- 2 tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước tăng 45,3%
- Phục hồi sản xuất ảnh hưởng nghiêm trọng
- Tầu đánh cá nằm bờ.
- Phí vận chuyển hàng hóa: đường bộ tăng 25-30%, đường biển tăng 300%
- Giá thịt, cá các loại tăng từ 20-50%
- Giá ngũ cốc, café, đường tăng từ 17%-75%
- Giá rau xanh tăng giá 600- 750%
Chiều mùng 01 tháng 03, giá xăng dầu tăng cao lần thứ 6 trong năm [1], mức cao nhất 8 năm nay, trùng khớp với thời điểm doanh nghiệp khan hiếm nguồn lao động và dịch bệnh CoVid đã lây lan đến trên 4 triệu người. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đã chủ động giảm hẳn quy mô, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch phục hồi sản xuất trên toàn quốc. Xăng dầu lên giá, kéo theo giá nhu yếu phẫm, dịch vụ tăng theo khiến dân chúng rất khốn cùng.
Thực tế của cuộc sống dân chúng rất chật vật, ngụp lặn trong cơn bão giá, nhưng các quan chức chuyên ngành làm công cụ bạo lực chuyên chính vô sản bảo vệ nhà nước cộng sản độc tài thì ngang nhiên nói là lạm phát được kiểm soát trong khoảng 4% để lừa dối dân. Sự kiện cậy quyền lực “nói càn” này được dân chúng nhẹ nhàng ví von đáp lại là “cậy nhà mặt phố, bố làm quan” nói ngang, nói dọc cho “cóc” nó nghe!
Trong hai tháng đầu năm nay, thị trường xăng dầu trong nước đã nhiều kỳ điều chỉnh tăng liên tiếp, giá xăng dầu các loại tăng từ 1.570 – 2.562 đồng mỗi lít, tương đương với tỷ lệ tăng từ 9,6% – 14%. Như vậy, bình quân 2 tháng đầu năm, giá xăng dầu trong nước tăng 45,3% so với cùng kỳ năm trước. [2]
Đến chiều 01/03, giá xăng dầu tăng lần thứ 6 liên tiếp, cao nhất từ trước tới nay, trong đó xăng RON 95-III theo giá bán lẻ mới mỗi lít 27.054 đồng. Theo quy định mới, giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh từng chu kỳ mỗi 10 ngày 1 lần, thay vì 15 ngày như trước. Trong tình thế này, giá xăng dầu có thể vẫn trên đà gia tăng, khiến hàng triệu ngư dân sống dọc theo hàng ngàn cây số bờ biển Việt Nam không thể ra khơi, mất kế sinh nhai, ảnh hưởng dây chuyền đến các nghề liên hệ, như nhà buôn, nhà hàng, vận tải. . .
Hôm 23/02 Reuters cho biết, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, loan báo vì thiếu tiền sẽ ngưng hoạt động cho đến cuối tháng 04, một trong những lý do đưa giá nhiên liệu tăng cao và khan hiếm. Việt Nam phải mở kho dự trữ quốc gia bán đấu giá 102 triệu lít (26,4 triệu gallon), để lấp vào lỗ hổng thiếu hụt nguồn cung bước sang tháng thứ hai liên tiếp. Nhiên liệu khan hiếm, giá thành cao sẽ ảnh hưởng xấu đến phục hồi Kinh Tế.
Giá xăng dầu và các loại vật liệu liên quan đến công nghệ không ngừng gia tăng sẽ kéo theo giá nguyên liệu sản xuất tăng. Ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khu chế xuất Saigon, nhấn mạnh, chi phí xăng dầu chỉ chiếm khoảng 2%-3% trong cơ cấu giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, nhưng giá nguyên liệu sản xuất chiếm 80% giá thành sản phẩm. Và, theo hiệu ứng dây chuyền, việc tăng giá xăng có thể đẩy giá nguyên liệu nhập khẩu tăng theo.
Ông Cao Văn Thành, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Chế biến nông sản Minh Hoa, Thành Phố Thủ Đức cho biết, trước tháng 8/2021, chi phí vận chuyển cho mỗi container trọng lượng từ 12-15 tấn từ Saigon, Tiền Giang, Long An ra cửa khẩu biên giới các tỉnh phía Bắc để xuất cảng sang Trung cộng có giá 50-70 triệu đồng thì đến cuối năm 2021 đã đội lên khoảng 90-100 triệu đồng. “Với việc giá xăng dầu tăng trong những ngày đầu năm 2022, dự báo giá cước vận chuyển nông sản, trái cây từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục tăng đội lên 120-130 triệu đồng mỗi container và sẽ còn cao hơn nữa vì giá xăng tiếp tục tăng”.
Công ty nhập cảng thịt đông lạnh Thanh Huỳnh cho biết, giá các loại thịt nhập cảng tăng đến 25-30%, do chi phí vận chuyển qua đường biển và đường bộ đắt đỏ. “Nếu như trước kia, khi giá xăng dầu chưa cao như hiện nay, mỗi container trọng lượng 12-15 tấn có tổng chi phí vận chuyển 2.400-4.000 Mỹ Kim thì nay đã lên đến 11.000-12.000 Mỹ Kim, tăng gần gấp 3 lần. Do giá xăng dầu tăng cao nên chỉ số giá giao thông bình quân chỉ tính 2 tháng đầu năm 2022 đã tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021.
Thời gian giao hàng của nhà cung cấp tiếp tục kéo dài do khan hiếm nguyên vật liệu và thiếu nhân viên, cộng với những khó khăn của khâu vận chuyển quốc tế. Những hạn chế này, cùng với mức tăng đáng kể của số lượng đơn đặt hàng mới, đã khiến lượng công việc tồn đọng tăng trong tháng 2 sau khi nhìn chung không thay đổi vào tháng 1/2022.
