Tin Hoa Kỳ & Thế Giới

Ngoại Trưởng Rubio Yêu Cầu Panama Giảm Ảnh Hưởng Của Trung Cộng Trên Kênh Đào Panama

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã bắt đầu chuyến công du tới Trung và Nam Mỹ bằng cuộc gặp gỡ các nhà lãnh đạo Panama, kêu gọi họ nhanh chóng tránh xa tầm ảnh hưởng của Trung Cộng đối với khu vực này.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ đã chia sẻ mối quan ngại về an ninh quốc gia của mình với Tổng thống Panama José Raúl Mulino và Bộ trưởng Ngoại giao Javier Martínez-Acha trong một cuộc họp tại Thành phố Panama vào ngày 2 tháng Hai.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Panama, Tammy Brucenói rằng,  Rubio cho biết, Tổng thống Donald Trump đã xác định rằng “vị trí ảnh hưởng và kiểm soát hiện tại của Đảng Cộng sản Trung Cộng đối với khu vực Kênh đào Panama là mối đe dọa an ninh đối với khu vực”.

Rubio cho rằng, tình trạng hiện nay là “không thể chấp nhận được” và cho biết Hoa Kỳ sẽ “thực hiện các biện pháp cần thiết” nếu Panama không có “những thay đổi ngay lập tức.

Các cuộc đàm phán đánh dấu chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Rubio kể từ khi nhậm chức cách đây chưa đầy hai tuần. Chuyến đi, bao gồm các điểm dừng chân tại El Salvador, Costa Rica, Guatemala và Cộng hòa Dominica, cũng đánh dấu lần đầu tiên trong một thế kỷ, một Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ chọn Châu Mỹ Latinh là điểm đến đầu tiên, phản ảnh mong muốn của Hoa Kỳ nhằm chống lại sự xâm phạm ngoại giao ngày càng gia tăng của Trung Cộng nhắm đến khu vực châu Mỹ.

Hoa Kỳ đã mất 10 năm để xây dựng Kênh đào Panama, nối Biển Caribe với Thái Bình Dương. Năm 1999, theo hiệp ước năm 1977, Panama đã nắm quyền kiểm soát tuyến đường thủy dài 51 dặm này. Thỏa thuận này trao cho Hoa Kỳ quyền bảo vệ kênh đào bằng quân sự để bảo đảm tính trung lập của kênh đào và bảo đảm Hoa Kỳ sử dụng kênh đào này vĩnh viễn.

Hiện tại, một công ty con của Hutchison Ports có trụ sở tại Hồng Kông điều hành hai hải cảng tại hai đầu kênh Panama, lối vào Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Công ty đã gia hạn hợp đồng 25 năm với Panama cho phép công ty này vận hành các hải cảng này cho đến năm 2046.

Ông Rubio là một người theo chủ nghĩa bảo thủ, theo dõi Trung Cộng lâu năm, đã cảnh báo rằng, Bắc Kinh duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với các công ty có trụ sở tại Hồng Kông, có thể lợi dụng quyền kiểm soát các hải cảng để đóng cửa kênh đào trong thời điểm xảy ra xung đột với Washington. Ông nói với các viên chức Panama rằng để cho kênh đào bị ảnh hưởng bởi Trung Cộng, là vi phạm hiệp ước trung lập. Mulino, người đã loại trừ các cuộc đàm phán về quyền sở hữu kênh đào vào ngày 30 tháng Giêng, đã nói với các phóng viên sau cuộc họp rằng các cuộc đàm phán rất tôn trọng và thân thiện và các viên chức đã nói chuyện rất lâu để “xóa tan những nghi ngờ” từ Hoa Kỳ.

Sự hiện diện của Trung Cộng tại kênh đào là một trong những chủ đề quan trọng nhất trong các cuộc thảo luận.

Bộ Ngoại Giao Panama thừa nhận những lo ngại từ Washington và lưu ý rằng các nhà chức trách Panama đang kiểm toán đơn vị điều hành cảng Hồng Kông và họ sẽ hành động phù hợp dựa trên những khám phá. Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói rằng, “Các hải cảng gây ra nghi ngờ. Cho đến nay tôi không có yếu tố phán đoán nào để có thêm ý kiến, chủ quyền của Panama có vẻ mong manh”.

Panama đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan vào năm 2017, rồi vài tháng sau, tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu của chế độ Trung Cộng mà theo nhận xét của các nhà phê bình thế giới cho rằng, Trung Cộng dùng kế hoạch nào khiến các quốc gia nghèo mắc nợ Trung Cộng.

Tổng thống Mulino cho biết Panama sẽ không gia hạn biên bản năm 2017 về sáng kiến ​​này sau khi hết hạn.

