________________________

Giữa lúc Bạch cung rộn ràng với nhiều sự kiện mừng đại lễ Phục Sinh [1], thì Chủ Tịch Trung cộng Tập cận Bình lại tất bật đến 3 nước Đông Nam Á (ĐNÁ) trong chuyến đi 5 ngày nhằm dẫn dụ bao vây thương mại Mỹ. Mới giữa chặng công du, ông Tập đã nhận ra “cương”mãi không xong, vội chọn người “mềm mỏng”để đàm phán với phía Mỹ. 

Trước khi có ý định “lập cụm” với các nước chống lại Mỹ, Bắc Kinh đã ngưng hoàn toàn việc nhập cảng khí tự nhiên hóa lỏng (Liquefied Natural Gas LNG) từ Mỹ trong hơn 10 tuần.

Mục tiêu công du 3 nước ĐNÁ của ông Tập từ 14-18 tháng 4, là khuyến dụ các nước cùng với Bắc Kinh chống lại sự “bắt nạt” từ Mỹ nhằm “kéo bè” bao vây thương mại Mỹ. Khi ông Tập kết thúc 2 ngày thăm Việt Nam, Trung Nam Hải nhận ra, lập trường “không lùi bước” có vẻ bất ổn, nên đột ngột loan báo thay ông Vương Thụ Văn người từng mang biệt danh hung hãn dữ dội như “chó ngao”, chủ trương đàm phán cứng rắn “chiến đấu đến cùng” về thuế quan với Mỹ. [2]

Bắc Kinh loan báo, đại diện thương mại mới đàm phán thuế quan với Mỹ từ ngày 16 tháng 4 là ông Lý thành Cương, nhân vật được mô tà là “nhũn nhặn” và có học vị hàn lâm; được mong đợi sẽ phá vỡ thế bế tắc để đàm phán thuế quan với Hoa Kỷ. Biến chuyển này cho thấy Bắc Kinh đã nhận ra mưu toan bao vây thương mại Mỹ không mấy được đón nhận tại các nước đang nhờ xuất cảng sang Mỹ mà có đồng bạc Xanh. Chẳng những vậy, mà ĐNÁ còn nhận ra những tổn thất của Băc Kinh chưa chừng lại là cơ hội tốt cho vùng này.Năm ngày sau, 21 tháng 4, Theo Bloomberg, Bắc Kinh đưa ra 3 điều kiện nhằm tiến tới đàm phán thuế đối ứng với Mỹ. Ba đòi hỏi của Bắc Kinh được báo quốc doanh của Ba-Đình đồng loạt ca tụng như điều kiện “tiên quyết”. Trong đó, điều đầu tiên biểu lộ căn tính mặc cảm khi đòi hỏi rằng: (i) Phía Mỹ không được coi thường, mà phải có ngôn từ đàm phán tôn trọng; (ii) Đài Loan là “làn ranh đỏ” Mỹ không được động vào; (iii) Nhà đàm phán của Mỹ phải có đủ thẩm quyền. . .

Cùng ngày 21 tháng 4, phía Mỹ đưa ra 2 quyết định: (i) Áp thuế lên tới 3.521% đối với các tấm pin năng lượng Mặt trời từ 4 nước Đông Nam Á, gồm: Cam Bốt, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam, được sản xuất với sự hỗ trợ của Trung cộng. (ii) TT Trump bất ngờ công bố 8 hình thức gian lận phi thuế quan. Đồng thời khẳng định, 8 cách gian lận này làm xói mòn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Mỹ và “đe dọa nguyên tắc công bằng trong thương mại quốc tế”:

Thao túng tiền tệ * Thuế quan trá hình VAT * Bán phá giá * Trợ cấp xuất cảng * Bảo hộ nông nghiệp * Bảo hộ tiêu chuẩn kỹ thuật * Hàng giả (ăn cắp sản phẩm trí tuệ) * Chuyển hàng sang nước thứ 3 để tránh thuế. [3]

Nhìn vào 8 cách né thuế vừa nêu, Ba-Đình như thấy được bóng mình “gần đầy đặn” trong gương.

Tình huống mới này đưa ĐNÁ vào bối cảnh chính trị kinh doanh khá phúc tạp. Bởi vì ĐNÁ muốn bán hàng sang Mỹ để kiếm lấy Mỹ kim, nhưng cũng không muốn làm phật lòng một Bắc Kinh hung hãn, lọc lừa.

Trước đó, ngày 22 tháng 03, Trung cộng, Nhật Bản và Hàn quốc đã có cuộc họp để tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ và xem xét một số điểm nóng trên thế giới. Nhưng Truyền thông Trung cộng lại loan tin ba nước cùng hợp tác ứng phó với thuế quan của Trump. Minh xác việc này, phát ngôn viên Hàn quốc nhận định: tường trình của Bắc Kinh có “một số điểm phóng đại”. Bởi vì không có bằng chứng là Nhật Bản, và Hàn Quốc hợp tác với Bắc Kinh để chống lại Hoa Kỳ. (https://vanhoimoi.org/?p=24780).

