Hạ lưu của sông Mê Kong

Trong quá khứ hình ảnh chợ nổi Cái Răng, một trong những chợ rau quả lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, là một điểm thu hút khách du lịch. Cây xanh tươi tốt ở vùng hạ lưu sông Mê Kông ngổn ngang tầm mắt có thể nhìn thấy, một minh họa cho thấy nơi đây, vùng đồng bằng màu mỡ như thế nào. Những cánh đồng xanh bất tận được ghi bởi các nhánh sông, mà người Việt Nam gọi là “Cửu Long” (mặc dù hiện nay chỉ còn 7 nhánh chảy ra biển mà thôi), tự nó đã giải thích tại sao khu vực này là một trong những giỏ thức ăn chính của thế giới.

Nhưng trong vòng 10 năm trở lại đây, mọi sự đã chuyển qua một hình thái bất ổn cho dòng sông nầy do nhiều nguyên nhân chủ quan đến từ con người. Từ việc phá rừng thượng nguồn một cách bừa bãi làm cho đất “thịt” bị sói mòn không còn là nơi giữ nước khi mùa nước nổi và điều tiết nước trong mùa khô…góp phần gìn giữ lưu lượng bớt cạn kiệt khi chảy vào sông Tiền và sông Hậu. Việc xây dựng “đê bao” để chuyển nước vào hai khu Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười trong mùa khô không điều nghiên cũng là một quyết định tệ hại nhứt của Bộ Thủy lợi CS là…làm cho lũ lụt thường xuyên hơn trong mùa mước nổi vào tháng 9 hàng năm.

Nhưng có ba hiện tượng kể dưới đây được xem như là những nguyên nhân chính yếu là cho tình trạng sông Mekong và dòng Cửu Long ngày càng tệ hại hơn nữa. Đó là, sự lấn chiếm nước biển từ phía Nam, sự phát triển của các đập thủy điện ở phía Bắc và việc khai thác cát với quy mô lớn (dư luận cho rằng việc khai thác nầy nhằm cung cấp nguồn cát cho TC đấp bồi các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa).

  1. Sự lấn chiếm nước biển từ phía Nam

Nhiều nông dân trồng lúa đang chuyển sang nuôi tôm nước mặn khi nước dâng từ Biển Đông bị đe dọa đang xóa sổ các vụ lúa mùa hàng năm, một vựa lúa nuôi cả nước và xuất cảng hàng năm 5,7 triệu tấn gạo. Hiện tại người dân miền ĐBSCL phải …ăn gạo từ Cambodia!

Khi nước sông nội địa trở nên mặn hơn, nông dân trồng lúa trên vùng đồng bằng sông Cửu Long đang phản ứng bằng cách chuyển sang nuôi tôm hoặc trồng sậy. Nước mặn trong những năm gần đây đã vào sâu trong nội địa hơn 80Km.

Theo Viện nghiên cứu thủy lợi phía Nam, xâm nhập mặn đã phá hủy hơn 6.000 ha (60 km2) cánh đồng lúa vào năm 2016.

Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu về biến đổi khí hậu cho biết: “Gần một nửa dân số châu thổ hiện không được tiếp cận với nước ngọt và điều đó nghiêm trọng”, Các nhà khoa học thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC), một cơ quan liên chính phủ, cũng cảnh báo rằng nếu mực nước biển tiếp tục tăng với tốc độ dự kiến ​​khoảng một mét vào cuối thế kỷ, gần 40% đồng bằng sẽ bị xóa sổ. Kết quả là, đã có dự kiến một vùng đất đáng báo động 500 ha (5 km2) đang bị mất do xói mòn đất hàng năm.

Ông Kỳ Quang Vinh, Giám đốc Văn phòng Điều phối Biến đổi Khí hậu, một cơ quan chính phủ ở Việt Nam Cần Thơ, thành phố đông dân nhất ở Mê Kông, cho biết: “Mực nước biển dâng lên nhanh đến mức các biện pháp phòng thủ của chúng tôi đã thất bại.

