Trần Nguyên Thao
Gió mùa Đông Bắc đang rít lên từng chặp đem theo khí lạnh cắt da từ Bắc Phương thổi xuống phương Nam, bao trùm khắp Miền Bắc. . . Cũng là lúc Ba-Đình mình trần chống đỡ với vấn nạn nội tại trong nền Kinh Tế xiêu vẹo. Mỹ vừa đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ, còn Tập đoàn bán dẫn Intel lớn nhất của Mỹ lại đưa dự án sang nước khác . . . Tình huống này khiến công nghệ bán dẫn của Việt Nam bị thui chuột ngay từ bước đầu thai nghén. Nguồn gốc mọi tai họa là do Ba-Đình mãi đến nay vẫn mải mê rập khuân theo vết xe đổ: kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Bắc Kinh. (https://vanhoimoi.org/?p=18973)
Thách thức lớn nhất của Ba-Đình là sự yếu kém nội tại: Hạ tầng cơ sở yếu kém và hệ thống thư lại chồng chéo luôn đòi “bôi trơn” đang giết chết tương lai mọi doanh nghiệp [1]. Việt Nam luôn nằm trong tình trạng thiếu điện mà giá điện lại tăng liên tục. Trong vòng 1 năm trở lại đây, điện đã tăng giá 2 lần, đầu tháng 5 tăng 3% và giữa tháng 9 tăng 4,5%. Giá điện tăng sẽ làm cho giá thành sản phẩm tăng theo. Nếu doanh nghiệp không thể chuyển giá thành tăng sang người tiêu dùng, thì doanh nghiệp sẽ mất lợi nhuận. Điện năng thiếu hụt và hạ tầng cơ sở yếu kém, cũng là những lý do khiến sản xuất mất yếu tố đều hòa liên tục.
Việt Nam có bờ biển dài hàng ngàn cây số, rất thuận lợi khai thác điện gió. Ước tính ngành này có thể mang lại thêm ít nhất 50 tỷ Mỹ kim cho nền kinh tế Việt Nam. Nhưng Việt Nam hiện chưa có dự án điện gió ngoài khơi, mặc dù công suất năng lượng gió và mặt trời trên đất liền tăng đột biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên, nhiều cơ sở điện gió và mặt trời mới lắp đặt đã gặp khó khăn trong việc kết nối với mạng lưới điện kém phát triển của đất nước.
Trong một tài liệu của Hội Nghị Biến Đổi Khí hậu sẽ họp tại Dubai vào đầu tháng 12 năm 2023, có cả Đức Giáo Hoàng Phanxico tham dự sẽ nêu quan ngại về việc Việt Nam “thiếu các chính sách, quy định và thủ tục phù hợp” làm phức tạp thêm kế hoạch lắp đặt 6 gigawatt (GW) công suất gió ngoài khơi của Việt Nam vào năm 2030.
Ngoài ra lợi điểm nhân công trẻ đủ năng lực lao động tại Việt Nam đang trên đà giảm sút mau chóng, trong khi số người già lại tăng nhanh. Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hoá dân số từ năm 2011 và kết thúc vào năm 2038 với số người cao tuổi đạt 20%, một số lượng rất lớn.
Dân số Việt Nam là 99.908.889 người tính đến giữa tháng 10 năm 2023, trong đó có 66% ở nông thôn. Hàng chục triệu người có thể nương náu cho qua cảnh đứt bữa, đói ăn là nhờ ở vườn rau ao cá là hoàn toàn có thật! Thực tế này đưa Việt Nam vào một tương lai không xa “Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”.
Số liệu của csVN cho biết, đến hết năm 2023, có thể Việt Nam sẽ lại đạt đỉnh về số lượng người đi lao động ở nước ngoài của năm 2009 là 153.000 người. Cuộc sống của dân chúng được đổi bằng mạng sống để hy vọng có cơ hội làm tôi cơ cực là bằng chứng xót xa của nhiều gia đình ở nông thôn Việt Nam phải bán sản nghiệp lấy tiền đút lót chạy một xuất osin ở nước khác.
Còn một thực tại nữa chứng tỏ các nhà hoạch định chính sách công nghệ Việt Nam không quan tâm đến yếu tố cân xứng trong kế hoạch phân bổ lực lượng lao động. Trong khi 60% dân số Việt Nam sinh sống ở miền Nam thì phần lớn nhà máy sản xuất lại đổ vào miền Bắc, gây ra sự chênh lệch cung cầu lao động rõ rệt.
Mô hình “Kinh Tế Nhà Nước man rợ” – dựa vào hành vi tàn ác mổ nội tạng con người hay bắt hàng chục triệu người Nội Mông, Tây Tạng, Di Ngô Nhĩ làm nộ lệ để có lợi nhuận của Trung cộng đang gặp khủng hoảng và có nguy cơ sụp đổ. Thế nhưng, đối với Ba-Đình, Trung Nam Hải là bậc thầy vĩ đại, khiến csVN liên tục cử người tới “thỉnh kinh” về tụng cả ngày với dụng ý “ăn oản” trong nền kinh tế 66% nông dân đang lâm cảnh “đứt bữa”.
