TIN THẾ GIỚI.

Drone Ukraina tấn công một kho vũ khí lớn tại tỉnh Tver, giáp thủ đô Nga (RFI)

Theo giới blogger quân sự và truyền thông Nga, đêm qua rạng sáng hôm nay, 18/09/2024, một kho vũ khí lớn tại tỉnh Tver, tây bắc thủ đô Matxcơva bị drone Ukraina tấn công.

Reuter cho hay, các trạm đo động đất ghi nhận những rung chuyển tương đương với một trận động đất nhỏ tại khu vực. Nhiều hình ảnh và video chưa được kiểm chứng, lan truyền trên các mạng xã hội, cho thấy một đám lửa khổng lồ bốc lên cao trong đêm, cùng lúc với nhiều tiếng nổ. Thống đốc tỉnh Tver, Igor Rudenya, thông báo trên Telegram, lực lượng cứu hỏa đang chữa cháy, nhưng không cho biết nguyên nhân. Bộ Quốc Phòng Nga hiện chưa đưa ra bình luận nào.

Theo thông báo của chính quyền ở Zapadnodvinski, nằm sát thị xã Toropets, cách Matxcơva khoảng 400 km, các trường học chuyển sang chế độ giảng dạy từ xa. Theo một thông tin của hãng thông tấn Nga RIA hồi 2018, vào thời điểm đó, Nga đã bắt đầu thiết lập một kho quân sự gần thị xã Toropets, để chứa tên lửa, đạn dược, thuốc nổ.

Hải quân Ukraina hôm qua cũng cho biết đã phá hủy nhiều kho đạn của Nga gần thành phố đông nam Mariupol, hiện Nga do kiểm soát, nhưng không thông báo rõ cuộc tấn công diễn ra vào lúc nào.

Theo bộ Năng Lượng Ukraina sáng hôm nay, trong ngày qua, hàng loạt cơ sở hạ tầng năng lượng tại 8 tỉnh của Ukraina bị Nga tấn công, bao gồm Dnipropetrovsk, Donetsk, Zaporijia, Mykolaïv, Poltava, Soumy, Kharkiv và Kherson. Riêng tại tỉnh miền trung Poltava, hoạt động hàng không bị đình chỉ do có báo động phòng không.

Kế hoạch chấm dứt chiến tranh: Kiev lần đầu tiên cho Mỹ biết một số nội dung cụ thể

Reuters dẫn lời người phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ, Matthew Miller, hôm qua, theo đó ngoại trưởng Antony Blinken trong chuyến đi tới Kiev tuần trước, đã được thông báo một số nội dung trong kế hoạch của Ukraina nhằm thúc đẩy Nga chấm dứt chiến tranh, được tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố hồi tháng trước. Tổng thống Ukraina dự kiến ​​trình bày kế hoạch này với nguyên thủ Mỹ Joe Biden nhân kỳ họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tuần tới.

Theo nhận định của nhà báo Sylvie Kauffmann, Le Monde, trong dịp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Ukraina hy vọng sẽ thuyết phục được tổng thống Mỹ Joe Biden, trước khi kết thúc nhiệm kỳ, ‘‘mời Ukraina gia nhập NATO” để có Kiev có thêm thế mạnh trong các đàm phán với Nga.


Liban: Iran tố cáo Israel là thủ phạm vụ kích nổ đồng loạt máy nhắn tin của Hezbollah (RFI).

Vào khoảng 15 giờ 30 hôm 17/09/2024, tại Liban, các máy nhắn tin được Hezbollah sử dụng trên khắp cả nước, đã đồng loạt phát nổ làm ít nhất 9 người chết và gần 2.800 người bị thương. Phong trào Hồi giáo Shia ở Liban, cùng đồng minh Iran đã tố cáo Israel là thủ phạm.

Hôm nay, 18/09, bộ Ngoại Giao Iran ra thông cáo lên án Israel đứng sau vụ kích nổ hàng loạt các máy nhắn tin của Hezbollah, được nhập từ Đài Loan và coi đó là hành động khủng bố « giết người hàng loạt của chế độ phục quốc Do Thái nhắm vào các công dân Liban ». Hezbollah hứa tiếp tục chiến dịch hậu thuẫn phong trào Hamas của người Palestine.

Mặc dù người sử dụng chủ yếu là các thành viên của Hezbollah, vụ việc các máy nhắn tin phát nổ đồng loạt trên khắp cả nước hôm qua là sự kiện chưa từng có gây hoảng loạn trong dân chúng tại Liban.

Thông tín viên RFI tại Beyrouth Paul Khalifeh tường trình : 

“Bàng hoàng, tức giận và nhiều lo lắng tiếp theo các sự kiện vừa xảy ra, nhất là khi Hezbollah đã tố cáo Israel đứng sau vụ tấn công chưa từng có này và hứa sẽ đáp trả « thích đáng ». Quy mô của sự kiện đã khiến chính phủ Liban cho các trường phổ thông và đại học nghỉ học và đóng cửa các cơ quan chính quyền ngày hôm nay.

Ngành y đã hỗ trợ tốt, các bác sĩ, y tá đã theo lời kêu gọi huy động để xử lý tình trạng bỗng nhiên cùng một lúc gần 3.000 người bị thương nhập viện cấp cứu. Phần lớn bị thương ở phần bụng, tay và mặt. Hai trăm người trong tình trạng nguy kịch và hàng chục người bị mất thị lực.

Theo chính phủ Liban, đây là một cuộc « tấn công tội ác » coi như là tội ác chiến tranh và Beyrouth dự tính kiện Israel ra Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Vụ tấn công này làm dấy lên những thắc mắc về yếu kém trong các giao thức bảo mật của Hezbollah và về khả năng có những lỗ hổng hay sự xâm nhập trong tổ chức.

Mặc dù thống kê thiệt hại cao, khả năng quân sự của phong trào do Hassan Nasrallah lãnh đạo, có trong tay hàng chục nghìn chiến binh, vẫn rất lớn và ý chí quyết chiến với Israel của Hezbollah dường như không bị ảnh hưởng, ít nhất là vào lúc này”. 

Hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Matthew Miller xác nhận Hoa Kỳ đang tập hợp thông tin về vụ việc đồng thời nhấn mạnh Mỹ không can dự gì vào vụ việc này. 

Theo New York Times hôm qua, nhiều quan chức Mỹ và các nước khác khẳng định rằng Israel đã cài một lượng thuốc nổ nhỏ vào các máy nhắn tin của  Hezbollah và sau đó kích nổ từ xa. Các nguồn tin ẩn danh trên cho biết, hơn 3.000 máy nhắn tin, phần lớn là mẫu AP 924, đã được Hezbollah đặt hàng với công ty Gold Apollo của Đài Loan. 

Theo AFP, hôm nay, công ty Gold Apollo đã lên tiếng cải chính các máy nhắn tin bị phát nổ, được đối tác Hungary của hãng là công ty BAC sản xuất và bán cho Hezbollah. 


PHÂN TÍCH. Ấn Độ-Thái Bình Dương : Chiến lược vũ khí chống hạm “nhiều và rẻ” của Mỹ để đối phó với Trung Cộng (RFI).

Reuters hôm 17/09/2024 cho biết Hoa Kỳ đang xây dựng một kho vũ khí chống hạm dồi dào và dễ chế tạo trong nỗ lực tăng cường sức mạnh cho lực lượng nhằm ngăn chặn Trung Cộng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Hãng tin Anh dẫn nguồn từ một chủ tịch – tổng giám đốc của một tập đoàn công nghiệp chế tạo tên lửa cho biết, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina đã thúc đẩy Hoa Kỳ phải có một triết lý mới về vấn đề vũ khí là phải nhiều và giá thành hợp lý, hay nói một cách khác là rẻ.

Sách lược mới này của Hoa Kỳ đã thu hút sự chú ý của được giới phân tích quân sự. Euan Graham, nhà phân tích cao cấp của Viện Chính Sách Chiến Lược Úc, được Reuters trích dẫn nhận định sự thay đổi của Mỹ là « phản ứng tự nhiên đối với những gì Trung Cộng đã và đang làm », ý muốn nói đến kho vũ khí trên biển và tên lửa đạn đạo thông thường mà Trung Cộng đang nỗ lực hiện đại hóa không ngừng.

