_____________________________

Đúng vào lúc khối Đông Nam Á ASEAN chuẩn bị họp hội nghị thường niên của các ngoại trưởng, trong đó vấn đề Biển Đông có thể được gợi lên, Hoa Kỳ ngày 12/01/2022 đã công bố một tài liệu cập nhật được đánh giá là một “cáo trạng” hoàn chỉnh nhắm vào các yêu sách chủ quyền bị quốc tế coi là phi pháp của Trung Quốc đối với vùng biển này. 

Tài liệu mang tựa đề “Ranh Giới Trên Biển – Limits in the Seas”, với số thứ tự 150 kèm theo tiểu tựa “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa: Các yêu sách hàng hải tại Biển Đông” là một công trình nghiên cứu dài 47 trang do Cục Đại Dương và Các Vấn Đề Môi Trường và Khoa Học Quốc Tế thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố.  

Đây là một tài liệu nằm trong loạt nghiên cứu kỹ thuật và pháp lý đã có từ lâu của Mỹ về các tuyên bố chủ quyền biển của mỗi nước và xem xét tính chất phù hợp với luật pháp quốc tế của các đòi hỏi này.  

Trung Quốc phải chấm dứt các hành động cưỡng chế và trái pháp luật trên Biển Đông

Trong một thông cáo báo chí giới thiệu tài liệu, bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết là công trình nghiên cứu mới nhất này đã kết luận rằng Trung Quốc đang “khẳng định những yêu sách chủ quyền phi pháp trên đa phần Biển Đông, kể cả một yêu sách lịch sử phi pháp”. 

Thông cáo nhắc lại rằng bản nghiên cứu mới này dựa trên một phân tích năm 2014 của bộ Ngoại Giao Mỹ về các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh bên trong một “đường gián đoạn” mơ hồ trên Biển Đông. Kể từ năm 2014, Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với một vùng rộng lớn trên Biển Đông cũng như tại những nơi mà Trung Quốc gọi là “vùng nội thủy” và “quần đảo xa”, và tất cả các yêu sách đó đều không phù hợp với luật pháp quốc tế như được thấy trong Công Ước về Luật Biển năm 1982.  

Thông cáo kết luận: “Với việc công bố bản nghiên cứu mới nhất này, Hoa Kỳ một lần nữa kêu gọi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa điều chỉnh các yêu sách hàng hải của mình sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế như đã được phản ánh trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, tuân thủ phán quyết về Biển Đông ngày 12/07/2016 của Tòa Trọng Tài (Thường Trực La Haye), và chấm dứt các hoạt động cưỡng chế và trái pháp luật trên Biển Đông.” 

4 loại yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông đều trái với luật pháp quốc tế

Theo các tác giả công trình nghiên cứu Ranh Giới Trên Biển, căn cứ vào các tài liệu đã được Trung Quốc công bố, Bắc Kinh đã có đến 4 bốn loại yêu sách chủ quyền khác nhau trên Biển Đông, nhưng tất cả đều không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982. 

Loại yêu sách thứ nhất liên quan đến các thực thể trên biển (maritime features). Bản nghiên cứu ghi nhận là Trung Quốc đòi “chủ quyền” đối với hơn một trăm thực thể ở Biển Đông, những bãi cạn hay rạn san hộ vốn chìm dưới mặt biển khi thủy triều lên cao và nằm ngoài giới hạn hợp pháp của lãnh hải của bất kỳ quốc gia nào.  

Trên bình diện pháp lý, những yêu sách như vậy không phù hợp với luật pháp quốc tế, theo đó các thực thể nửa chìm nửa nổi không thể là đối tượng của một yêu sách chủ quyền hợp pháp hoặc không có khả năng tạo ra các vùng biển như lãnh hải chẳng hạn. 

Loại yêu sách thứ hai liên quan đến các đường cơ sở thẳng. Cho đến nay, Bắc Kinh đã vạch ra hoặc khẳng định quyền được vẽ ra “các đường cơ sở thẳng” bao quanh các đảo, vùng biển và các thực thể chìm bên trong một không gian đại dương rộng lớn ở Biển Đông.  

