____________________________

Thời Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, Thợ Vịn là lính nhà nghề gần một phần tư thế kỷ phục vụ cả hai nền đệ nhất và đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa, suốt ngày rong ruổi dọc biên cương gió bụi. Những năm cuối, nhận lệnh làm nghề “thợ vịn” va chạm bốn phương, tám hướng cho đến ngày “chèo thuyền” tỵ nạn. Tại quê hương thứ hai, việc làm kiếm cơm cũng lại dính dáng đến một loại “bóc hành coi mèo” chuyên nghiệp đến thượng thừa, không thể thay thế nên cả đời thành “Thợ Vịn”.

Nay nghỉ hưu cơm rượu “phủ phê” . . . có dư giờ vắt tay lên trán ngẫm nghĩ cõi đời ô trọc đầy nhiễu nhương, cay đắng càng thảm sầu. Nhờ có nhóm bạn bè nâng đỡ, nên Thợ Vịn dù biết đời thật “đắng cay”, cũng gạt qua một bên để nội tâm an bình. Có dịp ghi lại vài điều còn nhớ lõm bõm và tìm hiểu đó đây về một số trí thức tiêu biểu bị cộng sản Bắc Việt “lừa” làm quân cờ cho chúng trong cuộc xâm lăng Miền Nam Việt Nam.

Khi soi mình trong gương, Thợ Vịn biết mình thuộc loại phàm phu, nhưng xét ra còn có chỗ khá hơn đám thầy tu vô lại hay đám trí thức nông nổi kia, thì việc gì phải chán chường cho mất vui cuộc sống!

Nhìn lại giai đoạn khó khăn của Việt Nam Cộng Hòa: ngoài biên ải, người lính cầm súng gồng mình ngăn quân cộng sản xâm lược từ phuơng Bắc. Tại hậu phương Chính Phủ phải xoay xở đối phó với đám Thầy Chùa và tay chân do Thích Trí Quang cầm đầu. Đám này xem ra “tham sân si” đầy mình hơn cả người thường.

Buổi hội nghị của MTGPMN

Những thầy tu đã nhận lãnh Thánh Chức Linh Muc cùng loại như Phan Khắc Từ (đại biểu quốc hội CS 3 khóa từ 1987 đến 2002), từng đi hốt rác “làm cảnh”, kêu gọi Tín hữu Giáo dân xuống đường, bất chấp luật lệ. Những nhóm tín hữu “giáo gian” cùng khuynh hướng với ông LM hốt rác này, nối kết với nhau và được đám gọi là “trí thức” trói gà không chặt, cơm nhà quà vợ không ai tin dùng được gọi là “Thành phần Thứ ba”, giầy chưa lấm đất chỉ biết sống quanh quẩn nơi Thị, Thành. Ăn mặc chải chuốt, đầu bóng nhẫy như những “kép hát” sửa soạn diễn tuồng. Nói năng nhỏ nhẹ và đôi lúc còn đệm thêm vài câu tiếng Tây cho ra vẻ có trình độ du học Tây Âu.

Thầy chùa thân Cộng, sư, sãi VC, linh mục VC, nhân sĩ, trí thức thân cộng, bám đuôi CS, chưa đủ tiêu chuẩn kết nạp vào đảng cộng sản, đều được cộng sản Bắc Việt xếp vào Mặt trận Tổ quốc, cho dễ kiểm soát, kềm chế và trừng phạt khi cần. Có thể kể ra một số tên điển hình như: Ni sư Huỳnh Liên, và nhóm Limh Mục cùng khuynh hướng với Phan Khắc Từ gồm: Trương Bá Cần, Huỳnh Công Minh, Vương Đình Bích. Kể cả những ông áo đen kỳ cựu như Hồ Thành Biên, Nguyễn Thành Trinh. .  hay bọn biểu tình phá rối: Ngô Bá Thành, Cao Thị quế Hương, Huỳnh Tấn Mẫm, Trịnh Đình Ban, Lê Văn Nuôi. . .

Thành phần lãnh đạo của MTGPVN gặp Mao Trạch Đông

Ngày 20-12 năm 1960, cộng sản Bắc Việt cho ra đời Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, lập Chính phủ “bù nhìn” Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CHMNVN).

