Buổi ra mắt hai tác phẩm liên quan tới biến cố 01-11-1963

Westminster Chúa Nhật 14-11-2021.

Buổi giới thiệu hai tác phẩm lớn liên quan tới biến cố ngày 01-11-1963 đã trang trọng diễn ra tại Westminster Civic Center chiều Chúa Nhật, ngày 14-11-2021. Đó là:

*Tập 2 tác phẩm “The Vietnam Upheaval” (Việt Nam, Cuộc Đổi Đời) của Giáo Sư Vũ Quý Kỳ hiện về hưu tại Atlanta, tiểu bang Georgea, nơi ông từng giảng dạy môn toán tại Đại Học DeVry trong suôt 35 năm.

*Sử liệu song ngữ “Bản Tường Trình của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc qua nam Việt Nam Tìm Sự Thật năm 1963” (Report of the United Nations Fact-Fiding Mission to South Vietnam 1963) do đại diện Nhóm Thân Hữu xuất bản lần đầu tại Hoa Kỳ là: nhà báo Vi Khiêm Nguyễn Văn Liêm, dịch giả Nguyễn Văn Thực (Na Uy) và nhà báo Trần Phong Vũ.

MC: BS Nguyễn Trọng Việt – MC. Phần trình diễn Văn Nghệ do Ca Sĩ Mộng Thủy thuộc Nhóm Nhân Văn-Nghệ Thuật-Tiếng Thời Gian đảm trách.

GS Lê Tinh Thông, trưởng BTC chào mừng cử tọa

Buổi sinh hoạt văn học lịch sử đã chính thức khai diễn lúc 1giờ 30.

Sau phần thủ tục chào Quốc Kỳ Việt/Mỹ, mặc niệm những Anh Hùng Dân Tộc, các Chiến Sĩ Vị Quốc Vong Thân, GS Lê Tinh Thông Trưởng Ban Tổ chức đã lên chào mừng cử tọa.

Tiếp theo là nội dung chính buổi sinh hoạt mở đầu với phần: đọc, thẩm định giá trị tác phẩm với 6 diễn giả: TS Học Giả Trang Đài Glassey Tranguyen, Giáo sư Vũ Quý Kỳ, Giáo sư Trần Huy Bích, Kỹ sư Đỗ Như Điện, nhà báo Vi Khiêm NguyễnVăn Liêm và nhà báo Trần Phong Vũ.

Trước khi khởi đầu đọc và thẩm định giá trị tập 2 tác phẩm “The Vietnam Upheaval” Tiến sĩ Trang Đài cho hay cô chưa hề quen biết tác giả, GS Vũ Quý Kỳ và người mời cô đọc tác phẩm là nhà báoTrần Phong Vũ. Cô cho rằng lợi thế này giúp cho những nhận định của cô mang tính độc lập và khách quan.

Sau phần trình bày bằng Anh ngữ cho giới trẻ Việt Nam trưởng thành trên đất Mỹ, TS Trang Đài chuyển qua nói bằng ngôn ngữ mẹ với khoảng ngót 200 cử tọa, gồm phụ huynh đang chăm chú lắng nghe, trong đó có nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà giáo, văn nghệ sĩ và giới truyền thông trong Cộng Đồng Việt.

Tiếp đó, diễn giả đi thẳng vào nội dung tập sách. Theo cô, “Giáo sư Vũ Quý Kỳ đã tự trao cho mình trọng trách đi tìm dây mơ rễ má của một thời kỳ lịch sử đầy biến động, và đưa ra bằng chứng từ những sử liệu ông thu thập được để trả lời một câu hỏi: Tại sao chúng ta mất nước?

TS Trang Đài đọc tập 2 tác phẩm “The Việtnam Upheaval”

Bàn sâu vào giá trị nội dung tác phẩm, cô nhấn mạnh tới ba đặc điểm, trước hết, đây là “một quyển sách cho mọi người”. Thứ hai, là một  sách giáo khoa cho trung học và đại học. Và thứ ba là một niềm hy vọng cho người Việt yêu nước:

Về điểm 1, cô nói:

“Khi đọc sách này, tôi thấy Kỹ sư Vũ Quý Kỳ đã viết theo phương pháp khoa học, the scientific method. Nhờ đó, tuy quyển sách khá dày và đề tài khá phức tạp, nhưng lại dễ đọc và dễ hiểu. Ông đưa ra một câu hỏi và chung thuỷ đi tìm những sử liệu có liên quan để giúp độc giả nhìn ra câu trả lời. Đây là điểm khác biệt lớn giữa quyển sách sử này và các sách sử khác. Quyển sách có bố cục rất rõ ràng và không mang nặng những thuật ngữ chuyên ngành, nên dù viết về một đề tài rất đa dạng, tác giả đã tìm cách thiết kế những sử kiện để đưa ra một bức tranh lịch sử trung thực. Thường thì người ta hay nghĩ lịch sử thì khô khan, nhưng Giáo sư Vũ Quý Kỳ – có lẽ từ kinh nghiệm giảng dạy của mình – đã làm cho mỗi trang sách mạch lạc và cuốn hút. Mỗi tiểu đề là một cách đặt vấn đề của tác giả, một cái nhìn về một biến cố lịch sử, một nhận xét sắc bén

 Qua điểm 2, theo diễn giả, “Đây là một quyển sách giáo khoa cần thiết cho con em chúng ta ở bậc trung học và đại học. Một tài liệu hữu ích cho hôm nay và tương lai. Tại sao chúng ta vẫn cần quan tâm đến biến cố 1975 dù gần nửa thế kỷ đã trôi qua? Bởi vì chúng ta cần phải làm chủ ký ức lịch sử đó cho chính chúng ta và cho con cháu chúng ta nữa, cho nên việc hiểu được ký ức lịch sử đó là một điều cần thiết…..Các bạn trẻ có thể đọc sách này như một cách về nguồn, để truy nhận một phần gia phả chung của lịch sử dân tộc. Các em học sinh trung học, các bạn sinh viên đại học có thể dùng quyển sách này để làm tài liệu tham khảo khi viết các bài luận hay nghiên cứu tại trường.

