Mặc cho Thị Trường Chứng Khoán (TTCK) Việt Nam từ một năm nay liên tục đi xuống. Vốn hóa thị trường “bốc hơi” 120 tỷ mỹ kim từ đầu năm, riêng 2 tuần đầu tháng 11 thị trường mất gần 20 tỷ Mỹ kim. Đối với Ba-Đình, dù trị giá chứng khoán chỉ ngang “bó hành” ngoài chợ, nhưng vẫn là chứng liệu “đi lên” của tăng trưởng GDP. Vì thế, số liệu GDP do các bàn tay “phù phép” của “đỉnh cao trí tuệ” ở Ba-Đình khó mà tin tưởng.
Mọi biến động trên TCCK đều có thể tác động đến nền kinh tế và các nhà đầu tư. Vì đây là “máng” dẫn nguồn vốn quan trọng của nền kinh tế và cũng là nơi đầu tư tiềm năng của công chúng. Từ trên đỉnh 1.500 điểm thiết lập hồi quý 1 năm 2022, VN-Index rơi về vùng 940 điểm vào ngày 16 tháng 11, tức là mất trên 560 điểm, tương đương mất 37,5% so với đầu năm. Mức giảm hơn 36% từ đầu năm cũng đã đưa TTCK Việt Nam trở thành thị trường lao dốc nhanh nhất thế giới. Kết thúc bài này vào sáng ngày 19 tháng 11, VN-Index tăng 14,8 điểm (+1,6%) lên 969,33 điểm.
Điểm “sáng” duy nhất là các nhà đầu tư mới trong nước đã mở hơn 1,8 triệu trương mục trong nửa đầu năm 2022, vượt qua con số kỷ lục 1,5 triệu trương mục trong cả năm ngoái. Tổng số các nhà đầu tư “non trẻ” lao vào ăn thua như thiêu thân trong 6 tháng đầu năm nay chiếm đến 1/3 tổng số trương mục chứng khoán trong hơn 22 năm hoạt động. Thời gian 22 năm qua, TTCK Việt Nam đã trải qua 9 lần thay đổi biên độ dao động giá, 7 lần tăng và 2 lần giảm.
Nhưng hiện tượng ở mặt “tối rất tối” lại xuất hiện hàng loạt tên tuổi chứng khoán từng ngất ngưởng ở “đỉnh danh giá” một thời trong nhóm BĐS, NHTM, sắt thép. . . đã rơi xuống hàng “chứng khoán cộng hành”. Số lượng cổ phiếu “dưới mệnh giá” cũng tăng vọt chỉ sau chưa đầy một năm. Trong số đó gần như không có nhóm cổ phiếu nào lội ngược dòng, dù chỉ trong một vài phút phù du trên màn hình rực lửa!
Tuần thứ 2 trong tháng 11, cố phiếu của các công ty lớn ngành BĐS đồng loạt bị nhà đầu tư bán tháo, chiếm tỷ trọng áp đảo về số lượng cố phiếu bị giảm như: Phát Đạt 11,2 triêu đơn vị; Đầu tư phát triển xây dựng, 11,5 triêu đơn vị; hai công ty của tỷ phú Phạm nhật Vượng là Vinhomes, Vingroup cũng giảm mạnh. . . Đất Xanh, Nhà Khang Điền, Nam Long, Quốc Cường Gia Lai cũng bị bán tháo. Novaland giảm 11 triệu đơn vị và phải tái cấu trúc, rà soát lại các hoạt động kinh doanh. Nhiều Doanh Nghiệp BĐS lớn gảm 50% lực lượng lao động hoặc phải giảm lương, tác động đến an sinh xã hội và cuộc sống người lao động. (https://vanhoimoi.org/?p=15539)
Mấy tháng gần đây đã diễn ra các vụ điều tra, bắt bớ và khởi tố một số đại gia trong doanh nghiệp BĐS lớn liên quan đến các sai phạm về phát hành Trái Phiếu Doanh Nghiệp (TPDN) đưa nhà đầu tư vào mối lo chung, tạo tâm lý thận trọng, tác động đến dòng tiền trên thị trường. Sự thể đang bày ra trước mắt mọi người cho thấy TTCK Việt Nam khác hoàn toàn tâm lý “hoan ca” khắp đất trời là cả mùa Xuân được làng báo Nhà Nước thiêu diệt vào đầu năm 2022.
Tổng giá trị TPDN thuộc BĐS chiếm 36% trên tổng giá trị TPDN mọi ngành trên cả nước. Trong đó, có khoảng 29% giá trị TPDN thuộc BĐS không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phiếu. Sự thể này mang tiềm ẩn rủi ro như “bom nổ chậm” không những cho riêng ngành BĐS, mà còn cả cho nền Kinh Tế quốc gia. (https://vanhoimoi.org/?p=13566)
TTCK báo động “đỏ” dẫn đến cuộc họp khẩn cấp hôm 16 tháng 11 để “bàn về tình hình TTCK trong thời gian qua”, với sự tham dự của các Uỷ ban và đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX), Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), Sở Giao dịch Chứng khoá Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Saigon (HoSE). Kết quả cuộc họp không được chính thức công bố. Tuần lễ trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), Bộ Tài chính cũng đã có 2 cuộc họp để bàn về giải pháp cho TTCK, nhưng “đi quân cờ” nào để thoát cảnh “chiếu bí” thì các vị đỉnh cao trí tuệ ở Ba-Đình vẫn còn đang vò đầu bứt tai.
