Tin Hoa Kỳ và Thế Giới

Ngũ Giác Đài Điều Động 3,000 Quân Trừ Bị Để Gởi Tới Châu Âu

TT Biden ban hành sắc lệnh xác định “cần phải tăng cường lực lượng quân sự của Hoa Kỳ để tiến hành Chiến dịch Đại Tây Dương trong và xung quanh khu vực thuộc trách nhiệm của Bộ Tư Lệnh Âu Châu của Hoa Kỳ”.

Tuy nhiên, chưa có tin tức liệu Ngũ Giác Đài có khai triển lực lượng trừ bị đến châu Âu hay không.

Chiến dịch Đại Tây Dương thực hiện các đợt khai triển lực lượng chiến đấu đáng tin cậy đến châu Âu kể từ năm 2014. Nỗ lực này được đưa ra nhằm đáp trả việc Nga đánh chiếm bán đảo Crimea của Ukraine. Những đợt khai triển quân đội luân phiên liên tục tới châu Âu nhằm xây dựng sự sẵn sàng của quân đội.

Sắc lệnh của TT Biden lần đầu tiên xác định Chiến dịch Đại Tây Dương là một hoạt động dự phòng.

Hôm thứ Năm, Trung tướng Lục quân Douglas Sims, trách nhiệm Bộ Tham Mưu Liên Quân, nói với báo chí rằng việc chỉ định mới này “có lợi cho quân đội và gia đình với sự gia tăng quyền hạn, quyền lợi và khả năng tiếp cận các lực lượng và nhân viên thành phần trừ bị”.

Ông Douglas Sims nói, sắc lệnh của TT Biden “tái khẳng định sự ủng hộ và cam kết đối với việc bảo vệ khu vực phía đông của Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), sau khi Nga xâm chiếm Ukraine bất hợp pháp”.

Trung tướng lưu ý rằng đội quân trừ bị này có thể được lệnh tại ngũ …đây là lực lượng tăng phái cho lực lượng đã có ở đó”. Lấy thí dụ, ông cho biết Bộ Tư Lệnh Âu Châu của Hoa Kỳ dần dần có thể quyết định về ai đó, từ một đơn vị trừ bị có thể đảm nhận nhiệm vụ hiện do quân đội tại ngũ thực hiện. Lực lượng trừ bị sẽ do Tư lệnh của Bộ Tư Lệnh Âu Châu của Hoa Kỳ điều động.

Hôm thứ Năm, phát phát ngôn viên Bộ Tư Lệnh Âu Châu cho biết Bộ Tư Lệnh Âu Châu của Hoa Kỳ chuẩn bị sử dụng quyền hạn mới này để cam kết của Hoa Kỳ đối với an ninh tập thể của NATO. Phát ngôn viên này cũng cho biết, “Các thẩm quyền này sẽ bảo đảm sự kiên trì, về sự hiện diện lâu dài và các hoạt động liên tục được nâng cao của EUCOM. Điều này sẽ không làm thay đổi sự sắp xếp của lực lượng hiện tại ở châu Âu”.

Trung tướng Sims cho biết các yêu cầu trợ giúp của Ngũ Giác Đài đã tăng lên, dựa trên mức độ hiện diện và hoạt động của quân đội trong khu vực hoạt động của EUCOM Hoa Kỳ. Ông nói rằng những thẩm quyền mới được cung cấp theo sắc lệnh của TT Biden sẽ giúp Ngũ Giác Đài duy trì tốt hơn sự hiện diện và mức độ hoạt động gia tăng của quân đội Hoa Kỳ ở đó.

Theo sắc lệnh của TT Biden, các đơn vị được khai triển mỗi lần không được vượt quá con số 3,000 thành viên. Trong số này, có tới 450 người có thể là thành viên của đơn vị Dự Bị, bao gồm những binh sĩ vừa hết quân dịch nhưng có hợp đồng với quân đội hoặc những binh sĩ chuyển từ tại ngũ sang lực lượng trừ bị mà chưa có đơn vị cụ thể.

Trong năm 2022, chính phủ TT Biden đã tăng cường việc sắp xếp lực lượng Hoa Kỳ ở châu Âu, bao gồm cả việc tăng cường 20,000 quân của Hoa Kỳ, nâng tổng số quân nhân Hoa Kỳ ở châu Âu lên 100,000 người. Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine hồi tháng 02/2022, Hoa Kỳ đã cung cấp cho Ukraine hơn 40 tỷ USD viện trợ an ninh.

Hôm thứ Năm, Trung tướng Sims nói với các phóng viên rằng số bom chùm mà tuần trước chính phủ TT Biden tuyên bố sẽ gửi đến Ukraine, đã cập bến an toàn.

Cái gọi là bom chùm này, sau khi được khai hỏa, sẽ nổ tung giữa không trung và phóng ra những quả bom nhỏ trên một khu vực rộng lớn để tấn công vào nhiều mục tiêu một cùng lúc. Loại bom này có thể thả từ phi cơ hay phóng đi bằng hoả tiễn. Loại bom này được đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, gọi là bom bi. Hai phần ba các nước NATO đã cấm loại vũ khí này vì chúng có thể gây ra thương vong cho thường dân.


Tòa Án Ra Lệnh Cấm Big Tech Không Được Kiểm Duyệt Theo Yêu Lệnh Của Chính Phủ

Hôm Thứ Ba (04/07), 11 cơ quan liên bang và hàng chục viên chức đã bị pháp luật cấm liên lạc với hơn 20 công ty truyền thông xã hội về việc kiểm duyệt thông tin mà chính phủ cho là thông tin sai lệch.

Các tin tức liên quan đến các hoạt động tội phạm, các mối đe dọa an ninh quốc gia, các nỗ lực gây ảnh hưởng từ ngoại quốc, các cuộc tấn công mạng, quyên góp tranh cử bất hợp pháp và đàn áp cử tri sẽ không bị cấm.

Thẩm phán Terry Doughty, người được cựu Tổng thống Trump bổ nhiệm, đã ban hành lệnh cấm sơ bộ và lệnh cấm tạm thời này tại Tòa án Địa hạt phía Tây Louisiana của Hoa Kỳ.

Trong một bản ghi nhớ dài 155 trang, Thẩm phán Doughty đã trình bày tầm quan trọng của quyết định của mình. Ông viết: “Nếu những cáo buộc của bên Nguyên đơn là đúng, thì vụ kiện hiện tại được cho là liên quan đến cuộc tấn công lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ nhắm vào quyền tự do ngôn luận”.

Trong phán quyết, Thẩm phán Doughty đã đồng ý với các nguyên đơn rằng thiệt hại đang tiếp diễn và có khả năng tiếp tục diễn ra trong cuộc bầu cử năm 2024 và hơn thế nữa. Thẩm phán Doughty cho biết liên bang bị cáo buộc “đã phớt lờ quyền tự do ngôn luận của Tu chính án thứ Nhất”.

Ông cũng nói rằng mặc dù “sự kiểm duyệt bị cáo buộc trong vụ kiện này hầu như chỉ nhắm vào ngôn luận của phái bảo thủ, nhưng các vấn đề nêu ra ở đây vượt ra ngoài ranh giới đảng phái”.

Theo đơn kiện trên, một số quyền tự do ngôn luận của phái bảo tồn truyền thống đã được chứng minh là bị vi phạm bao gồm các vấn đề liên quan đến tính liêm chính của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020; tính bảo mật của việc bỏ phiếu qua thư; câu chuyện về chiếc máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden trước cuộc bầu cử năm 2020; lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm về nguồn gốc của virus COVID-19; hiệu quả của khẩu trang, phong tỏa và vaccine; chỉ trích Tổng thống Joe Biden; các bài chế nhạo các viên chức chính phủ; và những bình luận tiêu cực về nền kinh tế.

Phán quyết trên được đưa ra trong một vụ kiện có tên là Tiểu bang Missouri, và những người khác, kiện ông Joseph R. Biden Jr. và những người khác, trong đó các tiểu bang Missouri, Louisiana và một nhóm cá nhân đã kiện nhánh hành pháp của chính phủ liên bang vì vi phạm quyền được nói và được nghe theo Tu chính án thứ Nhất của họ.

Phán quyết của tòa đặc biệt chỉ thị cho Văn phòng Điều hành của Tổng thống, Bộ Tư pháp (DOJ), Cục Điều tra Liên bang (FBI), Cơ quan An Ninh Cơ Sở Hạ Tầng và An Ninh Mạng (CISA), Bộ An Ninh Nội Địa (DHS), Cục An Ninh Quốc Gia, Viện Dị Ứng Và Bệnh Truyền Nhiễm (NIAID), Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Dịch Bệnh (CDC), Tổng Y sĩ Vivek H. Murthy và các cơ quan khác cùng với nhân viên của họ.