2. Sự phát triển của các đập thủy điện ở thượng nguồn

Ở phần thượng nguồn của sông, tốc độ xây dựng đập thủy điện đang gây lo ngại cho cả vùng.

Theo International Rivers (IR), một tổ chức làm việc trên các dòng sông xuyên biên giới, Trung Cộng đã xây dựng sáu “con đập lớn” trên sông và đang lên kế hoạch cho 14 đập khác trong vòng 10 năm tới.

Bằng cách thay đổi thủy văn của dòng sông, ngăn chặn sự di cư của cá và ảnh hưởng đến hệ sinh thái của dòng sông, việc xây dựng các con đập trên hạ lưu sông Mekong sẽ có tác động trên toàn lưu vực.”

Theo Ủy ban sông Mekong, khoảng 85 triệu tấn sỏi mỗi năm, đá cuội và cát được lắng đọng trên sông ngày nay nhiều hơn so với năm 1992, chánh yếu là do việc xây dựng các đập thủy điện và hồ chứa ở thượng nguồn. Từ đó đưa đến sự giảm súc nguồn nước từ thượng nguồn, và trầm tích đọng lại từ phía Bắc có nghĩa là xâm nhập mặn nhiều hơn từ biển ở phía nam và gây thiệt hại nhiều hơn cho đồng bằng và cư dân trong vùng.

3. Việc khai thác cát

Hàng năm, hàng chục triệu mét khối cát được khai thác từ hạ lưu sông Mekong, chảy qua Lào, Thái Lan, Camdodia và Việt Nam.

Một nghiên cứu của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) cho thấy hầu hết các hoạt động khai thác đang diễn ra ở Campuchia và Việt Nam.

Lưu vực ĐBSCL, có hơn 150 mỏ cát, trải rộng trên 8.000 ha (80 km2) bề mặt sông, đã được cấp phép ở 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Theo ước tính cho việc phát triển ở khu vực nầy, phải cần một tỷ mét khối (35,3 tỷ feet khối) cát vào năm 2020 để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng. Các nhà vận động môi trường ở Việt Nam có khuyến cáo nhà cầm quyền về nguy cơ sạt lở đã xảy ra từ nhiều năm qua và hệ lụy sinh thái trong vùng sẽ bị đão lộn, nhưng CSVN vẫn tiếp tục duy trì việc nạo vét cát nầy! 

4. Đâu là nguyên nhân chính yếu?

Chuyên gia địa lý TS Brahma Chellaney, trong một bài viết trên Nikkei, cho rằng TC đang “vũ khí hóa nguồn nước” bằng việc sử dụng các con đập ở thượng nguồn ở các dòng sông làm sức ép như một công cụ thao túng, buộc các quốc gia phía hạ lưu phải khép mình dưới ảnh hưởng của họ. Đứng về phương diện địa chất học, Châu Á được xem là lục địa khô hạn nhất trên thế giới nhưng hiện vẫn đang là trung tâm xây dựng các đập thủy điện, với số lượng xấp xỉ 25 ngàn con đập lớn nhỏ đã và đang xuất hiện, chiếm khoảng một nửa số đập thủy điện hiện có trên thế giới.

Các đập thủy điện ở đây đang tạo nên một chướng ngại trong quan hệ ngoại giao giữa các nước trong khu vực, đặc biệt là giữa những quốc gia cùng chia xẻ dòng nước sông Mekong. TS Chellaney đánh giá, các con đập được tập trung xây dựng hàng loạt cho thấy các nước ở thượng nguồn tiếp tục ưu tiên cho việc này, nhưng điều đó đồng nghĩa với việc nguồn nước thượng lưu các con sông có đập thủy điện bị tăng cường khai thác, làm phát sinh mâu thuẫn với lợi ích của các quốc gia phía hạ lưu, trong đó Cambodia và Việt Nam là hai quốc gia phải chịu thiệt thòi nhứt.