Hôm 25 tháng 10, qua trích thuật của BBC, Ba-Đình muốn theo mô hình Bắc Kinh để “upgrade” thị trường chứng khoán (TTCK) cận biên nhỏ nhất trong số các nền kinh tế chính ở Đông Nam Á, lên vị trí thị trường mới nổi thứ cấp vào tháng 9/2025. Một bước nhằm cho phép các nhà môi giới bảo lãnh cho các nhà đầu tư nước ngoài khi họ mua cổ phiếu, một động thái được nhà cung cấp chỉ số Financial Times Stock Exchange Group (FTSE) coi là một bước tiến và có thể giúp loại bỏ rào cản pháp lý đã cản trở việc nâng cấp chỉ số của Sàn Giao dịch Chứng khoán VNIndex trong nhiều năm. [2]
Tờ South China Morning Post ở Hongkong thì nói rõ, Hôm mùng 07 tháng 11, Việt nam đã đưa Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng Trần Cẩm Tú dẫn đầu phái đoàn csVn sang Bắc Kinh học hỏi kinh nghiệm chống tham nhũng. Vì Bắc phương thì có chiến dịch “đả hổ giết ruồi” của Tập Cận Bình từ 20 năm qua, trong khi ông Nguyễn Phú Trọng mới theo đuôi Bắc kinh mở chiến dịch “đốt lò” để diệt tham nhũng từ năm 2013.
Chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng đã đẩy nhiều bộ trưởng, quan chức cấp cao, tướng tá của chế độ vào tù, nhiều vụ án đang còn đang điều tra. Theo báo cáo của Ban Nội chính Trung ương, hơn 2.700 tổ chức đảng và 168.000 đảng viên đã bị kỷ luật trong thập kỷ qua, trong đó có 7.390 đảng viên bị cáo buộc tham nhũng. Trong số này có 137 cán bộ cấp cao và 33 người là Ủy viên và nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. [3]
Theo cách nhìn của dân chúng, số quan tham bị bắt chỉ mới là “những đồng chí bị lộ” mà thôi. Quan chức tham nhũng tại Việt Nam cấu kết với nhau thành một hệ thống rộng lớn từ trên xuống dưới nên khi bị bắt, dân chúng mới vỡ lẽ là quan đỏ bắt tay chặt chẽ với nhau để ăn bẩn không chừa ra vùng nào cả.
Thủ tướng Phạm Minh chính dọa cách chức tất cả những ai chây ỳ đối với công việc. Nhưng hôm mùng 04 tháng 11, Bộ Tài chính cho biết, số vốn đầu tư công 430.000 tỷ đồng được giải ngân từ đầu năm đến 31/10, chỉ bằng 52,1% kế hoạch năm 2023. Còn 40 ngày nữa là hết năm, mà có nhiều nơi cán bộ vẫn “lãn công” vì thà đồng lòng ngồi chơi còn hơn làm việc mà chả “chấm mút” được gì!
Một mặt Ba-Đình muốn rập khuôn theo Bắc Kinh về mọi hình thái tổ chức đảng và kinh tế xã hội từ trên xuống dưới, mặt khác lại đưa người vận động các nước Tây Âu xin nhìn nhận Việt Nam là nền Kinh tế Thị Trường để tránh những bất lợi bao gồm các vụ kiện về chống trợ cấp, chống bán phá giá.
Tuy nhiên giới quan sát Thời Sư Kinh tế chỉ ra rằng, chính Ba-Đình không muốn tháo gỡ những rào cản như: tiền tệ chưa thể chuyển đổi tự do, người lao động bị đối xử cách vô nhân đạo với đồng lương không đủ cho cuộc sống quá bấp bênh và không được thương lượng về mức lương với giới chủ nhân, Chính phủ còn can quan thiệp quá sâu vào các hoạt động kinh tế qua hệ thống quốc doanh. . . Như thế, Ba-Đình chưa muốn có một nền Kinh Tế Thị Trường đúng nghĩa, nên để mất hàng chục tỷ Mỹ Kim về dự án xây nhà máy chip bán dẫn, và bị chính sách ngoại thương của Mỹ và Châu Âu áp dụng những chế tài:
- Đầu tháng 11 năm 2023, Bộ Công Thương Việt Nam cho biết, 14 công ty xuất cảng nhôm đùn ép bán khoảng 8% sản phẩm vào thị trường Mỹ đang bị điều tra do bán phá giá với bên độ khoảng 42% trong vòng 6 tháng qua, tính đến cuối tháng 9 năm 2023.