Các bị đơn được lệnh không được “ép buộc” hoặc “khuyến khích” các nền tảng truyền thông xã hội hàng đầu của quốc gia, kiểm duyệt ngôn luận được bảo vệ.

Các nguyên đơn trong vụ kiện đã trình lên tòa các tài liệu được cho là cho thấy rằng hồi năm 2019, FBI đã điều tra và chụp mũ 929,000 ngôn luận chính trị trên Twitter của công dân Mỹ là “thông tin sai lệch” rồi cung cấp cho các công ty truyền thông xã hội để đánh giá và kiểm duyệt.

Bản ghi nhớ của Thẩm phán Doughty trích dẫn lời khai của Đặc vụ FBI Elvis Chan, người nói rằng vào năm 2019, Twitter đã xóa 422 trương mục tương đương với 929,000 tweet. Thẩm phán Doughty lưu ý về Hiến Pháp Hoa Kỳ, nói rằng, “Tất cả các ngôn luận chính trị đều là ngôn luận được bảo vệ”.

Các công ty truyền thông xã hội tham gia kiểm duyệt do chính phủ chỉ thị bao gồm Facebook/Meta, Twitter, YouTube/Google, Instagram, TikTok, Linkedin và các công ty khác.

Theo bản ghi nhớ, các nguyên đơn cáo buộc rằng các bị đơn đã sử dụng các chiến dịch gây áp lực công khai, thường xuyên có các cuộc gặp riêng tư, và các hình thức liên lạc khác để “thông đồng và/hoặc ép buộc” các nền tảng truyền thông xã hội nhằm kiểm duyệt những người, quan điểm và nội dung không phù hợp với quan điểm của chính phủ.

Trong 80 trang đầu tiên của bản ghi nhớ, thẩm phán đã xem xét một phần các bằng chứng phong phú do các nguyên đơn cung cấp, điều đã thuyết phục ông ban hành lệnh cấm này.

Phần lớn những bằng chứng này là ở thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19, cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, và cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2022. Thẩm phán Doughty đã viện dẫn rất nhiều bằng chứng cụ thể dưới dạng lời khai, thư điện tử, thư từ, các tài liệu, và tuyên bố công khai của các viên chức chính phủ, nội dung hàm chứa chính xác lời nói của họ và của các công ty truyền thông xã hội mà họ đã liên lạc.

Một ví dụ về bằng chứng thuyết phục khiến tòa án ban hành lệnh cấm tiết lộ rằng, từ ngày 28/05 đến 10/07/2021, một giám đốc điều hành cao cấp của Meta được cho là đã để cựu cố vấn cao cấp về COVID-19 của Tòa Bạch Ốc ông Andrew Slavitt, ở phần CC trong thư điện tử của ông ấy gửi cho Tổng Y sĩ Hoa Kỳ Murthy, để báo cho họ biết rằng Meta đang tham gia kiểm duyệt thông tin sai lệch về COVID-19 theo “yêu cầu của Tòa Bạch Ốc” và nói rằng “các trừng phạt mở rộng” đối với các trương mục Facebook cá nhân chia sẻ thông tin được cho là sai lệch đang được thực hiện.

Meta cũng tuyên bố, “Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể làm được nhiều điều hơn nữa khi hợp tác với ông và nhóm của ông để định hướng hành động”.


AI Có Thể ‘Ngầm Phá Hoại Các Cuộc Bầu Cử’ Và ‘Lật Ngược Kết Quả’

Ông Bill Gates, người đồng sáng lập Microsoft, cảnh báo rằng các kỹ nghệ trí tuệ nhân tạo có thể giúp thao túng các cuộc bầu cử và “lật ngược” kết quả trong các cuộc đua sát nút.

Trong một bài đăng trên blog hôm 11/07, ông Gates cho biết, “Các deepfake và thông tin sai lệch do AI tạo ra có thể phá hoại các cuộc bầu cử và nền dân chủ… Deepfake do trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence – AI) tạo ra có thể được sử dụng để lật ngược một cuộc bầu cử. Đã có những video giả mạo có cảnh quay bịa đặt về các chính trị gia nổi tiếng. Hãy tưởng tượng rằng vào buổi sáng của một cuộc bầu cử quan trọng, một đoạn video quay cảnh một trong những ứng cử viên cướp ngân hàng được lan truyền rộng rãi. Đoạn video này là giả, nhưng các hãng truyền thông và chiến dịch tranh cử phải mất nhiều giờ để chứng minh điều đó. Liệu có bao nhiêu người xem video đó và thay đổi phiếu bầu của họ vào phút cuối? Nó có thể tạo ra sự khác biệt quan trọng, đặc biệt là trong một cuộc bầu cử sát nút”.

Deepfake là chữ được ráp từ hai chữ “deep learning” và “fake”, có nghĩa là học cách làm đồ giả. Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dùng các thủ thuật được huấn luyện để làm giả một sản phẩm dùng để lừa gạt. Khả năng tạo ra hình ảnh chân thực của AI là điều khiến nó trở thành một công cụ hoàn hảo để truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và gây ảnh hưởng đến dư luận. Trong khi AI giảm bớt khó khăn cho việc tạo ra nội dung phẩm chất cao, thì đồng thời nó có thể mở ra con đường cho việc nhắm mục tiêu vi mô, trên quy mô lớn, nhắm vào những nhóm dân số nào đó để tác động họ theo hướng có lợi cho một đảng hoặc một ứng cử viên.

Trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2024, việc sử dụng hình ảnh do AI giả mạo có thể gây ra những lo ngại. Tháng trước, một trương mục Twitter có tên DeSantis War Room chia sẻ một video cho thấy một số hình ảnh của ông Trump và Tiến sĩ Anthony Fauci, ba trong số đó mô tả ông Trump đang ôm và hôn vào mặt ông Fauci với chú thích “TRUMP ĐỜI THẬT”, ngụ ý về một mối quan hệ thân thiết.

Tuy nhiên, sau đó người ta phát giác ra rằng những hình ảnh này là giả và được tạo ra bằng AI.

Nghị sĩ JD Vance (Cộng Hòa-Ohio) cho biết trong một tweet hôm 08/06 rằng, dùng AI để “Bôi nhọ ông Donald Trump là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Tôi sẽ không phổ biến những thứ đó. Nhưng chúng ta đang ở trong một kỷ nguyên mới. Thậm chí phải hoài nghi hơn nữa về những gì quý vị nhìn thấy trên internet”.

Hồi tháng Tư, một đoạn video quay cảnh bà Hillary Clinton dường như đang ủng hộ ông DeSantis lên làm tổng thống được lan truyền trên mạng. Video này là video giả mạo sử dụng kỹ thuật deepfake.

Mặc dù ông Gates đưa ra những lo ngại, nhưng chính công ty Microsoft của ông là một tên tuổi lớn trong lãnh vực AI. Được biết, công ty này đã đầu tư 13 tỷ USD vào OpenAI, công ty phát triển chatbot AI nổi tiếng ChatGPT. Microsoft cũng đã tích hợp mã xử lý trí tuệ nhân tạo các OpenAI vào công cụ tìm kiếm Bing và các dịch vụ khác của Microsoft.

Ông Bill Gates đưa ra đề nghị là, mọi người “nên học được cách không tin ngay những gì mà mình chưa suy xét cẩn thận”. Đồng thời ông ông cũng cho biết AI cũng có thể tạo ra các khí cụ gíup xác định cái gì là đồ giả. “Chẳng hạn, Intel đã phát triển một công cụ phát giác deepfake, và cơ quan chính phủ DARPA đang nghiên cứu kỹ nghệ để xác định xem video hoặc âm thanh có bị làm giả hay không”.


Ông Elon Musk Ra Mắt Công Ty Mới ‘xAI’ Với Sứ Mệnh Bí Ẩn

Tổng Giám đốc Twitter Elon Musk đã thông báo rằng ông đang thành lập một công ty trí tuệ nhân tạo mới có tên là xAI.

Ông Musk đã đưa ra thông báo này trong một dòng tweet ngắn hôm thứ Tư (12/07), trong đó ông không nói chi tiết về dự án mới, chỉ nói rằng, mục đích của công ty là “tìm hiểu thực tại”.

Ông Musk cũng chia sẻ một đường link dẫn đến trang Twitter và trang web của công ty, trong đó nói rằng mục tiêu của công ty là “hiểu bản chất thật sự của vũ trụ

Trang web xAI tuyên bố rằng một cuộc trò chuyện trên Twitter Spaces đã được lên lịch hôm 14/07 để “gặp gỡ nhóm và đặt câu hỏi cho chúng tôi” về sáng kiến ​​mới, về những thông tin chi tiết vẫn còn hiếm hoi.