Thực tế, thời gian gần đây, Hoa Kỳ đã đẩy mạnh các thử nghiệm loại vũ khí có tên gọi Quicksink, một loại bom tự dẫn đường có thể bám theo các mục tiêu di động, và đặc biệt là giá thành sản xuất hạ. Tháng trước, trong vịnh Mêhicô, quân đội Mỹ đã sử dụng oanh tạc cơ chiến lược tàng hình B-2 để thử nghiệm loại bom Quicksink tấn công mục tiêu là các tàu chiến.

Theo giới chuyên gia quân sự, Trung Cộng vẫn luôn chiếm ưu thế đáng kể về số lượng tên lửa chống hạm, đặt trên tàu chiến cũng như trong đất liền. Nhưng với việc Mỹ tăng nhanh sản xuất Quicksink, khoảng cách ưu thế này sẽ được rút ngắn lại đáng kể.

Bom Quicksink đang được triển khai và do tập đoàn Boeing chế tạo. Bộ chỉ huy lực lượng Ấn Độ – Thái Bình Dương của Mỹ muốn có hàng nghìn vũ khí này, theo một lãnh đạo của tập toàn chế tạo, vì lý do bảo mật không đưa ra con số cụ thể. Quan chức điều hành này khẳng định, nếu quân đội Mỹ có đủ vũ khí « giá rẻ », hệ thống phòng thủ của tàu chiến Trung Cộng sẽ bị áp đảo.

Trong một kịch bản như vậy, quân đội Mỹ có thể sử dụng các loại tên lửa chống hạm tầm xa (LRASSM) hay tên lửa SM-6 để hư hại tàu chiến và hệ thống radar của Trung Cộng, sau đó sẽ sử dụng bom « rẻ tiền » Quicksink oanh tạc.

Theo giới quân sự, Hoa Kỳ đã tích lũy một số lượng đa dạng các vũ khí chống hạm ở Châu Á. Hồi tháng Tư năm nay, quân đội Mỹ đã triển khai tại Philippines, trong một cuộc tập trận, các dàn phóng tên lửa cơ động Typhon, cũng là loại giá rẻ, chế tạo từ những thiết bị đã có sẵn, có thể dùng để phóng các loại tên lửa SM-6 và Tomahawk vào các mục tiêu trên biển.

Điều quan trọng là các loại vũ khí này tương đối dễ sản xuất và có thể giúp Hoa Kỳ cùng các đồng minh nhanh chóng bắt kịp cuộc chạy đua tên lửa tại  Ấn Độ – Thái Bình Dương mà Trung Cộng đang dẫn trước. Mặc dù quân đội Hoa Kỳ đã từ chối tiết lộ số lượng tên lửa sẽ được triển khai ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, nhưng hơn 800 tên lửa SM-6 dự kiến ​​sẽ được mua trong năm năm tới, theo các tài liệu của chính phủ về  giao dịch mua sắm quân sự. Các tài liệu cũng cho thấy, hàng nghìn tên lửa Tomahawk và hàng trăm nghìn tên lửa JDAM đã có trong kho vũ khí của Hoa Kỳ. Việc bố trí vũ khí chống hạm ở những nơi như Philippines là nhằm đặt vùng Biển Đông vào tầm ngắm. Đó cũng là  nơi Trung Cộng ngày càng lấn lướt đòi gần hết chủ quyền, bất chấp các nước trong khu vực Đông Nam Á và Đài Loan phản đối.


ĐIỂM BÁO. Cuộc chiếm đóng kỳ lạ: Dân Nga ở Kursk thân thiện với lính Ukraina (RFI)

Đặc phái viên Les Echos ngày 16/09/2024 nhận xét về « Cuộc chiếm đóng kỳ lạ của quân đội Ukraina tại vùng Kursk của Nga » : Cư dân Nga và lính tráng Ukraina khá thân thiện với nhau. Theo Le Figaro, thì dù Nga cố phản công nhưng khó thể tái chiếm Kursk trong những tháng tới.

Dân Nga vùng chiếm đóng có thiện cảm với « quân xâm lược » Ukraina

Được bộ tham mưu bí mật chuẩn bị, quân đội Ukraina hôm 06/08 đã gây bất ngờ cho các quan sát viên quốc tế cũng như quân Nga đóng ở biên giới, chỉ trong vòng một tuần đã chiếm được 1.000 km² và khoảng 30 khu dân cư ở tỉnh Kursk của Nga – một sự sỉ nhục nặng nề cho Vladimir Putin.

Những tuần lễ gần đây tiến độ đã chậm lại, Ukraina nay phải bảo đảm việc quản lý lãnh thổ và dân chúng Nga dưới sự kiểm soát của mình. Đại tá Vadym Mysnyk, phát ngôn viên lực lượng Ukraina trong khu vực và là một trong những người đi cùng các nhà báo trong ngày, khẳng định trách nhiệm lo cho dân Nga và cung cấp những gì cần thiết. « Chính phủ của họ đã bỏ rơi và nay thì oanh tạc vào họ ». Ukraina muốn chứng tỏ với thế giới là ngược với Nga, Kiev tôn trọng công ước Genève trong việc đối xử với thường dân trong thời chiến.

Tù binh Nga ở Kursk

Chiếc xe chở phóng viên Les Echos và hai đồng nghiệp Ukraina phải thay đổi hành trình vì Nga dùng bom lượn. Chặng dừng đầu tiên là làng Kazachya Loknia, cách biên giới khoảng mười mấy cây số. Trái ngược với những thành phố, làng mạc Ukraina trong tầm bắn của pháo Nga, Kazachya Loknia vẫn nguyên vẹn, và khoảng một trăm người dân còn ở lại đây có quan hệ hết sức thân thiện với các quân nhân Ukraina. Nhiều người vẫy tay chào thân ái khi những chiếc thiết giáp Ukraina chạy ngang qua.

Chính quyền Nga bỏ rơi, quân đội Ukraina trợ giúp

Chiếc xe ngừng lại tại một đường phố trung tâm, những căn nhà xung quanh được viết lên chữ « Lyudi » bằng phấn, có nghĩa là có người sống bên trong. Những người lính Ukraina mang thực phẩm và thuốc men đến cho bà Irina, 70 tuổi. Dùng khăn mu-soa chậm nước mắt, bà nói : « Chúng tôi không có điện thắp sáng lẫn khí đốt, điện thoại, chẳng biết chuyện gì xảy ra ở Nga. Tôi xin tổng thống giúp đỡ nhưng ông ấy chẳng muốn ». Bà đã nhiều lần kêu gọi trợ giúp trên mạng xã hội nhưng không có hồi đáp.

Chỉ trong vài phút, một nhóm dân làng tò mò đã bao quanh chiếc xe quan sát các nhà báo từ nước ngoài và những người mặc quân phục, chào hỏi thân thiện. Được hỏi về quan hệ với quân đội Ukraina, bà Irina bày tỏ lòng biết ơn về trợ giúp nhân đạo cho cư dân. Tuy dân chúng tỏ ra đầy thiện cảm, nhưng khi một phóng viên của kênh TSN (Ukraina) hỏi đám đông, ai chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh này, không ai dám trả lời. Nhà báo này cho rằng người dân cũng liên đới trách nhiệm vì đã bầu cho Vladimir Putin. Với một nụ cười cay đắng, đại tá Vadym Mysnyk tránh xa khỏi nhóm, không tham gia đối thoại.

Ông giải thích : « Vẫn luôn là những lời biện minh, chúng tôi không biết, không quan tâm đến chính trị, chúng tôi chỉ là dân nghèo. Họ từ chối nhận phần trách nhiệm trong cuộc chiến đã kéo dài từ mười năm qua. Đối với họ, chiến tranh chỉ bắt đầu khi người Ukraina tiến vào Kursk ». Một trong các sĩ quan đưa máy tính ra, đề nghị dân làng xem một bản tin truyền hình tiếng Nga, cho thấy những vụ hỏa tiễn đánh vào các tòa nhà dân cư ở Lviv và Poltava của Ukraina mới đây. Cư dân Nga bất lực nhìn « những gì quân đội họ đã làm ở Ukraina », những căn nhà sụp đổ, thành phố tan hoang, các gia đình Ukraina khóc thương người thân thiệt mạng.