Nhà lãnh đạo Panama cũng đề nghị khả năng mở rộng một thỏa thuận hiện có từ tháng Bảy năm ngoái, để hỗ trợ chương trình trục xuất di dân bất hợp pháp của Hoa Kỳ.

Thỏa thuận mở rộng này sẽ giúp cho hành động trục xuất trực tiếp các di dân bất hợp pháp đến từ các quốc gia như Venezuela, Colombia và Ecuador, những người băng qua rừng rậm Darien Gap trải dài theo biên giới Colombia-Panama.


Mua Greenland Không Phải Là Trò Đùa

Ngoại trưởng Marco Rubio đã nhấn mạnh những phát biểu của Tổng thống Donald Trump về việc mua Greenland, nói rằng vấn đề này rất quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Ông nói trên chương trình The Megyn Kelly Show, “Đây không phải là chuyện đùa. Đây không phải là vấn đề mua đất vì mục đích gii khác. Đây là vì lợi ích quốc gia của chúng ta và cần phải giải quyết vấn đề này”.

Vào đầu tháng Giêng, Tổng thống Trump cho biết việc kiểm soát Greenland, một vùng lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, là cần thiết để “bảo vệ thế giới tự do” và có thể sử dụng vũ lực hoặc kinh tế để đạt được mục tiêu.

Ông cho biết, tổng thống Trump là “một doanh nhân tham gia vào chính trị, không phải là một chính trị gia, và tiếp cận những vấn đề này theo quan điểm kinh doanh giao dịch”.

Hoa Kỳ đã nêu lên những lo ngại về Greenland khi nhà cầm quyền Trung Cộng tăng cường nỗ lực củng cố năng lực thương mại và quân sự ở Bắc Cực.

Một báo cáo tháng 7 năm 2024 của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế lưu ý rằng khu vực này giàu khoáng sản và chứa gần 90 tỷ thùng dầu và 1.669 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên, chiếm khoảng một phần năm trữ lượng dầu khí có thể khai thác của thế giới.

Greenland có một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, Căn Cứ Không Gian Pituffik, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng thủ hỏa tiễn và liên lạc vệ tinh.

Rubio lưu ý rằng với tình trạng băng tan, các tuyến đường vận chuyển qua Bắc Cực sẽ ngày càng dễ điều hướng hơn.

Tổng thống Trump đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về Kênh đào Panama, một trong những điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến đi cuối tuần sắp tới của Rubio tới Trung Mỹ.

Bắc Kinh đã gây ảnh hưởng đáng kể ở đó. Vào năm 2017, họ đã thành công trong việc khiến Panama cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, một hòn đảo tự trị mà chế độ này khẳng định là một phần của riêng mình. Vài tháng sau, Panama trở thành quốc gia Mỹ Latinh đầu tiên tham gia kế hoạch ​​Vành Đai và Con Đường, một dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu của Trung Cộng nhằm thúc đẩy lợi ích địa chính trị và kinh tế của Bắc Kinh.

Một công ty con của tập đoàn CK Hutchison Holdings có trụ sở tại Hồng Kông kiểm soát các cảng gần Kênh đào Panama, nơi mà Rubio cho biết chế độ này có thể khai thác khi có chiến tranh.

Ông Rubio cho biết, các công ty hoạt động từ Trung Quốc đại lục hoặc Hồng Kông, hiện đang chịu sự kiểm soát chặt chẽ của đảng cộng sản Trung Cộng, phải “làm bất cứ điều gì đảng yêu cầu. Nếu có một cuộc xung đột, Trung Cộng yêu cầu họ đóng Kênh đào Panama, thì họ sẽ phải làm vậy. Và trên thực tế, tôi không nghi ngờ gì, họ có kế hoạch dự phòng để làm như vậy. Đó là một mối đe dọa trực tiếp”.

Rồi, “cuối cùng Trung Cộng sẽ—thậm chí có thể là trong ngắn hạn—tìm cách làm ở Greenland những gì họ đã làm ở Kênh đào Panama và những nơi khác”.

Nhà cầm quyền Trung Cộng có thể lắp đặt các cơ sở dưới vỏ bọc của một công ty Trung Quốc để tiếp cận Bắc Cực và có khả năng gửi tàu hải quân qua đó trong một cuộc chiến, một kịch bản mà ông cho là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Hoa Kỳ có nhiều thỏa thuận với Đan Mạch để bảo vệ Greenland khỏi các mối đe dọa quân sự. Ông Rubio nói, “Nếu chúng ta đã phải chịu trách nhiệm vì phải làm điều đó, thì chúng ta cũng có thể kiểm soát nhiều hơn những gì xảy ra ở đó. Tôi biết đây là một chủ đề tế nhị đối với Đan Mạch, nhưng một lần nữa, đây là vấn đề lợi ích quốc gia đối với Hoa Kỳ”.