Quang cảng của hội trường trong buổi giới thiệu sách

Không chỉ vậy, tôi mong là khi lịch sử của người Việt tỵ nạn được chính thức giảng dạy trong hệ thống giáo dục công lập tại California, có thể vào năm 2023, “The Việt-Nam Upheaval” sẽ là một trong những quyển sách giáo khoa chính thức, đưa ra cái nhìn lịch sử từ kinh nghiệm của người Việt”.

Đề cập điểm ba, diễn giả tỏ ý tin tưởng rằng:

“Tác phẩm này sẽ khơi lên một niềm hy vọng cho người Việt yêu nước…..theo tiểu sử ở đầu sách, tác giả là người đã tỵ nạn Cộng Sản đến hai lần: lần đầu khi ông di Nam tỵ nạn năm 1954, và lần thứ hai khi ông bỏ nước ra đi năm 1975. Cho nên, xuyên suốt toàn bộ quyển sách, ông đưa ra một cái nhìn rất sắc bén và trung thực về chế độ độc tài và chủ nghĩa Cộng Sản tại Việt Nam qua từng biến cố lớn nhỏ trong thời chiến tranh Việt Nam, từ cuộc thảm sát Tết Mậu Thân đến Hiệp Định Paris, vân vân…..tác phẩm “The Viet-Nam Upheaval” không chỉ dừng lại ở đó. Nó đi xa hơn, để vừa ghi lại một giai đoạn lịch sử khói lửa của dân tộc, vừa cho thấy sự thật không thể bị chôn giấu….khi lịch sử được nhận chân, thì những người Việt yêu nước sẽ tìm thấy một niềm hy vọng lớn: họ sẽ nhận ra giá trị và chỗ đứng của Nền Đệ Nhất Cộng Hòa trong lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, để khẳng định rằng, miền Nam đã từng là một quốc gia dân chủ, giàu mạnh, tiến bộ, và khai phóng. Họ sẽ truy nhận thuyết Nhân Vị như một con đường có thể đưa đến sự hưng thịnh cho Việt Nam, khởi đi từ vị quốc trưởng quá cố Ngô Đình Diệm, và có thể được phục hoạt và thực thi khi có đủ sự đồng tâm và quyết tâm của hôm nay. Quyển sách này sẽ góp phần vào công cuộc đấu tranh cho tự chủ, dân chủ, tự do, và nhân quyền trong nước hiện nay, không chỉ vì nó vạch ra những trò xảo trá của Cộng Sản trong suốt chiều dài lịch sử, mà nó ghi lại.”

Quang cảng của hội trường trong buổi giới thiệu sách

Được mời lên tiếng với tư cách tác giả tập 2 tác phẩm “The Vietnam Upheaval”, ngay từ phút đầu GS Vũ Quý Kỳ đã dành được cảm tình quý mến của cử tọa. Ông nói: “Tấm lòng chân thành của tôi khi cố gắng thực hiện cuốn sách về chiến tranh Việt Nam có mục đích thứ nhất là nói lên sự thật về cuộc chiến đấu chống Cộng Sản xâm lược của nhân dân Miền Nam Việt Nam; thứ hai là để ghi ơn tấm gương hy sinh gian khổ và anh dũng của

người lính Việt Nam Cộng Hòa, cũng như những người lính Mỹ, đã đổ máu xương trên đất nước Việt Nam, đã hy sinh mạng sống nhằm bảo vệ tự do và an ninh cho những công dân bình thường như chúng tôi, bạn bè chúng tôi và những công dân khác”.

Tác giả cho biết khi chọn thực hiện tác phẩm này ông có mục tiêu giới thiệu cuốn sách tới tay giới trẻ Việt Nam tại hải ngoại là những người ham đọc, ham tìm hiểu, vốn giỏi Anh Ngữ hơn là Việt Ngữ. Dù vậy ông cũng nuôi ý định trong tương lai không xa sẽ viết lại bằng tiếng mẹ đẻ nhằm phục vụ các bậc phụ huynh nhất là thành phần cao niên không rành Anh ngữ.

Ông thú nhận, cho dù đã cố gắng rất nhiều, cuốn sách của ông hẳn sẽ không tránh khỏi những sai lầm thiếu sót. Nội dung tập 2 với 402 trang, chiếm 1/3 tác phẩm “The Vietnam Upheaval” trình bay chi tiết giai đoạn đặc biệt của cuộc chiến tranh Việt Nam từ năm 1963 tới 1968. Tác giả cho hay: có ba chủ điểm chính trong giai đoạn này.

Thứ nhất, nguyên nhân khiến Tổng Thống Johnson đem quân bộ chiến vào Nam Việt Nam và đem máy bay tấn công Miền Bắc. Thứ hai, cuộc chiến tranh không tập đã diễn ra như thế nào ở Miền Bắc, và cuộc chiến tranh trên bộ diễn ra như thế nào ở Miền Nam;. Thứ ba, cuộc chiến tranh nói chung đã kết thúc như thế nào vào giai đoạn cuộc tổng Công Kích Tết Mậu Thân

Giáo sư Vũ Quý Kỳ nói về tác phẩm The Vietnam Upheaval

Đề cập tính cách phức tạp vì những mâu thuẫn nhân quả giữa nhu cầu chính trị của Tổng Thống Kennedy và chủ quyền quốc gia Việt Nam mà TT Ngô Đình Diêm nhất quyết bảo vệ đến cùng, GS Vũ cho hay:

Trước hết, nó phức tạp vì Tổng Thống Johnson không hay biết về những dự tính bí mật của Tổng Thống Kennedy trước và sau khi ông ta bị sát hại. Nó phức tạp vì Tổng Thống Kennedy có nhu cầu hạ bệ Tổng Thống Ngô Đình Diệm trước khi ông thực hiện việc bán đứng Việt Nam.

