_______________________________
  • Tha hóa quyền lực tuyệt đối đưa đến mất an ninh Kinh Tế. [1]
  • Thiếu tiền Ba-Đình cho thuê dài hạn các vùng đất trọng yếu và bán nhiều công ty quốc doanh.
  • Làm luật hỗ trợ “sân sau” chuyển tư bản ra ngoài nước.

Việt Nam vẫn chính thức là nền“Kinh Tế Thị Trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”, nhưng thực tế đã hội nhập rất sâu vào Kinh Tế thế giới, trong đó lãnh vực FDI hiện chiếm 50% sản lượng công nghiệp và trên 70% về xuất cảng. Nhưng An Ninh Kinh tế là lãnh vực nhiều nước đã quan tâm từ rất sớm, trong lúc csVN chưa đặt lãnh vực này vào ưu tiên cao. Mới đây báo mạng trưng ra bằng cớ, Anh Ninh Kinh Tế Việt Nam đang trong tình trạng báo động do Ba-Đình cần tiền cho thuê những vùng đất trọng yếu dài hạn, và bán gần hết các công ty quốc doanh. Đồng thời, vì tha hóa quyền lực, cả hệ thống lãnh đạo âm mưu làm luật nhằm chuyển nguồn tư bản khỏi nước, gây ra tình trạng mất máu trong nền Kinh Tế.

VỊ TRÍ VIỆT NAM TRONG NỀN KINH TẾ SỐ HÓA TOÀN CẦU? | Công ty Cổ phần Thông tin và Công nghệ số

Dù trễ hơn các nước khác, nhưng Ba-Đình đã lập được Viện Kinh Tế Số vào tháng 12 năm 2020. Gần 1 năm sau, tháng 11 năm 2021, Truyền Thông Nhà Nước đồng loạt khoe rằng nền Kinh Tế Số Việt Nam năm 2021 đạt 21 tỷ Mỹ Kim, tăng 31% so với năm 2020, tương đương Malaysia nhưng đứng sau Indonesia (70 tỷ Mỹ Kim) và Thái Lan (30 tỷ Mỹ Kim).

Báo Nhà Nước vẽ ra trên đoạn đường 3 năm trước mặt, khắp đất trời là “cả mùa Xuân” vào thời điểm năm 2025, quy mô nền Kinh Tế Số của Việt Nam sẽ đạt 57 tỷ Mỹ Kim, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) đạt 29%. Tới lúc đó, Kinh Tế Số Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan (quy mô dự kiến 56 tỷ Mỹ Kim), và đã bỏ xa Malaysia (35 tỷ Mỹ Kim), nhưng Indonesia vẫn dẫn đầu khu vực ở mức 146 tỷ Mỹ Kim.

Khung trời khác cũng được mở ra sau một cuộc điều nghiên gần đây cho biết, Việt Nam đã có đến 8 triệu người dùng kỹ thuật số để giao dịch Tài Chính, 55% trong số người này từ các khu vực ngoài thành thị. Nhiều đơn vị đang dùng các công cụ kỹ thuật số để thu hút khách hàng và 72% dự kiến tăng mức sử dụng các công cụ tiếp thị này trong 5 năm tới.

Trên thực tế, mặt trái của Kinh Tế Số cũng là nơi phát sinh tín dụng đen. Các tổ chức chui này có hàng chục ngàn khách hàng, cho vay đến mức hàng chục ngàn tỷ đồng tại ít nhất 28 Tỉnh ở Việt Nam, với lãi suất lên đến 5.000 đồng/1 triệu đồng/ngày (tương đương gần 200%/năm). Tín dụng đen còn tổ chức đội ngũ đòi nợ rất sắt máu bằng cách huy hiếp, đánh đập con nợ, bán nhà với những số tiền rất lớn, gây ra biết bao thảm cảnh trong xã hội.

Doanh Nhân Online báo động Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2021, xuất khẩu hàng hóa của nhóm doanh nghiệp vốn nước ngoài (FDI) đạt 207,88 tỷ Mỹ kim, chiếm 73,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. [2] Sự kiện này rất bất lợi cho nền Kinh tế, trong trường hợp lãnh vực FDI bị “nhức đầu, số mũi” như từng xẩy ra khi hãng điện thoại Samsung, năm 2016, bị trục trặc kỹ thuật tạm đình sản xuất điện thoại Galaxy Note 7, khiến xuất cảng Việt Nam mất ngay 11% vào lúc đó. Đồng thời hãng Samsung cũng mất khoảng 5,3 tỷ Mỹ Kim lợi nhuận.

Kinh Tế Saigon Online từng đưa ra quan điểm: “Tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như thế nào là cả một nghệ thuật! Hình thái liên doanh quá ít và năng lực liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với vốn nước ngoài quá yếu như hiện nay sẽ khiến nền kinh tế bị phân hóa thành hai khu vực riêng rẽ là tư bản trong nước và tư bản ngoài nước, đồng thời bị vốn nước ngoài chi phối.

Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng vận hành nền Kinh Tế thì quả là an ninh Kinh tế Việt Nam bị đe dọa. Ngoài bối cảnh u ám trước mặt như nợ xấu gia tăng, đến lạm phát đe dọa đời sống dân nghèo. Ngày 16/02, Truyền Thông trong nước báo động “Bão giá từ xăng dầu đến cộng hành tăng 466%, dưa muối tăng 575% . . .  Còn lại là vấn nạn lâu dài như An Ninh Kinh Tế quốc gia gần như bị bỏ ngỏ.

Ngay từ năm 2017, phía Hành Pháp Mỹ đã công khai tố cáo Bắc Kinh tổ chức cài đặt để ăn cắp công nghệ quân sự nhạy cảm hàng đầu của Mỹ bao gồm máy bay ném bom tàng hình B-2, C-17, máy bay tấn công tàng hình F-117, F-22; máy bay chiến đấu tàng hình F-35, động cơ máy bay, máy bay trực thăng quân sự, máy bay không người lái, tầu thủy không người lái, tàu khu trục, tàu đổ bộ đệm không khí, tàu ngầm, tên lửa, vệ tinh, hệ thống vũ khí, robotics, trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, ổ đĩa cứng (hard ware), thông tin di động di động, phần mềm trong số hầu hết các loại vũ khí và công nghệ tiên tiến. Các năm tiếp theo Quốc hội Mỹ đã chấp thuận nhiều luật liên quan đầu tư từ nước ngoài và có quy định đặc biệt thẩm tra kỹ các dự án để tránh trường hợp bí mật về công nghệ hoặc thông tin về công nghệ liên quan đến an ninh quốc gia được chuyển cho Bắc Kinh.

Các nước tiên tiến khác như Úc, Nhật cũng ban hành các chính sách bảo vệ công nghệ và doanh nghiệp quan trọng trong nước trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ của doanh nghiệp Trung cộng. Trong khi tại Việt nam, mới tính đến cuối tháng 11 năm 2020, Bắc Kinh đã ngang nhiên đầu tư tung hoành tại hầu hết các Tỉnh, Thành Việt Nam với 3.087 dự án FDI trị giá khoảng 18 tỷ Mỹ Kim.

Nhà nghiên cứu Kinh Tế, Giáo Sư Trần văn Thọ quan niệm, trong thời đại kỹ thuật số và trước những thay đổi lớn về đối ngoại ở Trung cộng, an ninh kinh tế của Việt Nam cần được đặt đúng tầm quan trọng. Bởi vì Tầu cộng là nước lớn ngày càng hung hăng tổ chức xâm nhập vào các mạng tin học trong Kinh Tế của nước khác.

GS Trần Văn Thọ bày tỏ ngạc nhiên việc các doanh nghiệp Thái Lan gần đây đã đầu tư ồ ạt vào Việt Nam chủ yếu theo hình thái mua bán sáp nhập M&A (mergers and acquisitions). Sự kiện Công ty Thái Beverage mua 54% cổ phiếu của Sabeco năm 2017 được dư luận chú ý nhưng ít người biết là chỉ trong 7 năm vừa qua, từ 2014 đến 2020, lũy kế kim ngạch FDI của Thái Lan tại Việt Nam tăng tới 5 lần, từ khoảng 2 tỷ lên gần 10 tỷ Mỹ kim, và trong 13 dự án lớn có tới 10 dự án theo hình thức M&A. [3]

Ngoài Thái Lan là nước mới nổi còn nhiều nước khác lớn hơn nhiều, cũng có hoạt động tương tự mà ta chưa tổng kết để phân tích mức độ ảnh hưởng, nhất là đã trên thực tế Trung cộng dùng nhiều giải pháp như nhờ người Việt Nam đứng tên để lách luật mua hoặc thuê đất ở cả những vùng nhạy cảm về quốc phòng. Mở công ty làm ô nhiễm môi trường sinh thái Việt Nam, như nhà máy Formosa Hà Tĩnh, hay khu Bauxit Tây Nguyên. Người Tầu còn xếp sắp “chia chác” với các cấp liên hệ để bán cho Việt Nam các máy móc họ loại ra vì phát sinh khí thải cao hủy hoại môi trường . . .

Một sự kiện quan trong xẩy ra từ trước Tết, còn kéo dài mãi đến nay, trên 6000 xe tải chở nông sản Viêt Nam bị ùn tắc ở cửa khẩu với nước Tầu, gây thiệt hại cho nông dân trên 4000 tỷ, làm cho xuất khẩu của Việt Nam vào Trung cộng giảm 14,9% chỉ trong tháng 01/2022, đạt 3,91 tỷ Mỹ kim; nhập khẩu tăng 17,5% so với cùng kỳ, đạt 10,76 tỷ Mỹ kim. Như vậy, Việt Nam nhập siêu từ Trung cộng là 6,85 tỷ Mỹ kim ngay trong tháng đầu năm 2022.