Tổng thống Trump Bảo Vệ Thuế Quan, Lợi Ích Kinh Tế Giá Phải Trả

Tổng thống Donald Trump vào ngày 2 tháng Hai thừa nhận áp thuế toàn diện đối với ba đối tác thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ, có thể gây ra hậu quả kinh tế. Vào ngày 1 tháng Hai, Tổng thống Trump đã áp thuế 25% đối với Canada và Mexico và thuế 10% đối với Trung Cộng, viện dẫn các điều khoản thương mại không công bằng và hạn chế nhập cư bất hợp pháp và buôn bán fentanyl bất hợp pháp  Có người phản đối cho rằng thuế quan, dự định ​​bắt đầu vào ngày 4 tháng Hai, có thể sẽ thúc đẩy một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Tổng thống Trump vẫn giữ ý định, nói rằng Hoa Kỳ đang mất “hàng ngàn tỷ đô la” trong các thỏa thuận thương mại với ba quốc gia này. Ông nhấn mạnh rằng sẽ không có thuế quan nếu các công ty sản xuất sản phẩm của họ tại Hoa Kỳ.

Ông Trump viết trong bài đăng trên TruthSocial, “Đây sẽ là thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ! Liệu có một số đau đớn không? Có, có thể (và có thể không!). Nhưng chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại và tất cả sẽ xứng đáng với cái giá phải trả. Chúng ta là một quốc gia hiện đang được điều hành theo lẽ thường tình—và kết quả sẽ rất tốt!!!”

Ông Trump viết tiếp, “Chúng ta trả hàng trăm tỷ đô la để TRỢ CẤP cho Canada. Tại sao? Không có lý do gì cả. Chúng ta không cần bất cứ thứ gì của họ. Chúng ta có Năng lượng vô hạn, nên tự sản xuất Xe Hơi và có nhiều Gỗ hơn mức chúng ta có thể sử dụng. Nếu không có khoản trợ cấp khổng lồ này, Canada sẽ không còn là một Quốc gia. Do đó, Canada nên trở thành Tiểu bang thứ 51 được chúng ta trân trọng. Thuế suất thấp hơn nhiều và sự bảo vệ quân sự tốt hơn nhiều cho người dân Canada—và không có Thuế Quan!”

Các nhà lãnh đạo Canada đã bác bỏ đề nghị của Tổng thống Trump rằng đất nước này nên trở thành một tiểu bang của Hoa Kỳ.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết vào ngày 1 tháng Hai rằng quốc gia của ông sẽ áp thuế 25% đối với hơn 100 tỷ đô la hàng hóa của Hoa Kỳ. Pierre Poilievre, lãnh đạo Đảng Bảo thủ Canada và là người có thể kế nhiệm Trudeau, đã mô tả mức thuế của Trump là “bất công và không có lý do”, kêu gọi Canada phản ứng “trả giá từng đô la”.

Tuy nhiên, bà cho rằng Hoa Kỳ phải chịu một phần trách nhiệm về dòng ma túy bất hợp pháp chảy qua biên giới và kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ hành động nhiều hơn nữa để giải quyết “tình trạng tiêu thụ fentanyl trầm trọng” ở nước này. Bà cũng ca ngợi những nỗ lực của chính phủ Mexico nhằm tịch thu số lượng lớn loại thuốc này trước khi chúng đến Hoa Kỳ.

Tại Trung Cộng, Bộ Thương mại Trung Cộng đã tuyên bố sẽ đệ đơn kiện Hoa Kỳ lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới.

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 2 tháng Hai với chương trình “Meet the Press” của NBC News, Bộ trưởng An ninh Nội địa Kristi Noem đã bảo vệ các mức thuế quan, gọi đây là cơ hội để Mexico và Canada hợp tác với Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn dòng chảy fentanyl và nhập cư bất hợp pháp vào nước này.

Bà Noem cho biết, “Những gì chúng tôi đã gửi đi trong tuần này là chúng tôi sẽ không chỉ thực thi ở biên giới phía nam. Chúng tôi sẽ đưa thêm nguồn lực vào cả biên giới phía bắc đó. Vì vậy, Canada cần phải vào cuộc”.


Venezuela Đồng Ý Tiếp Nhận Người Nhập Cư Bất Hợp Pháp Trở Về

Tổng thống Donald Trump cho biết vào ngày 1 tháng Hai rằng Venezuela đã đồng ý tiếp nhận tất cả người nhập cư bất hợp pháp Venezuela bị bắt giữ bên trong Hoa Kỳ và cung cấp phương tiện vận chuyển cho họ về nước.

