Sơn Hà (June-2022)
Mặc dù các chuyên gia an ninh mạng đã khuyến cáo sự mong manh của software được sử dụng trong máy kiểm phiếu Dominion Voting, nhưng nó vẫn cứ được dùng ở nhiều tiểu bang. Nó được sử dụng như một phương tiện của rô-bô thay thế con người trong việc kiểm phiếu mà mùa bầu cử nào cũng bị thiếu thốn nhân sự.
Tháng trước, một bản báo cáo đã được công bố bởi Cơ Quan An Ninh Mạng và Hạ Tầng Cơ Sở của Hoa Kỳ (U.S. Cybersecurity and Infrastructure Agency – CISA), xác nhận có 9 lỗ hổng trong software của Hệ Thống Kiểm Phiếu có tên gọi là Dominion (Dominion Voting Systems). Hệ thống này được mệnh danh là Democracy Suite ImageCast X, là máy cho phép cử tri ghi vào lá phiếu bằng phương pháp điện tử, thay vì dùng viết mực như trước đây. CISA đưa ra lời khuyến cáo rằng, hệ thống Dominion dễ bị theo túng bởi bàn tay của người nào có quyền truy cập để vào thẳng trong Hệ Thống Quản Lý Bầu Cử (Election Management System – EMS).
Hệ thống Dominion hoạt động do software có tên là Democracy Suite, được cài đặt trong hệ thống. Democracy Suite cho phép xếp đặt nhiều quyền hạn khác nhau cho nhiều người. Dominion hãnh diện vì có quyền năng cho phép người chủ có thể làm được nhiều thứ theo ý muốn. Chính chỗ này là nhược điểm mà các chuyên gia tin rằng, kết quả bầu cử có thể bị sửa chữa trong tích tắt nếu có bàn tay kẻ xấu thò thọc vào. CISA cũng xác nhận hệ thống Dominion được cấu tạo có cánh cửa cho phép bàn tay con người có thể sửa chữa dữ kiện trong máy.
Cũng bởi CISA, cho dẫu kẻ gian có mưu tính xâm nhập nhưng nếu các nhân viên an ninh mạng “siêng năng canh chừng cẩn mật” và áp dụng những khuyến nghị của CISA thì cũng tránh được sự thao túng. Tuy nhiên, những nơi sử dụng hệ thống Dominion lại phớt lờ những lời đề nghị của CISA. Nhưng sao vào ngày 13 tháng 11-2020 (10 ngày, sau ngày bầu cử tổng thống của năm 2020), CISA tuyên bố rằng cuộc tuyển cử là “cuộc tuyển cử an toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”. Thật khó hiểu.
Trong một thông cáo báo chí hồi đầu tháng Sáu-2022, chính CISA tuyên bố, “không có bằng chứng cho thấy những lỗ hổng này đã bị khai thác trong bất cứ cuộc bầu cử nào”. Như vậy, kẻ gian chưa biết rằng hệ thống có lỗ hổng để xâm nhập; và CISA cũng không cho biết lỗ hổng ở chỗ nào. Rốt cuộc, lỗ hổng vẫn còn, lời khuyến nghị không được đáp ứng, và không biết kẻ gian có biết Dominion có lỗ hổng hay không?
Sau khi có kết quả cuộc bầu cử, các hãng thông tấn ầm ì tấn công ông Trump, cho rằng ông này dựng chuyện bầu cử gian lận bằng các khẩu hiệu “bầu cử gian lận” hay “cuộc bầu cử bị đánh cắp”. Báo chí hùa nhau lên án bất cứ ai cho rằng cuộc bầu cử tổng thống 2020 có gian lận, bảo rằng họ bênh vực cho ông Trump và không công nhận thua cuộc. Các mạng xã hội dùng kỹ thuật rà kiểm duyệt để ngăn chặn các cuộc thảo luận về đề tài gian lận bầu cử. Các bài bình phẩm, các bằng chứng về gian lận trong cuộc bầu cử đều bị xoá bỏ.
Vậy thì, thông cáo báo chí ngày 31 tháng Năm, 2022 của CISA, gởi ra cho các viên chức trong Uỷ Ban Bầu Cử nói rằng, báo cáo và khuyến nghị của CISA “không liên quan đến những cáo buộc về cuộc bầu cử bị đánh cắp do cựu Tổng thống Donald Trump đưa ra sau khi ông ấy thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020”.
Qua các dữ kiện trên đây cho thấy, Dominion và các đối thủ cạnh tranh của nó: Hart InterCivic và Election Systems & Software (ES&S), đã bị chỉ trích từ trước mùa bầu cử 2020. Đổ thừa cho ông Trump thì quả là khó chấp nhận được.