Một sĩ quan sau đó nói với phóng viên Les Echos, có thể chẳng được gì, nhưng cũng phải cho họ nhìn thấy. « Và có thể các trẻ em sẽ nhớ lại rằng những người lính Ukraina đã cho thức ăn và tử tế với các em ». Công tác « tuyên truyền giáo dục » này có thể không kéo dài được, khi hôm thứ Năm Matxcơva đã loan báo phản công quy mô vào Kursk.

Matxcơva không đẩy lùi được quân đội Kiev khỏi Kursk

Tuy nhiên theo thông tín viên của Le Figaro tại Matxcơva, thì dù Nga cố gắng tái chiếm Kursk, nhưng đây không phải là chuyện dễ dàng. Quân đội Ukraina có thể còn lưu lại nhiều tháng nữa trên vùng đất gần biên giới này. Dường như thứ Sáu tuần trước quân đội Kiev lại tấn công vào khu vực tây nam Kursk để đánh bật các đơn vị Nga tham gia phản công.

Theo bộ Quốc Phòng Nga, thì trong hai ngày quân Nga đã tái chiếm 10 khu dân cư ở phía tây Kursk, trong số khoảng 100 thành phố, làng mạc Ukraina đang chiếm đóng. Như vậy có nghĩa là đã tiến sâu 20 đến 23 kilomet, đến tận làng Gordeevka gần biên giới. Tuy nhiên các quan sát viên cho rằng Nga chỉ tiến được 10 đến 15 kilomet với thiệt hại rất nặng nề.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) dựa theo dữ liệu định vị khẳng định không có bằng chứng nào cho thấy quân Nga đột phá được như đã thông báo, ngoại trừ ở Krasnooktyabrsky và Snagost cờ Nga đã được treo lên. Theo trang tin Meduza, lực lượng Nga tập trung đông đảo ở bờ phía nam dòng sông Seïm chảy qua vùng Kursk, gồm tiểu đoàn thủy quân lục chiến 155 và ít nhất một trung đoàn của sư đoàn nhảy dù 106. Tư lệnh Ukraina, tướng Oleksandr Syrsky nói với New York Times là Nga huy động 60.000 quân cho mặt trận Kursk.

Vài ngàn quân Nga bị sập bẫy ?

Ukraina đã phá hủy các cầu và oanh kích thường xuyên những cầu phao mà quân Nga định dùng để vượt sông. Ngày 11/09, dường như Nga đã vào được làng Korenevo và chiếm Snagost, định giành Lyubimovka, trục tiếp tế quan trọng nhưng không thành công. Ý định tái chiếm Soudja, thành phố mang tính biểu tượng khó thể thực hiện. Ngược lại, các hình ảnh của ISW ngày 11 và 12/09 và từ Osint (mã nguồn mở) cho thấy quân Ukraina vượt biên giới gần làng Novy Pout ở tây nam tỉnh Kursk, cách Snagost 17 cây số, tuy với quy mô nhỏ.

Rõ ràng Ukraina muốn quật ngã nỗ lực phản công của quân Nga. Theo bản tiếng Nga của tờ báo Đức Bild, khoảng 2.000 đến 3.000 quân Nga bị bao vây tại khu vực giữa sông Seim và biên giới, không thể thoát ra vì các cầu đã bị đánh sập và cầu phao liên tục bị pháo phá hủy. ISW cho rằng Nga vẫn chưa có chiến dịch phản công quy mô. Theo các chuyên gia phương Tây, cần phải có số quân rất đông đảo mới đẩy nổi lực lượng Ukraina ra khỏi vùng Kursk. Tạp chí Forbes dẫn nguồn tin riêng nói rằng Vladimir Putin ra lệnh phải tái chiếm Kursk từ nay đến ngày 01/10, còn chuyên gia George Barros của ISW tin rằng Nga mong đẩy lùi Ukraina trước mùa đông.


Biển Đông: Philippines khẳng định duy trì hiện diện ở khu vực có tranh chấp (RFI)

Phát ngôn viên lực lượng tuần duyên Philippines, Jay Tarriela, hôm 16/09/2024, tuyên bố Manila sẽ duy trì sự hiện diện ở vùng biển có tranh chấp tại Biển Đông, bất chấp các yêu sách và hành động khiêu khích của Trung Cộng.

Hãng tin Anh Reuters, trích lời chuẩn đô đốc Tarriela, cho biết mặc dù tàu tuần tra PCG Teresa Magbanua của Philippines, sau khi bị tàu hải cảnh Trung Cộng làm hư hại, đã rút khỏi bãi cạn Sa Bin, nhưng Manila vẫn sẽ duy trì sự hiện diện ở vùng biển có tranh chấp và không quan tâm đến những đòi hỏi của Bắc Kinh. Ông Tarriela nhấn mạnh việc PCG Teresa Magbanua rút đi và trở về cảng không phải vì Philippines làm theo yêu cầu của Trung Cộng, mà là để sửa chữa con tàu và đáp ứng nhu cầu y tế của thủy thủ đoàn.

Tàu Teresa Magbanua của Phi neo đậu tại bãi cạn Sabina bị tàu hải cảnh TC đụng 24-7-2024

Bãi cạn Sa Bin mà Trung Cộng gọi là rạn san hô Xianbin còn Philippines gọi là bãi cạn Escoda, nằm ở phía tây tỉnh Palawan của Philippines, trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Tuy nhiên, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với bãi cạn.

Năm 2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye đã bác bỏ yêu sách của Trung Cộng đối với các vùng lãnh thổ nêu trên. Bắc Kinh không công nhận quyết định này và tiếp tục theo đuổi các chính sách bành trướng tại vùng biển có tranh chấp.

Trả lời báo giới hôm 17/09/2024, người phát ngôn của Hải quân Philippines, chuẩn đô đốc Roy Vincent Trinidad, cho biết Trung Cộng duy trì tổng cộng 65 tàu tại khu vực bãi Sa Bin.

Theo số liệu của Hải quân Philippines, được báo chí nước này dẫn lại hôm qua, số tàu thuyền của Trung Cộng tại các khu vực tranh chấp với Philippines ở Biển Đông (như đảo Thị Tứ, bãi cạn Scarbourgough, bãi cạn Ayungin, tức bãi Cỏ Mây….) trong tuần qua là 157, giảm khoảng một phần tư so với mức cao kỷ lục 207 tàu thuyền trong tuần lễ trước đó. 

Mặc dù số tàu thuyền Trung Cộng (bao gồm tàu Hải quân, tàu Hải cảnh và tàu dân quân biển) giảm, nhưng số lượng tàu Hải cảnh ngược lại tăng từ 18 lên 26 và tập trung tại ba khu vực, bãi Sa Bin với 9 tàu, bãi Cỏ Mây 10 tàu và bãi cạn Scarbourgough, với 6 tàu.

Vẫn về Philippines, hôm 16/09, lần đầu tiên sau hơn 20 năm, Đức đã điều hai tàu chiến đến quốc gia Đông Nam Á này. Berlin cho biết hành động này nhằm tái khẳng định cam kết của Đức về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, đồng thời minh chứng cho sự hợp tác quốc phòng ngày càng phát triển giữa Đức và Philippines. Hai tàu chiến Đức sẽ rời cảng Manila ngày 19/09.


Bắc Triều Tiên phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm ngắn (RFI).

Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Nam Hàn cho biết, vào lúc 6giờ 50 sáng nay, 18/09/2024, Bắc Triều Tiên lại phóng hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm ngắn theo hướng đông bắc. Các tên lửa được phóng đi từ vùng Kaechon, tỉnh Nam Pyongan, phía bắc Bình Nhưỡng.

Theo hãng tin Yonhap, trong thông cáo gửi báo giới, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Nam Hàn « mạnh mẽ lên án các vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên », xem đây là « các hành vi khiêu khích và đe dọa hòa bình và sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên ». Các hỏa tiễn bay được khoảng 400km.

Tuy nhiên, phía Nam Hàn không cho biết số tên lửa được phóng đi, cũng như những địa điểm có thể bị nhắm tới. Dường như những hỏa tiễn này giống với những tên lửa Hỏa Tinh 11 (Hwasong-11) mà Bình Nhưỡng đã thử nghiệm hồi tháng 07.