Tổng thống Trump biết trên TruthSocial, “Venezuela đã đồng ý tiếp nhận trở lại đất nước của họ, tất cả những người nhập cư bất hợp pháp Venezuela đang tạm trú tại Hoa Kỳ, bao gồm các thành viên của băng đảng Tren de Aragua. Venezuela cũng đã đồng ý cung cấp phương tiện vận chuyển họ trở về”.

Đặc phái viên Hoa Kỳ, Richard Grenell, gặp nhà lãnh đạo Venezuela Nicolás Maduro vào ngày 31 tháng Giêng và đưa sáu công dân Hoa Kỳ trước đây bị giam giữ tại Venezuela trở về.

“Chúng tôi đã lên xe và hướng về nhà cùng với 6 công dân Hoa Kỳ này. Họ vừa nói chuyện với TT Trump và họ hết lời cảm ơn Tổng thống Trump”.

Tuy nhiên, Tòa Bạch Ốc tuyên bố rằng chuyến thăm cấp cao không có nghĩa là Hoa Kỳ công nhận Maduro là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela. Một cuộc bầu cử gây tranh cãi vào tháng 7 năm 2024 đã khiến Bộ Ngoại Giao cho đó là bất hợp pháp. Hai nước có lịch sử gần đây đầy căng thẳng được đánh dấu bằng mối quan hệ tan vỡ, lệnh trừng phạt và các cáo buộc khác, với việc Maduro gần đây đe dọa xâm lăng Puerto Rico.

Trong một tình huống tương tự, các viên chức Colombia tuần trước cho biết chính phủ sẽ đồng ý tiếp nhận những công dân của mình đang sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ sau cuộc đối đầu giữa Trump và Tổng thống Colombia Gustavo Petro về các chuyến bay trục xuất của Hoa Kỳ. Cả hai đều đã đe dọa sẽ áp thuế nhưng sau đó đã đạt được thỏa thuận, với các viên chức xác nhận ngay sau đó rằng các chuyến bay trục xuất đã được nối lại.

“Chúng tôi đang trong quá trình trục xuất số lượng kỷ lục người nhập cư bất hợp pháp, và các quốc gia đều đã đồng ý tiếp nhận những người nhập cư bất hợp pháp này trở lại. Hơn nữa, số lượng kỷ lục tội phạm đang bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ là nhiều nhất kể từ nhiệm kỳ đầu tiên của Chính phủ Trump!”

Trục xuất hàng loạt người nhập cư bất hợp pháp khỏi Hoa Kỳ là một lời trong chiến dịch tranh cử tổng thống thành công của Trump vào năm 2024.

Sau khi nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng, tổng thống đã ký một số sắc lệnh hành pháp liên quan đến nhập cư và biên giới, bao gồm nỗ lực chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh sau đó đã bị một thẩm phán tạm dừng, tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại biên giới, chấm dứt ứng dụng mà những người nhập cư bất hợp pháp sử dụng để hẹn với các viên chức liên bang, tiến hành các cuộc truy quét người nhập cư tại nhiều thành phố lớn, v.v.

Các băng đảng xuyên quốc gia Tren de Aragua và MS-13, cũng như các băng đảng ma túy Mexico, cũng đã được TT Trump xác định là các tổ chức khủng bố nước ngoài.

Vào ngày 29 tháng Giêng, TT Trump đã phát biểu trong một cuộc họp báo rằng chính quyền của ông hiện đang có kế hoạch đưa “những người nước ngoài phạm tội tồi tệ nhất” đến căn cứ hải quân và trại giam Vịnh Guantanamo. Ông đã ra lệnh cho Ngũ Giác Đài chuẩn bị giam giữ tới 30.000 người nước ngoài phạm tội, nói rằng một số người trong số đó không đáng tin cậy để ở lại đất nước của họ sau khi họ bị trục xuất. TT Trump nói, “Một số người trong số đó rất tồi tệ đến mức không thể tin tưởng những tên này sẽ bị nhốt trong tù. Cho nên chúng ta nên đưa chúng vào nhà tù ở Guantanamo”.

Bộ trưởng An ninh Nội địa Kristi Noem cho biết vào tuần trước rằng chính phủ Hoa Kỳ sẽ hủy bỏ nguồn tài trợ liên bang cho các tổ chức phi chính phủ tham gia vào việc khuyến khích những người nhập cư bất hợp pháp đến Hoa Kỳ.


