_________________________

Sau khi Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa kỳ, Federal Reserve, viết tắt là  FED, tăng lãi suất căn bản ngày 21/9, thì 24 giờ sau đó, Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) Việt Nam cũng tăng lãi suất điều hành lên 100 điểm căn bản. Động thái này sẽ đẩy lãi suất tiết kiệm ở Việt Nam lên cao, nhằm thu hút khối tiền đồng trong dân chúng, đồng thời hy vọng làm nguội tỷ giá tiền đồng so với Mỹ kim, nhưng đồng bạc xanh vẫn tăng giá, đặc biệt trên thị trường chợ đen.

Nhằm chống đỡ với tỷ lệ lạm phát đang ở mức cao nhất nhiều thập kỷ, từ đầu năm 2022 đến nay, Fed đã 5 lần nâng lãi suất căn bản, lần đầu tiên thêm 0,25% vào tháng 3, sau đó thêm 0,50% vào tháng 5, tăng 0,75% vào tháng 6 và thêm 0,75% nữa vào 27/7, lần mới nhất ngày 21/9 thêm 0,75% là 3 lần liên tiếp FED quyết định tăng lãi suất mỗi lần thêm 0,75%. Lãi suất căn bản trong liên bang Hoa Kỳ hiện nằm trong khoảng 3% – 3,25%. Fed còn dự định tăng thêm 125 điểm cơ bản nữa trước khi năm 2022 kết thúc.

Mức trần lãi suất cao của Fed chắc chắn sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư quan tâm hơn đến đồng Mỹ kim, do đồng bạc Xanh tiếp tục tăng giá mạnh đến phá đỉnh 20 năm trên thị trường quốc tế. Tình thế này đồng thời gây bất lợi cho các đồng tiền khác ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó chắc chắn có đồng bạc Việt Nam.

Chủ trương diều hâu nhằm “đè bẹp” lạm phát của FED, đã tạo ra hậu chấn đẩy nhiều Ngân Hàng Trung Ương từ Âu sang Á nối gót đưa ra các quyết định cứng rắn hơn:

Trong ngày 22/9, 1 ngày sau khi FED tăng 0,75% lãi suất, 5 ngân hàng trung ương từ Âu sang Á châu  đã công bố quyết định tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát: Anh Quốc,  Phi luật Tân và Nam Dương tăng 50 điểm cơ bản (0,50%); Na-Uy và Thụy Sỹ tăng từ 1,75% lên 2,25.

NHNN Việt Nam nhìn bức tranh Tài Chánh toàn cầu đang chuyển mình trong mây đen vần vũ vội “lật đật” tăng lãi suất điều hành lên 100 điểm ngay ngày 22 tháng 9. Hôm sau 23 tháng 9 lãi suất tái cấp vốn có hiệu lực tăng từ mức 4,0% lên 5,0%, lãi suất tái chiết khấu tăng từ mức 2,5% lên 3,5%, trần lãi suất cho vay qua đêm & thanh toán bù trừ tăng từ 5,0% lên 6,0%, và mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tăng từ 4,0% lên 5,0%.

Ba ngày sau (26/9) khi lãi suất điều hành có hiệu lực, Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam mất ngay 29 điểm; phòng tuyến ở 1.200 điểm bị chọc thủng, chứng khoán phải lui về cầm cự ở “bờ vực” 1.174 điểm.   

Khi lãi suất điều hành tăng 100 điểm phần trăm thì lãi suất huy động cho hạn kỳ cũng tăng lên trong thời gian tới là điều khó tránh khỏi. Mức độ tăng giữa các ngân hàng sẽ có sự phân hoá, tuỳ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn của từng nhà băng.

Trên thị trường hiện nay, đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm thời hạn 12 tháng, ngân hàng có lãi suất cao nhất là 7,80% mỗi năm; thấp hơn cũng là 7%.

Mặt bằng lãi suất huy động hiện nay đã cao hơn so với đầu năm, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với năm 2019, trước đại dịch Covid-19. Mức lãi suất huy động tăng lên là động cơ khuyến khích dân chúng gởi tiền vào ngân hàng thay vì đâu tư vào thị trường chứng khoán hay mua Trái Phiếu Bất Động Sản là hai ngành đang có nhiều rủi ro.

Lãi suất tiết kiệm tăng mà lại muốn kiềm hãm lãi suất cho vay thì NHTM lấy tiền đâu mà trả cho dân chúng trên các khoản tiền lãi ở các trương mục tiết kiệm. Vì thế trước mặt, áp lực tăng lãi suất tín dụng là rất lớn.

Do thờ ơ hay do lệnh trên từ Bộ Chính Trị đảng csVN (?) các cơ quan liên hệ về Tài Chánh đã để cho ít nhất 1,55 triệu tỷ đồng tín dụng từ thời gian trước chi sai mục đích.  Cũng vậy, NHNN không có biện pháp ngăn chặn nhiều Doanh Nghiệp phát hành Trái Phiếu không có bảo chứng. Do tình trang này, vào những tháng cuối năm 2022 NHNN muốn kiềm chế tín dụng quanh mức còn lại là 4%, tương đương 457 ngàn tỷ đồng nằm trong tỷ lệ giới hạn 14% cho cả năm 2022. (https://vanhoimoi.org/?p=14640)

Vào thời điểm thấy tình thế có thể khủng hoảng Tài Chánh, NHNN Việt Nam đang tiến hành đường lối “bắt cá hai tay”: kiềm hãm lãi suất cho vay, thắt chặt tín dụng, và tăng lãi suất huy động để giữ tỷ giá đồng nội tệ. Sáng ngày 26 tháng 9 tỷ giá Mỹ kim trên thị trường chợ đen tăng lên ở giá 24.275 mua được 1 đồng bạc Xanh.