Và hậu quả của hoàn cảnh phức tạp nói trên đã đưa đến sự sụp đổ của nền đệ nhất Cộng Hòa, sự hỗn loạn của lãnh đạo, sự suy sụp của chính quyền quốc gia trên toàn quốc, khiến cho CS Việt Nam có cơ hội vùng lên. Do đó Trung Cộng và CSBV đã quyết tâm dốc toàn lực đánh dứt điểm để thôn tính Miền Nam. Đó là nguyên nhân chính đưa đến việc Hoa Kỳ đổ quân vào Miền Nam, và bỏ bom Miền Bắc”

Sau đó là Biến cố tại Vịnh Bắc Việt đưa đến Nghị Quyết Gulf of Tonkin Resolution, đã trao cho Tổng Thống Johnson quyền lực và phương tiện để tấn công và chiến thắng Bắc Việt, nhằm chặn đứng hành động xâm lăng Miền Nam. Sứ mạng chính của cuộc Chiến Tranh Không Tập là đánh quỵ khả năng điều động quân lực Miền Bắc khiến họ phải xóa bỏ kế hoạch xâm lăng Miền Nam. Hoa Kỳ có dư sức mạnh và phương tiện để thực hiện sứ mạng đó.

Theo quan điểm của GS Vũ thì: “Điều đáng tiếc là, Tổng Thống Johnson và Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara đã theo đuổi một chiến lược sai lầm và thất bại trong sứ mạng nói trên khiến cho chiến tranh kéo dài, dân Mỹ nản lòng và phong trào phản chiến được CS giật giây bùng lên”.

Nội dung phần tiếp theo của tập 2 nói về sự can thiệp sâu rộng của Hoa Kỳ và diễn biến các cuộc biểu tình bạo động đòi loại bỏ TT Diệm và bào đệ là ông Cố Vấn Nhu do một thiểu số Tăng sĩ ngụy danh Phật Giáo dẫn tới sự sụp đổ nền Đệ Nhất CHVN ra sao? Và chung cuộc bi thảm mất miền Nam vào tay cộng sản Bắc Việt là chủ đề quan trọng sẽ được đề cập tới trong tập 3 sẽ được giới thiệu với độc giả trong một tương lai không xa.

Bước qua phần đọc và giới thiệu sử liệu song ngữ “Bàn Tường Trình của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc đi tìm Sự Thật tại nam Việt Nam năm 1963”, MC Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt đã lần lượt giới thiệu và mời GS Trần Huy Bích, Kỹ sư Đỗ Như Điện hai nhà báo Vi Khiêm Nguyễn Văn Liêm và Trần Phong Vũ là những người đứng tên chung với dịch giả Nguyễn Văn Thực (Na Uy) đại diện một Nhóm Thân Hữu xuất bản sử liệu, lên diễn đàn.

Giáo sư Trần Huy Bích giới thiệu sử liệu về biến cố năm 63

Mở đầu, GS Bích lược qua những lý do đưa tới việc Liên Hiệp Quốc gửi phái đoàn qua nam Việt Nam truy tìm sự thật về những cáo buộc cho là vi phạm Nhân quyền, kỳ thị tôn giáo của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Trước hết là 14 quốc gia thành viên LHQ chính thức yêu cầu tổ chức quốc tế này quan tâm tới tình hình nhân quyền tại nam VN. Thứ đến, GS Bửu Hội, đại diện VNCH chuyển đến Chủ tịch ĐHĐ 2 văn thư của chínhphủ VNCH chính thức mời một Phái Đoàn LHQ qua Sàigòn quan sát.

Theo GS Trần Huy Bích, tại buổi họp khoáng đại ngày 11-10-1963, Chủ tịch ĐHĐ/LHQ chỉ định một Phái Bộ gồm đại diện của 7 quốc gia: Afghanistan, Brazil, Tích Lan, Costa Rica, Dahomey, Ma Rốc, và Nepal tới thăm VNCH “hầu tìm hiểu sự thật về những liên hệ giữa chính phủ VNCH và cộng đồng Phật giáo VN” (Mỗi quốc gia cử 1 đại diện: 7 người).

Người được chỉ định làm trưởng phái bộ: ông Pazhwak, Afghanistan

Ngày đầu tiên đặt chân đến Sàgòn, Phái Bộ bắt tay vào việc ngay với một chương trình làm việc liên tục, cần mẫn,thận trọng và nghiêm chỉnh. Sau những cuộc gặp gỡ các viên chức cao cấp trong chính phủ từ TT-PTT tới các Bộ Trưởng, như Ngoại Giao, Nội Vụ, Đại Biểu Chính Quyền tại Huế, thăm viếng các chùa lớn như Chùa Xá Lợi, Sàigòn, Chùa Từ Đàm Huế, yết kiến các Cao Tăng trongcác hệ phái Phật Giáo VN, đăc biệt phỏng vấn nhiều Tăng sĩ, các nhân chứng để tìm hiểu và thu thập dự kiện. Phái Bộ cũng phỏng vấn một số các tù nhân bị giam tại Tổng Nha Cảnh Sát cũng như nhiều thanh niên sinh viên từng tham gia các cuộc biểu tình hiện đang được tập huấn tại các trung tâm thanh thiếu niên gần Sàigòn.