Chuyến Bay Houston–New York Hủy Cất Cánh, Hành Khách Được Di Tản

Theo Cục Hàng không Liên bang (FAA), ngày 2 tháng Hai, một chuyến bay của United Airlines đang chuẩn bị bay từ Houston đến Thành phố New York, đã cho hành khách di tản vì có trở ngại ở động cơ.

Theo FAA, chuyến bay 1382 dự định ​​cất cánh từ Phi trường George Bush của Houston nhưng đã “hồi lại, không cất cánh vì lý do an toàn”. Chi tiết cho biết “có trục trặc ở động cơ” vào khoảng 8:30 sáng giờ địa phương. Chiếc máy bay Airbus A319 này dự định ​​bay đến Phi trường LaGuardia của Thành phố New York.

Cơ quan này lưu ý rằng hành khách trên máy bay đã được đưa ra khỏi máy bay và được đưa đến một nhà ga gần đó. Hiện tại, tin từ FAA cho biết sự việc đang được điều tra.

FAA không cung cấp thêm thông tin nào, và khuyên nên “liên lạc với hãng hàng không để biết thêm tin tức”.

Các viên chức cứu hỏa tại phi trường đã giúp di tản hành khách tại phi trường Houston “sau khi một máy bay chuẩn bị cất cánh báo cáo có biến cố trên phi đạo”, và không có ai bị thương.

Đoạn phim được tải lên mạng xã hội vào ngày 2 tháng Hai từ những người tự nhận là trên chuyến bay của United cho thấy cánh của một chiếc máy bay bốc cháy. Có thể nghe thấy tiếp viên hàng không bảo họ ngồi yên tại chỗ.

Biến cố xảy ra chỉ vài ngày sau khi một chiếc máy bay do American Airlines va chạm với một chiếc trực thăng Black Hawk của Quân đội Hoa Kỳ gần Washington trong vụ tai nạn máy bay chở khách chết chóc nhất kể từ tháng 11 năm 2001, khiến 67 người thiệt mạng.

Dữ kiện sơ bộ từ vụ tai nạn đó cho thấy các số liệu đọc mâu thuẫn về độ cao của một máy bay chở khách và trực thăng của Quân đội khi chúng va chạm gần Phi trường Quốc gia Reagan. Các nhà điều tra cho biết vào ngày 1 tháng Hai, rằng khoảng một giây trước khi va chạm, máy ghi âm chuyến bay của máy bay phản lực cho thấy độ cao thay đổi, nhưng họ vẫn chưa thể nói liệu sự thay đổi đó cho thấy phi công có cố gắng né tránh va chạm hay không.

Tuy nhiên, dữ kiện trong tháp điều khiển cho thấy trực thăng Black Hawk ở độ cao giới hạn hợp pháp là 200 feet tại thời điểm đó, các viên chức cho biết.

Nhà chức trách cho biết, một chiếc máy bay nhỏ đã đâm vào các tòa nhà ở phía đông bắc Philadelphia, khiến bảy người thiệt mạng và 19 người khác bị thương.

Tính đến sáng ngày 1 tháng Hai, các viên chức cho biết, đã có bảy người chết—sáu người trên máy bay phản lực và một người trên mặt đất đang lái xe vào thời điểm đó. Hầu hết những người bị thương đã được điều trị và xuất viện, theo các bệnh viện.

Các viên chức cho biết, chiếc Learjet 55, do Jet Rescue Air Ambulance điều hành, đã cất cánh vào ngày 31 tháng Giêng lúc khoảng 6 giờ chiều giờ địa phương, bay lên độ cao khoảng 1.500 feet, sau đó nhanh chóng hạ độ cao xuống, theo như các viên chức cho biết.

Trong một cuộc họp báo tuần trước, Tổng thống Donald Trump đã bình luận về vụ tai nạn máy bay ở Washington và cho biết ông tin rằng việc bay trên máy bay chở khách ở Hoa Kỳ vẫn khá an toàn. Tuyên bố đó đã được Bộ trưởng Giao thông Sean Duffy nhắc lại vào sáng ngày 2 tháng 2 trong một cuộc phỏng vấn với CNN.

“Du lịch hàng không là hình thức du lịch an toàn nhất mà bạn có thể thực hiện ở đất nước này. Bây giờ, chúng tôi đã thấy một số vết nứt và mọi người đều bàng hoàng khi chứng kiến ​​những thảm họa này”, Duffy nói với CNN trong cuộc phỏng vấn.


Sẽ Có Thêm Các Chuyến Bay Bị Chậm Trễ Vào Chủ Nhật

Các chuyến bay trên khắp Hoa Kỳ có thể gặp phải “sự chậm trễ kéo dài” vào sáng Chủ Nhật trong khi Cục Hàng không Liên bang (FAA) đang nỗ lực khôi phục hệ thống cảnh báo quan trọng đã gặp biến cố vào đêm hôm trước, Bộ trưởng Giao Thông, Sean Duffy cho biết vào ngày 1 tháng Hai.

