Chuyến đi xa vĩnh viễn lúc “còn trên ngai vàng” của cố TBT Nguyễn Phú Trọng đã thành tựu hôm 19 tháng 7. Gia tài ông để lại cho 17 tháng cuối nhiệm lỳ là chiến dịch “đốt lò” được các cán bộ cấp cao tiếp tục khai thác vào mục đích tranh đoạt lợi quyền đưa đến những trận “đấu đá sôi sục” tại thượng tầng kiến trúc do tham nhũng bất trị, đưa đến mất an toàn chính trị, gây nản lòng cho giới doanh nghiệp, khiến nền kinh tế còn xa mục tiêu trung bình của nhiệm khóa 2021-2025.
Đại lễ quốc tang TBT Nguyễn phú Trọng được diễn ra trong 2 ngày 25 và 26 tháng 7, trong dự báo thời tiết nắng nóng, độ ẩm rất cao đẩy mức oi nồng từ 94 độ C (Celsius) lên đến ngột ngạt ở 120 độ Fahrenheit; không khác gì mưu toan sôi sục trong lòng hàng ngũ cán bộ cấp cao đến dự quốc tang, . . . chỉ chờ đúng cơ hội là “phanh thây . . . quân thù” (*) – là các đồng chí thuộc phe bên kia. Và đây là giai đoạn khủng hoảng chính trị chưa từng có, cho đến lúc này, vẫn còn tiếp diễn trong đảng csVN.
Một ngày trước khi ông Trọng lìa đời, Bộ Chính trị đảng csVN phân công cho ông Tô Lâm, Chủ Tịch Nước điều hành Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư, thì rõ ràng phe nhóm Hưng Yên của ông Tô Lâm nắm được thế mạnh. Từ đây, Đai Tướng Tô Lâm đang tìm cách đẩy nhanh quy trình “thâu tóm quyền lực”, khởi đầu cho thời đại trấn áp toàn dân Việt Nam trong chế độ “công an trị”.
Trong hệ thống Đảng csVN, khi TBT không thể điều hành đảng vụ thì thường trực ban bí thư sẽ tạm thay và làm quyền tổng bí thư. Nhưng thực tế hiện nay, Chủ tịch nước Tô Lâm – nguyên thủ quốc gia – lại là người được giao trọng trách “điều hành” mà không phải Thường trực Ban Bí thư, Đai Tướng Lương Cường. Biến chuyển này hợp thức hóa việc ông Tô Lâm giữ các chức năng của Tổng Bí Thư trong thời gian còn lại trước Đại hội 14 vào tháng 1/2026.
Trước đó, 10 ngày (09/7), ngay khi Thủ Tướng Phạm minh Chính phải ký quyết đinh 613/QĐ-TTg giao cho Thượng Tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an: quyền chủ trì về các hoạt động liên quan đến kinh tế của thành phố Đà Nẵng và tỉnh Hưng Yên thì công luân đã thấy “phần thắng” nghiêng về phe Hưng Yên của Tô Đại tướng, Chủ tịch Nước.
Quyết định trên đặt đại công ty Xuân Cầu Holdings của ông Tô Dũng, em ruột Đại Tướng Tô Lâm vào đỉnh bình yên dưới cái dù của Bộ Công An. Tập Đoàn Xuân Cầu từng có lúc bị “nhắc tên” nhưng vẫn vững như bàn thạch. Trong khi các Tập Đoàn Thuận An, Phúc Sơn, Dự Án Đại Ninh, . . . có hồ sơ đóng vai trò công ty “sân sau” của các đại quan đỏ, thì bị phía Công An truy tố lấy bằng chứng để ép tới 7 Ủy Viên Bộ Chính Trị “yếu thế” chịu mất hết lợi quyền . . .
Nhìn lại biến chuyển từ hạ tuần tháng 6: ông Đinh tiến Dũng, người còn lại duy nhất trong Bộ Chính Trị được huấn luyện “bài bản” về Tài Chánh, trở thành Ủy Viên Bộ Chính Trị thứ 7 được “xin thôi” mọi chức vụ do có dính vào tham nhũng [1]. Trong số cán bộ cấp cao phải bắt buộc “ra đi” có tới 6 người thuộc Bộ Chính Trị khóa 13 – những nhân vật trong nhóm quyền lực nhất, “phải xin nghỉ” cùng cách thức trước ông Đinh tiến Dũng. Dù họ có hồ sơ tham nhũng cũng vẫn được bảo vệ do quy định 41 dành cho cán bộ cấp Nhà Nước về vườn “trong danh giá”, gồm: bà Trương Thị Mai, ông Vương Đình Huệ, ông Võ Văn Thưởng, ông Trần Tuấn Anh, ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Phạm Bình Minh. (https://vanhoimoi.org/?p=21762)
Tuy nhiên, từ nay đến hội nghị Trung ương 10 diễn ra vào tháng 10 năm nay (2024), hoặc đến đại hội thứ 14, còn 17 tháng nữa, sẽ có rất nhiều “sóng gió” trong dòng sinh mệnh của đảng csVN đầy vẩn đục, lúc nhúc những con “rái cá” săn mồi. Từ phe Nghệ An, Hà Tĩnh, đến chân rết của thế lực Nguyễn Tấn Dũng trong Nam, sẽ không ngồi yên để nhìn Đại Tướng Tô Lâm khoác “long bào” bước lên ngôi cửu trùng: Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước cho nhiệm kỳ 5 năm từ 2026.