Cùng thời đó, toàn dân Miền Bắc sống sau bức màn sắt của một chế độ diệt người giỏi từ trong trứng nước, ưu tiên dùng người dốt, DỐT NÁT MUÔN NĂM, HỒNG HƠN CHUYÊN MUÔN NĂM. . .

Tại đất Bắc, sau năm 1954, trong khoa học xã hội nhân văn, các giáo sư giỏi nhất như Cao Xuân Huy, Trương Tửu – Nguyễn Bách Khoa, Trần Đức Thảo, Đào Duy Anh…sau này là Cao Xuân Hạo…đều bị cấm lên bục giảng đại học, cho đi chăn bò hay ngồi dịch sách là vạn phúc rồi.

Giai đoạn Việt Nam Cộng Hòa, nền Đệ Nhị Cộng Hòa (1964-1975),

Trong Miền Nam, Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa tuy là nền Dân Chủ non trẻ cũng công nhận quyền Tự Do Ngôn Luận và lập hội, nên đám Việt gian này tụ họp được một số trí thức nửa mùa tự xưng là “Thành phần thứ ba”. Đám này chủ trương làm tôi cho cộng quân phương Bắc.

Sau khi nền đệ nhất Cộng Hòa “sang trang”(11/1963), Khi cuộc chiến mỗi lúc trở khốc liệt khắp các mặt trận, thì tại hậu phương, thành phần thứ ba được lệnh Bắc Việt biểu tình đưa ra các yêu sách chống đối Chính Phủ tại Thủ Đô Saigon làm nhũng nhiễu hậu phương.

Nổi đình đám trong thành phần thứ ba, có Luật gia Ngô bá Thành nhũ danh Pham thị thanh Vân (1931-2004) [1] nguyên quán Hà Tĩnh, lập phong trào đòi hòa bình, đòi quyền sống phá phách Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa.  Sau khi cộng sản xâm lăng Miền Nam, Bà Ngô bá Thành được Hanoi phát cho chức Dân Biểu hờ bắt phải ngồi im nhìn dân chúng khổ đau dưới chế độ độc tài mà không được nói năng điều gì cho đến chết.

Một vị Nữ lưu trong Miền Nam, có khuynh hướng xã hội cấp tiến, Bác sỹ Dương Quỳnh Hoa (1930-2006), [2] theo cộng sản từ năm 1956 khi còn du học ở Pháp. Năm 1960, dưới bí danh Thùy Dương bà bí mật là thành viên sáng lập Mặt Trận Giái Phóng Miến Nam, nhưng vẫn sống tại Saigon. Đến 1968, cộng sản Bắc Việt mở cuộc tổng tấn công Miền Nam vào dịp Tết Mậu Thân, bà chạy vào bưng theo hẳn cộng sản Bắc Việt.

Khi Bắc Việt xâm chiếm miền Nam tháng 4/1975, bà Hoa được sắp đặt vào chức vụ Tổng trưởng Y tế, Xã hội, và Thương binh trong nội các chính phủ. Tháng 7/75, Hà Nội chính thức giải thể Chính Phủ CHMNVN, bà xuống hàng Thứ trưởng bù nhìn. Chính trong thời gian này bà lần lần thấy được bộ mặt thật của đảng CSVN và mục tiêu của họ không phải là phục vụ đất nước Việt Nam.

Cuối thập niên 70, bà Quỳnh Hoa nhận ra, bản thân mình cũng giống như các ông Trịnh đình Thảo, Huỳnh tấn Phát, và Nguyễn hữu Thọ, chỉ đóng “vai trò bù nhìn” và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền khi chế độ còn cần; tới lúc “mãn tuồng” họ còn cho sống lây lất là may. Đến năm 1979, Bác Sỹ Dương Quỳnh Hoa chính thức từ bỏ tư cách đảng viên và chức vụ Thứ trưởng. Hà-nội đề nghị bà sang Pháp. Nhưng sau cùng, họ đã lấy lại quyết định trên và yêu cầu bà im lặng trong vòng 10 năm.

Thích Trí Quang (1923-2019) (*) là Thượng tọa “lãnh tụ” khối Phật Tử Ấn Quang, từng xui dục Phật Tử tham gia các cuộc biểu tình góp phần trong chính biến 1963, làm sụp đổ đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa. Đến khi Quân Đội nắm chính quyền, Thích Trí Quang lại xúi Phật Tử đưa bàn thờ Phật xuống đường ở Huế để ngăn cản đà tiến quân Chính Phủ.