           Sứ vụ đi tìm sự thật của Phái Bộ vừa bước vào giai đoạn kết thúc thì cũng là lúc tiếng súng đảo chánh do một số tướng lãnh chủ trương được sự hỗ trợ của các viên chức Mỹ tại Sàigòn. Kết quả là sự sụp đổ của Đệ Nhất CHVN, TT Diệm và ông Nhu bị thảm sát!

           Theo lịch trình đã ấn định, chiều ngày 03-11-63, Phái Bộ rời nam Việt Nam.

Vì Đệ Nhất Cộng Hòa đã sụp đổ, TT Diệm và ông Nhu đã bị giết nên Liên Hiệp Quốc quyết định không đưa vấn đề ra trước Đại Hội Đồng như đã ấn định trước ngày Phái Bộ lên đường qua Việt Nam. Riêng BTT được bảo lưu trong văn khố LHQ và văn khố QHHK.

           Trong phần nhận định trước khi kết thúc, GS Trần Huy Bích nói:

“Một năm sau ngày 1-11-1963, thất vọng não nề. Lo cho tương lai của đất nước, dân tộc. Những thành phần thiện chí Phật giáo cũng như Công giáo kêu gọi sự bình tĩnh, sáng suốt. Kêu gọi tình đoàn kết giữa sinh viên Công giáo và sinh viên Phật giáo để cứu miền Nam”

.”Với chúng ta: Biến cố Phật giáo 1963 đưa tới việc Đệ Nhất Cộng Hòa bị lật đổ rồi sau đó miền Nam bị suy yếu, là một tai nạn của lịch sử.

Để học hỏi từ lịch sử, chúng ta cần nhìn vào sự thật với tinh thần thẳng thắn, cần đọc lại sử liệu một cách khách quan và vô tư.

Cám ơn người đã dịch sử liệu sang tiếng Việt, người đã bỏ thời giờ, công sức và phương tiện để in ra và phổ biến.

Dân tộc VN đang tiếp tục trưởng thành.

Khi hiểu rõ và hiểu đúng sự thật, chúng ta sẽ trưởng thành mau hơn.

“The truth shall make you free”

Kỹ sư Đỗ Như Điện và Bản Tường Trình bị rơi vào quên lãng            

Tiếp theo là nhận định của Kỹ sư Đỗ Như Diện.

Ông cho hay, bản thân ông đã có trong tay bản chụp lại BTT lưu trữ tại Quốc Hội HK cả chục năm trước, nhưng sau một trận hỏa hoạn, bị thiêu hủy mất. Điều này không phải là điều lạ vì tất cả những tài liệu cẩn mật nhất thì sau 30 năm theo luật lệ hiện hành sẽ được công bố cho dân chúng biết.

Sử liệu được thực hiện bằng song ngữ Việt/Mỹ độc giả đang có trên tay do dịch giả Nguyễn Văn Thực hiện sinh sống bên Na Uy và bạn bè anh đã tìm được từ hai nguồn, Một tử văn khố tổ chức LHQ và một từ Thư Viện QH Mỹ khoảng ngót một thập niên trước. Trong mấy lời của người dịch, anh Thực cho hay, phần chính của BTT cả hai bản hoàn toàn giống nhau, ngoại trừ mấy lá thư để trên đầu. Bản cuả LHQ có nửa lá thư* của TT Diệm trả lời ông U Thant, TTK Liên Hiệp Quốc thời ấy cùng với Thư của ông U Thant gửiTT Diệm (Nửa bị thất lạc đã được nhà báo Ngy Thanh, nguyên ký giả nhật báo Sóng Thần ở Sàig òn hiện định cư ở Texas tìm thấy và chuyển cho dịch giả). Bản gốc ở QHHK không có hai thư này nhưng lại có lá thư của TNS Thomas Dodd thuộc UB Tư Pháp gửi cho đồng viện của ông là TNS James O. Easland Chủ tịch UB Nội An Thượng Viện. Vì thấy tính cách quan trọng của lá thư của ông Dodd nên dịch giả đã gom chung cả ba lá thư vào trước nội dung BTT.

Kỹ sư Đỗ Như Điện và Bản Tường Trình bị rơi vào quên lãng            

Trước khi đào sâu vào nội dung sử liệu, diễn giả đưa ra những nhận định sau đây:

Đối với tôi Bản Tường Trình của phái bộ LHQ là một tài liệu lịch sử, đã nằm trong văn khố LHQ và quốc hội HK 58 năm qua. Tôi tin rằng nhiều người nghiên cứu lịch sử VN đã có trong tay từ rất lâu, nhưng vì những lý do nào đó nên không muốn đưa ra ánh sáng.

Vậy có vị sẽ hỏi tại sao nhóm thân hữu lại cho phổ biến tài liệu vào lúc này. Câu hỏi ấy đã được giãi bày ở trang 10 trong sử liệu. Trong ấy đã trình bày những suy nghĩ, cân nhắc thiệt hơn, cùng với sự tham khảo rộng rãi và đã nhận được sự khích lệ của những người có trách nhiệm. Nếu chúng ta đã chấp nhận tiền đề về vai trò của lịch sử là để lại cho hậu thế sự thật, và sự thật ấy sẽ soi rọi vào những góc khuất, làm lộ ra những gì trước đây còn mù mờ, thì việc mở lại tài liệu này là một điều cần thiết. Nếu tin rằng những điều trong đó là sự thật thì có gì phải ngại ngùng e sợ.