Công ty mới tách biệt với X Corp, công ty thuộc sở hữu của ông Musk đã thu nhận Twitter như một phần trong hành động được mong đợi từ lâu của ông Musk nhằm biến nền tảng truyền thông xã hội thành một “app cho mọi thứ”.

Tuy nhiên, theo trang web thì xAI sẽ hợp tác chặt chẽ với Twitter, Tesla, và các công ty khác “để đạt được tiến bộ trong sứ mệnh của chúng tôi”. Nhóm được ông Musk dẫn dắt, với một số thành viên trong nhóm đã từng làm việc trong nhiều dự án AI khác nhau trước đây, chẳng hạn như DeepMind của Google và OpenAI, công ty đứng sau chatbot ChatGPT.

Trang web liệt kê Igor Babuschkin, Manuel Kroiss, Yuhuai (Tony) Wu, Christian Szegedy, Jimmy Ba, Toby Pohlen, Ross Nordeen, Kyle Kosic, Greg Yang, Guodong Zhang, và Zihang Dai là thành viên của nhóm, với ghi chú cho biết xAI đang “tích cực tuyển dụng” các nhà nghiên cứu và kỹ sư.

Nhóm do ông Dan Hendrycks cố vấn, hiện là giám đốc của Trung Tâm An Toàn AI, một tổ chức phi lợi nhuận tìm cách “giảm thiểu rủi ro ở quy mô xã hội liên quan đến AI”.

Thông báo của ông Musk về việc thành lập xAI xuất hiện ngay sau sự ra mắt gần đây của đối thủ của Twitter là Threads, do Tổng Giám đốc Meta Mark Zuckerberg ra mắt.

Việc ra mắt xAI xuất hiện khi Twitter phải đối phó với casc một số sóng gió liên quan đến những gì mà ông Musk nói là mức độ thao túng hệ thống và thu thập dữ kiện “cực đoan”, bao gồm cả trong các dự án AI.

Gần đây, ông Musk đã áp đặt giới hạn về số lượng tweet mà người dùng có thể đọc trên Twitter do những gì ông nói là mức độ thao túng hệ thống và thu thập dữ kiện “cực đoan”, có tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng.

Trước đó, Twitter đã thông báo rằng họ sẽ yêu cầu người dùng phải có trương mục trên nền tảng mạng xã hội này để xem các dòng tweet, một hành động mà ông Musk gọi là một “biện pháp khẩn cấp tạm thời”. Vào thời điểm đó, ông Musk nói rằng hàng trăm tổ chức đang thu thập dữ kiện Twitter “vô cùng tích cực”, một nhận xét tiếp theo sau những biểu hiện không hài lòng trước đó của ông với các công ty trí tuệ nhân tạo như OpenAI, công ty sở hữu ChatGPT, vì đã sử dụng dữ kiện của Twitter để đào tạo mô hình ngôn ngữ.

Hồi tháng Tư, ông Musk dọa kiện Microsoft, công ty đã đầu tư hàng tỷ USD vào OpenAI, sau khi cáo buộc công ty này sử dụng dữ kiện Twitter để đào tạo.

“Họ đã đào tạo trái phép bằng cách sử dụng dữ kiện Twitter. Tôi sẽ kiện”, ông Musk viết trên Twitter hôm 19/04, mà không cung cấp thêm thông tin chi tiết về các cáo buộc. Mặc dù ông Musk không cung cấp bằng chứng về việc Microsoft bị cáo buộc “đào tạo trái phép” và không nêu rõ mục đích đào tạo là gì, ChatGPT được đào tạo bằng cách sử dụng phương pháp học tăng cường từ đối đáp với con người và khối lượng lớn văn bản từ nhiều nguồn khác nhau trên Internet, bao gồm cả các cuộc hội thoại của con người.

Trước đó, ông Musk đã cùng với hơn 1,100 cá nhân, bao gồm các chuyên gia và giám đốc điều hành trong ngành như người đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, ký một bức thư ngỏ kêu gọi tất cả các phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo tạm dừng đào tạo các hệ thống mạnh hơn Chat GPT-4 trong ít nhất sáu tháng.

Bức thư không kêu gọi ngừng phát triển AI nói chung, mà chỉ kêu gọi ngừng phát triển các hệ thống tân tiến nhất mà ông Musk và các chuyên gia khác mô tả là một hành động “chỉ đơn thuần là một bước lùi khỏi cuộc đua nguy hiểm đối với các mô hình hộp đen ngày càng lớn hơn và không thể đoán trước được với những năng lực mới nổi”.

Cùng với những người khác ký tên trong bức thư, ông Musk đã nêu ra những lo ngại về “những rủi ro có thể xảy ra đối với xã hội và nhân loại” của AI.

Những người ký tên trong bức thư cảnh báo rằng các hệ thống AI có trí thông minh cạnh tranh với con người có thể gây ra “những rủi ro lớn cho xã hội nhân loại” và cần được lên kế hoạch và quản lý cẩn thận để tránh những tác động “thảm khốc” có thể xảy ra đối với thế giới và con người.


Tin Về Nguồn Gốc COVID

Các thành viên Đảng Cộng Hòa trong Tiểu ban Đặc biệt về Đại dịch Virus Corona của Hạ viện vừa công bố một báo cáo mới. Bằng chứng mới trong báo cáo cho thấy một nhóm các nhà khoa học nhận tài trợ của Viện Dị ứng và Bệnh Truyền Nhiễm Quốc Gia (NIAID) đã âm mưu bác bỏ nguồn gốc của đại dịch nhằm bảo vệ Trung Cộng.

Các tác giả của bài nghiên cứu Proximal Origin, do Giám đốc NIAID đương thời Anthony Fauci khởi xướng, đã trao đổi các tin nhắn văn bản với mục đích rõ ràng là bác bỏ giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm về nguồn gốc của đại dịch. Bài nghiên cứu Proximal Origin, tuyên bố rằng không có “bằng chứng dựa trên phòng thí nghiệm gọi là hợp lý”, đã trở thành một trong những bài nghiên cứu khoa học được trích dẫn nhiều nhất từ trước đến nay và được Tiến sĩ Fauci sử dụng nhiều lần để làm bằng chứng cho thấy virus COVID-19 đến từ tự nhiên, không phải phòng thí nghiệm.

Tuy vai trò của Tiến sĩ Fauci trong việc chỉ thị tạo ra bài nghiên cứu đó cũng như nhiều sai sót về mặt khoa học và logic của bài nghiên cứu đó đã được ghi nhận rộng rãi nhưng hoàn cảnh chính xác về nguồn gốc của bài nghiên cứu đó vẫn chưa rõ ràng.

Các nội dung tin nhắn do Tiểu ban về Đại dịch Virus Corona công bố giờ đây tiết lộ rằng chính nỗi sợ làm đảo lộn các mối quan hệ quốc tế, và đặc biệt là nhà cầm quyền Trung Cộng, đã thúc đẩy sự ra đời của Proximal Origin (Nguồn Gốc Gần).

Theo các thư điện tử mà Tiểu ban về Đại dịch Virus Corona thu thập được, những lo ngại về các đặc điểm trông có vẻ như được thiết kế của COVID-19 đã được tác giả của Nguồn gốc Gần kề là ông Eddie Holmes của Đại học Sydney và giám đốc ủy thác dược phẩm người Anh Jeremy Farrar thảo luận vào ngày 08/01/2020. Ông Farrar hiện là nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y Tế Thế Giới. Tiến sĩ Francis Collins, lúc đó là giám đốc của Viện Y Tế Quốc Gia (NIH), cũng như các viên chức Trung Cộng ẩn danh cũng được đưa vào những cuộc thảo luận bí mật ban đầu này.

Vẫn chưa biết tại sao ông Farrar — người sau này đã đồng tổ chức với Tiến sĩ Fauci một cuộc hội thảo từ xa vào ngày 01/02/2020 dẫn đến việc soạn thảo Nguồn gốc Gần — lại vướng sâu vào nỗ lực ngăn chặn lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm và thay vào đó đề cao lối đưa tin nguồn gốc tự nhiên. Đáng chú ý, ông Farrar là một người bạn thân của ông Cao Phúc (Gao Fu), lúc đó là người đứng đầu Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh Trung Cộng. Về sau, ông Farrar đã thừa nhận trong cuốn sách “Spike” của mình rằng vào thời điểm đó, ông lo ngại về mối bang giao Trung Cộng–Hoa Kỳ.