Ông cho rằng, Châu Á chỉ có có thể xây dựng một hệ thống quản lý nước dựa trên quy tắc, có sự hài hòa, khi TC chịu ngồi vào bàn đàm phán. Nhưng, tính tới thời điểm hiện tại, điều này có vẻ như khó thực hiện.

Vào tháng 3 năm 2016, mực nước trên sông Mê Kông, được xem là “mạch máu” của Đông Nam Á, đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 100 năm, làm thiệt hại trên 200.000 mẫu lúa và hoa màu ở ĐBSCL.

Rõ ràng là TC đang là trung tâm chi phối nguồn nước của Châu Á.

Bằng cách xây dựng các con đập, rào chắn và các cấu trúc phân phối nước nằm ở các vùng biên giới, TC đang tạo ra một hệ thống hạ tầng cơ sở  biến thượng nguồn rộng lớn trên có khả năng vũ khí hóa nguồn nước nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị của họ.

Bắc Kinh đã biến TC thành “siêu tập đoàn” hàng đầu thế giới về xây dựng các con đập ở trong và ngoài nước về số lượng và kích thước. Để quảng cáo cho khả năng có thể xây dựng được những con đập cao nhất, lớn nhất, sâu nhất và dài nhất, Bắc Kinh đã tập trung cho việc hoàn thành đập Tam Hiệp, và gọi đó là kỳ công kiến trúc vĩ đại nhất trong lịch sử.

Kể từ khi TC dựng lên một loạt các con đập khổng lồ trên sông Mê Kông, hạn hán đã trở nên thường xuyên và diễn ra dữ dội hơn ở các nước vùng hạ lưu của dòng sông.

Và nguyên nhân chính yếu là Trung Cộng.

Cho đến nay Bắc Kinh đã từ chối tham gia vào các thỏa thuận chia sẻ nguồn nước với bất kỳ nước láng giềng nào. Nếu TC không từ bỏ cách tiếp cận hiện tại, triển vọng cho những cuộc đối đầu trong tương lại có thể đưa đến nguy cơ chiến tranh toàn vùng không khác gì tình trạng ở Biển Đông hiện tại.

5. Tình trạng sạt lở ở ĐBSCL hiện tại

Tình trạng sạt lở ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long xảy ra hàng năm và không có khả năng được cải thiện nếu không nói là tồi tệ thêm lên.

Chỉ riêng tỉnh Cà Mau, hiện có hơn 25km cửa biển, bờ biển và hơn 1,2km bờ sông sạt lở cần khẩn cấp giải quyết và chận đứng. Trong khi đó, tỉnh Long An vừa công bố tình trạng khẩn cấp với khu vực bờ sông có chiều dài 2,4km.

Và hiện tượng sạt lở do tình trạng nạo vét cát quá tải sẽ góp phần không nhỏ vào ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu lên dòng Cửu Long hiện tại.

Là nước cuối cùng nằm ở hạ nguồn sông Mekong, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề trước tất cả những gì xảy ra ở thượng nguồn, chẳng hạn TC xây đập thủy điện hay đổi dòng chảy, nhà báo BBC Navin Singh Khadka nói. Ông tiếp:”Chỉ trong 10 năm qua, theo số liệu của chính phủ Việt Nam đưa ra, có tới ít nhất 2 triệu người sẽ phải di dời khỏi nơi sinh sống của họ do những tình trạng nói trên”.

Các cơ quan báo chí như Bangkok Post, Chiang Rai Times trong những ngày gần đây loan tin rằng mực nước sông Mekong đã xuống đến mức thấp kỷ lục trong vòng 100 năm trở lại đây ở vùng biên giới Thái-Lào-Myanmar. Dẫn lại một báo cáo của Trung tâm Stimson có trụ sở ở Mỹ, các bản tin nước ngoài cho hay mực nước sông Mekong xuống thấp là “do các đập thượng nguồn làm thay đổi dòng chảy và do biến đổi khí hậu, dẫn đến những đợt hạn hán kéo dài”.