Ngoài những lời trần tình mà nhóm chủ trương đã nêu ra, riêng tôi đứng trên quan điểm học lịch sử, tôi thấy có thêm hai lý do nữa: Một  là về thời gian tính; cho đến nay những người trực tiếp liên hệ đến biến cố năm 1963 đã lần lượt ra đi, nếu có ai còn sống và là nhân chứng muốn bổ túc thì đây là cơ hội rất tốt để làm việc ấy. Thứ hai là một khi tài liệu này được công bố, nó sẽ giúp để hoàn chỉnh hoặc sửa sai những sách vở đã viết trước đây, làm cho tài liệu lịch sử nước nhà được chính xác và phong phú hơn.

Đóng lại phần thẩm định giá trị sử liệu ông nói:

“Biến cố 1963 là một biến cố bản lề, nó đã khép lại tương lai đầy hứa hẹn của Miền Nam VN, và mở ra một viễn cảnh mịt mờ u ám, kết cục bằng biến cố đau thương 1975. Từ đó đến nay, sự kiện ấy vẫn là một đề tài nhậy cảm. Hàng năm cứ vào thời điểm này, không nhiều thì ít vẫn có những quyển sách, những bài viết đưa ra những lập luận trái chiều, những lời chỉ trích thóa mạ nhau, có khi bằng những ngôn từ rất hạ cấp. Trong khi bánh xe lịch sử vẫn đi tới, con đường phía trước vẫn bất định, tương lai dân tộc vẫn mịt mù, u tối. Dĩ nhiên không thể lấy cuộc đời ngắn ngủi của mình để do lường chiều dài của lịch sử.

Nhưng như một tảng đá có thể làm thay đổi dòng chảy của con sông. Một sự kiện nhỏ có thể là nguyên nhân làm thay đổi chiều hướng lịch sử của cả dân tộc.

Từng hế hệ đang qua đi. Những gì còn lại thuộc về lịch sử.

Vì vậy theo tôi, Bản Tường Trình của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc này là một tài liệu lịch sử, có thể làm sáng tỏ những sự kiện chưa được phân minh, và vì lẽ công bằng, hãy trả nó về đúng chỗ của nó. May ra các thế hệ mai sau có thể học được gì từ những kinh nghiệm này; đó là một phần trách nhiệm của mỗi người chúng ta, điều mà cá nhân tôi hằng mong mỏi”.

Nhà báo Vi Khiêm tâm tình với cử tọa hiện diện

Là một trong ba người đại diện một Nhóm Thân Hữu nhận trách nhiệm xuất bản sử liệu, nhà báo Vi Khiêm được mời lên Diễn đàn trình bày quan điểm của ông

Ông nói: “Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người thiết lập nền Cộng Hòa Việt Nam, chỉ sau 9 năm đã làm cho Việt Nam từ một nước vừa mới được độc lập, trở thành một quốc gia phát triển về mọi mặt, đến nỗi thủ tướng Lý Quang Diệu của Tân Gia Ba lúc ấy đã coi VNCH là quốc gia mẫu mực trong vùng Đông Nam Á.

Nhưng bất hạnh cho dân tộc, miền Bắc, một nửa nước bị cộng sản thống trị, tay sai cho kẻ thù truyền kiếp phương Bắc, có ý đồ xâm chiếm Việt Nam. Và chúng đã tiến hành việc thôn tính miền Nam ngay sau hiệp định Geneve năm 1954.

Sau khi nói về những nguyên nhân xa gần tạo nên cuộc phản loạn lật đổ TT Ngô Đình Diệm, như sự dàn dựng tấn bi kịch đàn áp Phật giáo do những cán bộ cộng sản khoác áo tôn giáo khuấy động với sự đồng lõa của truyền thông thiên tả và những chính khách HK đầy tham vọng bất chính, nhà báo Vi Khiêm tâm tình với quý cử tọa.

“Đã 58 năm qua, sử liệu quý giá này nằm yên trong văn khố LHQ và Quốc Hội Hoa Kỳ trân nửa thế kỷ. Nay đã đến lúc phải được công bố và phổ biến công khai, rộng rãi để trả lại sự thật, trả lại công đạo cho TT Ngô Đình Diệm, ông Cố Vấn Nhu, cho Quân-Dân-Cán-Chính và các chiến sĩ vô danh đã chết cho sự hình thành nền Cộng Hòa Việt Nam.

Hôm nay quý vị đên đây không chỉ muốn nhìn thấy những tập sử liệu quan trọng này. Nhưng cũng để tưởng niệm và tri ân vị Tổng Thống khai sáng nền Cộng Hòa VN, đã đem đến cho Miền Nam những năm tháng an bình hạnh phúc ấm no. Một vị lãnh đạo trọn đời hy sinh cho quốc gia dân tộc. Một vị Tổng Thống duy nhất trên thế giới sau khi chêt không để lại một chút của cải nào cho riêng mình. Không nhà cửa, dinh thự, ruộng vườn, không tài khoản ngân hàng. Nhưng ông đã để lại một di sản lớn lao cho hậu thế, đó là lòng ái quôc vô bờ!

Trước khi dứt lời, chúng tôi muốn nói lời cảm tạ sâu xa đến dịch giả Nguyễn Văn Thực ở Na Uy, người mà chúng tôi ao ước hiện diện nơi đây hôm nay. Ông đã bỏ ra bao công sức trong nhiều năm để sưu tầm chứng từ và chuyển ngữ tập sử liệu quan trọng và quý giá này”

Nhà báo Trần Phong Vũ lên tiếng trong buổi giới thiệu sách

Kết thúc phần phát biểu trong buổi giới thiệu hai sử liệu là nhà báo Trần Phong Vũ.