Trong khi ông Holmes, ông Farrar, Tiến sĩ Collins và các viên chức Trung Cộng ẩn danh đang thảo luận về các đặc điểm bất thường của loại virus này, thì nhà khoa học Kristian Andersen do NIAID tài trợ của Viện Scripps đã liên lạc với ông Holmes để chia sẻ những lo ngại của riêng ông về loại virus mới này, cụ thể là vùng liên kết thụ thể và vị trí phân cắt furin bất thường của nó.

Ông Andersen cũng đã phát giác ra rằng giám đốc Viện Virus Học Vũ Hán (WIV), bà Thạch Chính Lệ (Shi Zhengli), đã cùng với ông Ralph Baric của Đại học North Carolina, người đôi khi được gọi là cha đỡ đầu của các thí nghiệm tăng chức năng — đã chèn các vị trí phân cắt furin vào virus SARS. Nói cách khác, ông Andersen đã phát giác ra một vị trí phân cắt furin rất bất thường trong COVID-19, một vị trí mà cho đến nay chưa từng được quan sát thấy ở các loại virus xuất hiện tự nhiên thuộc loại này và đã tìm thấy bằng chứng trực tiếp cho thấy WIV đã chèn các vị trí đó vào virus corona. Ông Holmes trả lời, “[lời tục tĩu], điều này thật tệ” và “ôi, còn từ ngữ nào tệ hơn thế nữa”.

Vào ngày 31/01/2020, ông Farrar đã nói chuyện với Tiến sĩ Fauci về các đặc điểm bất thường của loại virus này. Đồng thời, ông Andersen đã liên lạc với Tiến sĩ Fauci qua thư điện tử, nói rằng các đặc điểm của virus này có vẻ như có khả năng đã được thiết kế và cấu trúc di truyền của nó “không phù hợp với những dự tính theo thuyết tiến hóa”.

Đây cũng chính là thời điểm Tiến sĩ Fauci và ông Farrar sắp sửa tổ chức hội nghị từ xa, diễn ra vào ngày hôm sau, tức ngày 01/02/2020. Mục đích bề ngoài của hội nghị từ xa này là phát triển bài nghiên cứu Nguồn gốc Gần để chống lại thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm. Ông Andersen đã trở thành tác giả chính của bài nghiên cứu đó; đồng thời những người tham gia hội thảo từ xa là ông Holmes, ông Andrew Rambaut của Đại học Edinburgh, và ông Robert Garry của Đại học Tulane đã tham gia vào bài nghiên cứu với tư cách đồng tác giả.

Đồng tác giả thứ năm, ông Ian Lipkin của Đại học Columbia, đã tham gia sau đó vào tháng 02/2020. Ông Lipkin đã không tham gia hội nghị từ xa nói trên và từ đó tách mình ra khỏi câu chuyện dựa trên nguồn gốc tự nhiên. Chủ tịch Tiểu ban về Đại dịch Virus Corona Dân biểu Brad Wenstrup (Cộng Hòa-Ohio) đã tuyên bố rằng ông Lipkin đang hợp tác với các nhà điều tra của Quốc hội.


FBI Tuyên Bố Rằng Chưa Từng Che Đậy Chuyện Gia Đình Ông Biden

Những bình luận của Wray được đưa ra sau cuộc đối đầu kéo dài gần một tháng giữa giám đốc FBI và Chủ tịch Ủy Ban Giám Sát và Trách Nhiệm Giải Trình của Hạ Viện, ông James Comer (Cộng hòa-Kentucky) về một tài liệu tuyên bố rằng ông Joe Biden, khi còn là phó tổng thống, đã nhận một khoản tiền hối lộ trị giá hàng triệu dollar từ một công dân ngoại quốc.

Cuối cùng, ông Wray đã nhượng bộ, cho phép các thành viên Đảng Cộng Hòa trong Ủy Ban Giám Sát xem một phiên bản đã được bôi đen nhiều phần của tài liệu này ở một địa điểm an toàn. Tuy nhiên, sự đối đầu đã khiến đảng Cộng Hoà mất kiên nhẫn với ông Wray, và ông trở nên khó chịu trước một loạt cáo buộc lạm dụng của cơ quan này, dẫn đến cáo buộc rằng giám đốc FBI đang bảo vệ gia đình ông Biden.

Ông Wray nói với ủy ban này rằng sự thật “hoàn toàn không phải như vậy” trước sự chất vấn của Dân biểu Matt Gaetz (Cộng Hòa-Florida), một người hay phê bình cơ quan của ông Wray.

Những bình luận này được đưa ra trong một cuộc trao đổi liên quan đến một tin nhắn được cho là ông Hunter Biden đã gửi cho doanh nhân Trung Cộng Henry Triệu (Henry Zhao hay Triệu Học Quân), dường như yêu cầu ông Triệu thanh toán và đe dọa sẽ sử dụng tầm ảnh hưởng của ông Joe Biden nếu không nhận được khoản thanh toán.

Theo lời khai của một người tố cáo thuộc Sở Thuế vụ (IRS), rằng con trai ông Biden nói: “Tôi đang ngồi đây với cha tôi và chúng tôi muốn biết tại sao không thực hiện lời cam kết; …bây giờ, có nghĩa là tối nay”. Đồng thời, ông Hunter Biden cảnh báo rằng nếu bất cứ ai khác ngoài ông Triệu, “ông Trương, hoặc chủ tịchTôi sẽ bảo đảm rằng với ảnh hưởng của người đàn ông ngồi cạnh tôi và mọi người mà ông ấy biết, cộng với tính thù dai của tôi, thì ông sẽ hối hận vì đã không làm theo chỉ thị của tôi. Tôi đang ngồi đây đợi cú điện thoại gọi cho cha tôi”.

Trong khi chất vấn ông Wray, ông Gaetz đã đọc lại các đoạn của cuộc trò chuyện này, vốn cho thấy rằng tổng thống có thể đã tham gia nhiều hơn vào các giao dịch kinh doanh của con trai mình so với những gì ông ấy đã cho biết trước đây.

Ông Gaetz hỏi, “Nghe giống như một vụ tống tiền phải không, thưa Giám đốc”?..

Ông Wray trả lời, “Tôi không có ý kiến về điều đó”.

Ông Gaetz nói rằng câu trả lời của ông Wray cho thấy ông ấy “rất không muốn biết… gần như không muốn biết một cách đáng ngờ”.

Ông Gaetz hỏi: “Có phải ông đang bảo vệ gia đình nhà Biden không?”.

Ông Wray trả lời, “Tuyệt đối không; FBI không quan tâm đến việc bảo vệ bất cứ ai về mặt chính trị”.

Ông Gaetz nói: “Mọi người đều biết tại sao ông không trả lời câu hỏi này — bởi vì hàng triệu người sẽ nhận thấy điều này, họ biết đó là gì, và việc ông không thể thừa nhận điều đó, cho thấy nhiều điều”.

Hành vi của ông Wray ngày càng được Đảng Cộng Hòa soi xét kỹ lưỡng trong bối cảnh các cuộc điều tra về việc được cho là chính trị hóa chính phủ liên bang vẫn đang diễn ra. Đảng Cộng Hòa nói rằng ông Wray đã giúp đỡ cho một nỗ lực đa phương trong chính phủ của ông Biden để bịt miệng những người theo hướng bảo tồn truyền thống.

Giám đốc này đã bác bỏ quyết liệt những cáo buộc cho rằng cơ quan này đang nhắm vào những người theo hướng bảo tồn truyền thống thường được gọi là bảo thủ. Ông Wray nói, “Trước hết, tôi không đồng ý với lời mô tả của ông về FBI và tất nhiên là lời mô tả của ông về cách tiếp cận của riêng tôi”.

Dân biểu Harriet Hagemam (Cộng Hòa-Wyoming) hỏi rằng, có phải FBI đã “bị vũ khí hóa” để chống lại những người bảo thủ?

Ông Wray, một thành viên Đảng Cộng Hòa đã ghi danh, cho biết: “Ý tưởng cho rằng tôi có thành kiến đối với những người theo hướng bảo tồn truyền thống có vẻ hơi điên rồ đối với tôi, dựa trên bản tính cá nhân tôi”.

Gia đình tổng thống đã gặp phải sự theo dõi sát sao của Đảng Cộng Hòa kể từ trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 vì các giao dịch kinh doanh với ngoại quốc của ông Hunter Biden.