Vào năm 2019, thông tấn Politico đã có bài công bố về các trục trặc trong hệ thống ES&S có thể làm sai lệch kết quả trong cuộc bầu cử năm 2019 ở Georgia. Bài báo nhắc lại các vụ kiện năm 2017 do “các nhóm đòi liêm chính trong bầu cử đệ đơn cho rằng máy móc không an toàn và muốn chính phủ chuyển sang bỏ phiếu bằng giấy để có thể kiểm toán”.
Cũng trong năm 2019, ProPublica đã tiết lộ những trường hợp tương tự ở Indiana và Florida. Trong khi đó, Texas từ chối chứng nhận hệ thống bỏ phiếu Dominion, bởi vì Texas “đã chứng kiến hàng trăm máy Hart cũ kỹ khiến cử tri không biết sử dụng ra sao và dẫn đến cáo buộc bầu cử gian lận”.
Các vấn đề do ES&S gây ra trong cuộc bầu cử năm 2018 ở Georgia khiến Uỷ Ban Bầu Cử thay thế bằng sản phẩm Dominion. Tuy nhiên, hai tháng trước cuộc bầu cử năm 2020, thông tấn AP đã có bài phúc trình rằng “hệ thống mới có nhiều lỗ hổng giống như hệ thống cũ”.
Kể từ đó, nhiều cuộc điều tra xác định “nhiều lỗ hổng quan trọng” trong các thiết bị bỏ phiếu. Đó cũng là lời ghi nhận của chuyên gia bảo mật bầu cử, giáo sư J. Alex Halderman của Đại học Michigan, trong lời điều trần có tuyên thệ trước tòa, vào năm 2021.
Trong công bố mới nhất của CISA, đã cho biết Halderman là một trong hai nhà nghiên cứu đã “phúc trình những lỗ hổng này” cho CISA. Một người khác đã hợp tác với giáo sư Halderman cùng với ông trong cuộc điều tra là giáo sư Drew Springall của Đại học Auburn.
Các lỗ hổng an ninh mà hai giáo sư Halderman và Springall đã xác định là những lỗ hổng trong software cho phép kẻ xấu có thể đưa virus phá hoại vào máy Dominion hoặc vào EMS (Hệ Thống Quản Lý Bầu Cử). Một lỗ hổng trên Interface của máy Dominion thuộc loại không chấp nhận, là cho phép cử tri in “phiếu bầu” bao nhiêu lần cũng được.
Sau khi CISA công bố “không có bằng chứng có lỗ hổng nào đã bị khai thác”, chuyên gia theo dõi bầu cử, ông Patrick Colbeck liền nêu thắc mắc “…nhưng cũng không có bằng chứng cho thấy các lỗ hổng ấy chưa từng bị khai thác”. Ông đưa ra ba ví dụ về sự bất thường của máy bỏ phiếu Dominion ở Tennessee, Georgia và Colorado.
Ông Colbeck nói: “Các câu chuyện loan truyền trên báo chí về các lỗ hổng an ninh trong hệ thống bỏ phiếu điện tử tạo nên cơn thịnh nộ về sự gian lận trong cuộc bầu cử 2020, thì những câu chuyện như vậy đã bị dập tắt một cách ác liệt trên các hệ thống truyền thông. Tuy nhiên, nó không thể ngăn được sự quan tâm của cử tri trước cuộc bầu cử năm 2022 sắp tới”.
Còn cái máy server đem về từ Đức vào ngày 16 tháng 11-2020, nó được khảo sát ra sao? Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ vẫn “thủ khẩu như bình”!!!.
Trong cuộc phỏng vấn với Lou Dobbs của chương trình Lou Dobbs Tonight của Fox Business, ngày 18.Nov.2020, bà luật sư Sidney Powell cho biết, mỗi lá phiếu cho Biden được đặt cho nó một sức nặng, nặng hơn 100%, trong khi sức nặng phiếu cho ông Trump thì lại nhẹ hơn 100%. Cái tỷ số phần trăm được dấu bên trong program của computer khi kiểm phiếu bằng máy. Có lẽ bà Powell đã lấy được bí mật này từ cái server ấy.
Tất cả những dữ kiện liên quan đến cái server, sau đó bị xem là thuộc về “thuyết âm mưu”, và bị xoá trên bất cứ các hệ thống truyền thông. Sau chương trình phỏng vấn này, ông Lou Dobbs không còn phục vụ trên Fox Business nữa. Bà luật sư Sidney Powell cũng không còn nghe tiếng nói.
Không bao lâu nữa sẽ đến ngày bầu cử giữa kỳ 2022. Vẫn còn có nhiều uẩn khúc được nêu ra trong phúc trình của U.S. Cybersecurity and Infrastructure Agency – CISA (Cơ Quan An Ninh Mạng và Hạ Tầng Cơ Sở của Hoa Kỳ) chưa được giải quyết. Rồi nó cũng giống như số phận của cái server đem về từ Đức.