Mở đầu, ông ngỏ lời cám ơn cử tọa đã kiên nhẫn chăm chú theo dõi các diễn giả.

Vì biết mọi người đã thấm mệt cần ít phút thư giãn để dùng chút ăn nhẹ và thưởng thức phần trình diễn Văn Nghệ đặc biệt do Nhóm Nhân Bản-Nghệ Thuật-Tiếng thời gian đảm trách nên quyết định thay đổi đề tài, vì những gì liên quan tới hai sử liệu đã được các diễn già trình bày đầy đủ. Ông nói:

“Tôi muốn chia sẻ với quý vị, quý bạn trẻ thật ngắn về sự cảm kích của tôi sau khi đọc được tâm trạng vừa ngạc nhiên vừa thán phục của mấy nhà văn, nhà hoạt động danh tiếng trong nước đối với ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu qua cuốn Chính Đề Việt Nam của ông.

Năm 2014, khi Bắc Kinh điều giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền KT của VN, nhà văn Đào Hiếu, một trí thức phản kháng trong nước đã post lên mạng Lề Trái của ông một trích đoạn trong tác phẩm Chính Đề VN. Họ Đào không viết gì thêm, ngoài tiêu đề ông tự đặt “Cách đây 50 năm, tầm vóc của một nhà lãnh đạo” và ngay sau đó là trích đoạn trong Chính Đề Việt Nam và tấm hình ông Nhu trên tạp chí Life. ô Đình Nhu

trên bá“Các nhà lãnh đạo miền Bắc khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh lệ thuộc kinh hoàng… chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển đất nước, mà còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc ta.Sở dĩ tới nay, sự thống trị của TC đi với VN chưa thành… là vì sự tồn tại của miền Nam…

Giả sử một ngày nào đó Nam VN bị Bắc Việt cưỡng chiếm thì sự Trung Cộng thôn tính toàn lãnh thồ VN chì còn là vấn đề thời gian mà thôi.”

Bản thân tôi đã đưa vào phần Phụ Lục tác phẩm “Việt Nam, Nỗi Đau & Niềm Hy Vọng” do tủ sách TQH xuất bản năm 2018, chương 69 trang 624 qua bài nhận định với tiêu đề:

Về một trích đoạn trong Chính Đề Việt Nam trên mạng Đào Hiếu”.

Gần đây, trong những ngày bị đại dịch Vũ Hán vây hãm, nhà hoạt động đối kháng trong nước được nhiều người biết đến – ông Nguyễn Lân Th ắng- đã viết trên mạng như sau

“Trong những ngày cách ly dài đằng đẵng, ngoài việc ăn mì tôm cầm hơi tôi có rất nhiều thời gian để lần giở lại một tập sách cũ có tên “Chính Đề Việt Nam”.

Mở đọc những chương đầu sách, ông Ngô Đình Nhu, bào huynh cố TT Diệm, nói về thân phận các quốc gia nhỏ yếu như Việt Nam, Nguyễn Lân Thắng viết:

“Quả là một nhận định kinh người. Nó quá đúng và cũng quá sớm so với thời đại. Nó giống như một lời tiên tri.

Tôi nói quá sớm bởi chỉ cần nhìn những sai lầm, những mất mát do chế độ sau này gây ra cho đất nước, cho dân tộc, chúng ta không khó để nhận ra rằng những sai lầm đó được ông Ngô Đình Nhu vạch ra chính xác đến hơn nửa thế kỷ, như thể ông đang ngồi trên dương thế quan sát thời sự trong thế hệ chúng ta hôm nay.

Và điều đáng tiếc hơn nữa là người Mỹ cách đây hơn nửa thế kỷ đã không có con mắt tinh tế để nhận biết về những nhân vật lãnh đạo có tầm cỡ như ông Nhu ông Diệm, cũng như những nét đặc thù chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc nên đã bật đèn xanh cho cuộc đảo chánh lật đổ nền Đệ Nhất CHVN.

Người Mỹ, nước Mỹ đã phải trả cái giá rất đắt cho sự ngây thơ của họ. Cái giá phải trả, không chỉ có những phí tổn nhân mạng trong chiến cuộc trước đó, mà ngày nay còn hàng tỷ ĐôLa bởi tham vọng bành trướng của Bắc Kinh về mọi mặt, từ kinh tế, thương mại đến quân sự, chính trị. Tham vọng bành trước đó không chỉ lấy đi công ăn việc làm của người Mỹ mà còn có khả năng tước đoạt vị trí siêu cường của Hiệp Chúng Quốc”.

Qua một chương khác ông Nhu trình bày về nhu cầu cấp thiết cần phải có sự liên tục trong lãnh đạo. từ vấn đề chuyển quyền, vấn đề thừa kế êm thắm trong nghệ thuật lãnh đạo và bí mật quốc gia…. Nguyễn Lân Thắng viết tiếp:

“Đây là những điều tôi tâm đắc nhất về viễn kiến của ông Nhu, bởi nó hé mở cho thấy ông có một tầm suy nghĩ vượt thời gian.”

MC Mộng Thủy

Gửi tới quý vị những tình cảm quý mến, kính trọng từ giới trí thức trong chế độ CSVN đối với tài năng, trí tuệ vượt bực của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, vị kiến trúc sư xây dựng thể chế Cộng Hòa đầu tiên tại Đông Nam Á Châu, tôi muốn nhấn mạnh một điều: cho dù đảng CSBV có tìm cách xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử ra sao thì đồng bào miền Bắc vẫn coi Đệ Nhất Cộng Hòa miền nam như một đích điểm sáng ngời để mơ ước.Từ đấy chắc chắn họ sẽ chia chung nỗi đau của chúng ta khi nền Cộng Hòa son trẻ này bị sụp đổ kéo theo cái chết thảm khốc của TT Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu.