Sự theo dõi sát sao đó càng gia tăng khi, trong một bức thư hôm 03/05, ông Comer và Nghị sĩ Charles Grassley (Cộng Hòa-Iowa) tiết lộ rằng họ đã nhận được “lời tố cáo về thông tin mật rất đáng tin cậy” rằng FBI đang giữ một hồ sơ không phải cơ mật “mô tả một âm mưu tội phạm được cho là liên quan đến Phó Tổng thống đương thời Joe Biden và một công dân ngoại quốc về việc trao đổi tiền lấy quyết định chính sách”.

Theo ông Grassley, các nhà điều tra của FBI đã tham gia một cuộc họp với Phụ tá Biện lý Lesley Wolf về hồ sơ này trước cuộc bầu cử năm 2020. Tuy nhiên, những cáo buộc trong hồ sơ này được cho là đã không được điều tra và ông Wray bị buộc tội ngăn cản cuộc điều tra của Đảng Cộng Hòa đối với tài liệu này sau khi họ biết về nó.

Ông Wray cũng bị quy trách nhiệm vì đã không thực thi rốt ráo để tiết lộ tính xác thực của máy điện toán xách tay của ông Hunter Biden, vốn cho thấy các cáo buộc về nhiều tội hình sự liên quan đến ứng cử viên Biden khi đó. Theo những người tố cáo từ IRS, FBI đã có khả năng xác thực chiếc máy điện toán xách tay này là của ông Hunter Biden, trước ngày bầu cử.

Cáo buộc chính trị hóa ngày càng gia tăng sau khi FBI thực hiện một cuộc đột kích vào tư gia của cựu Tổng thống Donald Trump ở Palm Beach, Florida. Khi bị chất vấn về vấn đề, ông Wray đã bảo chữa đó là“thực hiện lệnh khám xét một cách hợp pháp”.

Trong điều trần trước quốc hội, ông Wray đã bảo vệ FBI trước ủy ban. Ông Wray nói: “Tôi muốn nói về tác động của công việc mà 38,000 nhân viên của FBI đang làm mỗi ngày. Những nam nữ nhân viên của FBI làm để bảo vệ người dân Mỹ”. Ông nói rằng, năm ngoái cơ quan này đã thực hiện 20,000 vụ bắt giữ tội phạm bạo lực và những kẻ lạm dụng trẻ em, ngăn chặn và bắt giữ những kẻ buôn bán fentanyl trong bối cảnh dịch bệnh opioid gây tử vong ngày càng gia tăng. FBI cũng tiến hành hơn 300 cuộc điều tra về các băng đảng ma túy Trung Mỹ hiện đang lợi dụng tình hình bất ổn dọc biên giới phía nam.

Giám đốcWray cho biết: “Chỉ riêng trong năm nay, chúng tôi đã thu giữ hàng trăm kg fentanyl, ngăn chặn các loại ma túy gây tử vong… và cứu sống vô số người Mỹ”. Ngoài ra, ông còn cho biết cơ quan này đang chống lại “những nỗ lực của Trung Cộng nhằm đánh cắp những bí mật quý giá nhất của chúng ta, đồng thời đàn áp quyền tự do ngôn luận ngay tại Hoa Kỳ”.

Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ ở Đảng Cộng Hòa lẫn Đảng Dân Chủ đều lo ngại về cơ quan này, đặc biệt những cáo buộc áp dụng sai các công cụ giám sát như Đạo luật Giám Sát Tình Báo Ngoại Quốc (FISA).


‘Cửa Ngõ Phía Nam’ Của Bắc Kinh Đình Chỉ Dịch Vụ Xe Buýt

Bảo Định, một thành phố của Trung Quốc cách thủ đô Bắc Kinh khoảng 90 dặm về phía nam với dân số 10 triệu người, đã đình chỉ hoạt động của một số tuyến xe buýt do cuộc khủng hoảng tài chính của chính quyền thành phố sau ba năm kiểm soát đại dịch theo chính sách zero COVID của nhà cầm quyền cộng sản.

Trong phần hỏi đáp của dịch vụ xe buýt địa phương, các nhà chức trách đã phúc đáp nghi vấn của người dân về việc khi nào tuyến xe buýt bị đình chỉ sẽ hoạt động trở lại. Trong phần trả lời, đơn vị điều hành xe buýt thừa nhận kể từ khi đại dịch xảy ra hồi đầu năm 2020, hoạt động kinh doanh của các công ty xe buýt đã thua lỗ tới 70%, nhiều công ty buộc phải rút khỏi thị trường.

Tháng Mười Một năm ngoái, tám tuyến xe buýt ở địa phương đã quyết định tạm dừng hoạt động do lượng hành khách sụt giảm, doanh thu giảm mạnh, kinh phí cạn kiệt, chưa kể chi phí bảo trì, vận hành tăng cao trước tác động nặng nề của dịch bệnh.

Các đơn vị vận hành xe buýt cho biết, gần 900 xe đã ngừng hoạt động do lo ngại việc quá thời hạn bảo trì có nguy cơ mất an toàn. Điều này dẫn đến một sự sụt giảm mạnh trong năng suất vận tải địa phương.

Nhiều tuyến xe buýt bị đình chỉ trên khắp Trung Quốc phản ảnh những khó khăn tài chính của chính quyền địa phương. Hồi tháng Hai, tuyến xe buýt duy nhất ở Thương Khâu, một thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, thông báo rằng tuyến xe buýt duy nhất của họ sẽ ngừng hoạt động vào tháng Ba do ảnh hưởng của hoạt động phòng chống dịch bệnh, thua lỗ trầm trọng, và mất đi các khoản trợ cấp tài chính.

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH) Giao thông Công cộng Thương Khâu không đủ khả năng trả lương, đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên, không đủ tài chính để trang trải tiền sạc xe buýt, hoặc bảo hiểm xe cộ.

Cuối cùng, chính quyền địa phương đã phản ứng bằng một đội đặc nhiệm được chỉ định để bảo đảm chiếc xe buýt duy nhất trong thành phố hoạt động, theo bản tin của phương tiện truyền thông Trung Cộng.

Giống như nhiều thành phố khác, Bảo Định, “Cửa ngõ phía Nam” của thủ đô Bắc Kinh, đang gặp tình trạng thu nhập tài chính ở địa phương sa sút và rủi ro nợ nần ngày càng trầm trọng, do chính sách phong tỏa trong đại dịch, và các chi phí phòng chống đại dịch đè nặng lên vai nhà cầm quyền địa phương.

Tình hình tài chính của nhà cầm quyền địa phương còn bị ảnh hưởng trầm trọng hơn khi thị trường địa ốc Trung Quốc liên tục suy thoái dẫn đến nguồn tài chính của nhà cầm quyền địa phương càng khó tạo thêm doanh thu. Nguồn thu của nhà cầm quyền địa phương phụ thuộc vào doanh thu bán đất.

Theo dữ kiện năm 2022 do Cục Thống kê Thành phố Bảo Định công bố, tổng thu ngân sách công của thành phố này là 31.56 tỷ nhân dân tệ, trong đó thu từ thuế là 14.92 tỷ nhân dân tệ, giảm 21.1%. Tuy nhiên, tổng chi ngân sách công đạt đến 83.34 tỷ nhân dân tệ, mức tăng 5.3% hàng năm.

Theo các báo cáo của Trung Cộng cho biết thành phố này thừa nhận nguồn tài chính của họ bị ảnh hưởng trong ba năm phòng chống đại dịch, bên cạnh những năm mâu thuẫn thu chi.

Nhiều tỉnh đã báo cáo việc tạm dừng dịch vụ xe buýt và trả lương cho tài xế, bao gồm các tỉnh Liêu Ninh và Hắc Long Giang ở miền đông bắc, tỉnh Vân Nam ở phía tây nam, tỉnh ven biển Quảng Đông, và còn nhiều nữa.  Đây là hậu quả của những khoản chi phí nặng nề từ ba năm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh.

Cư dân mạng bày tỏ lo ngại về những khó khăn tài chính trong các lãnh vực công cộng — giao thông công cộng là lãnh vực bị ảnh hưởng đầu tiên. Họ đặt nghi vấn liệu tình hình này có lan dần sang lãnh vực giáo dục và hệ thống y tế hay không.


Tập Cận Bình Cảnh Báo Về Khủng Hoảng Cầm Quyền

Hồi đầu tháng Bảy, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Cộng, Tập Cận Bình cảnh báo rằng nếu các đảng viên đảng cộng sản mất niềm tin vào chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa cộng sản thì đảng Trung Cộng sẽ sụp đổ và tan rã, chịu chung số phận với Liên Xô.