Vụ bắn thử hàng loạt tên lửa diễn ra chỉ ít ngày sau khi Bình Nhưỡng công bố nhiều hình ảnh được cho là một cơ sở làm giàu chất uranium, kèm theo những tuyên bố của lãnh đạo Kim Jong Un hứa hẹn mở rộng hệ thống vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Một cuộc họp khẩn cấp tại văn phòng phủ tổng thống Nam Hàn, dưới sự chủ trì củaYin Sung Hwan, trợ lý cố vấn thứ hai về an ninh quốc gia, để thảo luận về các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng và đánh giá tình hình an ninh quốc gia Nam Hàn.

Hôm thứ Năm tuần trước 12/09, Bình Nhưỡng cũng đã cho phóng thử hàng loạt trên lửa đạn đạo tầm ngắn. Các tên lửa đã rớt xuống biển Nhật Bản sau khi bay được 360km.


Ukraina mời Liên Hiệp Quốc đến vùng Kursk của Nga, Matxcơva lên án hành động ‘khiêu khích’ (RFI)

Ngày 16/09/2024, ngoại trưởng Ukraina Andri Sybiga đã mời Liên Hiệp Quốc và Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (CICR) đến thăm khu vực hơn 1.000 km ở vùng Kursk của Nga, hiện do Ukraina kiểm soát. Mục đích là nhằm chứng minh quân đội Ukraina tôn trọng luật nhân đạo. Ngay lập tức, điện Kremlin đã lên án hành động « khiêu khích » của Kiev.

Trên mạng X, ông Sybiga cho biết: « Ukraina sẵn sàng tạo thuận lợi cho công việc của họ và để chứng minh tuân thủ luật nhân đạo quốc tế và đã bảo đảm hỗ trợ nhân đạo, di chuyển thường dân an toàn ». Theo AFP, Kiev muốn cho thấy là họ không ngược đãi thường dân Nga, không phạm tội ác chiến tranh, trái với quân đội Nga bị cáo buộc có hành vi tàn bạo trên lãnh thổ Ukraina.

Lời mời được đưa ra vào đúng ngày chủ tịch CICR, Marjana Spolijaric, đến Matxcơva, bắt đầu chuyến công du được dự kiến từ lâu và chỉ vài ngày sau khi 3 nhân viên người Ukraina của hội Chữ thập đỏ thiệt mạng trong một trận oanh kích của Nga khi đang phân phát nhu yếu phẩm ở một làng do Ukraina kiểm soát ở vùng Donetsk. Tổng thống Zelensky đã lên án Nga gây thêm « một tội ác chiến tranh mới ». Trả lời báo giới ngày 16/09, người phát ngôn điện Kremlin, Dmitri Peskov, xem lời mời của Kiev là « tuyên bố khiêu khích » và hy vọng Liên Hiệp Quốc và CICR không « để tâm đến».

Ukraina đang kiểm soát hơn 1.000 km2 tại vùng Kursk của Nga sau khi bất ngờ mở cuộc tấn công vào đầu tháng 8. Ngày 16/09, bộ Quốc Phòng Nga khẳng định đã chiếm lại được hai làng Uspenovka và Borki. Quân đội Nga cũng phóng nhiều drone, từ nhiều địa điểm khác nhau, vào thủ đô Kiev trong đêm 15-16/09. Còi báo động phòng không đã vang lên trong suốt 3 tiếng rưỡi ở Kiev. Hệ thống phòng không Ukraina đã bắn hạ 20 drone. 

Hôm qua, tại vùng Kharkiv, đông bắc Ukraina, một khu chung cư đã bị trúng oanh kích của Nga, khiến 1 người thiệt mạng và 42 người bị thương.


Trung Cộng bám đuôi máy bay Mỹ trên Eo biển Đài Loan (VOA)

Quân đội Trung Cộng hôm 17/9 bám đuôi một máy bay Mỹ bay qua Eo biển Đài Loan nhạy cảm về mặt chính trị, quân đội Bắc Kinh cho biết, đồng thời tuyên bố sẽ “kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia”.

“Vào ngày 17 tháng 9, một máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8A của Hoa Kỳ đã bay qua Eo biển Đài Loan”, Li Xi, một đại úy cấp cao và là người phát ngôn của Bộ tư lệnh Quân khu phía Đông của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Cộng (PLA), cho biết trong một tuyên bố.

Bộ tư lệnh Quân khu PLA “đã tổ chức các máy bay chiến đấu bám đuôi và canh gác máy bay Mỹ, xử lý theo đúng luật pháp”, ông Li cho biết.

“Các lực lượng quân khu luôn trong tình trạng báo động cao để kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia cũng như hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Bắc Kinh coi Đài Loan tự trị là một tỉnh ly khai và tuyên bố quyền tài phán đối với vùng biển ngăn cách hòn đảo này với Trung Cộng đại lục.

Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố rằng “một chiếc P-8A Poseidon đã đi qua Eo biển Đài Loan trong không phận quốc tế vào ngày 17 tháng 9 (giờ địa phương)”.

Tuyên bố không đề cập đến việc máy bay bị quân đội Trung Cộng bám đuôi.

“Bằng cách hoạt động trong Eo biển Đài Loan theo luật pháp quốc tế, Hoa Kỳ bảo vệ quyền và tự do hàng hải của tất cả các quốc gia”, tuyên bố cho biết.

“Việc máy bay đi qua Eo biển Đài Loan chứng tỏ cam kết của Hoa Kỳ đối với một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết trong một tuyên bố “một máy bay P-8A của Hoa Kỳ đã đi qua Eo biển Đài Loan từ nam ra bắc vào sáng nay”.

“Quân đội đã theo dõi tình hình và không phát hiện thấy bất thường nào ở khu vực xung quanh chúng tôi”, tuyên bố cho biết.

Trung Cộng cũng cáo buộc Đức làm gia tăng rủi ro an ninh ở Eo biển Đài Loan vào ngày 14/9 sau khi hai tàu quân sự của Đức đi qua tuyến đường thủy này.

Đài Bắc đã cảm ơn Washington hôm 17/9 vì đã chấp thuận khoản “trả lại, sửa chữa và vận chuyển lại phụ tùng” trị giá 228 triệu đô la cho máy bay và thiết bị liên quan của họ, đây là lần bán vũ khí thứ 16 cho hòn đảo này dưới thời Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết trong một tuyên bố riêng rằng thỏa thuận này dự kiến có hiệu lực trong một tháng và “sẽ giúp duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và an toàn của nhiều loại thiết bị máy bay của lực lượng không quân của chúng tôi”.


Reuters: Ông Trump và tổng thống Ba Lan có thể gặp nhau tại bang chiến địa Pennsylvania (VOA)

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda có thể sẽ hội đàm với ông Donald Trump vào ngày 22/9 tại bang chiến trường Pennsylvania của cuộc bầu cử Mỹ, một quan chức cấp cao của Ba Lan cho biết hôm 18/9.

Điều này xác nhận thông tin mà Reuters đưa ra trước đó rằng ông Trump và ông Duda có thể gặp nhau.

Bất kỳ cuộc họp nào như vậy sẽ đánh dấu một trường hợp hiếm hoi khi một nhà lãnh đạo nước ngoài xuất hiện cùng với một ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ trong chiến dịch tranh cử. Pennsylvania, nơi có một lượng lớn người Mỹ gốc Ba Lan, là một trong một số các bang chiến trường quan trọng trong cuộc đua giành chức tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 5/11.

Ba Lan TT Andrzej Duda (trái) được Tổng thống Mỹ Donald Trump đón tiếp khi tới Nhà Trắng năm 2018

Ông Duda, một người theo chủ nghĩa dân tộc vốn đã xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với ông Trump khi ông là tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2017-2021, sẽ tham dự lễ khánh thành tượng đài Đoàn kết, theo một quan chức cấp cao của Ba Lan cho biết. Quan chức này nói thêm rằng ông Trump cũng đã được mời đến dự sự kiện này. Tuy nhiên, vẫn chưa biết liệu ông Trump có tham dự hay không.

Nếu Tổng thống Trump đến, thì tất nhiên sẽ có cơ hội trao đổi đôi lời và nói về những chủ đề quan trọng nhất“, quan chức Ba Lan nói với Reuters với điều kiện ẩn danh.

Những chủ đề này sẽ bao gồm quan hệ Ba Lan-Hoa Kỳ, an ninh của Ba Lan và cuộc chiến ở Ukraine.