Bước qua phần trình diễn văn nghệ, cô Mộng Thủy thuộc nhóm Nhân Bản-Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian đảm trách vai trò MC.

Đây là một chương trình văn nghệ thật phong phú và chuyên nghiệp với sự góp tiếng hát điêu luyện của Ban Tam Ca Ái Liên – Lâm Dung – Ngọc Quỳnh với bài Một Ngày Việt Nam  của Nhạc sĩ Trúc Hồ, nam Ca Sĩ Mạnh Bổng với bài Nỗi Lòng Người Đi của Nhạc Sĩ Anh Bằng, và các giọng đơn ca nữ như Kelly Trần qua nhạc phẩm Trả Lại Em Yêu của Phạm Duy, Ngọc Quỳnh với bản Về Đây Anh do Nguyễn Hiền và Nhật Bằng hợp soạn, Thúy Lan với nhạc phẩm Ngày Về Quê Cũ. Lâm Dung với bài Một Chút Quà Cho Quê Hương của Việt Dzũng.

Một số cử tọa cùng Tam Ca đồng ca kết thúc

Đặc biệt trong dịp này còn có sự đóng góp quý báu và bất ngờ với giọng ca vàng của Ca Nhạc Sĩ Đình Đại từ Pháp và nam ca sĩ chuyên hát nhạc đấu tranh là anh Nguyễn Văn Thành từ tiểu bang Alabama qua tham dự buổi sinh hoạt nhân dịp phát hành tập 2 tác phẩm “The Vietnam Upheaval” của Giáo Sư Vũ Quý Kỳ và Sử Liệu quan trọng là “Bản Tường Trình của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc Đi Tìm Sự Thật tại Nam Việt Nam năm 1963”.

Với sự phụ họa của cử tọa tham dự đến phút chót, Ban Tam Ca Ái Liên – Lâm Dung – Ngọc Quỳnh đã cất cao giọng đồng ca bản Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nhạc Sĩ Nguyễn Đức Quang.

Sau lời cám ơn của nhà báo Vi Khiêm Nguyễn VănLiêm, đại diện BTC, buổi giới thiệu tập 2 tác phẩm “The Vietnam Upheaval” của GS Vũ Quý Kỳ và sử liệu “Bản Tường Trình của Phái Bộ Liên Hiệp Quốc qua Tìm Sự Thật tại nam Việt Nam Năm 1963” đã kết thúc lúc 4 giờ 45 PM Chúa Nhật ngày 14-11-2021.

Người Quan Sát


Để có sách “The Viet-Nam Upheaval,” xin liên lạc Giáo sư Vũ Quý Kỳ: (404) 783-6632, [email protected], 1842 Belle Meade Court, Stone Mountain, GA 30087.

Quý Độc giả muốn có Sử liệu song ngữ này xin gửi thư về Nhómn Nhóm Thân Hữu ở địa chỉ P.O Box 63831 Irvine, CA 92606 – USA

Quý độc giả cư ngụ ở Hoa Kỳ muốn có một cuốn kèm theo chi phiếu US$35 (bao gồm cước phí bưu điện) ghi trả cho Liem Nguyen hoặc Van Tran. Mua hai cuốn kèm chi phiếu US$65 (bao gồm cước phí bưu điện). Mua trên hai cuốn chỉ phải trả US$30 mỗi cuốn và được miễn cước phí. Ngoài Hoa Kỳ, mỗi cuốn US$60 gửi ưu tiên (priority) qua bưu điện.