Hôm 04/07, ông Tập nói với các quốc gia thành viên tại hội nghị thượng đỉnh của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (SCO) qua kết nối video, rằng ông phản đối bất cứ quốc gia nào “xúi giục các cuộc cách mạng màu”“can thiệp vào công việc nội bộ” vì bất cứ lý do gì.

Các cuộc cách mạng màu ám chỉ đến một loạt các cuộc biểu tình bất bạo động xảy ra ở các quốc gia hậu Xô Viết và Serbia vào đầu thế kỷ 21, mà cuối cùng đã giải phóng nhiều quốc gia Đông Âu khỏi sự thống trị của Xô Viết cộng sản.

Ông Tập nói, “Chúng ta phải nắm chắc trong tay tương lai và vận mệnh phát triển cũng như sự tiến bộ của nước mình. Chúng ta cũng nỗ lực hội tụ Nga, Iran, và các thành viên SCO khác để chiến đấu chống lại các lực lượng Tây phương do Hoa Kỳ lãnh đạo”.

Những lời lẽ của nhà độc tài này phơi bày mối lo ngại của ông ta về việc Trung Cộng sẽ nối gót sự sụp đổ của Liên Xô do ảnh hưởng của nền dân chủ Tây phương và ngày càng nhiều người Trung Quốc không chấp nhận sự cai trị của đảng cộng sản.

Sự phẫn nộ của công chúng đối với ĐCSTQ đã lên đến đỉnh điểm vào cuối năm 2022 sau nhiều năm bị phong tỏa và các chính sách zero COVID hà khắc, đất nước chịu tổn thất lớn về kinh tế, và sinh kế của người dân bị ảnh hưởng. Ngày 24/11/2022, một vụ hỏa hoạn khiến nhiều người thiệt mạng tại một tòa nhà bị phong tỏa ở Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi), Tân Cương, đã gây ra thương vong, châm ngòi cho một cuộc cách mạng “giấy trắng” phản đối các chính sách zero COVID của nhà cầm quyền Trung Cộng và bên ngoài có nhiều người biểu tình hô lên rằng, “Đả đảo Cộng sản!” “Đả đảo Tập Cận Bình!”

Ngày 01/07 năm nay là kỷ niệm 102 năm ngày thành lập ĐCSTQ, ngày này đã chứng kiến 415 triệu người Trung Quốc trên toàn thế giới công khai xin ra khỏi các tổ chức của ĐCSTQ — một phong trào toàn cầu bắt đầu vào tháng 11/2004 và gần đây mỗi ngày có trung bình 40,000 đến 50,000 người tuyên bố bỏ đảng.

Mặc dù số lượng đảng viên chính thức không cao như vậy nhưng phong trào bỏ đảng không liên quan đến số lượng đảng viên chính thức, mà liên quan đến những người dân Trung Quốc đã tuyên thệ với ĐCSTQ, và con số này liên quan đến hầu hết những người đã lớn lên ở Trung Quốc đại lục. Từ bỏ đảng cộng sản thực chất là từ bỏ lời thề mà một cá nhân đã tuyên thệ với đảng Cộng sản Trung Cộng, vì mọi người bị buộc phải làm vậy khi gia nhập Đảng Cộng sản, Đoàn Thanh niên Cộng sản, hoặc Đội Thiếu niên Tiền phong khi còn là học sinh tiểu học.

“Chế độ ĐCSTQ giống như đang ngồi trên một thùng thuốc súng, và nhận thức về ‘cuộc khủng hoảng diệt vong của đảng’ lan rộng trong nội bộ đảng”, bà Yi Rong, chủ tịch Trung tâm Dịch vụ Thoái ĐCSTQ Toàn cầu, nói với The Epoch Times hôm 01/07.

Kể từ năm ngoái (2022), ông Tập và các cơ quan truyền thông đã đưa ra những cảnh báo về số phận của đảng cộng sản, đổ lỗi cho nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô là do đảng cộng sản “buông lỏng sự lãnh đạo đảng và công tác tư tưởng cộng sản”.


Vai Trò Của Trung Cộng Trong Nghị Trình Toàn Cầu

Theo ông Trevor Loudon, một nhà nghiên cứu chính trị và người dẫn chương trình của EpochTV, để giành chiến thắng trước Tây phương, Đảng Trung Cộng (ĐCSTQ) đang gây ảnh hưởng lớn đối với các tập đoàn trên khắp thế giới nhằm thúc đẩy các nghị trình xã hội chủ nghĩa.

Trung Cộng sử dụng ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau, bao gồm: áp dụng mô hình kinh tế tư bản chủ nghĩa nhà nước và ủng hộ các mô hình tương tự trên thế giới; đề xướng các chính sách toàn cầu hóa thúc đẩy các vấn đề công bằng xã hội và chủ nghĩa môi trường; đồng thời nhích lại gần hơn với các tổ chức theo chủ nghĩa toàn cầu hóa thúc đẩy những nghị trình này, chẳng hạn như Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (WEF) và Liên Hiệp Quốc (UN).

Hôm 10/07, trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Giao lộ Thông tin (Crossroads) của EpochTV, ông Loudon đã đưa ra một ví dụ dường như cho thấy tác động qua lại giữa tất cả các nhân tố này: “Điểm tín dụng xã hội của Trung Cộng rất giống với những gì chúng ta gọi là ESG — những điểm số (điểm hạnh kiểm) về Môi trường, Xã hội, Quản trị (Environmental, Social, and Governance) mà chúng ta thấy ở rất nhiều tập đoàn lớn ngày nay. Nếu quý vị nhìn vào lý do tại sao ngành thể thao lại trở nên tích cực như vậy — thì đó là vì ngành thể thao chịu ảnh hưởng quá nhiều từ Nike, còn Nike thì chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Trung Cộng”.

“Quý vị thấy điểm tín dụng xã hội của Trung Cộng đang đến với Tây phương dưới dạng điểm số ESG, và quý vị sẽ thấy điều này được thúc đẩy bởi các công ty có liên kết với đảng Trung Cộng, hầu hết trong số họ có liên kết với Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới. Tôi không thấy có sự phân cách giữa chủ nghĩa toàn cầu và Trung Cộng. Tôi thấy chúng là những bộ phận có liên kết với nhau”.

Ông Loudon nói rằng kể từ cuối những năm 1970, Trung Cộng đã áp dụng một mô hình kinh tế được gọi là chủ nghĩa tư bản nhà nước, hay “mô hình Trung Quốc” — đó là cách tiếp cận mà nhà cầm quyền cộng sản này đã áp dụng sau khi thất bại trong việc chuyển đổi trực tiếp từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa xã hội.

Ông cho biết: “Mô hình Trung Cộng hay ‘chủ nghĩa tư bản nhà nước’ là giai đoạn trước khi tiến lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Marx có vài giai đoạn phát triển: cộng sản nguyên thủy, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa…. Trung Cộng đã cố gắng đi từ chế độ phong kiến lên chủ nghĩa xã hội, đó là một thất bại nặng nề. Họ đã quay trở lại với ý tưởng chủ nghĩa tư bản nhà nước”.

Từ ngày 27-29/06, WEF đã nhóm họp tại Thiên Tân, Trung Quốc, với các đại diện từ hơn 90 quốc gia và khu vực. Sự kiện này bao gồm những lời ca ngợi đối với mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước của Trung Quốc.

Ông Loudon nói rằng mô hình kinh tế chủ nghĩa tư bản nhà nước của Trung Cộng “gần như giống hệt” với “chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan” mà tổ chức toàn cầu hóa WEF này thúc đẩy.

Ông nói, “Tôi tin rằng Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới, nơi thúc đẩy chủ nghĩa tư bản của các bên liên quan qua sáng lập viên Klaus Schwab, về căn bản bị ảnh hưởng Đảng Cộng sản Trung Cộng”, đồng thời cho biết thêm rằng ông xem WEF “là một bức bình phong của Trung Cộng”.

“Chủ nghĩa tư bản nhà nước là mô hình lừa bịp thông qua Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới để đưa các doanh nghiệp vào chủ nghĩa xã hội. Họ không nói với các doanh nghiệp về giai đoạn tiếp theo sẽ là chủ nghĩa xã hội. Đây là về phương thức kinh doanh mới mà chính phủ và các doanh nghiệp tư bản làm việc cùng nhau. Đây là mô hình Trung Cộng”.

Ông Loudon cho biết Trung Cộng tìm cách hủy hoại các nền kinh tế Tây phương một phần thông qua các chính sách thúc đẩy chủ nghĩa môi trường, và đây là lý do tại sao đảng này ủng hộ các sáng kiến toàn cầu hóa như Nghị trình năm 2030 của Liên Hiệp Quốc về Phát triển Bền vững (Nghị trình 2030 – Agenda 2030).