Thực tế đáng lo ngại cho nền Tài Chánh là hàng loạt cổ phiếu khối NHTM bị rớt giá đang kéo thị trường đi xuống, trong đó bao gồm 5 ngân hàng lớn nhất của khối NHTM, gồm: VCB (Vietcombank), VPB (VPBank), CTG (VietinBank), TCB (Techcombank), MBB (MBBank). . . Trong số này có 2 NHTM quốc doanh là VietcomBank, VietinBank.
Lý do nữa được công luận âu lo, vì tổng giá trị Trái Phiếu Doanh Nghiệp (TPDN) sẽ lần lượt đáo hạn trong quý các tháng cuối năm 2022 đạt mức 58.840 tỷ đồng, Trong đó, tỷ lệ TPDN đáo hạn của ngành bất động sản là 27%, và nhóm NHTM chiếm tới 53%. [1] Đến năm 2023 và 2024 TPDN sẽ đáo hạn trị giá tới 790.000 tỷ đồng, chiếm gần một nửa giá trị khối lượng TPDN đang lưu hành. Các đợt TPDN đáo hạn cần được công ty phát hành thanh toán cả vốn lẫn lãi cho trái chủ. Nếu NHTM hay công ty phát hành trái phiếu thiếu thanh khoản sẽ là nỗi ám ảnh đưa đến xáo trộn gây nhiễu loạn trong xã hội.
Tình trạng NHTM thiếu thanh khoản gần như rất thường, buộc NHNN mới đây từ ngày 31 tháng 10-11 tháng 11, qua hai kênh cầm cố giấy tờ có giá (OMO) và tín phiếu, đã bơm ra thị trường 117.126 tỷ đồng để giúp cho thị trường liên ngân hàng có tiền mà thanh toán. [2]
Việt Nam trong hiện trạng là nền Kinh tế đang ở vào giai đoạn đầy bất định: (1) khối Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) nợ xấu rất xấu, thiếu an toàn vốn và thanh khoản không ổn định, (2) Quỹ Dự trữ Ngoại Hối thấp hơn mức an toàn nhập cảng đòi hỏi, (3) Nhiều ngân hàng lớn bảo kê cho Doanh Nghiệp phát hành TPDN không bảo chứng, dẫn đến các khoản tiền lớn hàng trăm ngàn tỷ đồng TPDN đáo hạn không hy vọng có tiền thanh toán cho trái chủ. (https://vanhoimoi.org/?p=14640) (4) Riêng Thị Trường Bất Động sản (BĐS) chiếm trên 20% tín dụng của cả nước đang trong tình huống Chính Phủ đã chính thức báo động với “nhiều rủi ro” (https://vanhoimoi.org/?p=15539). (5) Nền kinh tế đang thiếu ngoại tệ để mua nhiên liệu và Doanh Nghiệp thiếu tín dụng để tiếp tục sản xuất. (6) Đời sống dân chúng thì đang vật vã với giá nhu yếu phẩm và dịch vụ y-tế tăng cao . . .
Bất chấp tình huống Kinh Tế, Tài Chánh sơ lược như thương dẫn, Cổng Thông Tin Đối Ngoại Việt Nam vẫn công bố số liệu từ Tổng Cục Thống Kê cho biết, kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng trưởng khoảng 7,5-8%. Ở phương án GDP tăng 7,5%, tăng trưởng quý IV chỉ cần đạt “mức thấp” 4,1%. Còn với phương án tăng trưởng đạt 8%, quý IV cần mức tăng 5,9% – là mức thấp hơn tăng trưởng quý II nhưng cao hơn quý I của năm nay. [3]
Còn gần 40 ngày nữa là hàng bán Tết Nguyên Đán phải đưa ra thị trường trước dịp Tết, trong lúc Doanh Nghiệp lâm vào hoàn cảnh thiếu vốn, gây áp lực lớn cho hệ thống NHTM và doanh nghiệp.
Theo số liệu của NHNN, đến ngày 25/10 tỷ lệ tín dụng đã tăng 11,5% so với cuối năm ngoái. Với mục tiêu tín dụng giới hạn cả năm là 14%. Tỷ lệ còn lại của tín dụng khoảng 2,5%, tương đương 261.000 tỷ đồng. Con số này ít hơn nhiều so với mức tăng của cùng kỳ các năm trước. Như thế làm sao có thể giúp Doanh Nghiệp phục hồi sau CoVid như Chính Phủ vẫn huênh hoang.
Trần nguyên Thao
Nov 20, 2022
Tham khảo:
[1] https://vnfinance.vn/doanh-nghiep-o-at-mua-lai-trai-phieu-truoc-han-dieu-gi-dang-xay-ra-47876.html
[2] https://vietnamnet.vn/ngan-hang-nha-nuoc-bom-rong-117-000-ty-dong-lai-suat-qua-dem-sut-giam-2079816.html
[3] https://en.vietnam.vn/