Theo các tác giả của bản nghiên cứu, không một nhóm nào trong số bốn “nhóm đảo” mà Trung Quốc đòi yêu sách chủ quyền ở Biển Đông (Quần Đảo Đông Sa (đảo Pratas), Quần Đảo Tây Sa (tức là Hoàng Sa), Quần Đảo Trung Sa (bãi Macclesfield), và Quần Đảo Nam Sa (tức là Trường Sa) đáp ứng được các tiêu chí địa lý cho việc sử dụng các đường cơ sở thẳng theo Công Ước Liên Hiệp Quốc 1982.  

Ngoài ra, không có một tập quán pháp lý quốc tế riêng biệt nào biện minh cho quan điểm của Trung Quốc, theo đó nước này có thể xác định các đường cơ sở thẳng bao quanh các nhóm đảo. 

Quyền lịch sử của Trung Quốc trên Biển Đông không có cơ sở pháp lý

Hai loại yêu sách tiếp theo mà Trung Quốc đưa ra liên quan đến các vùng biển và các quyền gọi là “lịch sử” của Bắc Kinh trên Biển Đông. 

Về các vùng biển. Trung Quốc khẳng định các yêu sách chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên việc coi mỗi nhóm đảo trên Biển Đông mà nước này tự nhận chủ quyền là “một thực thể đơn nhất”.  

Bản nghiên cứu của Mỹ nhấn mạnh rằng điều vừa kể không được luật pháp quốc tế cho phép. Phạm vi của các vùng biển phải được đo từ các đường cơ sở được thiết lập hợp pháp, thường là ngấn nước dọc theo bờ biển lúc thủy triều thấp. Ngoài ra, trong các vùng biển mà họ tự cho là thuộc chủ quyền của mình, Trung Quốc cũng đưa ra nhiều yêu sách về quyền tài phán không phù hợp với luật pháp quốc tế. 

Riêng về các quyền lịch sử, Trung Quốc luôn khẳng định rằng họ có “quyền lịch sử” ở Biển Đông. Theo tài liệu vừa được Mỹ công bố, những tuyên bố về quyền lịch sử này “không có cơ sở pháp lý” và Trung Quốc không đưa ra được chi tiết cụ thể để chứng minh các khẳng định của họ. 

Quan điểm của Mỹ bác bỏ “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc trên Biển Đông cũng không khác gì phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, đã cho rằng các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc bên trong “đường lưỡi bò” hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. 

Yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc phá hoai luật pháp quốc tế

Nhận định chung của bản nghiên cứu “Ranh Giới Trên Biển” 150 là tính chất bất hợp pháp của các yêu sách chủ quyền cũng như của những đòi hỏi đặc quyền tài phán của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Theo tài liệu vừa công bố, “những yêu sách đó của Trung Quốc làm suy yếu nghiêm trọng sự thượng tôn pháp luật trên biển và nhiều quy định của luật pháp quốc tế được công nhận rộng rãi như đã được nêu lên trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển”.  

Khi loan tin về việc Mỹ công bố bản nghiên cứu mới bác bỏ các yêu sách chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc trên Biển Đông, hãng tin Pháp AFP ghi nhận là báo cáo này được đưa ra trong bối cảnh Washington ngày càng thách thức Bắc Kinh trên phạm vi toàn cầu, và cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài cho Mỹ. 

AFP nhắc lại rằng vào năm 2020, ngoại trưởng Mỹ khi đó là Mike Pompeo đã công khai ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông, vượt xa lập trường của Mỹ trước đó là thách thức Trung Quốc nhưng không chỉ rõ ràng quốc gia nào có quyền hợp pháp trên Biển Đông. 

