TS Mai Thanh Truyết

  1. Ngày Môi trường “Đa dạng sinh học” cho năm 2020

Ngày môi trường thế giới 2020 sẽ được tổ chức vào thứ Sáu, ngày 5 tháng 6 năm 2020 tại Colombia. Với chủ đề Đa dạng sinh học, Chương trình Môi trường LHQ – UNDP công bố tổ chức rộng rãi tại hơn 143 quốc gia. Với 1 triệu loài đang đối mặt với sự tuyệt chủng, chưa bao giờ chúng ta có thời gian và đặt vấn đề trước nguy cơ trên để tập trung vào đa dạng sinh học.

Colombia là một trong những quốc gia lớn nhất thế giới về Triệu triệu Đa dạng sinh học – Megadiverse, nắm giữ 10% đa dạng sinh học của hành tinh. Vì là một phần của rừng mưa nhiệt đới Amazon, Colombia đứng đầu về số lượng loài chim, về các loài phong lan và thứ hai về thực vật, bướm, cá nước ngọt và động vật lưỡng cư (amphibians).

Ricardo Lozano, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển bền vững của Colombia, Jochen Flasbarth, Ngoại trưởng Đức về Khí hậu, và Inger Andersen, Giám đốc Điều hành Chương trình Môi trường của LHQ, cho biết với một triệu loài thực vật và động vật đang bị tuyệt chủng, chưa bao giờ có sự tuyệt chủng lớn như ngày hôm nay, là một thời điểm quan trọng hơn để tập trung vào vấn đề đa dạng sinh học.

Năm 2020 là một năm quan trọng đối với các quốc gia cam kết bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh học.

2. Tại sao chúng ta nên quan tâm đến Đa dạng sinh học?

  • Đa dạng sinh học là biến thể của các loài sống trên cạn, nước ngọt và biển, cũng như môi trường sống của chúng;
  • Đa dạng sinh học có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của mọi sự sống trên trái đất và cũng là nền tảng cho dịch vụ của môi trường cho phép xã hội loài người phát triển mạnh;
  • Đa dạng sinh học cung cấp cho chúng ta thực phẩm, nước và tài nguyên cũng như các dịch vụ khác như kiểm soát khí hậu, thụ phấn, giảm thiểu lũ lụt và phân cách các chất dinh dưỡng.

Các hệ sinh thái – ecosystems đang dựa vào tất cả các bộ phận từ vi khuẩn nhỏ nhất đến động vật có xương sống lớn nhất. Tất cả đều liên kết với nhau. Một số đang tạo ra oxy mà chúng ta đang thở. Một số cung cấp thức ăn cho các loài lớn hơn, từ đó trở thành con mồi cho các loài thậm chí lớn hơn. Mỗi sinh vật sống có một vai trò trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái.

Cuối cùng, bạn có thể làm mất đi nhiều hơn một loài bằng cách loại bỏ một yếu tố môi rường nào đó! Hơn 98% các loài trong tự nhiên đã tuyệt chủng.

Đa dạng sinh học trong các loài vật gồm ba loại chính:

  • Đa dạng di truyền – Genetic diversity;
  • Đa dạng động vật – Animal diversity;
  • Đa dạng hệ sinh thái – Ecosystem diversity.

3. Còn Việt Nam ứng xử như thế nào trước Ngày Môi trường Thế giới năm nay?

Việt Nam tham gia hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới từ năm 1982. Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tổ chức trọng thể ngày lễ này ở tất cả các tỉnh thành trên phạm vi cả nước và cũng chọn một địa phương làm nơi tổ chức các hoạt động quy mô cấp quốc gia hưởng ứng sự kiện này.

Nhưng riêng cho năm nay, vẫn chưa thấy Việt Nam có những bước tiến nào thúc đẩy ý thức về liên quan giao hoán giữa Đa dạng Sinh học dành cho chủ đề năm nay. Người viết cố gắng truy tìm những tin tức sinh hoạt của Việt Nam cho Ngày Môi trường nầy, nhưng vẫn không thấy một sinh hoạt nào như Việt Nam đã làm trong Ngày Môi trường năm nay.  Phải chăng vì tình hình vi phạm môi trường và nhân quyền của cường quyền qua các vụ nhiễm độc và đầu độc khắp nước cùng với đại dịch China Covid-19 khiến cho Cộng sản Bắc Việt không còn chú ý đến Ngày Môi trường hàng năm?