ĐBSCL của Việt Nam ở cuối nguồn con sông lớn này và đang phải chịu những tác động rõ rệt. TS Lê Anh Tuấn tại Đại học Cần Thơ cho VOA biết tuy ông không có số liệu dài hạn đến 100 năm, nhưng các trạm quan trắc ở Tân Phú và Châu Đốc trên các nhánh sông Mekong ở Việt Nam cho thấy tính đến nay mực nước ở mức thấp nhất trong 10 năm qua, và điều này là “hết sức đáng lo ngại”. TS Tuấn kết luận:

  • Nguyên nhân số một của tình trạng này là hiện tượng El Nino làm lượng mưa đến khu vực ĐBSCL “rất là thấp” mặc dù thời điểm này đang là mùa mưa;
  • Nguyên nhân thứ hai là việc các nước có đập thủy điện ở thượng nguồn “tích nước càng nhiều càng tốt” do có dự báo sẽ thiếu nước vào mùa khô tới.

6. Thay lời kết

Kể từ đầu thập niện 1990, khi CSBV bắt đầu chính sách an ninh lương thực bằng cách xây dựng các đê bao để dẫn nước “sớm” về Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười, hai vựa lúa chính của ĐBSCL. Chính “quốc sách” nầy làm xáo trộn dòng chảy tự nhiên của hai sông Tiền và sông Hậu, từ đó đưa ra những hệ lụy mỗi năm khi đến mùa nước nổi khoảng tháng 8, tháng 9 trước đây, đã biến thành lũ lụt ngày hôm nay…vì sông không còn khả năng điều tiết lưu lượng nước được nữa.

Thêm vào, chiến lược chiến tranh sinh thái của TC, kiểm soát nguồn nước ở thương nguồn tạo ra những nguy cơ kể trên là cho dòng sông Mẹ Mekong mất cân bằng, ảnh hưởng lên 25 triệu bà con sống ở ĐBSCL phải rời bỏ nơi cư trú của cha ông đi tha phương cầu thực.

Biết được các nguyên nhân tạo ra những thảm nạn cho dòng Cửu Long.
Nắm bắt được những giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.

Việt Nam cũng vừa có chiếc ghế Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng CS Nguyễn Xuân Phúc có thể nhân cơ hội nầy để đặt lại vấn đề sông Mekong trong nghị trình ở những lần họp ASEAN sắp tới. Đây là một vấn đề cấp bách chung của cả khối về an ninh lương thực, an ninh di cư, an ninh môi trường cũng như an ninh năng lượng. Để rồi, nhân cơ hội nầy, từ đó có thể vận động sự đồng thuận của những thành viên nhằm vận động và áp lực TC ngồi vào bàn nghị sự và cùng truy tìm một giải pháp ổn thỏa cho tất cả thành viên trong việc chia xẻ chung nguồn nước của dòng Mekong. 

Đảng CSBV phải thấy rõ những điều gì cần phải làm cho hôm nay và ngày mai. Nếu còn khư khư giữ chặt 16 chữ Vàng và 4 Tốt, e rằng Việt Nam sẽ là một ngôi sao nhỏ thứ năm trên lá cờ máu Trung Cộng!

TS Mai Thanh Truyết
Ngày Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ

Bài liên quan:
  • Vì sao gian lận khoa học quá phổ biến ở Trung Quốc?
    The Economist
  • Khảo Cứu Để Chữa Bệnh Liệt Kháng (AIDS) Đã Giúp Tìm Ra Thuốc Chủng Ngừa COVID-19
    Nguyễn Tử Quý
  • Chính Quyền Kiểm Soát Người Dân Bằng Căn Cước Điện Tử
    Sơn Hà
  • Thạch Tín Trong Gạo
    TS Mai Thanh Truyết
  • Dầu Trong Đá Phiến (Oil Shale)
    TS Mai Thanh Truyết