Nguồn: RFI Tiếng Việt

Bài liên quan:
  • TIN CHÍNH TRONG TUẦN ngày 7-8-9/4/2025.
  • Quân Ukraine xâm nhập vùng Belgorod của Nga
  • TT Trump áp thuế Trung Cộng 125%, hoãn áp thuế 90 ngày cho 75 nước vì 'không trả đũa'
  • Kinh tế gia: Thuế quan của TT Trump nhằm đàm phán thỏa thuận thương mại đôi bên đều thắng
  • Tổng thống Ukraine tuyên bố bắt giữ 2 công dân Trung Cộng chiến đấu cho Nga
  • Nam Hàn nổ súng cảnh cáo lính Triều Tiên
  • TT Trump nói Mỹ 'đang đàm phán trực tiếp' với Iran về thỏa thuận hạt nhân
  • Không quân Mỹ và Philippines tập trận chung tăng cường khả năng răn đe
  • Giao tranh tại Myanmar tiếp diễn bất chấp tuyên bố ngừng bắn sau động đất
  • Quân đội Mỹ có thể được cấp ngân sách 1.000 tỷ USD
  • Chính quyền Mỹ 'khôi phục một số chương trình viện trợ nước ngoài'
  • Một vị cao tăng Tây Tạng qua đời khi bị csVN giam giữ
  • Ngay cả khi tồn tại tính độc lập, cơ quan này cũng bị đặt dấu hỏi
  • Nhiều doanh nghiệp Trung Cộng điêu đứng vì Mỹ đánh thuế Việt Nam
  • ADB dự báo tăng trưởng GDP 2025 Việt Nam năm 2025 chỉ 6,6%
  • TIN CHÍNH TRONG TUẦN 31/3, 1-2/4/2025
  • Chấm dứt chiến tranh Ukraina: Tổng thống Trump dường như hết kiên nhẫn
  • Tổng thống Zelensky sắp tổ chức cuộc họp về việc lực lượng quốc tế bảo đảm an ninh cho Ukraina
  • "Ngày Giải phóng": Mỹ tăng thuế quan với toàn thế giới
  • Mỹ và thuế đối ứng: "Big Bang" trong thương mại toàn cầu
  • Marine Le Pen bị tước quyền ứng cử: Phản ứng mạnh mẽ của phe cực hữu Pháp và quốc tế
  • Thổ Nhĩ Kỳ: Biểu tình lớn đòi tự do cho thị trưởng Istanbul, thắng lợi vẻ vang của đảng đối lập CHP
  • Mỹ thị uy sức mạnh ở Trung Đông, điều thêm hàng không mẫu hạm, máy bay quân sự
  • Số người thiệt mạng vì động đất ở Myanmar tăng lên hơn 2.800
  • Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Hegseth đến Nhật Bản, nhấn mạnh liên minh Mỹ-Nhật
  • Trung Cộng bất ngờ tập trận mô phỏng tấn công các cơ sở hạ tầng chiến lược của Đài Loan
  • Tổng Bí thư Tô Lâm phá bỏ thành trì cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản?
  • Ủy viên Bộ Chính trị gặp mặt trí thức ‘bất đồng chính kiến’
  • Nguy cơ phá sản hàng loạt dự án điện gió, điện mặt trời ở Việt Nam
  • Cựu tù nhân chính trị tố bị công an lắp camera giám sát trong nhà
  • CSVN giam giữ 81 tù nhân tôn giáo
  • TIN CHÍNH TRONG TUẦN ngày 24-25-26/3/2025.
  • Phái đoàn Ukraina và Mỹ họp tại Ả Rập Xê Út trước cuộc đàm phán với Nga
  • Chiến tranh Ukraina: Đàm phán Mỹ-Nga về ngừng bắn có thể kéo dài
  • Kyiv bất ngờ có bước tiến với chiến dịch ở Luhansk
  • Mỹ công bố thỏa thuận ngừng bắn trên biển giữa Nga và Ukraine
  • Israel đẩy mạnh chiến dịch trên bộ ở Gaza
  • Tình báo Mỹ: Trung Cộng là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh Hoa Kỳ
  • Xung đột Nga - Ukraine: Giám đốc CIA nói quân đội Ukraine sẵn sàng chiến đấu bằng tay không nếu cần