Sau ngày 30/04/1975 khi Bắc Việt chiếm trọn Miền Nam thì “nhiệm vụ” phá hoại Miền Nam của từng lớp gọi là Thành Phần Thứ Ba gây chia rẽ chính trị miền Nam đã hoàn tất. Cao Đăng Chiếm, và trùm khủng bố mười Hương tuân lịnh Phạm Hùng phải triệt hạ theo kiểu “vắt chanh bỏ vỏ”. Từ đó Thích Trí Quang tức khắc bị cô lập và loại bỏ đám lâu la thân cận từ thời trước 1975, bọn nầy đội lốt tu hành (sic), cư sĩ hay “phật tử” để yểm trợ chiến dịch phá hoại VNCH, mỗi tên bị theo dõi thường xuyên, giam lỏng. Kể cả Tri Quang, không được ra khỏi chùa Già Lam, mọi hành động đều bị theo dõi.

Từ khi thất sủng sau tháng 4/1975 Trí Quang và đồng bọn không hề lên tiếng về sự đàn áp tôn giáo, ngược đãi sĩ quan QLVNCH trong các trại tù từ Nam ra bắc? Không hề biểu tình, không dọn bàn thờ ra đường phản đối, không “tuyệt thực nhưng vẫn uống sâm”, không tự thiêu, tự đốt, tự chặt tay chặt chân. Cũng không thấy ủy ban “tranh đấu” cho tù nhân được đối xử nhân đạo hay “cải thiện” chế độ lao tù thời CS.

Ngoài việc xách động các nhóm bất mãn biểu tình quấy phá hậu Phương, đám thành phần thứ Ba còn dính đến việc thu thập thông tin tình báo giúp cộng quân thuận lợi hơn trong cuộc chiến xâm lăng Miền Nam.

Sau ngày cộng quân xâm lăng VNCH 30-4-1975 cũng là thời điểm Chính Phủ bù nhìn CHMNVN bị Bắc Việt xóa sổ. Các Thấy Tu và trí thức làm bù nhìn trong cuộc xâm lăng cũng chung số phận.

Vào lúc giao thời (5/1975), Bắc Việt bắt đầu bần cùng hóa dân Miền Nam giống như dân Miền Bắc, bằng cách đổi tiền 3 lần và đánh tư sản mại bản, dân chúng bắt đầu cơ cực, một số trí thức Miền Nam chủ trương hợp tác với chế độ như: Chu Phạm Ngọc Sơn là một nhà chuyên môn hợp tác toàn diện với chế độ. Nhưng các con của ông sớm nhìn ra sự thật: một người con của ông vượt biên không thành. Người con gái của ông cũng cảm thấy bế tắc khi thi không đậu vào dự bị y khoa.

Giáo sư Phạm Hoàng Hộ [3] tuy sau tháng 4/1975 vẫn còn là Hiệu phó Đại học Khoa học, nhưng theo ông Huỳnh kim Báu: “Đấy chỉ là một chức vụ bù nhìn, không có vai trò gì trong giáo dục”. Giáo sư Hộ là Hiệu phó nhưng không phải đảng viên, nên khi có vấn đề gì thì những người trong Đảng họp riêng, quyết định xong, có việc nói với ông, có việc ông không bao giờ được biết. Từ rất sớm, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã phản đối cách đào tạo đưa thời gian học chính trị quá nhiều vào chương trình. Ông cảnh báo: “Nếu chính trị can dự quá mạnh, các nhà khoa học sẽ mất căn bản”.

Giáo sư Phạm Hoàng Hộ nói lên điều này sau khi chính ông đã được trải nghiệm trong những ngày học chính trị. Năm 1977, một lớp học kéo dài mười tám tháng về “Chủ nghĩa xã hội khoa học” dành riêng cho các trí thức miền Nam đã được tổ chức tại Saigon. Ông Võ Ba, người tham gia tổ chức lớp học này, kể: “Chính quyền tưởng rằng sau lớp học sẽ có được một tầng lớp trí thức của chế độ cũ yêu mến và phụng sự chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nếu như Marxism đã từng được các trí thức miền Nam quan tâm như là một môn khoa học, thì giờ đây họ lại nghe những giảng sư miền Bắc nói về Marx hết sức giáo điều. Chưa kể, những người đứng lớp còn rao giảng với tư thế của người chiến thắng, tự tôn, tự đắc”. Những đảng viên tham gia lớp học như ông Võ Ba cũng thừa nhận: “Trước giới trí thức Miền Nam, chính quyền đã thất bại ngay trong lần trình diễn đầu tiên”.

