NGUỒN: How HIV Research Laid the Foundation For Covid Vaccines, Wall Street Journal ngày 26-27 Tháng 12, 2020, section Review, trang C4 của tác giả Gregory Zuckerman và Betsy McKay

Những kỹ năng khoa học phát triển trong những năm tìm thuốc trị AIDS đã giúp các khoa học gia chiến đấu để chống và  trị virus Covid-19

Thuốc chủng ngừa Covid đang bắt đầu được phân phối sau chưa đầy một năm thẩm quyền y tế công cộng xác định virus Vũ Hán khởi sự nạn đại dịch giết người. Làm sao có thể khám phá vaccine nhanh như thế ? Một phần là nhờ nhiều thập niên khảo cứu đầy thất vọng và không kết quả nhằm tìm thuốc chủng ngừa Human Immunodeficiency Virus gọi tắt là HIV gây chứng bệnh liệt kháng (AID) hiểm nghèo. Nhưng những kỹ thuật và cách tiếp cận để tạo thuốc chữa và thuốc chủng ngừa Covid mang dấu vết của những nghiên cứu vất vả từ thập niên 1980’s nhằm chận sự lây lan của virus HIV.

Bệnh AIDS đã giết chết 33 triệu nhân mạng, tính đến nay, và hiện có 38 triệu người đang phải mang trong người căn bệnh hiểm nghèo này. Và đến nay vẫn chưa tìm ra vaccine. Nhưng từ 1982 Hoa Kỳ đã đầu tư 76 tỷ vào phương pháp điều trị để cứu mạng, và đã âm thầm làm cách mạng trong sự phát triển thuốc chủng ngừa những virus khác, trong đó có virus Vũ Hán. “Mọi sự chúng ta đã làm để đối phó với các virus khác đã xuất phát từ những nghiên cứu nhằm diệt virus HIV.” Đó là  tuyên bố của Bác sĩ Anthony Fauci., người dẫn đầu nghiên cứu HIV với tư cách Giám Đốc từ năm 1984 của National Institute of Allergy & Infectious Diseases.

Các khoa học gia chưa phát triển được vaccine hữu hiệu chống AIDS, một phần vì virus HIV là một trong những virus rất quỉ quyệt, một virus rất phức tạp chưa từng phải đối phó. Virus HIV giống như virus Vũ Hán là có những cái đinh trong lớp bọc protein buộc vào những receptor trên mặt các tế bào; nhưng virus HIV không giữ nguyên trạng trong thời gian đủ lâu để hệ thống miễn nhiễm của cơ thể có thể tấn công cách hiệu quả.

Cũng trong nhiều thập niên nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu phát triển sự hiểu biết về sự vận chuyển phức tạp của hệ thống miễn nhiễm. Họ vẽ ra từng chi tiết virus HIV xâm nhập các tế bào như thế nào, sinh sôi thế nào, và họ cũng tìm những sơ hở trong virus để thuốc có thể tấn công. Họ dùng các kỹ thuật như X-ray Crystallography, electron microscopy phối hợp với computer modeling để tạo những hình ảnh 3 chiều với chi tiết cao độ về những protein ở trên mặt virus HIV. Mục đích là dùng những hình ảnh này để thiết kế những antigens, những phân tử, từ đây tạo ra những đáp trả của hệ thống miễn nhiễm và đánh thức cơ thể huy động sự đề kháng, chống lại virus.

Những nhà khoa học như Barney Graham, Phó Giám Đốc của National Institute-AID’s Vaccine Research Center, đã dùng lối tiếp cận tương tự để thiêt kế những antigens (chất sinh ra kháng thể) của thuốc chủng các virus khác. Vào đầu tháng một năm nay, 2020 Dr Graham và nhóm làm việc của Ông đã chuẩn bị để thử nghiệm protptype vaccines nhằm ngăn ngừa một số virus, trong đó có một respiratory syndrome trong vùng Middle-East, thì có  tin một loại coronavirus bùng phát ở Trung Cộng. Nhóm của Ông lập tức sang số và nhắm vào Covid, và cung cấp một thiết kế spike-protein để tạo vaccine antigen để Công Ty Moderna tạo ra Covid vaccine. Vaccine này sử dụng mesenger RNA, a molecular courier, dạy cho các tế bào làm ra antigen. “Covid vaccine thật sự do chương trình tìm kiếm vaccine chống virus HIV, đã trải qua nhiều đợt thất bại nhưng vẫn tiếp tục cải tiến công nghệ này.” Dr Graham đã tuyên bố như thế.

Ngay cả những thất bại liểng xiểng trong thời gian tìm kiếm HIV vaccine cũng đem lại phần thưởng trong trận đánh Covid-19. Năm 2004, Merk & Co làm việc với những nhà điều tra được đài thọ bởi NIAID đã tạo ra một vaccine sử dụng một virus bệnh cảm thường đã được làm cho yếu đi, gọi tên là Adenovirus 5. “Vector’ có biệt danh Ad5 đã được sử dụng để chuyển 3 genes khám phá trong nỗ lực tìm HIV vaccine vào trong cơ thể. Hy vọng hệ thống miễn nhiễm sẽ tấn công những genes lạ này và học cách ngăn cản chúng, như vậy chuẩn bị cho những cuộc đối đầu với virus HIV thực sự.

Cuối năm 2007, thử nghiệm này bị đình chỉ cách đột ngột khi những kết quả sớm sủa này cho thấy loại vaccine này không những yếu ớt mà còn có thể khiến người đàn ông dễ mắc virus HIV hơn.  Merck chấm dứt toàn bộ nỗ lực tìm kiếm AIDS vaccine; nhưng những công ty khác lại khai thác những công trình nghiên cứu HIV vaccine để phát triển những vaccines  khác bằng cách dùng những virus bệnh cảm cúm khác nhau, kể cả virus tác hại đười ươi (chimps), để chứa những genes của những virus đã suy nhược. Chính đây là lối tiếp cận để tìm kiếm vaccine trị Covid-19 mới phát triển bởi Đại Học Oxford và AstraZeneca vừa được CDC chấp thuận.

