesia 5,4% GDP, Philippines 3,6% GDP. Với GDP ước tính năm 2020 của Việt Nam là gần 6,3 triệu tỷ, các gói hỗ trợ của Chính phủ có thể mở rộng đến 4% GDP, tương đương 250.000 tỷ. [6]

Và như thế, theo Tiến sỹ Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Việt Nam nên tiến hành nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để kích cầu cho nền kinh tế, song song đó tạo thêm “sức bật” cho doanh nghiệp. Như vậy đến năm 2023 mới hy vọng bình thường hóa chính sách kinh tế vĩ mô.

Trần Nguyên Thao
29 Sept, 2021

Tham khảo:

[1] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58737001

[2] https://cafef.vn/nhieu-doanh-nghiep-fdi-roi-di-co-dang-lo-20210923071142527.chn

[3] https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-pm-admitted-that-zero-covid-19-cases-mission-impossible-09242021075702.html

[4] https://cafef.vn/bo-ke-hoach-va-dau-tu-de-xuat-6-giai-phap-de-viet-nam-tao-lap-vi-the-moi-20210926142458472.chn

[5] https://cafef.vn/chu-tich-quoc-hoi-doanh-nghiep-lo-roi-lay-gi-ma-gian-hoan-giam-thue-20210927190241738.chn

[6] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-58698570

Bài liên quan:
  • Quan hệ Tập–Putin gặp nguy hiểm khi người Trung Quốc tràn vào Nga
    Katsuji Nakazawa
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 24/3/2024. Bầu cử ở Nga: Putin nắm trọn quyền lực, tiêu diệt đối lập, đẩy nước Nga vào kiệt quệ, nhận chìm thế giới trong khủng hoảng, mở rộng đế chế Nga.
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 23/3/2024. Đỉnh điểm đấu đá quyền lực: VN thay ngựa giữa dòng, bất chấp thể diện quốc gia!
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • Nguyễn Phú Trọng đốt ‘Đoàn Phái’
    Ngô Nhân Dụng (VOA Tiếng Việt)
  • HỘI LUẬN ngày 23/3/2024. VN Đổi ngựa giữa dòng: CT Võ Văn Thưởng ngã ngựa. Tranh quyền hay Đốt lò? Putin thừa thắng xông lên, tiếp tục mở rộng đế chế Nga? Ấn Độ nhập cuộc chống TC!
    BS Nguyễn Trọng Việt