Những khó khăn về nguồn cung tiếp tục cản trở tăng trưởng sản lượng. Mặc dù trong tháng 2 các nhà sản xuất đã tăng việc làm tháng thứ ba liên tiếp, nhưng còn rất khiêm tốn, trong khi các báo cáo vẫn cho biết công nhân sợ CoVid đang lây lan quá cao, chưa muốn trở lại làm việc.
Từ cuối tháng 02/2022 cũng là thời gian báo động đỏ vì đai dịch CoVid-19 lây lan cao khủng khiếp như chưa từng có từ trước tới nay. Khi kết thúc bài biết này vào ngày 05 tháng 03 theo số liệu thống kê được, Việt Nam có thêm 173.221 người nhiễm CoVid, nâng tông số ca lên 4.153.142 người lây nhiễm CoVid. Trước đó 5 ngày, hôm 28/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) nâng mức báo động về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam lên mức báo động đỏ, cấp độ 4. Do đó, Bộ Ngoại Giao Mỹ khuyên công dân đừng đến Việt Nam, đúng vào thời điểm Việt Nam háo hức mở cửa lại đón khách quốc tế từ ngày 15/3. Thực tế mới này làm chậm lại một cách đáng kể kế hoạch phục hồi sản xuất mới “ra lò” hôm 30/01/2022.
Phóng Viên Ngọc Diệp, báo Giao Thông, hôm 25/02 trong phóng sự điều tra về giá cả ở các chợ dân sinh tường trình rằng, các thương nhân cho biết, tăng nhiều nhất là các loại rau thơm, rau xà lách. Đơn cử, hành lá tăng từ 15-20 nghìn đồng mỗi ký lên 150 nghìn đồng mỗi ký (hơn 750%), thì là tăng 500-600% từ mức 50 nghìn đồng mỗi ký lô . . . [3]
Giới đầu tư cá nhân nhỏ lẻ người Việt bắt đầu lo lắng và ám ảnh về siêu lạm phát, khi giá dầu thô ngày 04/03 đã lên tới 118,11 Mỹ kim một thùng. Lạm phát sẽ khiến nhà đầu tư nhỏ lẻ rút khỏi chứng khoán để chạy theo các cuộc đua lãi suất bên tiền gởi vào Ngân Hàng đang từng ngày nhích lên đến mức 7.5%.
Giá các mặt hàng chính, quan trọng tăng ngày 5/3/2022: [4]
Tính từ khi “dạo đàn” cho đến ngày có gói phục hồi sản xuất mất 8 tháng (4/2021-30/01/2022). Sau đó các cơ quan Trung Ương cần đến 4 tháng để hoàn thành văn bản lập quy. Theo như lời Thứ Trưởng Kế Hoạch Đầu Tư, Trần quốc Phương, được Thời Báo Tài Chính dẫn lời hôm 04/03/2022 thì mãi đến tháng 4 hay tháng 5 tới đây mới xong thủ tục để các chương trình đầu tư công “nhúc nhích”. [5]
Trong gói chính sách tài khóa và tiền tệ 350 nghìn tỷ đồng về phục hồi sản xuất cho hai năm 2022-2023 có tới trên 32% dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng – hay còn gọi là đầu tư công từng là nơi “bòn rút” Ngân Sách của mọi loại cán bộ. Trong bối cảnh nguồn cung nguyên vật liệu xây lắp không dồi dào trong khi Chính Phủ in thêm tiền giải ngân cho lãnh vực đầu tư công sẽ làm tăng lạm phát, như cảnh báo trên Vận hội Mới vào cuối tháng 11/2021 ( https://vanhoimoi.org/?p=12721)
Gần 36 năm đối mới Kinh Tế rập khuân theo mô hình Kinh Tế Bắc Kinh (socialist market economy), csVN điều hành nền Kinh Tế theo cung cách “Đông che, Hè mở” trầm mình trong quỹ đạo thịnh suy, thăng trầm với thời cuộc là môi trường để “thiên tài” đảng ta chia nhau tham nhũng qua hàng ngàn dự án đầu tư công, tùng xẻo Ngân Sách, đặc trưng của chế độ chuyên chính tập quyền. [6]
Dân Tộc Việt Nam cần nhìn lại quãng đường quá dài sống trong môi trường khá “vẩn đục” về mọi lãnh vực để tự chọn cho mình đường sống sáng sủa hơn.
Trần nguyên Thao
Tham khảo:
[1] https://www.24h.com.vn/thi-truong-tieu-dung/gia-xang-dau-tang-lan-thu-6-lien-tiep-cao-nhat-tu-truoc-toi-nay-ke-tu-15h-chieu-nay-1-3-c52a1336882.html
[2] https://baoquangninh.com.vn/gia-xang-tang-lan-thu-6-lien-tiep-sat-moc-27-000-dong-lit-3176755.html
[3] https://www.baogiaothong.vn/bao-gia-xang-dau-rau-xanh-thit-ca-deu-tang-soc-d543592.html
[4] https://cafef.vn/thi-truong-ngay-5-3-gia-dau-tiep-tuc-tang-7-paladi-vuot-3000-usd-ounce-cac-mat-hang-ngu-coc-neo-o-muc-cao-nhieu-nam-20220305061313614.chn
[5] https://thoibaotaichinhvietnam.vn/tien-do-du-an-dau-tu-cong-trong-chuong-trinh-phuc-hoi-con-cham-101189.html
[6] https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_th%E1%BB%8B_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng_%C4%91%E1%BB%8Bnh_h%C6%B0%E1%BB%9Bng_x%C3%A3_h%E1%BB%99i_ch%E1%BB%A7_ngh%C4%A9a