Về kinh tế, TBT Trọng “ra đi” vào lúc nhiệm khóa 13 (2021-2025) sẽ kết thúc 17 tháng nữa, trong lúc mục tiêu tăng trưởng GDP mỗi năm đòi hỏi từ 6,5 – 7%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 – 5.000 Mỹ kim.
Trên thực tế, GDP bình quân 3 năm 2021-2023 chỉ được 5,21%; GDP bình quân đầu người năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng chia đều trên mỗi người dân, tương đương 4.284,5 Mỹ kim. Năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP là 6-6,5%. Theo Việt Nam dự đoán, nếu chỉ đạt mức GDP thấp nhất là 5,21% thì chia ra bình quân đầu người cũng chỉ được khoảng 4,285 Mỹ kim mỗi người.
Cứ cho là năm nay, 2024, GDP được tới 6,5% thì sang năm 2025 GDP phải đạt đến mức chưa từng có là 10,35% mới tới được mức trung bình của mục tiêu csVN đề ra cho 5 năm (2021-2025).
Đối với những quốc gia, ngành công nghệ đứng vũng trên chính đôi chân của mình, thì GDP bình quân đầu người tăng lên, mang ý nghĩa giúp cho dân chúng nước đó sống tốt hơn, giầu có hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, trong đó có Việt Nam, GDP bình quân đầu người chỉ là số liệu để đảng csVN tìm kiếm tính chính danh nhằm mỵ dân. Với Việt Nam số liệu đó chỉ là tăng trưởng của một nhóm người giầu có, không phải toàn bộ dân số 100 triệu người đều được hưởng giống nhau. Bở vì đến 65% dân chúng ở nông thôn, có nhiều người “đứt bữa”. Các dịp lễ, Tết có dến gần 1/3 số Tỉnh của Việt Nam phải xin gạo cứu đói! Thực tế này dào sâu thêm hố ngăn cách giầu nghèo – căn nguyên đưa đến nhiễu loạn xã hội.
Hiện tình nền kinh tế Việt Nam còn dựa vào trên 70% hàng hóa xuất cảng do đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Foreign Direct Investment (FDI). Đây là bức tranh ảm đạm và là gia sản của TBT Nguyễn phú Trọng để lại cho nền kinh tế, trong lúc báo mậu dịch từ nhiều năm nay huênh hoang là Việt Nam, nơi hạnh phúc và đáng sống nhất thế giới! (https://vanhoimoi.org/?p=21083)
Trong 13 năm cầm quyền “sinh tử” tại Việt Nam, TBT Trọng đã giúp kinh tế Việt Nam khởi sắc, kể từ sau đổi mới (1986). Hiện csVN có tới 14 Hiệp Định Thương Mại Tự Do (Free Trade Area, FTA) đang hiệu lực, đưa lại vô số phúc lợi cho Việt Nam [2]. Nhưng đảng csVN không còn đảng viên liêm chính. Gần như toàn hệ thống cán bộ thi nhau chia chác hết phúc lợi do đổi mới và đầu tư FDI mang lại, khiến 65% dân chúng nông thôn còn có nhiều người “đứt bữa”. Trung bình có đến gần 1/3 số Tỉnh ở Việt Nam vẫn phải xin trung ương cấp gạo cứu đói vào dịp Tết Nguyên Đán hay mùa giáp hạt.
TBT Ngyễn phú Trọng cả đời say mê lý tưởng Mác-Lê đã ra đi để lại di sản “công an trị”, xã hội tràn ngập nhiễu nhương trong tương lai vô vọng, khi ông công khai thổ lộ “con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội rất mù mịt, “đến hết thế kỷ 21 này không biết Việt Nam sẽ tới đó hay chưa”.
Trần Nguyên Thao
July 23, 2024
[1] https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cw99zze3p8zo
[2] https://antv.gov.vn/tin-tuc/kinh-te/nang-tam-vi-the-viet-na-thong-qua-cac-hiep-dinh-thuong-mai-336789.html
(*) Câu nguyên thủy của bài Tiến Quân Ca của csVN là: “Thề phanh thây uống máu quân thù”