Duffy cho biết, “Hệ thống NOTAM chính đang gặp biến cố tạm thời, nhưng hiện tại không ảnh hưởng đến Hệ Thống Không Phận Quốc Gia vì đã có hệ thống dự phòng, bổ sung và hỗ trợ các cuộc họp báo trước chuyến bay và tiếp tục các hoạt động hàng không. FAA đang nỗ lực khôi phục hoàn toàn hệ thống và có thể sẽ có một số sự chậm trễ kéo dài vào sáng mai. Chúng tôi đang điều tra nguyên nhân gốc rễ và chúng tôi sẽ cung cấp cập nhật thông tin”.

Tính đến 8:30 sáng theo giờ miền Đông Hoa Kỳ vào sáng Chủ Nhật, đã có hơn 540 sự chậm trễ trong, vào hoặc ra khỏi Hoa Kỳ, theo công cụ theo dõi chuyến bay FlightAware.

Thông báo cho các nhiệm vụ hàng không (NOTAM) là một hệ thống máy tính gửi cảnh báo cho phi công về các điều kiện có thể ảnh hưởng đến an toàn bay. Những thông tin này bao gồm thông tin về đèn phi đạo không hoạt động, đèn an toàn tháp phi trường không hoạt động hoặc các buổi trình diễn hàng không diễn ra ở không phận gần đó.

Các cảnh báo cũng thông báo cho phi công về thời tiết xấu có thể xảy ra trên các tuyến đường, thay đổi phi đạo và các phi trường và không phận phải tránh. Các thông báo được thiết lập vào năm 1947, lấy cảm hứng từ một hệ thống được sử dụng để cảnh báo thuyền trưởng về các mối nguy hiểm trên biển. Trong những năm kể từ đó, hệ thống trước đây dựa trên giấy đã phát triển thành hệ thống cảnh báo kỹ thuật số.

Mặc dù tách biệt với các hệ thống kiểm soát không lưu giúp máy bay giữ khoảng cách an toàn với nhau, NOTAM là một công cụ quan trọng khác đối với an toàn hàng không.

Một lần ngừng hoạt động trước đó của hệ thống vào tháng Giêng năm 2023 đã tạm dừng tất cả các chuyến bay tại Hoa Kỳ. Sự trục trặc phải ngừng hoạt động đã dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hàng không trầm trọng sau hơn 1.300 chuyến bay bị hủy và khoảng 9.000 chuyến bay bị chậm. FAA cho biết trong giai đoạn đầu là mất điện và họ tin rằng một hồ sở dữ kiện bị hỏng đã dẫn đến biến cố.

Sau khi một máy bay phản lực của Air Canada gần như đã hạ cánh trên bốn máy bay khác đang chờ cất cánh từ Phi trường quốc tế San Francisco vào năm 2017, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, cơ quan điều tra các vụ tai nạn hàng không, đã chỉ trích về cách đưa ra các lời cảnh báo.


USAID Ngừng Hoạt Động Vào Lúc Chính Quyền Trump Đóng Băng Viện Trợ

Trang web của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã ngừng hoạt động vào ngày 1 tháng Hai, sau khi Tổng thống Donald Trump đóng băng viện trợ nước ngoài và tài trợ phát triển toàn cầu.

Trong ngày đầu tiên nhậm chức, Trump đã đóng băng tất cả viện trợ nước ngoài trong 90 ngày. Sắc lệnh hành pháp của ông đã buộc phải cho nghỉ việc tạm thời hoặc sa thải hàng ngàn nhân viên và đóng cửa hàng ngàn chương trình trên toàn thế giới.

Tính đến tối Chủ Nhật, trang web của USAID vẫn ngừng hoạt động. Một người hiểu rõ về diễn biến của cơ quan này đã nói với báo chí  rằng có khoảng 800 đến 900 nhà thầu hỗ trợ thể chế từ các cơ quan Y tế Toàn cầu và Hỗ trợ Nhân đạo đã bị sa thải trong những ngày gần đây. Người này không biết chính xác số lượng nhân viên trực tiếp còn lại sau khi sa thải, nhưng cho biết họ sẽ là thiểu số.

Các đảng viên Dân Chủ tại Quốc Hội đã bày tỏ lo ngại rằng USAID có thể ngừng hoạt động như một cơ quan độc lập nếu Trump sáp nhập cơ quan này vào Bộ Ngoại Giao. Họ đã nói rằng USAID rất quan trọng đối với an ninh quốc gia và Trump không có thẩm quyền pháp lý để loại bỏ một cơ quan độc lập do quốc hội tài trợ.