Nếu Việt Nam tiếp tục để cho người Tầu tự do tung tác hay sáp nhập thâu tóm, doanh nghiệp Việt Nam thì một nền Kinh Tế lẫn Chính Trị do Bắc Phương chi phối là viễn tượng không tránh khỏi.

Quốc Hội csVN họp phiên bất thường đầu năm 2022 đã thông qua Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, do đề nghị của Chính Phủ giảm 3% thuế đối với xe hơi chạy điện trong vòng 5 năm. Nghị quyết này bị các nhà quan sát thời cuộc nhìn ngay ra, csVN chính thức hợp pháp hóa “tham nhũng chính sách”. Dư luận hiện bàn tán xôn xao về nhiều trường hợp các “đại gia đỏ” đang nương theo đà này chuyển tài sản ra ngoài: 

Hàng chục năm qua, csVN tạo điều kiện ưu đãi rất lớn cho đại tập đoàn Vingroup từ hồi thành lập. Vingroup không chỉ nắm giữ các mảnh đất vàng nơi đô thị, mà cả những vùng bờ xôi ruộng mật của nông dân và từng mảng rừng quốc gia rộng lớn đã nằm trọn trong tay Vingroup (Ví dụ như Safari Phú Quốc, rừng đước Cần Giờ TP Saigon hoặc khu đất đai bao la mà VinEco đang giữ làm nông nghiệp ở Tam Đảo. Toàn những vị trí vô cùng đắc địa cho tương lai và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường của đất nước.

Tập đoàn tư bản đỏ Vingroup trong vai trò sân sau chế độ độc quyền tuyệt đối trong mọi lãnh vực, tận dụng được cơ hội bất bình đẳng về việc tiếp cận nguồn lực quốc gia, đã trở nên giàu có, đang tìm nơi ổn định ở các quốc gia phát triển để chuyển dần tài sản khỏi Việt Nam. Ngày 19/1/2015 với tên mới Vinfast Singapore Pte Ltd, di chuyển trụ sở chính sang Singapore để được hưởng quy chế công ty đa quốc, với thuế lợi tức ở Singapore chỉ 17%, còn Việt Nam là 22%. Hội đồng cổ đông quyết định chuyển dịch một số vốn lớn của tập đoàn Vingroup (12.425.941 cổ phần) và Công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư Việt Nam (8.074.059 cổ phần) sang công ty ở Singapore, chuẩn bị cho các hoạt động của công ty sau này.
Xin mời quý độc giả tìm hiểu thêm nơi bài: https://vanhoimoi.org/?p=13308

Hiện nay báo mạng đang báo động có 4 đại gia đỏ khác cũng đang tính toán theo chân đai tập đoàn Vingroup.

Tổng Cục Thống Kê loan báo, hai năm qua có đến 101.552 doanh nghiệp ngưng hoạt động, trong đó riêng năm 2020 là 46.592, gấp 1,6 lần so với năm 2019, còn năm 2021 là 54.960, tiếp tục tăng 18% so với năm 2020. Đồng thời, đã có 34.205 doanh nghiệp hoàn tất giải thể.

Vốn đầu tư nước ngoài FDI chiếm tới khoảng 50% sản lượng công nghiệp và khoảng 70% hàng hóa xuất khẩu của Việt nam. Trong trường hợp các công ty FDI này mua được giá rẻ các doanh nghiệp quan trọng của Việt nam gần phá sản thì họ sẽ có sức mạnh Công Nghiệp trong tay theo tỷ lệ thuận với tiền đầu tư của họ. Khi đó An Ninh Kinh Tế Việt Nam còn bấp bênh hơn nhiều.

Trần nguyên Thao

Tham khảo:

[1] https://vanhoimoi.org/?p=13436

[2] https://doanhnhansaigon.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-fdi-chiem-73-kim-ngach-xuat-khau-ca-nuoc-1108128.html

[3] https://www.erct.com/2-ThoVan/TranVTho/An-ninh-kinh-te-cho-VN.htm

Bài liên quan:
  • Không khí Ramadan u ám ở Tân Cương
    The Economist
  • Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc
    Sokvy Rim
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 21/4/2024. Kênh đào Techo Funan ở Cam Bốt: TC bao vây Việt Nam, bức tử đồng bằng sông Cửu Long! Làn gió mới cho Singapore?
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 20/4/2024. Xung đột trực diện Israel-Iran mở màn. Chiến tranh Trung Đông lan rộng?
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • Từ việc Iran tấn công Israel cùng nhìn lại “Liên minh ma quỷ”
    Eliot Cohen