Ông lưu ý rằng hồi tháng 07/2022, Trung Cộng đã tổ chức một hội nghị lớn ở Trung Quốc với tên gọi “Diễn Đàn Phát Triển Thanh Niên Thế Giới”, vốn là một phần của chiến dịch thực hiện Nghị trình 2030. Sự kiện này có sự tham gia của nhiều người trẻ tuổi từ khắp nơi trên thế giới. Trong số các đối tác của hội nghị có WEF, các cơ quan khác nhau của Liên Hiệp Quốc, cũng như nhiều nhóm thanh niên cộng sản.

Nghị trình 2030 đề cập đến một loạt 17 mục tiêu được tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc thông qua hồi năm 2015 trải rộng trên nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống con người và nền kinh tế, rồi bao gồm cả việc kêu gọi phân phối của cải toàn cầu và giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu trong nỗ lực giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

“Tất cả những điều này là nhằm phá hủy các nguồn năng lượng của Tây phương, vốn là lợi thế chính của chúng ta — các nguồn năng lượng và kỹ nghệ. Và tất cả là nhằm thay đổi cán cân quyền lực thế giới, làm suy bại các nền kinh tế Tây phương, để người Trung Quốc có thể giành được thắng lợi vẻ vang”.

Trong một ví dụ về việc Hoa Kỳ bị ảnh hưởng như thế nào, ông Loudon nói về việc Hội Đồng Tài Nguyên Quốc Phòng có trụ sở tại New York, cơ quan có mối liên hệ thân thiện lâu đời với Trung Cộng, là “một trong những tổ chức chính ngăn chặn những phát triển mới, hoạt động khoan dầu, đang sử dụng các biện pháp môi trường để đóng cửa các dự án có giá trị ở Mỹ quốc”.

“Mục tiêu là sử dụng chủ nghĩa môi trường để cào bằng nền kinh tế Hoa Kỳ và Tây phương để người Trung Quốc có thể dễ dàng thống trị hơn. Không có gì liên quan đến môi trường. Tất cả là về đấu tranh quyền lực”.


Trung Cộng Là Trở Ngại Lớn Trong Cuộc Chiến Chống Fentanyl

Các viên chức chấp pháp cho biết cuộc chiến chống ma túy của Hoa Kỳ hiện đang diễn ra trong không gian mạng và các địch thủ chính là các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia được các tổ chức rửa tiền của Trung Quốc cung cấp dịch vụ.

Ông Steven Cagen, một viên chức tại bộ phận điều tra của Bộ An Ninh Nội Địa (DHS), cho biết: “Khả năng vận chuyển fentanyl gây tử vong vào Hoa Kỳ của các băng đảng Mexico đã gia tăng vượt bậc nhờ hoạt động rửa tiền của Trung Cộng.

Các tổ chức này có các cơ sở hạ tầng toàn cầu rộng lớn để rửa sạch các khoản lợi nhuận phi pháp cho các tổ chức tội phạm khác nhau, chủ yếu là các băng đảng Mexico”.

Ông Cagen, một phụ tá giám đốc chống tội phạm xuyên quốc gia thuộc Cơ quan Điều tra An Ninh Nội Địa của DHS, là một trong những người làm chứng trước Tiểu ban An Ninh Nội Địa về Thực Thi Và An Ninh Biên Giới hôm 12/07.

Ông Kemp Chester, cố vấn cao cấp của Giám đốc Văn Phòng Chính Sách Kiểm Soát Ma Túy Quốc Gia, nói rằng mặc dù Trung Cộng là nhà sản xuất các hoá chất dùng để chế tạo fentanyl, nhưng chế độ này đang từ chối thực hiện nghĩa vụ ngăn chặn việc sản xuất các hóa chất được dùng để chế tạo opioid tổng hợp.

Thay vào đó, có vẻ như Trung Cộng bảo vệ, hoặc cho phép các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia sản xuất và phân phối loại ma túy gây tử vong này.

Ông Chester cho biết các hoạt động rửa tiền của Trung Cộng đang khiến những kẻ buôn bán ma túy làm ăn với các tổ chức tội phạm trở nên giàu có với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. Ông cho biết, nếu như trước kia quá trình rửa tiền phải mất đến hàng tháng hoặc hàng tuần thì giờ đây chỉ mất vài giờ.

Những kẻ rửa tiền vẫn sử dụng các phương pháp cũ, chẳng hạn như trộn lẫn tiền mặt với số tiền thu được từ một hoạt động kinh doanh hợp pháp hoặc đổi lấy súng hoặc thiết bị sản xuất ma túy trên thị trường chợ đen. Nhưng các nhân chứng cho biết họ cũng sử dụng tiền điện tử và ngân hàng điện tử trên dark web để ngụy trang và lưu chuyển lợi nhuận của mình.

Hồi tháng Tư năm ngoái (2022), bà Channing Mavrellis, giám đốc chương trình buôn bán bất hợp pháp tại tổ chức tư vấn Global Financial Integrity, đã nói với một tiểu ban khác của Hạ viện rằng các hoạt động rửa tiền của Trung Cộng khai thác một số trung tâm sản xuất và trao đổi của Trung Cộng.

Bà cho biết tiền thu từ ma túy được trao cho những kẻ môi giới Trung Cộng ở Hoa Kỳ. Những kẻ môi giới đó quảng cáo dollar Mỹ để bán cho công dân Trung Quốc ở Trung Quốc để thu được nội tệ. Họ dùng lượng nội tệ này để mua hàng hóa, gửi đến Trung và Nam Mỹ. Tại đó, hàng hóa lại được bán đi để đổi lấy loại tiền tệ địa phương để chuyển cho các băng đảng này.


Thư Điện Tử Của Chính Phủ Hoa Kỳ Bị Tin Tặc Trung Cộng Tấn Công

Một nhóm tin tặc Trung Cộng đã đột nhập vào các mạng lưới của chính phủ Hoa Kỳ và có được quyền truy cập vào các trương mục thư điện tử trong một tháng. Vụ việc đã làm dấy lên những lo ngại về an ninh quốc gia.

Vụ tấn công mạng này bắt đầu diễn ra hồi tháng Năm, và các trương mục thư điện tử của 25 tổ chức, bao gồm cả các cơ quan chính phủ, đã bị đột nhập. Đầu tiên, một cơ quan chính phủ đã phát giác ra vụ việc này, sau đó cơ quan này đã thông báo cho nhà cung cấp dịch vụ của mình, Microsoft.

Theo công ty kỹ nghệ này, nhóm tin tặc Storm-0558 có trụ sở tại Trung Cộng đã sử dụng thông tin đăng nhập giả mạo để đột nhập vào những mạng lưới này.

Hoạt động này có thể nằm trong một chiến dịch gián điệp rộng lớn hơn nhắm vào Hoa Kỳ vì tin tặc Trung Cộng là một trong những tác nhân gây hại dai dẳng nhất trên mạng, với mục tiêu tập trung vào Hoa Kỳ và tài sản của nước này.

Trong một cuộc họp báo hôm 12/07, các viên chức Hoa Kỳ thuộc Cơ quan An Ninh Mạng và Cơ Sở Hạ Tầng (CISA) cho biết không có thông tin nhạy cảm nào bị đánh cắp trong cuộc tấn công này.

Các chuyên gia đã lo ngại về cách thức mà Storm-0558 sử dụng để đột nhập vào những mạng này. Storm-0558 đã sử dụng các mã thông báo xác thực giả mạo — được sử dụng để xác nhận danh tính của người dùng — để có quyền truy cập vào dữ kiện nhạy cảm của Hoa Kỳ.

Nhà nghiên cứu an ninh mạng Jake Williams, một cựu chuyên gia về vấn đề tin tặc tấn công của Cơ quan An Ninh Quốc Gia, cho hay nhóm tin tặc này có thể đã sử dụng mã thông báo xác thực giả mạo để xâm nhập mạng đối với những người dùng hệ điều hành Microsoft phi doanh nghiệp, bao gồm cả những nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Cộng.

Ông Adam Meyers, người đứng đầu bộ phận tình báo của công ty an ninh mạng Crowdstrike, đã nhấn mạnh rủi ro của việc quá phụ thuộc vào một nhà cung cấp kỹ nghệ duy nhất, chẳng hạn như Microsoft.

Ông Meyers nói: “Việc chỉ có một nhà cung cấp duy nhất chịu trách nhiệm về toàn bộ kỹ nghệ, sản phẩm, dịch vụ, và bảo mật của quý vị có thể sẽ dẫn đến thảm họa”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng, ông Wang Wenbin, đã gọi cáo buộc của Hoa Kỳ về vụ đột nhập là “thông tin giả” nhằm đánh lạc hướng chú ý đến hoạt động gián điệp mạng của Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc.