Nhưng ngược lại, Tòa Đại sứ Hoa Kỳ qua Đại sứ Daniel J. Kritenbrink mà người viết có dịp gặp tại Houston ngày 5/5/2019, có trao đổi ngắn về môi trường Việt Nam cũng như ô nhiễm Arsenic trong giếng nước ở ĐBSCL, Ông cổ súy chiến dịch chấm dứt ô nhiễm chất dẻo (plastic) qua hình ảnh dưới đây:

Ở Việt Nam và nhiều nước đang phát triển trên thế giới về tăng trưởng kinh tế còn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng (số lượng) và đang từ từ chuyển sang phát triển theo chiều sâu (phẩm chất). Hiện tại, sản xuất công nghiệp với công nghệ lạc hậu làm cho môi trường sống ở Việt Nam ngày càng tệ hại do những nguyên nhân dưới đây:

  • Mức tiêu hao nguyên liệu và năng lượng cần thiết để tạo ra sản phẩm rất lớn;
  • Tỷ suất phát thải chất ô nhiễm cao;
  • Nhu cầu phát triển cấp bách làm cho các nền kinh tế không đồng bộ, nhu cầu tiêu dùng tăng và với nhiều thói quen tiêu cực do phong tục, tập quán.

Tất cả ba nguyên nhân trên đã trở thành một trong những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp khiến cho các nguồn tài nguyên bị khai thác tối đa làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng và gây ra nạn mất cân bằng hệ sinh thái của quốc gia.

4. Những kết ước bằng lời

Trở về các khẩu hiệu và mục tiêu từ ngày thành lập Ngày Môi trường Thế giới, LHQ qua Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) đã đưa ra một khái niệm duy nhứt là nhắm vào thế hệ tương lai. Như các chủ đề cho những năm đầu tiên là:

  • Phát triển nhưng không Hủy hoại” (Development without Destruction) cho năm 1978;
  • Năm 1979: “Chỉ có một Tương lai cho Con cháu chúng ta” (Only one Future for Our Children);
  • Năm 1980: ”Một thách thức mới cho Thập niên mới” (A new Challenge for the New Decade);
  • Năm 1981: ”Mạch Nước ngầm, Hóa chất độc hại trong dây chuyền Thực phẩm của con người” (Ground water, Toxic chemicals in Human Food chains).

Từ đó, chúng ta thấy rằng vấn đề môi trường chung trên thế giới là vấn đề sống còn của nhân loại, trong đó nước và thực phẩm là hai yếu tố quan trọng nhứt.

Nhìn chung, tình trạng nước và môi trường nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam không được sáng sủa. Do đó hàng năm, nhân Ngày Môi trường Thế Giới, dù dưới tiêu đề nào cho năm đó, LHQ luôn luôn cảnh giác tất cả các quốc gia nhất là những nước đang phát triển cần phải chú trọng hơn nữa về việc mang lại nguồn nước sinh hoạt sạch cho người dân, cùng hệ thống vệ sinh phóng uế cũng như những phương hướng bảo vệ sức khỏe bằng cách gìn giữ vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa ô nhiễm.

Riêng về tình trạng thực phẩm ở Việt Nam, có thể nói, hơn bao giờ hết, nguồn thực phẩm “hoàn toàn” bị ô nhiễm vì những hóa chất kích thích tố tăng trưởng, hóa chất tăng trọng, trừ nấm mốc, hóa chất bảo quản dùng cho kỹ nghệ, hóa chất làm ngọt, “thúc” cho trái cây mau “chín”, làm thực phẩm có mùi thơm, làm cho có màu bắt mắt…(tất cả các hóa chất trên có nguồi từ Trung Cộng).

kết quả là, hiện nay, Việt Nam có tỷ lệ bịnh ung thư đủ loại cũng như số tử vong cao nhứt thế giới, và tình trạng nầy ngày càng tăng. Theo ước tính của Bộ Y tế Việt Nam, trong năm năm gần đây, hàng năm có thêm trên 150.000 nạn nhân ung thư mới và số tử vong hàng năm là khoảng 100.000 người. 

Ai là thủ phạm của các nguy cơ trên, ngoài Trung Cộng với sự tiếp tay của CS Bắc Việt, thái thú biết nói tiếng Việt?

Trong đó Chợ Kim Biên ở Chợ Lớn là một thí dụ điển hình cho cuộc đầu độc tập thể người con Việt!