Tuy nhiên, ông Trump và đảng Cộng Hòa tại Quốc Hội đã nói rằng phần lớn các chương trình viện trợ và phát triển nước ngoài của cơ quan này là lãng phí và đã hỗ trợ các mục đích thúc đẩy chương trình nghị sự chính trị thiên tả.

Những lo ngại về các kế hoạch của chính quyền với USAID nảy sinh hai tuần sau khi đóng băng hàng tỷ đô la viện trợ an ninh và phát triển nhân đạo của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là nhà tài trợ viện trợ nhân đạo lớn nhất thế giới.

Tổng thống John F. Kennedy đã thành lập USAID để chống lại ảnh hưởng của Liên Xô vào thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh. Hiện tại, cơ quan này đóng vai trò quan trọng đối với các nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc hạn chế ảnh hưởng của chế độ Trung Cộng, vốn có các hoạt động gây ảnh hưởng mạnh mẽ ở nước ngoài.

Kennedy đã ký Đạo luật Viện Trợ nước ngoài vào năm 1961 và sau đó là một sắc lệnh hành pháp biến USAID thành một cơ quan độc lập.

Các nhân viên của cơ quan đã theo dõi số phận của nó trong các nhóm trò chuyện vào ngày 31 tháng Giêng và ngày 1 tháng 2, thảo luận về các bản cập nhật về tình trạng của cờ và biển báo bên ngoài trụ sở USAID tại Washington. Tính đến ngày 1 tháng 2, cả hai đều có mặt bên ngoài tòa nhà của cơ quan.

Nghị sĩ Chris Murphy (D-Conn). đã viết trong một bài đăng trên nền tảng truyền thông xã hội X rằng nếu Trump có kế hoạch xóa bỏ USAID, thì việc thực hiện theo lệnh hành pháp sẽ là bất hợp pháp. Ông cũng gợi ý rằng việc chấm dứt cơ quan này sẽ tạo ra một khoảng trống mà Trung Cộng sẽ lấp đầy.

Ông tuyên bố, “Vì các nước đang phát triển hiện CHỈ có thể dựa vào Trung Cộng để được giúp đỡ, nên họ sẽ ký nhiều thỏa thuận hơn với Bắc Kinh để trao cho họ quyền kiểm soát các cảng, các mỏ khoáng sản quan trọng, v.vQuyền lực của Hoa Kỳ sẽ giảm sút. Người dân Hoa Kỳ sẽ mất việc làm”.

Giám đốc điều hành SpaceX và Tesla, Elon Musk, người được Trump bổ nhiệm làm người đứng đầu Bộ Hiệu Quả Chính Phủ Mới, đã tán thành việc giải thể USAID.

Ôngh Musk nói, “Sống bằng lệnh hành pháp, chết bằng lệnh hành pháp”. Ông Musk ám chỉ rằng ông Trump có thẩm quyền chấm dứt cơ quan này bằng lệnh hành pháp vì Kennedy đã sử dụng lệnh hành pháp để tạo ra nó.

Bộ trưởng Ngoại giao Marco Rubio đã duy trì một số chương trình khẩn cấp cứu sinh trong thời gian đóng băng, nhưng các nhóm cứu trợ đã lập luận rằng vẫn còn sự nhầm lẫn về việc chương trình nào vẫn được phép hoạt động.

Trong tuyên bố công khai đầu tiên về chủ đề này, Rubio cho biết vào ngày 30 tháng Giêng rằng các chương trình của USAID đang được xem xét để loại bỏ những chương trình không phù hợp với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Ông không nói liệu cơ quan này có bị xóa bỏ hay không.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, ông đã cố gắng cắt giảm một phần ba ngân sách cho các hoạt động ở nước ngoài. Sau khi Quốc Hội phản đối, chính quyền đã sử dụng lệnh đóng băng và các nỗ lực khác để ngăn chặn dòng tiền do quốc hội phân bổ cho các chương trình ở nước ngoài.

Cuối cùng, cơ quan điều tra của Quốc Hội, Văn phòng Tổng kiểm toán, đã phán quyết rằng Trump đã vi phạm Đạo luật Tịch thu.


Mexico Tuyên Bố Sẽ Trả Đũa Bằng Thuế Quan, Trung Cộng Sẽ Đệ Đơn Kiện Lên WTO

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum tuyên bố rằng chính quyền của bà sẽ áp dụng thuế quan trả đũa đối với Hoa Kỳ vào tối thứ Bảy sau khi Tổng thống Donald Trump áp thuế 25% đối với hàng nhập cảng của Mexico vào Hoa Kỳ vào đầu buổi tối. Ông Trump cũng áp thuế 25% đối với Canada và 10% đối với Trung Cộng. Thuế quan của Hoa Kỳ dự định ​​sẽ bắt đầu vào ngày 4 tháng Hai.