Sau các báo cáo về vụ tấn công của nhóm Storm-0558, hôm 12/07, Nghị sĩ Mark Warner (Dân Chủ-Virginia), Chủ tịch Ủy ban Tình Báo Thượng Viện, đã kêu gọi gia tăng nỗ lực chống lại mối đe dọa tấn công mạng do Trung Cộng gây ra. Ông Warner tuyên bố, “Ủy ban Tình Báo Thượng Viện đang theo dõi chặt chẽ những gì dường như là một hành vi vi phạm an ninh mạng trầm trọng của tình báo Trung Cộng. Rõ ràng là CHND Trung Hoa đang dần cải thiện khả năng thu thập thông tin mạng nhằm chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta. Sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ Hoa Kỳ và khu vực tư nhân sẽ rất trọng yếu để đối phó với mối đe dọa này”.

Hồi tháng Sáu, trong một sinh hoạt tại Viện Aspen ở Hoa Thịnh Đốn, Giám đốc CISA Jen Easterly đã cảnh báo rằng các tin tặc của Bắc Kinh “gần như chắc chắn” sẽ phá hoại cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ như đường sắt và đường ống trong trường hợp một cuộc xung đột nổ ra giữa hai quốc gia này, nhằm “trì hoãn việc khai triển quân sự và làm cho xã hội hoang mang”. Bà Easterly nói: “Tôi nghĩ đây là mối đe dọa thực sự mà chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng, đồng thời xây dựng khả năng phục hồi để có thể đương đầu”. Bà nói thêm: “Chúng ta sẽ rất, rất khó ngăn chặn các vụ phá hoại, do bản chất nguy hiểm của Trung Cộng, họ tập trung khả năng để phá hoại, mà họ đang dôc lòng đầu tư vào đó”.


Bài liên quan:
  • Tin Cuối Tuần (20-21-Apr-2024)
  • Đề Nghị Truất Phế Chủ Tịch Hạ Viện Johnson ‘Sắp Được Đưa Ra’
  • Ông Bill Barr Cho Biết Tại Sao Ông Ủng Hộ Cựu TT Trump Nhiều Hơn TT Biden
  • Thời Tổng thống Biden, Lạm Phát Kéo Dài Và Việc Làm Suy Giảm
  • Các Cuộc Thăm Dò Không Cho Biết Về Sự Dẫn Đầu Của Cựu TT Trump
  • Số Phận Các Tỷ Phú Của Trung Cộng, Sụt Giảm, Phá Sản, Hoặc Bị Bắt Giữ
  • Chủ Nghĩa Tư Bản Trung Cộng Đang Bóp Méo Thị Trường Toàn Cầu
  • TT Biden Kêu Gọi Tăng Gấp Ba Lần Thuế Quan Đối Với Nhôm Thép Trung Cộng
  • Thủ Tướng Đức Vận Động Trung Cộng Chơi Công Bằng Trên Thị Trường EU
  • Trung Cộng Đóng Góp Cho Ngành Kỹ Nghệ Quốc Phòng Nga
  • Tin Cuối Tuần (13-14-Apr-2024)
  • TT Biden Tìm Cách Giảm Căng Thẳng Cuộc Xung Đột Giữa Iran Và Israel
  • Hạ Viện Sẽ Cố Gắng Về Gói Tài Trợ Cho Israel
  • Trung Cộng Có Mối Liên Hệ Với Tội Phạm Có Tổ Chức
  • Đảng Dân Chủ Sử Dụng Chiến Lược Ít Được Biết Đến Để Giành Chiến Thắng Trong Năm 2024
  • Cựu Đại Sứ Hoa Kỳ Làm Gián Điệp Cho Cuba Lãnh 15 Năm Tù
  • Cuộc Điện Đàm Giữa Ông Biden Và Ông Tập Không Làm Thay Đổi Được Bất Cứ Điều Gì
  • Trung Cộng Đẩy Mạnh Xuất Cảng Khiến Các Nhà Đầu Tư Ngoại Quốc Lo Lắng
  • CEO Apple Đến Hà Nội, Thăm Việt Nam Trong 2 Ngày
  • Iran Không Kích Israel, Phóng Hàng Loạt Máy Bay Không Người Lái
  • 3 Con Trai Của Thủ Lĩnh Hamas Haniyeh Thiệt Mạng Trong Cuộc Không Kích Của Israel
  • Nhật Bản Có Thể Sẽ Gia Nhập Liên Minh AUKUS Chống Bắc Kinh
  • Nữ Ký Giả Trung Quốc Bị Trục Xuất Khỏi Thụy Điển Từng Kể Về Gia Cảnh Bị ĐCSTQ Bức Hại
  • Vương Quốc Anh Sẽ Không Bao Giờ Giao Quyền Lực Cho WHO
  • Tin Cuối Tuần (06-07-Apr-2024)   
  • Mạng Xã Hội X Sẽ Không Tuân Theo Lệnh Của Tối Cao Pháp Viện Brazil
  • Los Angeles Công Bố Dữ kiện Về Số Người Vô Gia Cư Tử Vong Trong Năm 2023
  • Các Thượng Nghị Sĩ Sẽ Trở Thành Bồi Thẩm Viên Vào Ngày 11/04, Vụ Đàn Hặc Ông Mayorkas
  • Ủy Ban Hạ Viện Sẽ Cân Nhắc Nghị Quyết Phản Đối Áp Lực ‘Một Chiều’ Từ Phía TT Biden Cho Một Lệnh Ngừng Bắn Ở Gaza
  • Bộ Trưởng Ngân Khố Janet Yellen Chỉ Trích Những Hành Động ‘Cưỡng Ép’ Của Bắc Kinh Đối Với Các Công Ty Hoa Kỳ
  • Ông Biden Và Tập Cận Bình Nói Chuyện Lần Đầu Tiên Kể Từ Tháng Mười Một
  • Hoa Kỳ Trừng Phạt Tin Tặc Trung Cộng Vì Kế Hoạch 14 Năm Xâm Nhập Vào Cơ Sở Hạ Tầng Quan Trọng
  • 5 Dấu Hiệu Cho Thấy Kinh Tế Trung Quốc Đang Thâm Hụt Tài Chính Trầm Trọng
  • Căng Thẳng Leo Thang Ở Khu Vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
  • Tin Cuối Tuần (30-31-Mar-2024)
  • Hoa Kỳ Và Mexico Công Bố Quan Hệ Đối Tác Vi Mạch Bán Dẫn Để Ứng Phó Với Những Thách Thức Toàn Cầu
  • Tình Trạng Di Cư Ồ Ạt Đe Dọa Đến An Ninh Lương Thực Của Hoa Kỳ
  • Chủ Tịch Hạ Viện Johnson Đàm Luận Thống Đốc Abbott Về An Ninh
  • TT Trump Yêu Cầu TT Biden Xin Lỗi Vì Tuyên Bố Xúc Phạm Công Dân Hoa Kỳ
  • Trung Cộng Vũ Khí Hóa Lực Lượng Hải Cảnh Để Kiểm Soát Các Vùng Biển Tranh Chấp
  • Trục Ma Quỷ’ Mới Đã Hình Thành, ĐCSTQ Là Địch Thủ Lớn Nhất Của Hoa Kỳ
  • Các Viên Chức Trung Cộng Chọn Cách Phản Kháng Thụ Động Với Tập Cận Bình
  • Sự Thâm Nhập Của Trung Cộng Trở Thành Cơn Ác Mộng Của Hoa Kiều
  • Israel Sẽ ‘Tự Mình’ Tiến Hành Cuộc Tấn Công Vào Rafah
  • Tin Cuối Tuần (23-24-Mar-2024)   
  • Đảng Cộng Hòa Phản Đối Sáng Kiến Của Bộ Tư Pháp
  • Tiểu Bang Theo Đảng Cộng Hoà ‘Tiếp Đón’ Người Nhập Cư Bất Hợp Pháp
  • Gói Tài Trợ Chính Phủ Trị Giá 1.2 Ngàn Tỷ USD Của Hoa Kỳ
  • Cách Đưa Tin ‘Bóp Méo’ Của New York Times Về Các Cuộc Đàn Áp Của Trung Cộng
  • Cảnh Báo Về Việc ‘Phân Biệt Đối Xử’ Tại Phi Trường Chicago
  • Cần Ứng Phó Với Trung Cộng, Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện
  • Tập Cận Bình Làm Suy Yếu Quốc Vụ Viện