Sau Israel nhanh chân đàm phán với Mỹ, đã có mức thuế là 17%, Nhật Bản đang trong quá trình thương thảo, rà soát các rào cản phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn an toàn ô tô và sản phẩm nông nghiệp , , ,  nhằm tìm kiếm giải pháp hợp tác lâu dài với Mỹ.

Nước Ý cũng thành công trong đàm phán cấp cao với Mỹ, nhưng chi tiết chưa công bố.

Ấn Độ và Mỹ hôm 21 tháng 04 cùng hoan nghênh những tiến triển đạt được để tiến tới thiết lập một hiệp định thương mại song phương.

Ủy ban Âu châu (EU) đã chính thức tạm dừng các biện pháp đáp trả đối với chính sách thuế quan của Mỹ trong 90 ngày, từ ngày 14 tháng 4 đến ngày 14 tháng 7.

Hàn Quốc và Mỹ đã xác nhận sẽ gặp nhau ở cấp Bộ Trưởng vào ngày 22 tháng 4, nhân dịp Bộ Trưởng Tái Chánh Hàn quốc, Choi Sang Mok đến Mỹ dự hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Nam Dương đề nghị mua hàng hóa của Mỹ trị giá từ 18-19 tỷ Mỹ kim nhằm xóa bỏ thặng dư thương mại với Mỹ và tránh mức thuế 32% đối với hàng hóa Indonesia xuất sang Mỹ. Trong đó, Nam Dương sẽ tăng hạn ngạch mua 10 tỷ Mỹ kim dầu thô và khí đốt hóa lỏng (Liquified Petroleum Gas LPG) từ Mỹ, như một phần của các cuộc đàm phán thuế quan với Washington.

Trong 90 ngày “hưu chiến” kề từ mùng 09 tháng 4, Mỹ vẫn liên tục bận rộn lần lượt gặp gỡ 75 đối tác thương mại đang xếp hàng chờ đến lượt nói chuyện công bằng thương mại, đôi bên cùng có lợi.

Đến lúc này thì “con bài tẩy của Bắc Kinh đã bị lật ngửa” do các nước Bắc Kinh ra sức “kéo bè” lại gặp ngay cảnh: chính giới “thờ ơ”; Thương giới lo sợ mất thị trường Mỹ từng mang lại vô vàn phúc lợi lâu nay. . . Do vậy, ngày càng có thêm nhiều quốc gia ghi danh xin đàm phán thuế quan với Mỹ. Cho đến nay, tin chưa được xác nhận, đã có 130 nước liên lạc với Mỹ để ghi danh xin đàm phán về thuế đối ứng với Nội Các Donald Trump.

Lizzi C. Lee, Tiến Sỹ Kinh Tế MIT đưa ra nhận đinh rằng, Bắc Kinh đang thực hiện một kế hoạch ba lớp: củng cố mặt trận trong nước, gây sức ép với Mỹ, và tiếp tục tìm kiếm vị thế trên trường quốc tế. (https://vanhoimoi.org/?p=24871)

Với Ba-Đình, sau khi cam kết ngăn chặn hàng hóa Trung cộng “quá cảnh”, giới chuyên gia đánh tiếng “chỉ mong” Hoa Kỳ áp thuế đối ứng khoảng 20% – 25% lên hàng hóa Việt Nam xuất cảng sang Mỹ. Như thế, mỗi năm Ba-Đình sẽ phải chịu thiệt khoảng 55 tỷ Mỹ kim. Trong trường hợp Việt Nam giảm thuế xuống 0% cho hàng Mỹ, Ba-Đình sẽ bị thất thu ước tính thêm khoảng 1,2 tỷ Mỹ kim mỗi năm.

Giới quan sát Thời Sự Kinh Tế nhận định, Ba-Đình sẽ áp dụng 4 bước song hành trong đàm phán với Mỹ, gồm:  Mua thêm hàng hóa của Mỹ * Đàm phán nhanh * Tìm thị trường mới * Mở rộng, tăng cường đầu tư.

Trong màn “so găng” giữa hai đối thủ Hoa Kỳ ~ Trung cộng về thương mại, giới quan sát chú ý đến cuộc đàm phán của Nhật Bản với Mỹ đang diễn tiến. Trường hợp Nhật Bản, một trong những nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Mỹ (**) – đồng minh thân thiết nhất của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương, cánh tay đắc lực trong chiến lược kềm tỏa Trung cộng của Mỹ . . . Vậy khi Nhật đạt được thỏa thuận thuế đối ứng công bằng, thì đó là dấu hiệu mọi cuộc đàm phán khác sẽ thuận lợi.

Trần nguyên Thao

[1] https://www.msn.com/en-us/news/politics/white-house-plans-extraordinary-holy-week-as-trump-honors-easter-with-the-observance-it-deserves/ar-AA1CPsTe?ocid=BingNewsVerp

[2] https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cde2r2y770jo

[3] Ông Trump cảnh báo đối tác thương mại về 8 hành vi ‘gian lận phi thuế quan’ (vietnamnet.vn)

(**) Trong số nợ của Mỹ 30 ngàn tỷ Mỹ Kim, có hơn 8000 tỷ là công khố phiếu của Mỹ. Trong đó, Nhật Bản nắm giữ đến 12,45%