  • Trung Cộng tích cực "mua chuộc" người dân Đài Loan làm gián điệp
  • Tòa án Hiến pháp Nam Hàn trì hoãn phán quyết luận tội Tổng thống Yoon
  • Mỹ thử nghiệm thành công hoả tiễn tầm xa thiết kế riêng cho mặt trận Thái Bình Dương
  • Gaza: Đảng Fatah kêu gọi Hamas từ bỏ quyền lực vì “tồn vong của người Palestine”
  • CsVN loan báo sẽ sửa Hiến Pháp
  • CsVN loan báo sắp xếp lại 62 đơn vị hành chính cấp Tỉnh, Thành phố
  • Hà Nội 'di chuyển' hàng chục cây xanh ven Hồ Gươm, nhiều người phản đối
  • Thành viên thứ hai của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên bị bắt tạm giam
  • Dân số giảm, csVN khuyến khích sinh thêm con
  • TIN CHÍNH TRONG TUẦN ngày 17-18-19/3/2025.
  • Điện đàm Trump - Putin: Nga từ chối đề xuất ngừng bắn toàn diện 30 ngày với Ukraina
  • Pháp, Đức yêu cầu Ukraina phải được tham gia đàm phán về ngừng bắn
  • Các nước lên tiếng về thỏa thuận ngừng bắn hạn chế ở Ukraine
  • TT Trump điện đàm với TT Zelensky
  • Truyền thông Nga loan báo những điểm chính trong cuộc điện đàm Trump-Putin
  • Quân nổi dậy Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ để trả đũa vụ oanh kích thủ đô Yemen
  • Israel oanh kích trở lại vào Gaza làm hơn 900 người chết
  • Các phi hành gia đã hạ cánh an toàn trong khoang tàu SpaceX sau 9 tháng trên ISS
  • Tổng thống Macron thông báo đầu tư tăng cường năng lực răn đe Nguyên tử của Pháp
  • Nguy cơ Mỹ áp thêm thuế lên hàng hóa Việt Nam để giảm thâm hụt thương mại
  • Phương án 34 tỉnh được lan truyền trên mạng trông thế nào?
  • Đài truyền hình Huế xin lỗi vì phát chương trình có cờ Việt Nam Cộng Hòa
  • Bộ Công an tổ chức sự kiện tôn vinh bố của ông Tô Lâm
  • Mỹ công bố kết quả điều tra sơ bộ về chống trợ cấp đối với sản phẩm sợi đúc nhiệt từ Việt Nam
  • TIN CHÍNH TRONG TUẦN ngày 10-11-12/3/2025
  • Ukraine sẵn sàng ngừng bắn, áp lực lên vai Putin
  • Lãnh đạo quân đội 30 nước họp tại Paris bàn về "bảo đảm an ninh" cho Ukraina
  • Chiến tranh Ukraina: Nga vẫn muốn duy trì lợi thế quân sự, chưa sẵn sàng ngưng bắn
  • Cựu tổng thống Philippines Duterte bị bắt vì ''tội ác chống nhân loại''
  • Iran, Nga và Trung Cộng bắt đầu các cuộc tập trận chung trên biển
  • Trung Cộng vượt xa Hoa Kỳ về số lượng tàu quân sự, tàu thương mại
  • Bạo lực chưa từng có tại Syria kể từ khi chế độ Assad sụp đổ
  • Đức Đạt Lai Lạt Ma nói người kế nhiệm ông sẽ sinh ra bên ngoài Trung Cộng
  • Mỹ hoàn tất thanh lọc USAID, cắt bỏ 83% các chương trình của USAID
  • Hạ viện thông qua dự luật cấp ngân sách tạm cho chính phủ
  • Quốc hội Việt Nam sẽ sửa Hiến pháp cho kế hoạch tinh gọn chính phủ trong kỳ họp tháng 5
  • Việt Nam sẽ ký các thỏa thuận với Mỹ trong tuần này
  • Mỹ rút khỏi thỏa thuận JETP Việt Nam
  • Vingroup muốn sớm lấn biển Cần Giờ để làm du lịch