Cả chiến dịch tranh cử của ông Trump lẫn những người tổ chức sự kiện ở Pennsylvania đều không trả lời lập tức các yêu cầu bình luận của Reuters.

Người Mỹ gốc Đông Âu đã trở thành khối cử tri được cả ông Trump, một đảng viên Cộng hòa, và đối thủ Dân chủ của ông, Phó Tổng thống Kamala Harris, săn đón.

Trong một cuộc tranh luận ở Philadelphia vào đầu tháng 9, bà Harris đã nhắc đến cộng đồng người Mỹ gốc Ba Lan ở Pennsylvania, đồng thời ám chỉ rằng ông Trump sẽ không phải là người bảo vệ mạnh mẽ cho Ba Lan nếu nước này bị Nga tấn công.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump đã bác bỏ điều đó và nói rằng chỉ có ông Trump mới có thể đàm phán hiệu quả với Tổng thống Nga Vladimir Putin để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.

Đồng minh của Ukraine

Ông Duda là đồng minh thân cận của Ukraine và từ lâu đã thúc giục Washington có lập trường cứng rắn đối với Nga, không giống như Thủ tướng Hungary Viktor Orban, một nhà lãnh đạo cánh hữu khác của châu Âu vốn đã vun đắp mối quan hệ tốt đẹp với ông Trump.

Hai nguồn tin, cũng nói với điều kiện giấu tên, trước đó cho Reuters biết rằng ông Trump có kế hoạch xuất hiện cùng ông Duda tại Pennsylvania vào ngày 22/9, mặc dù họ nhấn mạnh rằng chưa có sự quyết định chung cuộc về sự xuất hiện chung của ông Trump và tổng thống Ba Lan.

Một trong những nguồn tin cho biết ông Trump và ông Duda dự kiến sẽ xuất hiện tại một đền thờ Công giáo Ba Lan-Mỹ ở vùng ngoại ô phía bắc Philadelphia. Tin tức về chuyến thăm này lần đầu tiên được LevittownNow.com, một kênh truyền thông địa phương ở Pennsylvania, đưa tin.

Chánh văn phòng của ông Duda, Malgorzata Paprocka, sau đó cho biết cả ông Duda và ông Trump đều được những người tổ chức mời đến cùng một sự kiện.

“Tôi không có xác nhận 100% về việc Tổng thống Trump có đến đó hay không vào lúc này. Chúng tôi, với tư cách là văn phòng của tổng thống, không phải là đơn vị tổ chức cuộc gặp này”, bà Paprocka nói.

Ông Trump và ông Duda, người sẽ hết nhiệm kỳ tổng thống Ba Lan vào năm 2025, đã tự mô tả mình là bạn bè. Họ đã gặp nhau lần cuối tại New York vào tháng 4.

Một số nhà lãnh đạo thế giới dự kiến sẽ đến Hoa Kỳ trong những ngày tới để tham dự phiên họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Nhiều phái đoàn nước ngoài đã liên hệ với các đồng minh của cựu tổng thống để cố gắng kết nối với ông Trump hoặc các cố vấn chính sách đối ngoại của ông, theo thông tin từ một số người quen thuộc với những cuộc trò chuyện đó.


TIN VIỆT NAM.

Ông Tô Lâm sẽ gặp Google và Meta trong chuyến thăm Mỹ vào tuần tới

Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ gặp các đại diện của các công ty Google và Meta nhân chuyến đến Mỹ để dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York từ ngày 22 đến 23 tháng 9. Ông Tô Lâm sẽ có bài phát biểu tại cuộc họp này với tư cách là Chủ tịch Việt Nam.

Reuters trích dẫn các nguồn tin giấu tên biết rõ về các cuộc gặp sắp tới của ông Tô Lâm cho biết ông Tô Lâm sẽ gặp đại diện các hãng Google, Meta và sẽ dự một diễn đàn doanh nghiệp vào ngày 23/9 với các đại diện doanh nghiệp Mỹ.

Hội đồng Kinh doanh US-ASEAN là đơn vị tổ chức sự kiện diễn đàn doanh nghiệp từ chối không cung cấp danh sách người dự, theo Reuters.

Hiện Google và Facebook (thuộc Meta) cũng chưa đưa ra lời bình luận gì về thông tin mới này.

Theo Reuters, Hội đồng kinh doanh Mỹ ASEAN trong 18 tháng qua đã đưa hàng chục các doanh nghiệp trong lĩnh vực quốc phòng, công nghệ Mỹ đến Việt Nam như Boeing, MasterCard, Amazon.

Chuyến đi của ông Tô Lâm đến Mỹ dù chưa được thông báo chính thức nhưng theo Reuters, các giới chức cho biết ông Lâm sẽ bay đến Mỹ vào thứ bảy tuần này và sau đó sẽ đến Cuba.

Đại học Columbia đã thông báo về sự kiện ông Lâm đến New York vào ngày 23/9.

Hiện không rõ ông Lâm có gặp Tổng thống Joe Biden trong lần đến Mỹ này không.

Người phát ngôn Nhà Trắng từ chối bình luận về ông Tô Lâm nhưng cho biết Tổng thống Mỹ sẽ gặp lãnh đạo nhiều quốc gia đến Mỹ lần này.

Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ cũng chưa đưa ra bình luận gì.

Trong khi đó, cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ đã kêu gọi tổ chức cuộc biểu tình phản đối ông Tô Lâm tại New York trong hai ngày 22 và 23/9 tới. (Theo RFA)


Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 10.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang có hội nghị lần thứ 10 từ ngày 18-20/9.  

Hội nghị 10 sẽ có nội dung về kiện toàn các chức danh lãnh đạo cấp cao và điều động một số cán bộ. Đồng thời, Trung ương Đảng cũng sẽ tập trung cho việc chuẩn bị cương lĩnh và phê duyệt quy hoạch nhân sự Đại hội Đảng 14, dự kiến diễn ra vào quý 1 năm 2026.

Quốc hội sẽ họp kỳ thứ 8 vào tháng 10. Kỳ họp này dự kiến diễn ra theo hai đợt, khai mạc vào ngày 21/10/2024 và dự kiến bế mạc muộn nhất vào ngày 30/11/2024. Trong kỳ họp này Quốc Hội sẽ bầu chức danh chủ tịch nước theo quyết định trong hội nghị thứ 10 của Trung Ương đảng.

Về chức vụ Chủ Tịch Nước nặng về nghi lễ, hiện do TBT Tô Lâm kiêm nhiệm. Chức này có dến 4 vị đều là ứng viên “sáng giá”: Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa. Theo Giáo sư Carl Thayer, có tin đồn rằng quân đội muốn đề bạt ứng cử viên của mình vào vị trí chủ tịch nước để cân bằng quyền lực đối với bên công an.

Bộ Chính trị hiện có 15 ủy viên, trong đó có sáu người xuất thân từ công an, ba người từ quân đội. Ba người từ quân đội gồm: Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.

Trong đó, Đại tướng Lương Cường được nhiều nhà quan sát nước ngoài đánh giá là ứng cử viên nặng ký nhất trở thành chủ tịch nước, vì ông có thâm niên trong Trung ương Đảng với ba khóa liên tiếp 11, 12 và 13. Ông là ủy viên Bộ Chính trị được bầu vào đầu khóa. Bên cạnh đó, ông còn là một sĩ quan chuyên về chính trị.

Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War College (Mỹ) nhận định với BBC vào ngày 29/8 rằng dù ông Lương Cường không còn phục vụ trong quân đội nhưng ông vẫn được coi là đại diện cho lợi ích của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Bộ Chính trị và quân đội được cho là đang cố gắng cân bằng ảnh hưởng với Bộ Công an.

Nguồn tin của BBC cho hay, Hội nghị Trung ương 18-20/9 dự kiến sẽ bàn về cương lĩnh cũng như phê duyệt quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa 14.

Danh sách nhân sự thuộc về trách nhiệm của Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14, do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm Trưởng Tiểu ban. Ban này được xem là “cửa soát vé quan trọng nhất” của Trung ương Đảng về vấn đề nhân sự trước mỗi kỳ đại hội.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chủ trì cuộc họp của Tiểu ban Nhân sự vào ngày 21/8, ông đã phát biểu rằng công tác nhân sự Đại hội Đảng “phải làm khẩn trương, thận trọng, phải bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; phải bảo đảm duy trì vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng. Nhân sự được xem xét lựa chọn phải là cán bộ có năng lực lãnh đạo, trình độ chuyên môn, có uy tín trong dân, trong Đảng.”