Dan Barouch, người khởi sự một phòng thí nghiệm trong Boston’s Beth Israel Deaconness Medical Center và Harvard Medical School năm 2004 để phát triển một vaccine chống AIDS, coi trở lực tại Merck là một chứng cớ cho thấy ông cần tập trung vào những vectors (véc-tơ) virus khác, trong đó có vector Ad26 thuộc một loại bệnh cảm cúm hiếm xảy ra. Nhóm làm việc của Dr. Barouch làm sản sinh vô tính (clone) và phát triển vaccine vector này trong năm 2007, sau đó làm việc chung với một công ty nhỏ Hòa Lan (Dutch), rồi với đại công ty Johnson & Johnson để phát triển vaccine Ad26 chống bệnh Zika và bệnh Ebola. Về sau vaccine này được thẩm quyền y tế Châu Âu chấp thuận cho sử dụng để trị Covid.

Những bệnh dịch vì virus ít đi khiến nhóm nghiên cứu chưa có dịp thử nghiệm các vacines. Nhưng khi đại dịch Covid -19 bùng phát năm 2020, Dr Barouch và công ty Johnson & Johnson đã cùng nhau đẩy mạnh tìm kiếm và đã tìm ra Covid-19 vacccine. Vaccine này chỉ cần chích 1 mũi và không cần chứa trong nhiệt độ dưới không độ Farenheit . . . “Nếu chúng tôi không phát triển Ad26 nhằm chống HIV, chúng ta không thể nhảy ngay vào giai đoạn thử nghiệm 3 cho Covid-19. Thật sự vaccine trị Covid-19 là kết quả của những nghiên cứu chống HIV của chúng tôi. Và không có con đường nào khác” Dr Barouch đã nói như thế.

Các khoa học gia đã gặp hết thất vọng này đến thất vọng khác trong việc phát triển thuốc chữa trị virus HIV, cũng như vaccine chống HIV. Cuối cùng những phối hợp những thuốc chống virus- như Truvada và Descovy do Gilead Sciences sản xuất – đã chứng tỏ hiệu quả, giúp giảm một nửa tử suất bệnh AID trong thập niên trước và đã giúp bệnh nhân HIV sống lâu hơn. Để sản xuất những thuốc này, công ty tại Foster City, California đã phát triển những phương cách ngăn không để HIV sinh sôi thêm bằng cách ngăn cản cơ thể sao chép the virus’s genetic material, một tiến trình được đặt tên là “chain termination”.

Năm nay, 2020, Công ty Gilead áp dụng những kỹ thuật này vào việc chống Covid-19, và đã làm ra thuốc remdesivir mà theo một nghiên cứu của National Institute of Health, thuốc này giúp bệnh nhân Covid-19 đang được chữa trị tại bệnh viện phục hồi mau chóng hơn. “Chúng tôi chỉ thực sự bắt đầu hiểu các cơ chế này và thiết kế những hợp chất để ngăn chặn sự sinh sản trong khi nghiên cứu về HIV” như lời phát biểu của Bà Diana Brainard, người đứng đầu phòng nghiên cứu virus tại Gilead.

Những nhà khoa học khác khám phá một số bệnh nhân HIV có kháng thể mạnh bất thường trong máu và đã hóa giải được virus. Những nhà nghiên cứu đã học được cách nhận dạng những kháng thể nhiều hứa hẹn chống lại một số virus và phát triển cách chữa trị. Cơ quan FDA của Hoa Kỳ đã phê chuẩn những cách chữa trị Covid-19 sử dụng monoclonal antibodies được chế tạo bởi Eli Lilly & Co và Regeneron Pharmaceuticals Inc. Cách chữa trị này đã chữa khỏi Tổng Thống Trump khi bị nhiễm Covid-19.

Một số khoa học gia phát biểu với tính chất thử vận rằng những nỗ lực đang chiến đấu với Covid-19, rất có thể, như một đáp lễ, rồi ra sẽ giúp phát triển vaccine chống HIV. “Chúng ta đang học được rất nhiều về ngành miễn dịch học,  về cách chế tạo, về sự vận chuyển, về cách cho toa . Chúng ta sẽ có nhiều quan sát và hiểu biết những vaccines tác động thế nào vào con người. Tôi thiết nghĩ rồi sẽ xảy ra một bước tiến đầy kinh ngạc.” Đó là lời tuyên bố của Sharon Lewin, giám đốc Viện Peter Doherty Institute For Infection and Immunity tại Melboune, Australia.

Nguyễn Tử Quý biên dịch

Bài liên quan:
  • Không khí Ramadan u ám ở Tân Cương
    The Economist
  • Kênh Phù Nam có thể đẩy Campuchia rời xa Việt Nam về phía Trung Quốc
    Sokvy Rim
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 21/4/2024. Kênh đào Techo Funan ở Cam Bốt: TC bao vây Việt Nam, bức tử đồng bằng sông Cửu Long! Làn gió mới cho Singapore?
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • SBTN NHẬN ĐỊNH THỜI CUỘC ngày 20/4/2024. Xung đột trực diện Israel-Iran mở màn. Chiến tranh Trung Đông lan rộng?
    BS Nguyễn Trọng Việt
  • Từ việc Iran tấn công Israel cùng nhìn lại “Liên minh ma quỷ”
    Eliot Cohen