Chưa kết thúc lớp học, Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung, một giáo sư triết học nổi tiếng của Sài Gòn, một người được coi là “hằn học với Giáo hội”, đã coi cộng sản cũng là “một giáo hội”. Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung cho rằng hình thức “kiểm điểm” mà cộng sản áp dụng trong sinh hoạt chính là một thứ “xưng tội man rợ”. Về đường lối, ông cho rằng: “Có thể có những điều Lenin nói đã đúng vào năm 1916, nhưng sau bảy mươi năm mà ta áp dụng là không lý trí”.

Ông Huỳnh Kim Báu phàn nàn về cách chính quyền sử dụng trí thức chủ yếu là “làm kiểng”. “Trước 1975, mặc dù chính quyền bị coi là bù nhìn, nhưng trí thức vẫn được trọng dụng, họ có quyền thực sự trong chuyên môn. Sau khi chiếm Miền Nam, chính quyền được nói là của mình, nhưng trí thức gần như chỉ được dùng như bù nhìn, trong khi đa phần họ là những người khẳng khái”.

Nhân xét của ông Huỳnh kim Báu, [4] Cựu Tổng Thư Ký Hội Trí Thức Yêu Nước thành phố Saigon, sau bao nhiêu năm theo phò cộng sản, đã phải thốt lên: “Khi hòa bình, chúng tôi mới tiếp cận tài liệu và qua thực tế, thì chúng tôi mới thấy rằng chọn chủ nghĩa Cộng sản là một sai lầm. Phải đấu tranh để loại bỏ nó đi, xây dựng một xã hội dân chủ chứ không thể nào duy trì một chế độ độc tài độc đảng như hiện nay.”

Nhưng tất cả đều quá muộn màng!

Thợ Vịn

(vào Thu 2021)

(*)Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh và Thích Thiện Siêu, cả bà đếu là học trò của Thích Trí Độ. Nhưng Thích Trí Quang được Trí Độ tin tưởng nhất.

Năm 1953 Trí Độ được Việt Minh cho làm Ủy viên Ủy ban Việt Nam Bảo vệ Hòa bình Thế giới (sic), sau khi Việt Nam chia đôi đất nước, Trí Độ ra bắc và cầm đầu Phật giáo miền Bắc cho đến lúc chết năm 1979. Trí Độ giữ chức Uỷ viên thường vụ quốc hội và Uỷ viên Chủ tịch đoàn Mặt trận tổ quốc tả pi lù của bắc Việt. Trí Độ được tưởng thưởng hai huy chương của CS.

Trí Quang và các bạn đồng học chịu ảnh hưởng tuyên truyền của Trí Độ. Sự liên lạc và cấu kết đã có từ lâu giữa Trí Độ và các môn sinh, giật dây điều khiển hoạt động của Trí Quang, Thiện Minh… trong chiến lược phá hoại nội tình VNCH, ẩn núp dưới danh nghĩa “bảo vệ đạo pháp”.

[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0_Ng%C3%B4_B%C3%A1_Th%C3%A0nh

[2] https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng_Qu%E1%BB%B3nh_Hoa

[3] https://www.daovien.net/t9073-topic

[4] https://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2014/08/140829_huynhkimbau_party_vothithang

Bài liên quan:
  • Đại Hội THÁNH MẪU LA VANG kỳ II, giáo phận Orange: “Cùng MẸ Lên Đường”
    Kiên Chính Ghi Nhận
  • SỔ TAY THƯỜNG DÂN: Số Báo Cuối Cùng
    Tưởng Năng Tiến
  • SỔ TAY THƯỜNG DÂN: Văn Thơ & Bạo Lực
    Tưởng Năng Tiến
  • SỔ TAY THƯỜNG DÂN: Nguyễn Chí Thiệp
    Tưởng Năng Tiến
  • SỔ TAY THƯỜNG DÂN: Phạm Quế Dương
    Tưởng Năng Tiến