Bài liên quan:
  • TIN CHÍNH TRONG TUẦN 18-19-20/11/2024.
  • Mỹ cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga
  • Tổng thống Nga ký sắc lệnh mở rộng khả năng dùng vũ khí hạt nhân
  • Ukraine lần đầu tiên tấn công Nga bằng tên lửa của Mỹ vào ngày thứ 1.000 của cuộc chiến
  • Bắc Triều Tiên cung cấp cho Nga tên lửa và pháo tầm xa
  • Đặc phái viên Mỹ: Khả năng chấm dứt chiến tranh Israel-Hezbollah 'trong tầm tay'
  • An ninh Đông Á bị tác động nghiêm trọng vì lính Bắc Triều Tiên can dự chiến tranh Ukraina
  • Nhóm 5 nước lớn nhất châu Âu "ủng hộ" trái phiếu quốc phòng
  • Liên Âu bất đồng về việc cho Ukraina dùng vũ khí được cung cấp tấn công lãnh thổ Nga
  • Thượng đỉnh G20 khép lại với tuyên bố chung chống nạn đói toàn cầu
  • Manila tố cáo Trung Cộng ngụy trang tàu chiến thành tàu cá xâm chiếm biển Philippines
  • Ba tù nhân chính trị đang thụ án 26 năm tù được trao Giải Nhân quyền Việt Nam 2024
  • Giám đốc Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA tuyên bố ủng hộ nhà báo Phạm Chí Dũng
  • Mỹ xác định Việt Nam ‘không thao túng tiền tệ’.
  • Nghiên cứu mới: 99% quần đảo Trường Sa nằm trong tầm với của Bắc Kinh
  • Mỹ cho Việt Nam 5 máy bay huần luyện
  • Hà Nội dự kiến hạn chế xe máy vào nội thành
  • TIN CHÍNH TRONG TUẦN 11-12-13/11/2024
  • Nghị trình "Làm Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại" được định hình: Nội các của TT Trump
  • Ông Trump gặp ông Biden tại Tòa Bạch Ốc
  • Tổng thống Ukraina: Nga điều 50.000 quân tới khu vực Kursk và chuẩn bị tấn công
  • Ngoại trưởng Blinken cam kết củng cố ủng hộ cho Ukraine trước khi chuyển giao quyền lực
  • Chiến tranh tiếp tục lan rộng tại Liban
  • Các nước Ả Rập họp hội nghị cấp cao khẩn cấp về xung đột tại Trung Đông
  • Donald Trump chọn nhân sự cứng rắn với Trung Cộng vào các vị trí chủ chốt
  • APEC 2024: Peru bắt đầu tuần lễ Diễn đàn Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
  • Nhật Bản: Hạ Viện mới bầu lại ông Shigeru Ishiba giữ chức thủ tướng
  • Mỹ yêu cầu TSMC ngừng cung cấp lô hàng chip bán dẫn cho Trung Cộng
  • Philippines lên án Trung Cộng gây áp lực trong hồ sơ chủ quyền ở Biển Đông
  • Tô Lâm - Donald Trump: cuộc điện đàm dự báo mối quan hệ
  • Chile trục xuất viên chức an ninh Việt Nam vì tấn công tình dục
  • Chính phủ khẳng định với LHQ không trả thù luật sư Đặng Đình Mạnh
  • CSVN buộc người dùng mạng xã hội phải định danh mới được livestream
  • TIN ĐẶC BIỆT: BẦU CỬ HOA KỲ 2024. Tổng Thống Donald Trump Đắc Cử Vẻ Vang
  • Foreign Policy: Nước Mỹ đã quyết định
  • RFI: Theo truyền thông Mỹ, Donald Trump đắc cử tổng thống Hoa Kỳ
  • BBC: Donald Trump đã chiến thắng, một sự trở lại ngoạn mục
  • BBC: Những phát biểu đặc sắc của TT Trump
  • Tổng thống Biden gọi điện chúc mừng ông Trump
  • Nhiều nước chúc mừng chiến thắng của Donald Trump
  • Cựu Tổng thống Bush chúc mừng ông Trump
  • Kamala Harris: thua cuộc nhưng không từ bỏ
  • Bầu cử Mỹ: Đảng Cộng Hòa giành lại quyền kiểm soát Thượng Viện
  • TIN CHÍNH TRONG TUẦN 28-29-30/10/2024.
  • Ukraina huy động thêm 160.000 binh sĩ
  • Kiev và Seoul sẽ tăng cường hợp tác chống quân Bắc Triều Tiên tham chiến ở Ukraina
  • Hamas nói sẵn sàng bàn thảo thỏa thuận chấm dứt chiến tranh Gaza
  • Mỹ cho phép Ukraina dùng vũ khí không giới hạn nếu lính Bắc Triều Tiên hỗ trợ Nga
  • Tổng thống Ai Cập đề xuất hưu chiến tại Gaza để phóng thích các con tin Israel
  • Hezbollah chọn Naim Qassem làm thủ lĩnh kế nhiệm ông Nasrallah
  • Bầu cử Quốc Hội Gruzia: Cơ quan Công tố mở điều tra về "gian lận" quy mô lớn
  • Brazil trở thành quốc gia BRICS thứ hai không tham gia dự án BRI của TC
  • Mỹ ban hành các quy định hạn chế đầu tư vào các công ty công nghệ tiên tiến của TC
  • Nhật Bản: Đảng cầm quyền mất đa số tại Hạ Viện, thủ tướng Ishiba không định từ chức
  • Việt Nam “sẵn sàng” hợp tác với BRICS
  • Tổ chức nhân quyền Canada kêu gọi trừng phạt 14 quan chức Việt Nam
  • UAE tính xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ sản phẩm dầu mỏ tại VN
  • Giới hoạt động đánh giá cao việc LHQ xác nhận người Thượng là dân tộc bản địa
  • Nhóm công tác của LHQ: Việt Nam bắt giữ tùy tiện có hệ thống
  • Blogger Đường Văn Thái bị kết án 12 năm tù giam trong phiên toà kín
  • TIN CHÍNH TRONG TUẦN 21-22-23/10/2024.
  • Gia nhập NATO: Ukraina trông đợi vào kết quả bầu cử Mỹ
  • Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tới Ukraina để thể hiện tình đoàn kết
  • Israel tăng cường tấn công ở Gaza, Lebanon sau khi thủ lĩnh Hamas bị diệt
  • BRICS: Tổng thống Nga phá thế cô lập, tiếp đón hơn 20 nguyên thủ quốc gia
  • Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ xác nhận quân đội Triều Tiên đang ở Nga
  • Nam Hàn có thể cân nhắc cấp vũ khí cho Ukraine do ‘thông đồng quân sự’ Nga-Triều
  • EU lấy 35 tỷ euro tài sản bị đóng băng của Nga để cho Ukraine vay
  • Đài Bắc theo dõi sát sao tàu sân bay Trung Cộng Liêu Ninh đi qua eo biển Đài Loan
  • Mỹ - Nhật khởi động tập trận chung
  • Indonesia: Prabowo nhậm chức tổng thống
  • Modi nói với Putin: ‘Ấn Độ muốn hòa bình ở Ukraine’
  • Tướng Mỹ: Triển khai phi đạn Mỹ tới Philippines là ‘cực kỳ quan trọng’
  • Việt Nam có tân chủ tịch nước xuất thân từ tướng quân đội
  • HRF, KKF kêu gọi LHQ can thiệp vụ hai nhà hoạt động Khmer bị VN giam cầm
  • LHQ kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà báo Phạm Chí Dũng
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị BRICS, khẳng định tình bạn thủy chung với Nga
  • Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, miền Trung sẽ mưa lớn diện rộng