Bộ Chính trị khóa 13 có 15 ủy viên, có thể được chia làm bốn nhóm:

Nhóm đầu tiên gồm hai ủy viên phục vụ ít nhất trọn vẹn hai nhiệm kỳ (tính đến hết khóa 13) gồm: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Cả hai ông đều sẽ quá 65 tuổi và cần được xếp vào trường hợp đặc biệt, tức được miễn trừ tuổi nghỉ hưu bắt buộc.

Nhóm thứ hai gồm các thành viên sẽ làm trọn một nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2026 là Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc và Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng. Tương tự nhóm 1, cả sáu người này sẽ quá 65 tuổi vào tháng 1 năm 2026 (thời điểm dự kiến diễn ra Đại hội 14).

Nhóm thứ ba gồm các ủy viên sẽ làm trọn một nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2026 và vẫn trong độ tuổi tái cử, tức vẫn dưới 65 tuổi vào 2026: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú.

Nhóm thứ tư gồm các gương mặt mới được bầu bổ sung vào giữa khóa là Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Đỗ Văn Chiến, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng và Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang. Tất cả đều dưới 65 tuổi vào năm 2026. Lưu ý là những người này đến năm 2026 vẫn chưa làm trọn một nhiệm kỳ ủy viên Bộ Chính trị.

Quy định 214-QĐ/TW của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý có nêu việc xem xét trường hợp đặc biệt. Theo đó, những nhân vật quá 65 tuổi vào thời điểm diễn ra Đại hội 14, nếu muốn tiếp tục sự nghiệp thì phải vào Tứ Trụ hoặc làm thường trực Ban Bí thư.

Bên cạnh các nội dung trên, Hội nghị Trung ương 10 cũng có thể quyết định hình thức kỷ luật một số cán bộ, bao gồm cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Đặng Quốc Khánh. (Trích BBC)


Bão số 4 sắp đổ vào miền Trung Việt Nam

Một áp thấp nhiệt đới sắp chuyển thành bão sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực miền Trung Việt Nam trong ngày 19/9 theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia. Truyền thông Nhà nước loan tin này hôm 18/9.

Theo dự báo, áp thấp này nếu thành bão sẽ là cơn bão số bốn đổ vào Việt Nam ngay sau khi bão số ba (Yagi) vừa tràn qua các tỉnh phía Bắc Việt Nam cách đây hơn một tuần. Bão số bốn sẽ gây mưa lớn từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi trong ngày 19/9.

Vào chiều ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì cuộc họp với các bộ, ban ngành và trực tuyến với 11 tỉnh, thành phố ven biển từ Ninh Bình – Bình Định để triển khai ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cảnh báo tại cuộc họp rằng Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng là những địa phương dễ xảy ra ngập lụt đô thị nên người dân cần đưa đồ đạc có giá trị đến những nơi cao để đảm bảo an toàn. Chính quyền sớm có phương án sơ tán người dân ở nơi ngập lụt đến nơi an toàn.

Đại tá Phạm Hải Châu, Phó Cục trưởng Cục cứu hộ – Cứu nạn, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết quân đội đã huy động hơn 260.000 người sẵn sàng tham gia ứng phó với bão.

Ngoài ra, còn có hơn 4.000 phương tiện (trong đó có 10 máy bay trực thăng) sẵn sàng tham gia cứu hộ, cứu nạn và tiếp tế khi có yêu cầu.

Ngay trong sáng ngày 18/9, báo chí trong nước ghi nhận mưa lớn đã xảy ra tại một loạt tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi gây ngập nhiều nơi.

Các tỉnh phía bắc miền Trung như Quảng Trị, Quảng bình, Thừa Thiên Huế vào sáng ngày 18/9 cũng có mưa lớn kéo dài. Nhiều địa phương phải đưa ra cảnh báo về lũ quét và sạt lở đất.

Các tỉnh miền Trung đã yêu cầu các tàu cá về bờ an toàn trước bão.

Trong khi đó, theo thống kê mới nhất của Chính phủ Việt Nam, tính đến chiều ngày 17/8, số người chết và mất tích do bão Yagi gây ra là 329 người, số người bị thương là 1.929 người, khoảng 234.700 căn nhà, 1.500 trường học và nhiều công trình hạ tầng bị sập đổ, hư hại.


Quỹ giúp nạn nhân bão số 3 hiện có trên 1.200 tỷ đồng

Đã có hơn 1.200 tỷ đồng đổ vào tài khoản cứu trợ bão lũ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc và trên 1.000 tỉ được cho là đã được phân bổ trong khi cơ quan này tiếp tục nhận thêm hàng ngàn tấm lòng quảng đại giúp nạn nhân bão số 3.

Cụ thể, tính đến 17h chiều ngày 16/9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc đã nhận được số tiền là 1.236 tỉ đồng, tương đương khoảng 50 triệu đô la Mỹ, do các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước quyên góp để cứu trợ nạn nhân bị bão lũ ở các tỉnh miền bắc Việt Nam, theo Tiền Phong và Tuổi Trẻ dẫn số liệu từ cơ quan này cho biết.

Đây là số tiền huy động được chỉ sau hơn một tuần kể từ khi bão Yagi và lũ lụt do hoàn lưu bão càn quét qua các tỉnh miền Bắc, làm hơn 350 người thiệt mạng và gây thiệt hại ước tính hơn 1,6 tỷ USD.

Trong số đó, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc cho biết họ đã phân bổ số tiền hơn 1.000 tỷ đồng cho 27 tỉnh, thành bị thiệt hại, trong đó hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái nhận được số tiền nhiều nhất, lần lượt là 180 và 130 tỷ đồng. Các tỉnh còn lại nhận từ vài chục đến vài tỷ đồng, ít nhất là Thanh Hóa và Bắc Ninh mỗi tỉnh được 5 tỷ, cũng theo số liệu do Tiền Phong dẫn lại.

Số tiền này được phân bổ làm hai đợt, đợt 1 vào các ngày 12 và 13/9 với số tiền 380 tỷ đồng và đợt 2 là 650 tỷ được cơ quan này giải ngân hôm 16/9.

Theo tài liệu của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà VOA thấy được thì số tiền phân bổ này được ghi là “chuyển tiền khắc phục hậu quả cơn bão số 3 cho nhân dân các tỉnh”. Tiền Phong cho biết nó được chuyển về Ban vận động cứu trợ các tỉnh, nhưng không nói rõ sau đó nó tiếp tục được chuyển hay sử dụng như thế nào.

Mặt trận Tổ quốc cho đến nay chỉ mới công khai việc tiếp nhận tiền cứu trợ nhưng chưa thấy công khai phân phối tiền cứu trợ cho các nạn nhân. Theo tìm hiểu của VOA, thông tin chuyển tiền cứu trợ như thế nào đều chỉ từ một phía cơ quan này công bố ra mà chưa thấy sự xác nhận của các đơn vị kiểm toán độc lập.

Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, Mặt trận Tổ quốc đã mở thêm 8.000 trang tài liệu các giao dịch cứu trợ cho công chúng Việt Nam theo dõi, tiếp theo trên 13.000 trang được công bố trước đó một ngày.

Theo tìm hiểu của VOA, tính từ ngày 12/9 cho đến nay, gần như ngày nào cơ quan này cũng công bố hàng ngàn trang tài liệu từ các tài khoản ngân hàng tiếp nhận tiếp cứu trợ của họ, đưa tổng số trang được công bố lên hơn 50.000 trang.

Theo đó, các công ty, cơ quan, đơn vị quyên góp từ vài chục cho đến vài tỷ đồng. Các tập thể, cá nhân ủng hộ từ vài tỷ, vài trăm triệu cho đến vài trăm, vài chục ngàn đồng. Cũng có giao dịch thể hiện số tiền ủng hộ vài ngàn đồng.

Dân chúng đã phát hiện ra một số người công bố khống số tiền cứu trợ, chẳng hạn như quyên góp chỉ 30.000 đồng mà tuyên bố là 30 tỷ, hay cả một tập thể chỉ quyên góp có 10.000 đồng…

Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam cam kết họ sẽ tiếp tục công khai tài liệu các giao dịch chuyển tiền cứu trợ cũng như việc phân bổ nguồn lực hỗ trợ đến các địa phương, theo Tiền Phong.