Nếu không thực hiện việc thay đổi chính sách và quyết tâm bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ, chắc chắn Việt Nam sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt của chính sách phát triển quốc gia trong những ngày sắp tới.

5. Thay lời kết

Đại hội đồng LHQ đồng ý tuyên bố thập kỷ 2014-2024 là thập kỷ của Năng lượng Bền vững cho Mọi người, nhấn mạnh tầm quan trọng của các vấn đề năng lượng đối với phát triển bền vững và để xây dựng chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015.

Trong lãnh vực môi trường, món nợ sinh thái vẫn luôn vô cùng lớn đối với nhân loại hôm nay. Mỗi ngày, mỗi người trong chúng ta ĐANG ăn lạm vào tài nguyên thiên nhiên.

“Món nợ sinh thái” là một diễn đạt mang tính biểu tượng để nói đến tình trạng tiêu thụ tài nguyên vượt quá khả năng tái tạo của thiên nhiên.

Bên cạnh vấn đề tài nguyên là tình trạng khí thải gây hiệu ứng nhà kính tiếp tục tăng cao, khiến Trái đất bị hâm nóng nhanh chóng. Các nước giàu gần như thúc thủ trong việc huy động khoản tiền 100 tỉ đô la hàng năm đã cam kết trong Thượng đỉnh COP21 năm 2015 nhằm trợ giúp các nước nghèo về khí hậu. Nhưng cho đến COP25 vừa qua (2019) tại Madrid, vấn đề vẫn còn nguyên tại chỗ!

Còn Việt Nam thì sao?

Thế giới đã bước qua hai thập niên đầu của thế kỷ 21, thế mà con thuyền CS Bắc Việt vẫn còn lẽo đẽo co cụm trên những dòng sông không còn sinh khí vì đã biến thành những dòng sông đen do ô nhiễm hóa chất từ các nhà máy sản xuất, cũng như não trạng sơ cứng với cơ chế chuyên chính vô sản… thì làm sao CS Bắc Việt có thể lái con thuyền CHẾT đó ra biển khơi được!

Vì vậy, một câu hỏi thiết yếu được đặt ra là, mỗi người trong chúng ta, trong và ngoài nước cần phải làm gì để giải quyết những vấn nạn trước mắt của tổ quốc, của dân tộc để:

  • Tránh cảnh làm nô lệ cho Trung Cộng;
  • Tránh nạn bị đầu độc môi trường, biển Đông, thực phẩm, để rồi từ đó, có thể sống còn và ngưỡng mặt lên với năm châu?

Câu hỏi nầy cần mỗi người trong chúng ta phải động não để đi tìm một tương lai cho Việt Nam.

Qua lời của Cố Tổng Thống Ronald Reagan: “Chính phủ chúng ta không có quyền lực gì ngoại trừ quyền lực mà nhân dân đã giao cho họ. Và chúng ta, “những người dân” cần cho chính phủ biết họ nên làm gì, và họ không không có quyền làm ngược lại”, “Chúng ta là người lái – Chính phủ là chiếc xe”.

Có suy nghĩ như thế, 98 triệu người con Việt sẽ quyết định tương lai Việt Nam, chứ không nằm trong tay của Tàu cộng phong kiến, cũng không nằm trong tay của Anh Hai Tư bản Hoa Kỳ, và càng không nằm trong tay của CS Bắc Việt.

Mà tương lai Việt Nam chắc chắn nằm trong tay của 65% Tuổi Trẻ Việt Nam.

Đã đến giờ Tuổi Trẻ Việt Nam đứng lên đáp lời sông núi trong cuộc cách mạng Bất Tuân Dân Sự qua hào khí 10/6/2018 tại Phan Rí, Bình Thuận.

Mai Thanh Truyết

Hi Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPS)

Ngày Môi trường Thế gii 5/6/2020

Bài liên quan:
  • Các Điểm nóng về Ô nhiễm Plastic của Thế giới ở Đâu?
    TS Mai Thanh Truyết
  • Sáu năm sau Thượng đỉnh COP21 Paris
    TS Mai Thanh Truyết
  • Sáu Năm Sau Thượng Đỉnh COP21 Paris
    TS Mai Thanh Truyết
  • Đồng Bằng Sông Cửu Long Trực Diện Với Nạn Thiếu Nước
    TS Mai Thanh Truyết
  • Dầu Trong Đá Phiến (Oil Shale)
    TS Mai Thanh Truyết