Để siết chặt được tín dụng, NHNN đưa ra nhiều điều kiện vay vốn khắt khe khiến trên nửa triệu Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ (DNVVN) hoạt động trong lãnh vực gia đình rất khó vay vốn, nên có thể phá sản hàng loạt, vì không thể tiếp tục sản xuất.

Ngay lập tức, quyết định của NHNN được xem là phản ứng khá nhanh, nhậy. Tuy nhiên nhìn tổng thể thì việc này nếu không thay đổi Việt Nam không thể củng cố sức mạnh Kinh Tế trên chính nội lực của mình.

Tăng trưởng GDP trên danh nghĩa của Việt Nam một phần được đặt cược vào xuất cảng, trong đó, theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan, doanh nghiệp FDI vẫn chiếm đến 73,4% tổng kim ngạch xuất cảng của cả nước. [1]

Khối DNVVN từng góp 40% GDP, nộp ngân sách Nhà Nước 30%, thu hút 60% lao động trong nền Kinh Tế là nội lực của Việt Nam, nhưng sau khi không hy vọng vay vốn ưu đãi, tự họ đang “cảm thấy” thân phận bị bạc đãi hắt hủi. DNVVN than thở rằng, “Gói hỗ trợ lãi suất 2% là chiếc “phao vàng” chỉ dành cho Doanh Nghiệp “khỏe”. Còn lại đến 99% là “kẻ yếu” trong DNVVN sau 2 năm gánh chịu nạn “cát-cứ” [2] bị đại dịch CoVid giầy vò kiệt sức. Nay Doanh Nghiệp cần tín dụng để phục hồi giống như cơ thể cần máu, nhưng không được tiếp máu thì cảnh “chết lâm sàng” của hàng trăm ngàn công ty nhỏ là viễn ảnh không tránh khỏi.  (https://vanhoimoi.org/?p=15032)

Sau 36 năm mở cửa nền Kinh Tế, tính đến 15/9/2022 Việt Nam mới có 860.000 doanh nghiệp, trong đó có trên nửa trệu kinh doanh theo lối gia đình, thống kê dưới danh mục DNVVN. Toàn Khối Doanh Nghiệp thu dụng 14,7 triệu công nhân, đóng góp trên 60% GDP.

Tổng số doanh nghiệp như đã nói, còn cách xa mục tiêu của csVN huênh hoang một triệu doanh nghiệp vào năm 2020 đã qua rồi. . . nhưng Ban Kinh tế Trung Ương vẫn đề ra chỉ tiêu đến năm 2030 sẽ cố gắng có 2 triệu doanh nghiệp là một trò mỵ dân thấy rõ. [3]

Hiện nay rất nhiều DNVVN không có vốn để sản xuất, các năm trước đại dịch Doanh Nghiệp còn “khỏe mạnh” nay lâm vào tình cảnh khá mong manh “giở sống giở chết”. Như thế, Ba Đình không thể có lực đẩy để hướng tới con số 2 triệu Doanh Nghiệp vào năm 2030.

Trần nguyên Thao

Tham khảo:

[1] https://haiquanonline.com.vn/doanh-nghiep-fdi-chiem-hon-73-xuat-khau-ca-nuoc-161545.html

[2] https://hoatieu.vn/tai-lieu/cat-cu-la-gi-211482

[3] https://tuoitre.vn/den-nam-2030-viet-nam-phan-dau-co-2-trieu-doanh-nghiep-20220915190509553.htm

Bài liên quan:
  • Tại sao lại khó giải thích việc Biden không được ủng hộ?
    Ross Douthat
  • Tin Cuối Tuần (16-17-Mar-2024)
  • Cựu Phó Tổng Thống Pence Từ Chối Ủng Hộ Ông Trump
  • Nathan Wade Nạp Đơn Xin Rút Lui
  • Thẩm Phán Chỉ Trích Bà Fani Willis
  • Dự Luật Trừng Phạt Những Ai Tiếp Tay Trung Cộng
  • Gián Điệp Trung Cộng Âm Thầm Xâm Nhập Hạ Tầng Ở Hoa Kỳ
  • Các Trạm Vũ Trụ, Bến Cảng Của Trung Cộng Ở Châu Mỹ Latinh
  • Vụ Nổ Lớn Xảy Ra Ở Vùng Ngoại Ô Bắc Kinh
  • Mối Quan Hệ Bí Mật Của Tiktok Đảng Cộng sản Trung Cộng
  • Cảnh Sát Nam Hàn Đột Kích Đồn Công An Bí Mật Của Trung Cộng
  • TT Biden Và Lãnh Đạo Ba Lan Thảo Luận Về Việc Ukraine Gia Nhập NATO
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 17/3/2024. Maldives & Minicoy: Cạnh tranh địa chính trị tại Ấn Độ Dương giữa Ấn Độ, TC | Cảnh sát, an ninh TC tuần tra ở Budapest: Thủ Tướng Orban thỏa hiệp với Tập? Muốn đu dây giữa các cường quốc?
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • Sổ Tay Thường Dân: LÊ XUÂN THIẾT
    Tưởng Năng Tiến
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 16/3/2024. Khủng hoảng, vô chính phủ tại Haiti: Bạo loạn ngay ‘sân sau’ của Mỹ! | Gaza: Ngừng bắn nhân đạo vẫn bế tắc. Cướp bóc lại xảy ra.
    BS Nguyễn Trọng Việt