Bên cạnh kênh của Mặt trận Tổ quốc, trong đó tiếp nhận đóng góp của người dân và doanh nghiệp, Việt Nam còn tiếp nhận tiền hỗ trợ từ chính phủ các nước qua con đường ngoại giao. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Việt Nam được Tuổi Trẻ dẫn lại, tính đến ngày 16/9, đã có 20 nước và tổ chức quốc tế đã quyết định hoặc dự kiến viện trợ cho Việt Nam hơn 22 triệu đô la Mỹ cùng các vật dụng, phương tiện phục vụ cuộc sống người dân sau bão lũ.

Ngoài ra, còn có những doanh nghiệp quyên góp và tự tổ chức cứu trợ trực tiếp không thông qua Mặt trận Tổ quốc – điển hình như tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hôm 12/9 đã công bố số tiền 250 tỷ đồng hỗ trợ cho các nạn nhân thiên tai.


Việt Nam mua vũ khí lớn của Mỹ: Bước ngoặt trong quan hệ quốc phòng song phương?

Vận tải C-130J

Mỹ sẽ tặng Việt Nam tàu tuần duyên thứ ba từ nay đến cuối năm 2024. Washington được cho là đang đàm phán bán máy bay vận tải C-130J cho Hà Nội. Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Năm thăm Mỹ đúng kỉ niệm một năm hai nước nâng cấp quan hệ song phương lên mức cao nhất – Đối tác chiến lược toàn diện. “Sự gia tăng hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong suốt năm qua” đã được bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin nhấn mạnh khi tiếp đồng nhiệm Phan Văn Giang ngày 09/09.

Tất cả những sự kiện này đánh dấu “giai đoạn mới trong hợp tác hữu nghị” giữa hai nước, cho đến nay “vẫn suôn sẻ và đi theo hướng mà cả hai nước đều mong muốn”. Để hiểu hơn về những chuyển biến mới trong quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt, đặc biệt là mức độ tin cậy nhau, RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề hải quân, Đại học New South Wales, Canberra, Úc. (RFI)


Các tổ chức quốc tế kêu gọi hủy bản án tù đối với blogger Nguyễn Vũ Bình

Ông Nguyễn Vũ Bình, một blogger và nhà báo tự do, vừa bị tuyên 7 năm tù trong một phiên tòa ở Hà Nội hôm 10/9 với tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự.

Ông Bình là trường hợp người chỉ trích chính phủ mới nhất bị bỏ tù tại Việt Nam và là phiên tòa thứ tám (theo thống kê của HRW) kể từ khi ông Tô Lâm nhậm chức tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Công an Hà Nội bắt giữ ông Bình, 55 tuổi, vào ngày 29/2/2024 sau khi ông bày tỏ quan điểm chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trước khi bị bắt, ông Nguyễn Vũ Bình từng làm phóng viên tại tạp chí Tạp chí Cộng sản, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong gần 10 năm.

Ông Bình nghỉ việc phóng viên năm 2000 và từ đó đã cố gắng thành lập một đảng chính trị độc lập.

Ông cũng là một trong số những người bất đồng chính kiến ​​đã cố gắng thành lập một hiệp hội chống tham nhũng vào năm 2001.

Công an từng bắt giữ ông Bình vào tháng 9/2002, cáo buộc rằng ông vu khống nhà nước Việt Nam trong văn bản mà ông cung cấp cho Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 7/2002 về các vụ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Vũ Bình từng viết gì?

Trong lời tường trình trước Quốc hội Hoa Kỳ, ông Nguyễn Vũ Bình viết: “Tôi luôn tin rằng khi chúng ta có thể ngăn chặn thành công các hành vi vi phạm nhân quyền trên khắp đất nước, chúng ta cũng đã thành công trong việc dân chủ hóa quốc gia này.

“Do đó, bất kỳ biện pháp đấu tranh nào cho nhân quyền cũng phải hướng đến mục tiêu cuối cùng mà người dân Việt Nam mong muốn từ lâu: tự do cá nhân và một xã hội dân chủ.”

Ông Bình từng bị phạt tù một lần vào năm 2003.

Một phiên tòa vào tháng 12/2003 đã tuyên ông Bình bảy năm tù, ba năm quản thúc tại gia, về tội gián điệp theo Điều 80 của Bộ luật Hình sự Việt Nam (năm 1999).

Vào tháng 6/2007, ông được trả tự do trước thời hạn hai năm ba tháng.

Ngay sau khi ra tù, ông Bình tiếp tục hoạt động đấu tranh cho nhân quyền, thường xuyên bình luận về các vấn đề xã hội và chính trị ở Việt Nam.

Theo thống kê của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), từ năm 2015 đến năm 2024, ông Nguyễn Vũ Bình đã xuất bản hơn 300 bài viết trên Blog của Đài Á Châu Tự Do.

Đề tài mà ông Bình viết thường về tham nhũng, quyền đất đai, sự tàn bạo của cảnh sát, các phiên tòa bất công, quyền biểu tình ôn hòa, kinh tế, giáo dục, môi trường và mối quan hệ giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Bài viết Những khía cạnh tích cực của phong trào dân chủ giai đoạn khó khăn, trầm lắng của ông Bình xuất bản chỉ một tuần trước khi ông bị bắt vào năm 2024.

Trong bài viết, ông Bình nhận định rằng những người ủng hộ nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam nên hỗ trợ lẫn nhau và hỗ trợ gia đình của những người hoạt động khác trong bối cảnh chính phủ đang đàn áp.

Ông Nguyễn Vũ Bình đã hai lần nhận giải thưởng nhà văn Hellmann/Hammett dành cho nạn nhân của sự đàn áp chính trị vào các năm 2002 và 2007.

Tổ chức quốc tế nói gì?

Thượng nghị sĩ Ben Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, viết trên mạng xã hội X hôm 10/9:

“Bản án 7 năm tù đối với nhà báo Nguyễn Vũ Bình về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ là một sự bất công trầm trọng. Ông Bình bị bỏ tù chỉ đơn giản vì ông nói lên sự thật về nạn tham những và các vấn đề khác của Việt Nam. Nhà chức trách phải trả tự do cho ông ngay lập tức.”

“Nguyễn Vũ Bình đã không ngừng vận động cho nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam trong hơn hai thập kỷ,” bà Patricia Gossman, Phó Giám đốc khu vực châu Á của HRW, phát biểu trong thông cáo báo chí phát đi trước phiên tòa.

“Việc ông Bình bày tỏ sự bất đồng chính kiến ​​một cách ôn hòa không phải là một tội ác và vụ án chống lại ông nên bị hủy bỏ.”

HRW cho rằng chính phủ Việt Nam cũng nhắm vào ông vì ông chỉ trích một hiệp ước biên giới gây tranh cãi với Trung Quốc trong một bài báo được đăng vào tháng 8/2002.

“Thật vô lý khi chính phủ Việt Nam – vốn độc quyền mọi phương tiện truyền thông và đảm bảo rằng họ chỉ xuất bản những gì chính phủ muốn nghe – lại không thể chấp nhận một lời chỉ trích từ một tiếng nói độc lập như Nguyễn Vũ Bình,” bà Gossman nói.

“Khi nào thì các nhà lãnh đạo Việt Nam mới học được cách chấp nhận những tiếng nói bất đồng và khi nào thì các quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam mới lên tiếng về sự áp bức ở đó?” bà Gossman đặt câu hỏi.

Chủ tịch Tổ chức Văn bút Quốc tế (PEN International) và Văn bút Mỹ (PEN America) cũng lên tiếng sau phiên tòa, “lên án mạnh mẽ” bản án và mức tù giam dành cho ông Nguyễn Vũ Bình.

“Phán quyết này là một ví dụ nữa về sự đàn áp bất công của Việt Nam đối với quyền tự do ngôn luận và sự đe dọa trắng trợn đối với các nhà báo và nhà văn.”

“Những bài phê bình của ông Nguyễn Vũ Bình với tư cách là một blogger đã giúp ông hai lần nhận giải thưởng Hellman-Hammett danh giá — một sự công nhận, tôn vinh các nhà văn đang chịu sự đàn áp chính trị.