- Hôm mùng 08 tháng 11, Truyền Thông quốc tế đồng loạt loan tin, bộ Tài Chính Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần giám sát về nguy cơ ‘‘thao túng tiền tệ’’ (monitoring list). ba tiêu chí của bộ Tài Chính Mỹ sẽ được đưa vào danh sách ‘‘giám sát thao túng tiền tệ’’ (monitoring list). Cụ thể là thặng dư thương mại với Mỹ trên 15 tỷ đô la, thặng dư tài khoản vãng lai (current account surplus) quá 3% GDP, hoặc lượng mua ngoại tệ ròng liên tục vượt quá 2% GDP trong thời gian một năm (tức ‘‘đơn phương can thiệp trong thời gian dài vào thị trường ngoại tệ’’). Báo chí trong nhìn nhận, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ là 105 tỷ Mỹ kim trong bốn quý tính đến tháng 6/2023, vượt quá xa ngưỡng quy định 15 tỷ Mỹ kim, và đơn phương can thiệp trong thời gian dài vào thị trường ngoại tệ, thặng dư ‘‘tài khoản vãng lai’’ 19 tỷ Mỹ kim, tương đương 4,7% GDP trong bốn quý.
BBC trích thuật tin từ Reuters, hôm 10 tháng 11 cho biết: Intel đã nêu lên mối lo ngại về sự ổn định của nguồn cung cấp điện và tình trạng quan liêu quá mức ở Việt Nam, đại Tập Đoàn bán dẫn Intel của Mỹ đã ngưng đầu tư thêm ở Việt Nam để đưa dự án xây nhiều nhà máy trị giá đến hàng chục tỷ Mỹ kim sang các nước EU và Israel.
Nối tiếp nghiệp vụ nghiên cứu chip bán dẫn tại thành phố cảng Gdansk, bên bờ biển Baltic, thuộc miền Bắc Ba Lan với 4000 nhân viên trong 30 năm qua, Intel lần này sẽ xây thêm nhà máy thử nghiệm chip bán dẫn gần Wroclaw, miền Tây Nam Balan, trị giá 4,6 tỷ Mỹ kim và sẽ tuyển 2000 công nhân cho nhà máy mới này. Phía chính phủ Ba Lan cũng sẵn sàng bỏ thêm tiền vào hỗ trợ cho dự án của Intel.
Chưa hết, mùa Hè năm nay, Intel và Đức ký thỏa thuận để đầu tư 30 tỷ euro, tương đương 32,8 tỷ Mỹ kim, để xây nhà máy chip tại Magdeburg, là thủ phủ của tiểu bang Sachsen-Anhalt (Đức) và là thành phố có diện tích lớn nhất của tiểu bang. Để yểm trợ cho dự án quan trong này, chính phủ Đức quốc cam kết “bao luôn” 1/3 khoản tiền đầu tư của Intel.
Cùng mùa Hè vừa qua, Intel đã đầu tư thêm 25 tỷ Mỹ kim vào nhà máy sản xuất chip tại Kiryat Gat, Isreel, nơi đang có 12 nghìn nhân viên làm việc, và còn cách địa điểm Hamas tấn công ngày 07/10 khoảng 30 dặm, nên sản xuất “vẫn không bị gián đoạn”.
Vào dịp này, truyền thông quốc tế tìm ra rằng, Intel sẽ bỏ vào công nghệ bán dẫn khoản đầu tư 95 tỷ Mỹ kim trong 10 năm tới ở châu Âu và Hoa Kỳ. Với các đai dự án này, Intel đang hy vọng các chính phủ Hoa kỳ, Đại Hàn và Châu Âu sẽ hỗ trợ đầu tư giữa $50 đến $150 tỷ Mỹ kim nhằm “tránh không phụ thuộc quá nhiều vào các nhà sản xuất châu Á, trong đó Việt Nam bị Intel xếp vào nước ‘ngưng’ đầu tư thêm”.
Bằng vào các diễn tiến thượng dẫn, phóng viên Kinh Tế Á Châu của đài BBC, Suranjana Tewari nhận đinh rằng: Cuộc chiến về nguồn sản xuất, chế tạo chip thế hệ mới giữa Hoa Kỳ và Trung cộng đang định hình lại nền kinh tế toàn cầu. [4]
Từ lâu Ba-Dình vẫn chạy theo học đòi nơi Trung Nam Hải mọi thứ, thì nay hẳn phải “choàng tỉnh dậy” ra khỏi cơn mê để chọn cho mình một vị thế trong cuộc chiến bán dẫn toàn cầu, dự đoán sẽ tăng trị giá lên 1200 tỷ Mỹ kim vào năm 2030.
Trần Nguyên Thao
[1] https://english.cw.com.tw/
[2] https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2x8y8151epo
[3] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-62048605
[4] https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx91jldl4wqo