Mexico không công bố bất cứ chi tiết nào về chính sách thuế quan của mình, nhưng Sheinbaum cho biết trong một tuyên bố được đăng trên nền tảng truyền thông xã hội X rằng bà đã chỉ đạo Bộ trưởng Kinh tế của mình thực hiện “các biện pháp thuế quan và phi thuế quan để bảo vệ lợi ích của Mexico”.

Trong khi đó, Bộ Thương Mại Trung Cộng cho biết vào Chủ Nhật rằng họ sẽ đệ đơn kiện lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và thực hiện các biện pháp đối phó để “bảo vệ quyền và lợi ích của mình”.

TT Trump đã thông báo cho Trung Cộng về kỳ vọng của ông đối với việc hợp tác với một thỏa thuận thương mại trong nhiệm kỳ đầu tiên, và gần đây đã bày tỏ sự thất vọng khi chính quyền Biden không thực hiện lời hứa của Bắc Kinh là “áp dụng án tử hình đối với những người sản xuất fentanyl”.

 TT Trump khi trở lại Toà Bạch Ốc, ông nói, “…Nhưng chúng ta sẽ phải ngăn chặn bằng thuế quan”.

Trump cho biết ông đã sử dụng Đạo luật Quyền hạn Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế để áp thuế, “vì mối đe dọa lớn từ người nhập cư bất hợp pháp và các loại thuốc gây chết người giết chết công dân của chúng ta, bao gồm cả fentanyl”.

Bộ Ngoại giao Trung Cộng cho biết vào Chủ Nhật rằng Hoa Kỳ cần “giải quyết vấn đề fentanyl của riêng mình”.

Sheinbaum gọi những cáo buộc của Tòa Bạch Ốc rằng chính phủ của bà đang hợp tác với các băng đảng buôn bán ma túy là “vu khống”.

Bà cho biết thuế quan của Mexico là “Kế hoạch B” của bà và đề nghị  với Trump “thành lập một nhóm làm việc với các nhóm an ninh và y tế công cộng của chúng ta. Các vấn đề không được giải quyết bằng cách áp thuế quan, mà bằng cách nói chuyện và đối thoại, như chúng ta đã làm trong những tuần gần đây với Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để giải quyết hiện tượng di cư; trong trường hợp của chúng tôi, với sự tôn trọng nhân quyền”.

Theo dữ kiện của chính phủ Hoa Kỳ, quá liều ma túy là nguyên nhân tử vong hàng đầu đối với người Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 45.

Sheinbaum đổ lỗi cho chính phủ Hoa Kỳ vì đã không chấm dứt tình trạng bán fentanyl bất hợp pháp trên đường phố.

Trump lưu ý trong lệnh khẩn cấp rằng, ông đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia tại biên giới phía nam vào ngày đầu tiên nhậm chức, “để cuối cùng chấm dứt cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng do sử dụng và nghiện opioid gây ra, sẽ không xảy ra trừ khi chính phủ Mexico tuân thủ và hợp tác được bảo đảm”.

Ông cũng lưu ý rằng kể từ khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ đã ghi nhận ít nhất 300 phần trăm gia tăng số vụ bắt giữ người nhập cư bất hợp pháp tại biên giới.

TT Trump nói, “Mexico đã đóng vai trò trung tâm trong những thách thức này, bao gồm cả việc không dành đủ sự chú ý và nguồn lực để ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp và ma túy bất hợp pháp”.

Theo Tòa Bạch Ốc, thuế quan sẽ “vẫn được áp dụng cho đến khi Mexico hợp tác với Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống buôn bán ma túy và an ninh biên giới”.

Tòa Bạch Ốc cho biết, thuế quan cũng sẽ mang lại hàng tỷ đô la doanh thu mới cho chính phủ Hoa Kỳ, chỉ ra hiệu quả của các mức thuế quan trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, được Tổng thống Joe Biden tiếp tục áp dụng, đối với hàng hóa do Trung Cộng sản xuất, đạt mức doanh thu 40 tỷ đô la mỗi năm.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm thứ Bảy cũng đã công bố mức thuế trả đũa đối với đối tác thương mại hàng đầu của Canada, bắt đầu bằng mức thuế đối với hàng nhập cảng, trị giá 30 tỷ đô la của Hoa Kỳ vào ngày 4 tháng Hai. Trudeau cho biết ông đang liên lạc với Sheinbaum, “cùng nhau hợp tác để đối phó với các mức thuế quan này”.