“Trường hợp của ông cần được quan tâm nhanh chóng và chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng chúng tôi lên án phán quyết này.”

Các tổ chức này cũng yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nguyễn Vũ Bình và rằng họ sẽ “kiên quyết bảo vệ quyền tự do ngôn luận được như đã nêu trong Điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền”. (BBC)


Bài liên quan:
  • TIN CHÍNH TRONG TUẦN ngày 30/9, 1-2/10/2024
  • Tranh luận ứng viên phó tổng thống Mỹ: Ai thắng, ai thua?
  • Chiến tranh Ukraina: ‘‘Có bằng chứng hiển nhiên’’ về việc vũ khí Trung Cộng được bí mật cấp cho Nga
  • Trung Đông tăng nhiệt: Iran phóng phi đạn qua Israel
  • Giới phân tích dự đoán Israel sẽ phản ứng mạnh với Iran
  • Cựu bộ trưởng Ishiba chính thức được bầu làm thủ tướng Nhật Bản
  • Mỹ thông báo viện trợ hơn nửa tỷ đô la hỗ trợ quốc phòng Đài Loan
  • Khủng hoảng Israel-Iran: Pháp điều tàu chiến, Đức cảnh báo, Ý sắp họp G7
  • Nam Hàn trình làng tên lửa “quái vật” nhân kỷ niệm ngày thành lập quân đội
  • Tàu Trung cộng tấn công ngư thuyền Việt Nam tại Hoàng Sa
  • Chưa chọn Việt Nam, Google đầu tư hàng tỷ đô la vào Malaysia, Thái Lan; vì sao?
  • Sản xuất ở Việt Nam suy yếu
  • Bị cáo buộc âm mưu "khủng bố" vì tham gia tổ chức của ông Đào Minh Quân
  • Báo cáo viên LHQ bày tỏ quan ngại việc TS Nguyễn Quang A bị Công an mời làm việc
  • Tòa án Thái Lan ra phán quyết dẫn độ ông Y Quynh Bdap, nhà hoạt động người Thượng về Việt Nam
  • Mỹ áp thuế gần 300% trên pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam
  • TIN CHÍNH TRONG TUẦN 23-24-25/9/2024
  • Tổng thống Ukraina đến Mỹ trình bày “kế hoạch giành chiến thắng”
  • Tổng thống Ukraine nói với Liên Hiệp Quốc: Phải ép Nga chấp nhận hòa bình
  • Trong lần cuối phát biểu ở LHQ, ông Biden tìm cách xoa dịu căng thẳng Trung Đông
  • Trung Đông: Lần đầu tiên Hezbollah bắn tên lửa đạn đạo về phía Tel Aviv
  • Tổng thống Iran muốn thảo luận với phương Tây về chiến tranh Ukraina
  • Trung Đông: Israel oanh kích dữ dội miền nam Liban để trả đũa
  • Liên Hiệp Quốc thông qua hiệp ước xây dựng "tương lai tốt đẹp" cho nhân loại
  • Bộ Tứ - QUAD bày tỏ quan ngại về Biển Đông, lên án chương trình tên lửa Bắc Triều Tiên
  • Philippines tố trực thăng hải quân Trung Cộng bám đuôi máy bay trong khi tuần tra
  • Biển Đông: Số tàu Trung Cộng tại các vùng tranh chấp với Philippines cao nhất
  • Ông Tô Lâm chia sẻ tầm nhìn VN về xoá bỏ áp bức, bóc lột, xây dựng thế giới hoà bình
  • Ông Tô Lâm gặp các đại diện doanh nghiệp Mỹ
  • Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với ông Tô Lâm
  • Việt Nam: Hai nhà hoạt động được trả tự do trước chuyến đi Mỹ của Tô Lâm
  • Hoa Kỳ và Việt Nam củng cố hợp tác an ninh mạng
  • TIN CHÍNH TRONG TUẦN 9-10-11/9/2024.
  • Ukraine tấn công Moscow trong cuộc không kích bằng máy bay không người lái lớn nhất từ trước đến nay
  • Ngoại trưởng Mỹ và Anh đến Kyiv khi Ukraine thúc đẩy các cuộc tấn công tầm xa vào Nga
  • Philippines thúc đẩy tổ chức một hội nghị về Biển Đông bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc
  • Hà Lan cho phép Ukraina dùng vũ khí nước này tấn công các mục tiêu quân sự Nga
  • Quốc hội Mỹ đưa ra một loạt dự luật nhắm vào Trung Cộng
  • Anh triệu tập đại biện lâm thời Iran về việc chuyển giao tên lửa đạn đạo cho Nga
  • Đức điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan, lần đầu tiên sau 22 năm
  • Nga chuẩn bị ký thỏa thuận hợp tác song phương mới với Iran
  • Nước lũ có nguy cơ làm ngập các quận của Hà Nội
  • Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Việt Nam hội đàm, ký kết tuyên bố tầm nhìn chung
  • Dân miền Bắc Việt Nam: “Bão Yagi mạnh chưa từng thấy”
  • Cao ủy Nhân quyền LHQ chỉ trích Việt Nam đàn áp giới hoạt động
  • Công ty năng lượng tái tạo hàng đầu Enel của Ý sẽ rút khỏi Việt Nam
  • Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ kêu gọi phóng thích nhà báo Nguyễn Vũ Bình
  • TIN CHÍNH TRONG TUẦN ngày 2-3-4/9/2024
  • Chiến tranh Ukraina: Nga oanh kích Poltava khiến hơn 50 người chết
  • TT Zelenskyy tiến hành cuộc cải tổ nội các lớn nhất trong chiến tranh
  • Trung Cộng đang thử thách cam kết của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
  • Ông Lavrov cảnh báo Mỹ đừng đùa giỡn ‘lằn ranh đỏ’ của Nga
  • Tokyo phản đối Bắc Kinh xâm phạm hải phận và không phận Nhật Bản
  • Bất chấp lệnh bắt của CPI, Putin chính thức thăm Mông Cổ
  • Ông Netanyahu đẩy lùi áp lực mới về vấn đề Gaza và các con tin
  • Trung Cộng trải thảm đỏ đón các nhà lãnh đạo châu Phi
  • 'Gián điệp Trung Cộng': thị trưởng Philippines bị bắt, cựu phó chánh văn phòng New York hầu tòa
  • Cựu Thứ trưởng Ngoại giao kêu gọi ông Tô Lâm thay đổi 'thể chế chính trị'
  • Tù nhân lương tâm Lê Trọng Hùng tuyệt thực để phản đối Tô Lâm
  • Mỹ chuẩn bị bàn giao cho Việt Nam tàu tuần duyên
  • Bão số 3 lên mức siêu bão đe dọa Việt Nam
  • TIN CHÍNH TRONG TUẦN ngày 26-27-28/8/2024.
  • TT Zelensky sẽ thông báo với lãnh đạo Mỹ về kế hoạch buộc Nga chấm dứt chiến tranh
  • Ukraine: Nga không kích dữ dội nhất từ trước tới nay
  • Kiev tố cáo Belarus triển khai quân tại biên giới với Ukraina
  • Tình báo Mỹ cho biết Ukraine có ý định chiếm giữ lãnh thổ của Nga
  • Trung Quốc và Mỹ thảo luận về vòng đàm phán mới giữa Biden và Tập
  • Pháp: Tư pháp chuẩn bị quyết định số phận của ông chủ Telegram
  • Bãi cạn Sa Bin: Điểm nóng tranh chấp mới giữa TC và Philippines
  • Mỹ trừng phạt 400 pháp nhân, gồm các hãng Trung Cộng, vì tiếp tay cho chiến tranh của Nga
  • Indonesia tổ chức cuộc tập trận đa quốc, chú trọng vào năng lực chung ở Châu Á
  • Tokyo lên án máy bay quân sự Trung Cộng xâm phạm không phận Nhật Bản
  • Thứ trưởng Nhân Quyền Mỹ đến Việt Nam, Văn bút Hoa Kỳ kêu gọi quan tâm tới TNLT
  • Hơn 800.000 camera giám sát tại Việt Nam bị lộ dữ liệu
  • Hãng Na Uy Equinor đóng cửa văn phòng, ngừng các dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
  • World Bank dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 ở mức 6,1%, cảnh báo nợ xấu
  • Saigon chính thức nhìn nhận có dịch sởi